Tiểu luận:Khủng bố quốc tế
lượt xem 39
download
Nhắc đến những vấn đề toàn cầu, có thể thấy một vấn nạn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đó là tội phạm quốc tế, mà điển hình là chủ nghĩa khủng bố. Lịch sử phát triển cho thấy sụ tồn tại từ rất lâu của khủng bố và một thực trạng đáng ngạc nhiên: càng ngày, thế giới càng phải đau đầu và phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Khủng bố quốc tế
- Tiểu luận Khủng bố quốc tế -1-
- MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................................... - 1 - MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... - 2 - MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... - 3 - A. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ....................................................................... - 4 - I. Định nghĩa khủng bố ............................................................................................................... - 4 - II. Nguồn gốc và quá trình phát triển .......................................................................................... - 4 - B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ........................................................ - 5 - I.Chủ nghĩa khủng bố sau Chiến tranh lạnh ................................................................................ - 5 - II. Vì sao vấn đề khủng bố lại trở thành một vấn đề toàn cầu ...................................................... - 5 - C. NỖ LỰC CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA CÁC NƯỚC .................................................................. - 7 - I. Định nghĩa về chống khủng bố ................................................................................................ - 7 - II. Nỗ lực chung của các nước .................................................................................................... - 7 - III. Nỗ lực chống khủng bố của Mỹ ............................................................................................ - 9 - 1. Đĩnh nghĩa về khủng bố và chống khủng bố của Mỹ ........................................................... - 9 - 2. Lịch sử quá trình chống khủng bố của Mỹ .......................................................................... - 9 - 3. Các biện pháp mà Mỹ sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố ...................................... - 10 - a. Ngoại giao ........................................................................................................ - 10 - b. Ngăn chặn các nguồn viện trợ ........................................................................... - 11 - c. Tình báo ........................................................................................................... - 11 - d. Quân sự ............................................................................................................ - 12 - 4. Đánh giá cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ................................................................... - 13 - KẾT LUẬN ................................................................................................................................. - 17 - -2-
- MỞ ĐẦU Nhắc đến những vấn đề toàn cầu, có thể thấy một vấn nạn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đó là tội phạm quốc tế, mà điển hình là chủ nghĩa khủng bố. Lịch sử phát triển cho thấy sụ tồn tại từ rất lâu của khủng bố và một thực trạng đáng ngạc nhiên: càng ngày, thế giới càng phải đau đầu và phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này. Kể từ sau chiến tranh lạnh, cuộc chiến chống khủng bố mỗi ngày một gay gắt hơn, quyết liệt hơn. Thế giới đã thực hiện nhiều hành động và chương trình nhằm tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố - mối đe doạ tới nền hoà bình của nhân loại. Sau nhiều năm nhìn lại, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra cho cuộc chiến không ngừng nghỉ này. Trong phạm vi một bài tiểu luận, chúng tôi xin được nêu lên những khía cạnh về nguồn gốc và quá trình phát triển của chủ nghĩa khủng bố, tại sao nó lại trở thành một vấn đề toàn cầu. Tiếp theo, chúng tôi xin đưa ra những nỗ lực chống khủng bố của thế giới, và đặc biệt quan tâm đến Mỹ, lịch sử chống khủng bố của Mỹ, đánh giá các biện pháp mà Mỹ áp dụng để đưa ra lí giải cho câu hỏi: Liệu Mỹ có lợi dụng việc chống khủng bố để nhắm tới các mục đích khác, gây ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước lớn không Hiệu quả đạt được có lấn át những hệ quả phát sinh như bất ổn, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới Liệu việc chống khủng bố của Mỹ có thách thức luật pháp quốc tế hay không? Cuối cùng, chúng tôi cũng xem xét đến sự chuyển giao giữa hai đời tổng thống để thấy được tương lai của cuộc chiến chưa có hồi kết này. -3-
- A. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ I. Định nghĩa khủng bố Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chính thức và thống nhất về khủng bố. Điều này bắt nguồn từ việc định nghĩa khủng bố còn tuỳ thuộc vào người đưa ra định nghĩa đó và n ó theo phương diện nào. Qua nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã lựa chọn định nghĩa của một tổ chức toàn cầu mang tính khách quan và phổ biến hơn cả, đó là định nghĩa của Liên Hiệp Quốc đưa ra vào năm 1992: “Khủng bố là các phương pháp gây ra bất an bằng các hành động bạo lực được lặp đi lặp lại, thực hiện bởi các chủ thể nhà nước, tổ chức hay cá nhân bí mật (hoặc nửa bí mật) vì các lý do chính trị hay tội ác, bằng cách đó thì đối tượng trực tiếp của hành vi bạo lực không phải là đối tượng chính (trừ trường hợp ám sát).” Một câu hỏi được đặt ra là : tại sao việc định nghĩa về khủng bố lại khó khăn và có sự trái ngược trong nhiều phiên bản như vậy? Thứ nhất, khủng bố là một vấn đề phức tạp và có tầm ảnh hưởng bao trùm đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống từ chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế, xã hội... ảnh hưởng đến các quốc gia lớn, nhỏ...vì vậy nhận định khủng bố như thế nào còn tuỳ thuộc vào con mắt chủ quan của người đưa ra định nghĩa, vào hệ tư tưởng và chính sách của quốc gia định nghĩa, cũng như trên các phương diện khác nhau như quốc phòng, luật pháp… Điều đáng nói ở đây là các chính phủ khi đưa ra định nghĩa về khủng bố luôn nhằm mục tiêu phục vụ cho lợi ích lâu dài của quốc gia họ, là cơ sở để đảm bảo cho các hoạt động “chống khủng bố” về sau mà tiêu biểu là nước Mỹ. Trong phần sau của bài, chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn tới việc chống khủng bố của Mỹ và việc Mỹ đưa ra những định nghĩa của riêng họ về khủng bố và chống khủng bố. II. Nguồn gốc và quá trình phát triển Sau khi tìm hiểu định nghĩa về khủng bố, một câu hỏi được đặt ra là khủng bố bắt nguồn từ khi nào. Khái niệm khủng bố xuất hiện sớm nhất trong lịch sử từ thời kỳ đại cách mạng Pháp cuối thể kỉ XVIII – khi giai cấp bị bóc lột có những hành động cực đoan để chống lại giai cấp thống trị. Cho đến cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa khủng bố diễn ra ngày càng mạnh ở các nước phát triển thuộc thế giới thứ ba – một hệ quả của chính sách thực dân mà các nước tư bản thực hiện trên toàn cầu. Tuy nhiên phải đến thập kỉ 60 của thế kỉ XX mới xuất hiện “chủ nghĩa khủng bố quốc tế” có tổ chức trên phạm vi thế giới. Đây là giai đoạn bùng nổ các tổ chức khủng bố quốc tế – hệ quả của quá trình giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Các tổ chức vũ trang nảy sinh đặc biệt từ các quốc gia và khu vực có mâu thuẫn đan xen và phức tạp, tập kích vào quan chức và dân thường hòng đạt được các mục tiêu dân tộc. -4-
- Có thể dẫn ra ví dụ về Quân đội cộng hoà Bắc Ailen IRA với mục tiêu tách Bắc Ailen ra khỏi nước Anh đã tiến hành các hoạt động khủng bố trong suốt 30 năm, làm cho 3000 người chết và hơn 3 vạn người bị thương trong các cuộc tập kích, ám sát, gây nổ. Thập kỷ 70 chứng kiến sự phát triển ngày càng nhanh và đa dạng của các loại hình khủng bố: cướp máy bay, cưỡng đoạt, bắt cóc con tin, ám sát...1 Tuy nhiên, phải cho đến thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, tính chất của chủ nghĩa khủng bố cả trong nước hay trên phạm vi quốc tế mới bắt đầu có những biến đổi rõ rệt. B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ SAU CHIẾN TRANH LẠNH I.Chủ nghĩa khủng bố sau Chiến tranh lạnh Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của chủ nghĩa khủng bố sau Chiến tranh lạnh Sự kiện chiến tranh lạnh kết thúc chính là một trong những nguyên nhân cốt cán dẫn tới sự bùng nổ của chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới. Chúng ta có thể đưa ra nhận định đó theo những nguyên nhân sau : Năng lực kiềm chế và kiểm soát quốc tế giảm đi Mâu thuẫn dân tộc ngày càng nổi lên Sự phát triển của chủ nghĩa Hồi giáo chính thống và các thế lực tôn giáo truyền thống khác Sự phát triển nhanh chóng của các giáo phái kiểu mới Sự phổ cập không ngừng của công nghệ cao Sự mở rộng của vũ khí giết người hàng loạt và nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp Sự ủng hộ của một số nước phương Tây đối với hoạt động chống chính phủ trong nội bộ nước khác Một số nước lớn trong xử lý công việc quốc tế kiên trì “tiêu chuẩn song trùng”. Có thể nói sự bùng nổ của chủ nghĩa khủng bố sau chiến tranh lạnh đã gây ra sự đe doạ nghiêm trọng cho đời sống quốc tế, có thể kể ra đây một số những ảnh hưởng như sau: Phá hoại an ninh và ổn định của xã hội quốc tế Đe doạ đến an ninh tính mạng và tài sản đại đa số người trong xã hội quốc tế Là một nhân tố quan trọng gây ra chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang Dẫn đến sự tranh chấp ngoại giao nghiêm trọng giữa một số quốc gia. II. Vì sao vấn đề khủng bố lại trở thành một vấn đề toàn cầu 1 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. -5-
- Khi xét một vấn đề trong xã hội có phải là một vấn đề toàn cầu hay không chúng ta cần dựa vào những đặc trưng của một vấn đề toàn cầu. Thứ nhất, một vấn đề được coi là vấn đề toàn cầu khi nó có quan hệ trực tiếp đến hoạt động sống của mọi người trên trái đất, không phân biệt địa vị giai cấp – chính trị, xã hội, đến sự phát triển của toàn thể nhân loại, đến vận mệnh của các quốc gia dân tộc. Khủng bố có sức đe doạ lớn vì nó là một hành vi bạo lực có tính toán và mang tính cực đoan rất cao. Nó không chỉ đe doạ đến sự phát triển của con người mà còn đe doạ đến sự sống còn của con người. Tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố đang ngày càng mở rộng. Hoạt động của chủ nghĩa khủng bố đang lan tràn trên phạm vi toàn cầu chứ không bó hẹp trong các địa điểm truyền thống như trước. Trên khắp các châu lục đều có sự xuất hiện của các nhóm khủng bố vũ trang, các hoạt động khủng bố diễn ra với quy mô lớn và dày đặc: châu Âu (Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha...), châu Mỹ (Mỹ, Mexico, Venezuela, Colombia, Brazil...), châu Phi (Angeri, Kenya, Tarzania...) và đặc biệt là châu Á – điểm nóng của thế giới với Israel, Palestine, Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc... Không chỉ có phạm vi ảnh hưởng rải khắp các châu lục, nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố quốc tế cũng rất rộng rãi. Thực tế cho thấy nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố không phân biệt màu da, chủng tộc, độ tuổi hay giới tính... Họ có thể là những quan chức chính khách, những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn về chính trị nhưng phần lớn họ là những người dân thường vô tội. Thậm chí các tổ chức quốc tế bảo vệ nền hoà bình, an ninh và phát triển toàn cầu như Liên Hiệp Quốc cũng trở thành mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố. Trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, khi mà các quốc gia ngày càng gắn bó với nhau trong nhiều lợi ích chung thì phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố càng có cơ hội lan rộng. Nhất là khi hành vi khủng bố phương hại trực tiếp đến an ninh – lợi ích tối thượng của quốc gia – dân tộc. Một quốc gia chịu hậu quả của chủ nghĩa khủng bố có thể kéo theo sự thay đổi trong chính sách đối ngoại, nhất là các nước lớn và do đó, chủ nghĩa khủng bố đã gián tiếp thể hiện tầm ảnh hưởng bao trùm trên phạm vi toàn cầu. Thứ hai, một vấn đề toàn cầu kêu gọi phải được giải quyết, vì nếu không được giải quyết thì chúng sẽ đe doạ, phá huỷ cơ sở tồn tại của chính con người. Vấn đề khủng bố là một trong những vấn đề đang làm đau đầu tất cả các quốc gia trong việc tìm cách giải quyết. Khủng bố chính là mức đe doạ cao nhất về mặt an ninh bởi nó gắn liền với bạo lực – một thứ bạo lực đáng sợ ở chỗ nó rất cực đoan và lại không thể lường trước. Nếu như nạn khủng bố không được giải quyết thì nó sẽ đe doạ đến môi trường hoà bình quốc tế – là cơ sở cho sự tồn tại của con người. Trên thực tế, hầu hết các nước đều đã thông qua luật pháp coi khủng bố là tội phạm hình sự. Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp an ninh như tăng cường sức mạnh của -6-
- lực lượng cảnh sát, quân đội hay thành lập các lực lượng đặc biệt chống khủng bố, và hơn cả là hợp tác với các quốc gia khác. Thứ ba, việc giải quyết một vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có sự đầu tư về phương tiện vật chất, sự hợp tác quốc tế về mọi mặt không phân biệt chế độ xã hội, tôn giáo, chính kiến, đòi hỏi sự nâng cao cả về nhận thức và thực tiễn. Cùng với tầm ảnh hưởng to lớn của chủ nghĩa khủng bố, các quốc gia đều nhận thức rõ rằng, những biện pháp đơn phương là không đủ để ngăn chặn và tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Thực tế đã cho thấy càng ngày càng xuất hiện nhiều sự hợp tác trong quá trình chống khủng bố. Liên Hiệp Quốc cùng các cơ quan liên quan đã soạn thảo một khung pháp lý chung cho hoạt động chống khủng bố: bảo trợ và soạn thảo ra 16 văn bản pháp luật gồm 11 hiệp định, 4 nghị định thư và một hiệp định bổ sung. Từ ngày 10 – 13/12/2006, trong khuôn khổ hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại Philippines, lãnh đạo các nước ASEAN đã ký hiệp ước chung về chống khủng bố. Các quốc gia cũng thiết lập những mạng lưới chung chia sẻ thông tin tình báo về khủng bố, tập trận chung, thực hiện đồng nhất các biện pháp cấm vận về ngoại giao và kinh tế áp dụng với các nước tài trợ khủng bố và các tổ chức khủng bố.2 Tóm lại, ta có thể khẳng định rằng khủng bố là một vấn đề toàn cầu vì nó mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một vấn đề toàn cầu. Hơn thế nữa, nó còn là một vấn đề toàn cầu đang đe doạ rất lớn tới nền hoà bình, ổn định và phát triển của thế giới. C. NỖ LỰC CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA CÁC NƯỚC I. Định nghĩa về chống khủng bố II. Nỗ lực chung của các nước Chủ nghĩa khủng bố đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng vấn đề này đang ngày càng gây nên những hậu quả trầm trọng trên thế giới. Đặc biệt là sau chiến tranh lạnh, sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố khiến cho xã hội quốc tế không thể không quan tâm. Sự kiện 11/09/2001 mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời cũng là kỷ nguyên cho sự hợp tác quốc tế chống khủng bố. Chưa từng bao giờ các quốc gia trên thế giới lại hô hào chống khủng bố quyết liệt như ngày nay. Nhiều nước trước đây vốn có những bất đồng về quan điểm trong việc chống khủng bố thì nay có thể ủng hộ và hợp tác với nhau trên mặt trận này. Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã đưa ra tuyên bố chỉ bốn ngày sau vụ đánh bom ở Oklahoma: “Nếu không tử hình những kẻ phạm tội tày trời như vậy thì không biết phải phạm tội gì mới nên xử cực hình”. Tiếp sau đó là hàng loạt các biện pháp được nhiều quốc gia áp dụng, chung sức trên mặt trận chống khủng bố, như ngày 05/01/1996, hội nghị lần thứ XIV của Hội đồng Bộ trưởng Nội vụ các Quốc gia Arập đã thông qua dự án chiến lược cộng đồng 2 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. -7-
- Arập chống lại hoạt động khủng bố. Pêru và Bôlivia áp dụng hành động liện hợp quốc chống hoạt động khủng bố và thoả thuận điều chỉnh pháp luật đối phó với loại tội phạm này trong ngày 23/01/1996. Liên tiếp trong nhiều năm sau đó đã có rất nhiều các cuộc diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hàng loạt các cơ quan tình báo được thành lập như: Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), cục điều tra liên bang (FBI), Cơ quan tình báo CHLB Đức (BND), Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), Tình báo Israel (Mossad)… và luôn đặt mục tiêu an ninh quốc gia lên hàng đầu, cũng như coi chủ nghĩa khủng bố là kẻ thù cần quan tâm nhất. Ngay sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, các thành viên trong nội các chiến tranh của Tổng thống Bush đã tuyên bố không thể ngăn chặn các phần tử cực đoan hung hăng nhất tiến hành các cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm hơn bằng vũ khí sinh học, hóa học hoặc hạt nhân. Mỹ nhanh chóng tạo được một mạng lưới ủng hộ khổng lồ cho cuộc chiến chống khủng bố của mình, từ cả khối NATO cho đến Nga, Trung Quốc -những quốc gia kiêu hãnh xưa nay có xu hướng phản đối chính sách của Mỹ; từ những nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Canada, Italy cho đến các quốc gia nhỏ bé thuộc Liên Xô (cũ) như Kazakhstan, Turkmenistan; từ những đồng minh quen thuộc như Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Ấn Độ cho đến những người bạn bất đắc dĩ như Pakistan. Không phải ngẫu nhiên mà sau sự kiện gây chấn động toàn cầu này, các nước trên thế giới sát lại với nhau, tình hình chính trị của từng khu vực cũng có những thay đổi đáng kể. Lí do đơn giản vì thế giới ngày càng nhận thức được sự lộng hành của chủ nghĩa khủng bố, hầu như có thể nói bất kỳ một quốc gia nào cũng có khả năng trở thành mục tiêu. Một khi hiểu được chống khủng bố là chống trên mọi phương diện, hầu hết các quốc gia đều lựa chọn biện pháp hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trong dẫn độ, thực thi pháp luật, luật pháp quốc tế, sự hợp tác thực thi tăng đáng kể giữa các quốc gia tiếp tục được mở rộng trong năm 2003. Năm 2004, cộng đồng thế giới tiến hành một chiến dịch chưa từng có nhằm phá vỡ lưu chuyển tài chính cho mạng lưới khủng bố và làm tê liệt khả năng vận hành của chúng trên phạm vi toàn cầu. Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố được Đại hội đồng thành lập năm 2005 cùng với nhiều chương trình hành động được phát triển như: giúp đỡ các nước thành viên trong hoạt động chống khủng bố, ngăn ngừa hành động tấn công bằng khủng bố, hỗ trợ kỹ thuật… Ngày 31/10/2006, các cường quốc hạt nhân - Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp – cùng nhiều nước khác chính thức áp dụng Sáng kiến toàn cầu về chống khủng bố hạt nhân. Chương trình này được Nga và Mỹ đưa ra cách đây gần 3 năm (15/6/2006) và tới nay, tất cả các quốc gia của Liên minh Châu Âu đều là thành viên của sáng kiến này. Có thể thấy không ít những hành động được các quốc gia áp dụng để tạo nên một biến chuyển tốt đẹp hơn cho tình hình thế giới. Quan trọng hơn cả, đây là nỗ lực của không chỉ một -8-
- nước riêng lẻ, mà là sự đoàn kết, chung tay của toàn nhân loại trong mặt trận chống khủng bố đang ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. III. Nỗ lực chống khủng bố của Mỹ Chủ nghĩa khủng bố đã có những tác động rất sâu sắc đến thế giới, và nó không chỉ ảnh hưởng đến an ninh của riêng một quốc gia mà đến toàn nhân loại. Vì vậy, việc chống lại chủ nghĩa khủng bố là một việc làm tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều tranh cãi về Chủ nghĩa khủng bố cũng như Chống khủng bố do sự khác nhau trong lợi ích cũng như cách nhìn. Phần dưới đây, nhóm chúng tôi chỉ tập trung vào cách nhìn của một chủ thế duy nhất – nước Mỹ. 1. Đĩnh nghĩa về khủng bố và chống khủng bố của Mỹ a. Định nghĩa khủng bố Mỹ định nghĩa khủng bố là: "… những hành vi có liên quan đến bạo lực… hoặc những hành động ảnh hưởng đến tính mạng…mà vi phạm vào luật hình sự của Hoa Kỳ hoặc bất kỳ bang nào và…có ý đồ (i) hăm dọa hoặc ép buộc công dân; (ii) gây ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ bằng việc hăm dọa hay ép buộc; hoặc (iii) gây ảnh hưởng đến cách chỉ đạo của chính phủ bằng việc thảm sát hàng loạt, ám sát, hay bắt cóc và xảy ra trong lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lý của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hoặc xảy ra ngoài lãnh thổ thuộc thẩm quyền của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ…" 3 b. Định nghĩa về chống khủng bố Thuật ngữ chống khủng bố để chỉ các hoạt động mang tính thực tiễn, chiến thuật, kỹ thuật và chiến lược mà các chính phủ, quân đội, lực lượng cảnh sát hay những cơ quan khác sử dụng để đối phó với những mối hiểm họa hay hành động khủng bố, thực sự làm hay bị gán cho.4 2. Lịch sử quá trình chống khủng bố của Mỹ Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ (thường được gọi The War on Terrorism hay War on Terror) là cụm từ chung chỉ các xung đột về quân sự, chính trị, luật lệ, và tư tưởng chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo và quân đội Hồi giáo, đặc biệt được dùng chỉ các chiến dịch của Mỹ kể từ cuộc tấn công 11/9/2001. Mục tiêu đề ra của cuộc chiến chống khủng bố là: bảo vệ công dân Mỹ và những lợi ích của Mỹ trong nước và nước ngoài, phá vỡ các đường dây khủng bố trong nước Mỹ, đập tan các hành vi khủng bố của các tổ chức khủng bố quốc tế dưới sự điều khiển của Al-Qaeda. Những sự kiện đánh dấu bước phát triển trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ 11/9/2001 cuộc tấn công khủng bố của nhóm Al-Qaeda ở New York, Washington và Shanksville làm 2,993 người chết. 3 Federal Criminal Code, Chapter 113B of Part I of Title 18 of the United States Code. 4 National Security Council, National Strategy for, Combating Terrorism, USA, Aug 2006. -9-
- 7/10/2001 Tổng thống Mỹ đọc bài diễn văn gửi tới toàn thể đất nước bắt đầu cho cuộc chiến chống khủng bố, bắt đầu bằng cuộc chiến ở Afghanistan với chiến dịch mở màn Operation Enduring Freedom. 15/1/2002 Chiến dịch Operation Enduring Freedom được tiến hành ở Phillipines. 7/10/2002 Chiến dịch Operation Enduring Freedom tiến hành ở Horn of Africa. 20/3/2003 Cuộc chiến Iraq bắt đầu. 3. Các biện pháp Mỹ sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố a. Ngoại giao Thiết lập một liên minh chống khủng bố Một trong số những biện pháp quan trọng nhất mà Mỹ sử dụng trong việc giải quyết vấn đề khủng bố quốc tế là biện pháp ngoại giao. Thông qua con đường ngoại giao, Mỹ từng bước thiết lập nên một liên minh chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu. Sau vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001, rất nhiều nước đã đăng ký trên nguyên tắc tham gia cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền Bush. Và trên thực tế, đối với nhiều nước, sự hợp tác trong liên minh chống khủng bố rõ rệt hơn sau khi chính những nước này bị khủng bố. Ở châu Âu, Anh là nước đi đầu trong việc hợp tác với Mỹ chống khủng bố, nhất là sau vụ khủng bố xảy ra bên trong hệ thống đường xe điện ngầm và trên xe buýt ở thủ đô London trong giờ cao điểm sáng ngày 7/7/2005. Vào đầu năm 2008, Mỹ và Đức đã đạt được Hiệp định về cơ chế trao đổi thông tin liên quan tới các nghi can khủng bố. Hiệp định này đạt được sau cuộc gặp tại Béclin giữa Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Tư pháp Đức với Bộ trưởng An ninh nội địa và Bộ trưởng Tư pháp Mỹ. Gần đây, Liên bang Nga, nước luôn đuợc xem như tình địch của Mỹ cũng tỏ ý muốn ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến này. Quân đội của các nước đồng minh lâu năm của Mỹ như Anh, Hà Lan, Canada tham gia vào lực lượng NATO tại các chiến trường Afghanistan hay Iraq. Tại Trung Đông, Mỹ đã kêu gọi được sự ủng hộ của các nước như Ai Cập, Israel, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Pakistan. Khu vực Đông Nam Á, các nước mà tình trạng khủng bố nổi cộm như Inđônêxia kể từ vụ đánh bom đẫm máu trên khu “Thiên đường nghỉ mát” Bali hồi tháng 10/2002; Thái Lan sau những vụ đánh bom khủng bố ở miền Nam hay Ấn Độ sau khi các phần tử khủng bố đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công phối hợp ở thành phố Mumbai (Bombay) 27/11/2008 đã tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, nhận sự giúp đỡ của Mỹ trong nỗ lực hạn chế những hoạt động khủng bố tiếp tục tái diễn. Truyền thông công cộng - 10 -
- Truyền thông công cộng đóng vai trò lớn, không chỉ tác động đến thái độ của dân chúng trong nước mà còn có ảnh hưởng ở phạm vi toàn cầu. Một trong những trọng tâm chính của truyền thông là internet - thiên đường toàn cầu của các mạng lưới khủng bố. Nhằm chống lại việc bọn khủng bố hoạch định các cuộc tấn công, gây quỹ và tuyển mộ các thành viên mới thông qua internet, chính phủ Mỹ đã tiến hành một chiến dịch bí mật tung các thông điệp giả qua email và lên các website, nhằm gây rối loạn, ngờ vực và bất đồng giữa các tổ chức chiến binh. Đồng thời, các nhà ngoại giao Mỹ cũng đang lặng lẽ đứng ở phía sau các đối tác Trung Đông của họ để khuếch đại các bài diễn văn cũng như các bài thuyết giáo của những giáo sĩ Hồi giáo kịch liệt phản đối bạo lực khủng bố.5 Trở lại năm 2001, những cuốn băng video quay hình ảnh Osama Bin Laden, và tay chân số hai của mình là Ayman al-Zawahri, đều tỏ ra hết sức bình thản truyền bá quan điểm trên truyền hình vệ tinh. Chắc chắn, tính chuẩn xác của các cuốn băng trên không có gì phải bàn. Trong thời điểm này, các thông điệp từ Al-Qaeda và các đồng đảng khác dường như chỉ được truyền bằng âm thanh, internet hoặc fax. Điều đó rất khó có thể xác định được tính xác thực của các thông điệp này.6 Lĩnh vực truyền thông mang tính giải trí bao gồm phim ảnh và ca nhạc cũng được nước Mỹ coi trọng như một hình thức tuyên truyền chống chủ nghĩa khủng bố. Hàng loạt các bộ phim, mang đề tài chống khủng bố ra đời: Grace is gone (ra mắt năm 2007, đạo diễn James C. Strouse) hay WTC (World Trade Centre, ra mắt năm 2006, đạo diễn Oliver Stone)… Một vài ca khúc với đề tài chống bạo lực cũng có ảnh hưởng tích cực trong dư luận xã hội như Wake me up when September end… b. Ngăn chặn các nguồn viện trợ Sở dĩ các nhóm khủng bố có thể tồn tại lâu dài, tâp hợp được lực luợng đông đảo, có vũ khí, trang thiết bị tối tân hiện đại là do có những nguồn viện trợ về tài chính. Muốn diệt tận gốc chủ nghĩa khủng bố, phải ngăn chặn được những nguồn viện trợ này. Mỹ đã tiến hành biện pháp này bằng cách lên danh sách những quốc gia mà Mỹ cho là ủng hộ và tài trợ khủng bố như Iran, Syria, Cuba, Bắc Triều Tiên, Sudan. Các nước này bị Mỹ tiến hành cấm vận kinh tế, cô lập chính trị. Michael Vickers,nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ nói: “Rõ ràng là bọn khủng bố sừng sỏ là đối tượng khó ngăn chặn nhất. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể ngăn chặn được mạng lưới hỗ trợ chúng - những kẻ tuyển mộ, những người ủng hộ tài chính, các nhà cung cấp an ninh địa phương và các quốc gia cho chúng ẩn náu, chúng ta có thể cản trở toàn bộ mạng lưới khủng bố và hạn chế khả năng hoạt động của chúng.”7 c. Tình báo 5 http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/03/774258/ 6 http://vietbao.vn/The-gioi/Nuoc-My-2-nam-sau-vu-khung-bo-11-9/20029037/159/ 7 http://vietnamnet.vn/thegioi/2008/03/774258/ - 11 -
- Trong nhóm các hoạt động phi quân sự trên đây thì hoạt động tình báo được Mỹ quan tâm khá nhiều. Hoạt động tình báo trong chống khủng bố được hiểu là việc thu thập tin tức tình báo, thâm nhập vào các nhóm khủng bố, các chiến dịch quân sự từ đó có những hiểu biết về những nhóm khủng bố này như lịch sử, chức năng hay mục tiêu của chúng. Từ đó làm tăng hiệu quả trong nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố. Hầu hết các chiến lược chống chủ nghĩa khủng bố của Hoa Kỳ đều liên quan đến việc tăng khả năng chuẩn đoán anh ninh và tình báo trong nước. Cho đến tháng 11/2005, Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã thiết lập các trung tâm phối hợp chống khủng bố bí mật khắp thế giới để theo dõi và bắt giữ những nghi can khủng bố đồng thời thâm nhập sâu vào mạng lưới của chúng. Các trung tâm này, có tên gọi Trung tâm tình báo chống khủng bố (CTICs) được CIA đặt rải rác ở châu Âu, Trung Đông và châu Á. d. Quân sự Dựa vào sức mạnh quốc phòng, Mỹ áp dụng mạnh mẽ các biện pháp quân sự hay dùng vũ lực. Mỹ cho rằng tấn công phủ đầu là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để chống khủng bố. Chiến tranh Mỹ đã tiến hành những cuộc chiến tranh tấn công những nhóm khủng bố mà Mỹ cho là nguy hiểm nhất. Phải kể đến hai cuộc chiến tranh lớn mà Mỹ tiến hành trong thời gian qua: Thứ nhất là cuộc chiến tranh tại Afghanistan, bắt đầu vào tháng 10/2001 với Chiến dịch Enduring Freedom của Hoa Kỳ để đáp trả lại cuộc khủng bố ngày 11/ 9/2001. Mục đích của cuộc xâm lược này là để bắt Osama bin Laden, tiêu diệt Al-Qaeda và loại bỏ các thành phần Taliban đã cung cấp hỗ trợ và bến cảng an toàn cho Al-Qaeda. Thứ hai là cuộc tấn công Irắc của liên quân Anh-Mỹ nhằm tiêu diệt chính phủ độc tài Saddam Hussein vào năm 2003. Bắt giữ, thẩm vấn nghi can khủng bố Biện pháp quân sự còn bao gồm: bắt giữ, vô hiệu hóa các nghi phạm khủng bố trước khi chúng có thể thực hiện bất kì một cuộc tấn công nào. Thực hiện thẩm vấn những kẻ đã biết hoặc tình nghi là khủng bố để thu thập thông tin về âm mưu, mục tiêu cụ thể, nhận dạng các kẻ khủng bố khác và thẩm vấn xem kẻ đo có vô tội hay cũng dính líu đến khủng bố. Chẳng còn phải nghi ngờ gì nữa, trong cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ và đồng minh đã bắt giữ được hàng loạt nhân vật khủng bố chóp bu. Có thể điểm qua những thành tựu mà Mỹ đạt được trong việc bắt giữ các phần tử khủng bố trên khắp thế giới: Năm 2002, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI tóm cổ được Chỉ huy các chiến dịch của Al-Qaeda, Abu Zubaydah tại Pakistan. Cho dù mới đầu tên này còn chối quanh, nhưng rồi sau đó những lời khai của y đã làm cơ sở để Mỹ bắt giữ thêm nhiều thành viên của Al-Qaeda. - 12 -
- Tháng 8/2003, cảnh sát Thái Lan phối hợp với nhân viên CIA đã bắt giữ Riduan Isamuddin hay còn gọi là Hambali - kẻ được coi là cầu nối quan trọng giữa Al-Qaeda và đồng đảng ở Đông Nam Á, Jemaah Islamiah. 8 Tháng 8/2004, tại Anh, cảnh sát London đã bắt giữ một kẻ đang bị Mỹ truy nã để đưa ra tòa vì liên quan đến các hoạt động hỗ trợ khủng bố tại Chechnya và Afghanistan. Trước đó, trong một chiến dịch chống khủng bố lớn nhất sau vụ 11/9, cảnh sát Anh đã bắt giữ 12 kẻ tình nghi, trong đó có 1 tên là "nhân vật cao cấp của Al-Qaeda.9 Tháng 5/2005, Chính phủ Mỹ hôm 17-5 đã bắt giữ Luis Posada Carriles, một người Cuba lưu vong 77 tuổi đang bị truy nã về tội thực hiện một số vụ tấn công khủng bố ở châu Mỹ La tinh. Tháng 9/2007, lực lượng liên minh đã hạ sát một phần tử khủng bố thuộc tổ chức Al- Qaida ở Iraq và bắt giữ 8 nghi can tại thủ đô Baghdad cùng miền Bắc và miền Trung Iraq. Tháng 5/2008, lực lượng an ninh Iraq bắt giữ Abu Hamza al-Muhajer, thủ lĩnh nhóm khủng bố Al-Qaida tại thành phố Mosul, Iraq.10 Tiêu diệt các phần tử khủng bố Đòn tiêu diệt “đáng đồng tiền bát gạo nhất” kể từ vụ khủng bố 11/9/2001 chính là vụ ám sát thành viên cao cấp của Al-Qaeda, Qaed Senyan al-Harthi hồi tháng 11/2002 tại Yemen. Tại Ảrập Xêút, cảnh sát đã dồn vào chân tường được chỉ huy phân nhóm Al-Qaeda có tên Turki Nasser Al-Dandani tại một nhà thờ hẻo lánh ở miền bắc vương quốc này. 11 Tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia Một hoạt động nữa của Mỹ là tăng cường bảo vệ các lợi ích trọng yếu của quốc gia mình ở trong và ngoài nước, những địa điểm được Mỹ cho là mục tiêu của các tổ chức khủng bố (như nhà Trắng hay Trụ sở Liên Hợp Quốc…). Biện pháp này yêu cầu quân đội Mỹ phải giám sát chặt chẽ an ninh biên giới để hạn chế sự xâm nhập của phần tử khủng bố từ bên ngoài và bảo vệ những nơi dễ bị tổn thuơng như các cơ sở kinh tế, hệ thống giao thông vận tải, những khu vực đông người qua lại. 4. Đánh giá cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã tiến hành được đến năm thứ 8, và nó cũng đạt được một số điều: ngăn chặn được một số vụ khủng bố mới diễn ra (năm 2007 số vụ khủng bố giảm xuống 505 vụ so với 624 vụ năm 2006 và chỉ bằng 50% số vụ năm 2002). 8 http://vietbao.vn/The-gioi/Nuoc-My-2-nam-sau-vu-khung-bo-11-9/20029037/159/ 9 http://vietbao.vn/The-gioi/Bat-giu-nhieu-phan-tu-khung-bo-tren-khap-the-gioi/45120361/159/ 10 http://www.tin247.com/thu_linh_alqaida_tai_iraq_bi_bat_giu-2-17594.html 11 http://vietbao.vn/The-gioi/Nuoc-My-2-nam-sau-vu-khung-bo-11-9/20029037/159/ - 13 -
- Tuy nhiên, cuộc chiến chống khủng bố chưa bao giờ có dấu hiệu kết thúc hoàn toàn, ở một số nơi như Afghanistan, những tàn dư của khủng bố lại đang có vẻ phát triển trở lại. Hiện thực đáng buồn đó khiến ta không khỏi đặt những quan ngại về tính hiệu quả của cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Một câu hỏi nhiều lần được đưa ra là tính hợp pháp của cuộc chiến này, liệu nó có phải chỉ là một cái cớ để Mỹ thực hiện được các mục tiêu khác của mình? Vào thời điểm sau cuộc tấn công 11/9/2001 vào nước Mỹ, có lẽ sẽ không có một nước nào dám nghĩ nó sẽ gây ảnh hưởng lớn dường nào đến quan hệ quốc tế sau này. Với một cường quốc sau khi hứng chịu một nỗi mất mát to lớn, mọi quốc gia đều đồng lòng chia sẻ sự giận dữ trước chủ nghĩa khủng bố, hầu hết các nước đều bằng hành động gián tiếp hay trực tiếp bày tỏ thái độ đó. Và nhờ vậy Mỹ trong khoảng thời gian sau đó đã có những hành động vượt khỏi luật pháp quốc tế nhưng không có một nước nào dám phản đối. Tuy nhiên, thời gian qua đi, thái độ thông cảm của các nước với Mỹ giảm sút qua những hành động càng ngày càng lộng hành của cường quốc này, cuộc chiến chống khủng bố đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác làm nhiều quốc gia nhận ra rằng mục tiêu của Mỹ có lẽ đã không chỉ nhằm vào tấn công loại bỏ khủng bố, mà Mỹ trong thời gian đầu đã sử dụng chống khủng bố để quy chụp và tấn công vào các nước đối nghịch với lợi ích của Mỹ. Không thể chối cãi những nước mà Mỹ tấn công đều có quan hệ với tổ chức khủng bố nhưng việc Mỹ tấn công bằng các biện pháp phủ đầu quân sự mà không đợi sự đồng ý của Liên Hiệp Quốc vào các quốc gia chủ quyền là sai lầm, và với cuộc chiến tranh (nếu không gọi là xâm lược của nước lớn với một nước nhỏ, yếu kém do những cấm vận của Mỹ), rồi thừa nhận sai lầm chỉ bằng một lời nói, Mỹ đã sử dụng sự đồng cảm của cộng đồng quốc tế đi quá xa. Nhưng ngoài những lợi ích chính trị khi dựng lên những chính quyền thân Mỹ ở các quốc gia sau khi được Mỹ “giải phóng” này thì lợi ích kinh tế mà nó đem lại cho Mỹ cũng dần hé lộ trong các mục đích của Mỹ. Là một nước phát triển và sử dụng năng lượng nhiều trên thế giới, thì dầu mỏ ở các quốc gia Trung Đông này luôn là ích lợi vô cùng cần thiết, và nó chắc chắn sẽ càng dễ dàng khai thác hơn sau khi quốc gia đó được điều hành bằng những chính phủ bù nhìn. Thêm một câu hỏi khác cũng nhiều lần được đặt ra: Những hệ quả phát sinh gây bất ổn và xung đột mà cuộc chiến khủng bố này đã mang lại cho nhiều khu vực trên thế giới? Có người cho rằng việc Mỹ sử dụng tối đa các biện pháp quân sự trong cuộc chiến chống khủng bố để nhằm kích động các lực lượng này, và có lẽ mục tiêu đó đã trở nên vượt quá tầm kiểm soát của Mỹ, khi nó đã gây những ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị và sự ổn định của thế giới. Ở phần trên ta có nói về số lượng các cuộc khủng bố có giảm đi qua từng năm nhưng mức độ, phạm vi ảnh hưởng của những cuộc khủng bố thì lại không hề có dấu hiệu gì - 14 -
- đi xuống. Khủng bố hàng ngày hàng giờ vẫn diễn ra trên bất cứ khu vực nào trên thế giới, ta có thể điểm qua: 12/10/2002, Bali, Indonesia, vụ đánh bom trên hòn đảo thiên đường này đã cướp đi mạng sống của 202 người. 16/5/2003, Casablanca, Morroco, vụ đánh bom giết hại 45 người. 15-20/11/2003, Istanbul, Turkey, vụ đánh bom làm 57 người chết. 27/2/2004, Manila, Phillipines, 14 vụ đánh làm 116 người chết. 1-3/9/2004, Beslan, 334 dân thường mà chủ yếu là trẻ em đã chết trong cuộc đọ súng giữa lực lượng quân đội và khủng bố. 7/7/2005, London, Anh, vụ đánh bom trên các phương tiện công cộng làm 56 người chết và gần 700 người bị thương. 29/10/2005, Delhi, India, vụ đánh bom trên tàu hỏa, 62 người chết, 210 bị thương. 11/7/2996, Mumbai, India, vụ đánh bom tàu hỏa làm 209 người chết và bị thương 714. 26-29/11/2008, Mumbai, India, vụ đánh bom nhiều nơi làm 173 chết và 308 bị thương. Ngoài ra không thể kể hết rất nhiều những vụ khủng bố khác diễn ra mỗi ngày tại các quốc gia Trung Đông và Nam Á. Có lẽ Mỹ không phải hứng chịu những vụ khủng bố mới này mà con số thương vong đã và còn lớn gấp nhiều lần con số của vụ 11/9, nên vẫn tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố bằng việc áp dụng các biện pháp khủng bố quân sự của mình. Và rõ ràng là các biện pháp đó của Mỹ đã không đạt được một chút mục tiêu gì, ngoài việc châm thêm ngọn lửa hận thù mà không chỉ của những nhóm Hồi giáo cực đoan mà nhiều dân tộc tôn giáo khác nữa, thậm chí cả những nước Hồi giáo thân cận Mỹ cũng không thể chịu đựng những biện pháp khắc nghiệt của Mỹ. Câu hỏi thứ ba, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ phải chăng còn là con bài cho các nước lớn Mỹ, Nga, Trung Quốc dùng để mặc cả những lợi ích của riêng mình? Thời điểm Mỹ mở cuộc chiến chống khủng bố, cả Nga và Trung Quốc đều ủng hộ một cách nhiệt tình. Lý do trước tiên đó là không muốn trở thành người theo sau trong cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ dẫn đầu. Mỹ cũng cần sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc trong Liên Hiệp Quốc. Và tất nhiên theo đó sẽ là sự có đi có lại giữa các nước này, Trung Quốc với Chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo ở Tân Cương, còn Nga với các tổ chức khủng bố từ những quốc gia Trung Á, đang trong xu thế muốn ly khai. Có thể thấy cái hợp tác trong vấn đề chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã được Mỹ và các nước lớn bóp méo cho phù hợp với các lợi ích dân tộc mình. - 15 -
- Như ở phần trên có nói về việc Mỹ đã có hành động mở cuộc chiến với các nước khác, với học thuyết tấn công phủ đầu-chính sách quân sự cơ bản của Mỹ biện minh cho hành động xâm lược của mình,ta thấy có sự vi phạm những điều cơ bản trong Luật Quốc tế: “quy tắc không can thiệp vũ trang và bình đẳng, độc lập về chủ quyền”. Một điều cần phải xem xét đó là nguyên tắc tự vệ đã bị bóp méo để trở thành các biện pháp trả đũa của Mỹ, cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành tại Iraq, Mỹ đã sử dụng quân sự để đáp trả cuộc tấn công đã chấm dứt từ lâu trước đó, đã cho ta thấy điều đó. Nguyên nhân một phần đó là chưa có những định nghĩa chính xác về khủng bố, vì vậy khi Mỹ xây dựng những định nghĩa về khủng bố rồi các biện pháp chống khủng bố, các học thuyết…, nó cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng đến Luật pháp quốc tế. 5. Sự chuyển giao giữa hai thời Tổng thống Tuy Mỹ mới chuyển giao quyền lực chính phủ Bush sang chính quyền Obama trong thời gian chưa đầy một tháng nhưng ta cũng đã được nghe những phát biểu và lời hứa của chính phủ Obama về vấn đề chống khủng bố này. Trong những phát biểu của tổng thống Mỹ, ông hứa thực hiện những biện pháp như rút quân khỏi Iraq trong vòng 24 tháng, đóng cửa trại giam Guantanamo Bay, và tăng quân ở Afghanistan để nghiền nát chủ nghĩa khủng bố cũng như kết thúc cuộc chiến tranh tại nơi nó bắt đầu, ngoài ra, còn những biện pháp mong rằng sẽ giải quyết được vấn đề từ gốc rễ của nó như: chấp nhận bắt tay với những ai “có ý định từ bỏ chiến tranh” trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau và thực hiện những cải cách xã hội với mong muốn sẽ giải quyết được những mâu thuẫn trong xã hội (chủng tộc, tôn giáo, giàu nghèo). Tương lai của khủng bố và cuộc chiến khủng bố Mỹ sẽ còn ở phía trước, tôi mong rằng sự thay đổi trên sẽ giúp Mỹ cũng như thế giới một ngày mai tươi sáng hơn. - 16 -
- KẾT LUẬN Biết bao năm qua nhìn lại, biết bao công sức, bao cố gắng, bao nỗ lực bỏ ra. Cuộc chiến chống khủng bố vẫn chưa thể thấy trước được hồi kết. Nhưng chúng ta có quyền hi vọng vào một nền hoà bình thế giới sẽ ngày càng được đảm bảo hơn. "Kết quả mà chúng ta đã đạt được cho đến ngày hôm nay là nhờ lòng kiên nhẫn, sự quyết tâm và những hành động tập trung. Và đó là chiến lược của chúng ta trong thời gian tới. Cuộc chiến chống khủng bố là một hình thái khác của chiến tranh, được tính bằng mỗi vụ bắt giữ, mỗi cơ sở khủng bố bị triệt hạ, và từng chiến thắng. An ninh của chúng ta được đảm bảo bởi lòng kiên nhẫn và niềm tin chắc chắn của chúng ta vào thắng lợi của tự do. Và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ cho đến khi giành thắng lợi trong cuộc chiến này".12 . 12 Tổng thống Georger W. Bush (ngày 14/12/2003, sau khi Saddam Hussein bị bắt) - 17 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997
35 p | 1398 | 301
-
Tiểu luận: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về họat động chống khủng bố quốc tế trong giai đoạn hiện nay
11 p | 461 | 135
-
Tiểu luận " Vấn đề Campuchia trong chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1986 -1991 "
15 p | 560 | 127
-
Tiểu luận: Khủng hoảng tài chính Châu Á Thái Lan 1997
27 p | 528 | 108
-
Tiểu luận về 'Đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam'
24 p | 189 | 42
-
Tiểu luận:Những vấn đề chung về chủ nghĩa khủng bố quốc tế
14 p | 206 | 31
-
Luận văn: Kế tóan cho vay và các yêu cầu chặt chẽ trong các thủ tục hóa đơn
54 p | 93 | 24
-
Tiểu luận môn Tài chính phát triển: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế (Liên hệ ở Việt Nam)
25 p | 125 | 19
-
Tiểu luận đề tài: Đẩy mạnh cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
26 p | 102 | 19
-
Tiểu luận:Tương lai quan hệ Mỹ -Trung:Xung đột là không tránh khỏi
28 p | 87 | 15
-
Tiểu luận:Thị trường lương thực thế giới thời kì sau khủng hoảng lương thực 2007-2008 đến nay
25 p | 99 | 13
-
Báo cáo: Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
23 p | 119 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững hàng thủ công mỹ nghệ mây tre lá của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
26 p | 59 | 10
-
Tiểu luận: Khủng hoảng vùng vịnh
8 p | 84 | 10
-
Thuyết trình: Ngăn ngừa khủng hoảng tài chính quốc tế, một chương trình cải tổ chưa hoàn tất
47 p | 111 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố một số vấn đề lý luận và thực tiễn
127 p | 36 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO
27 p | 53 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn