intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Khủng hoảng nợ công Châu Âu trong mối liên hệ với cuộc khủng hoảng Mỹ năm 2008

Chia sẻ: Gnfvgh Gnfvgh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

149
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Khủng hoảng nợ công Châu Âu trong mối liên hệ với cuộc khủng hoảng Mỹ năm 2008 nhằm trình bày về sơ lược về các cuộc khủng hoảng trong lịch sử, mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công Châu Âu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Khủng hoảng nợ công Châu Âu trong mối liên hệ với cuộc khủng hoảng Mỹ năm 2008

  1. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 Tiểu luận Khủng hoảng nợ công Châu Âu trong mối liên hệ với cuộc khủng hoảng Mỹ năm 2008
  2. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 MỤC LỤC ***** I. Giới thiệu ································································································································· 1 II. Nội dung ·································································································································· 1 1. Sơ lược về các cuộc khủng hoảng trong lịch sử ······························································ 1 2. Mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công Châu Âu····································································································································· 2 2.1 Đông Âu đã từng trải qua cuộc khủng hoảng tài chính thời điểm 2008 ······················· 2 2.2 Cuộc khủng hoảng ở Mỹ không phải là ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng Châu Âu····· 3 2.3 Sự ngày càng giống nhau giữa 2 cuộc khủng hoảng ······················································· 5 2.4 Những điểm khác biệt ········································································································ 6 3. · Số phận của đồng tiền chung Châu Âu············································································· 9 3.1 Nhiều kịch bản cho một sự tồn tại··················································································· 10 3.2 Sự tan rã là một kết quả tất yếu?······················································································ 12 III. Kết luận ······························································································································· 13 1
  3. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 I. Giới thiệu Nền kinh tế thế giới có vẻ như đang có một thập kỉ sống chung với khủng hoảng. Năm 2008, thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu ở Mỹ thì năm 2010 lại đến cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về nguyên nhân, diễn biến, tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế thế giới cũng và các giải pháp cũng lần lượt được đưa ra. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, nhóm luận bàn về cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu trong mối liên hệ với cuộc khủng hoảng Mỹ năm 2008. Trong quá trình nghiên cứu, một câu hỏi nổi lên là sau cuộc khủng hoảng này, Châu Âu sẽ đi về đâu? Câu hỏi này sẽ được trả lời thông qua số phận của đồng tiền chung Châu Âu. II. Nội dung 1. Sơ lược về các cuộc khủng hoảng trong lịch sử Khủng hoảng kinh tế trong lịch sử Khủn g hoảng nợ Châu Âu & Khủ ng hoảng ch ính trị Trung Đông Kh ủng hoảng Tài chính Khủ ng hoảng Châu Á Tài chính 1997 (Lehman Sh ock) 2 008 Kh ủng hoảng Kh ủng hoảng dầu mỏ nợ công Đại khủng 1973 Argentin a hoảng 2001 1929 Ngày thứ Hai đen tối Bon g bóng Chiến tranh 1987 công nghệ thế giới (dot com) Chiến tranh thứ hai 2000 thế giới 1937-1945 thứ nhất 1914-1918 2011 2001 2008 2000 Trả 1987 1997 1973 Trả 1937 Vay 1914 1929 Vay Năm Nợ Nợ 2
  4. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 Mối liên hệ giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn từ 1973 đến 2008 Theo bài nghiên cứu đăng tải trên tạp chí EUROPEAN ECONOMY (2009) do các chuyên gia kinh tế IMF phân tích thì nguyên nhân khủng hoảng nợ nhìn từ quá khứ chính là mỗi khi nền kinh tế suy thoái thì nợ công bắt đầu tăng vọt.  Khủng hoảng dầu mỏ 1973: Các nước Opec ngừng xuất dầu sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur chống lại Ai Cập và Syria (gồm Mỹ, Nhật và Tây Âu), tạo nên cuộc khủng hoảng dầu mỏ đẩy kinh tế Âu Mỹ chìm vào suy thoái. Đó cũng là lúc Âu Mỹ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển hướng từ sản xuất công nghệ sang tài chính dịch vụ và nhường phát triển công nghệ cho những nước Châu Á mới nổi.  Năm 1990: Ngành tài chính dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhưng hầu hết đều dựa trên kẽ hở của thị trường, thiên về đầu cơ tài chính làm thổi phồng những “bong bóng tài sản”, tạo ra viễn cảnh giàu có “ảo” cho nền kinh tế Âu Mỹ. Hậu quả làm nảy sinh nhiều bất ổn trong cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp tăng lên, phải sống nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ. Kết quả là tình trạng nợ công ngày càng chồng chất và tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chính phủ đành chọn giải pháp vay tiền nhằm mục đích cầm chừng chờ qua cơn hấp hối.  Khủng hoảng tài chính 2008: Thế giới lại khủng hoảng và chính phủ các nước lại tiếp tục áp dụng kế sách cũ là huy động tiền để hỗ trợ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và trợ giúp khối lao động thất nghiệp. Trong khi đó trái phiếu của các lần phát hành trước đó đã đến hạn trả cả vốn lẫn lãi, khiến cho gánh nặng nợ tích tụ suốt mấy chục năm qua tiếp tục chất chồng. Thêm vào đó là các hoạt động đầu cơ bằng các công cụ tài chính cực kỳ nguy hiểm như CDS diễn ra sôi nổi, nhằm đánh cược cho một sự sụp đổ tài chính rất có khả năng xảy ra. Những kẻ đầu cơ lớn nhất hiện nay lại là chính các ngân hàng trung ương, họ đã vượt qua các quỹ phòng hộ Hedge Funds về quy mô giao dịch tiền tệ. Tóm lại: Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Hoa Kỳ vào cuối năm 2007 quét qua Đại Tây Dương đến Châu Âu. Và cuộc khủng hoảng dưới chuẩn nổi lên trong tháng 8 năm 2007, trở thành khủng hoảng toàn cầu. Có rất nhiều ý kiến thảo luận về mối liên hệ, điểm khác biệt giữa cuộc khủng hoảng tài chính 2008 với khủng hoảng nợ công Châu Âu cũng như đưa ra rất nhiều kịch bản cho sự tồn tại hay mất đi đồng tiền chung Châu Âu. Bây giờ hầu như các nhà lãnh đạo chính trị và tài chính ở Mỹ hay ở Châu Âu đều tập trung và đang hy vọng tìm giải pháp để giảm bớt cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu nhằm ngăn chặn một cơn sóng thần tương tương tự ngược lại. 2. Mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công Châu Âu 2.1 Đông Âu đã từng trải qua cuộc khủng hoảng tài chính thời điểm 2008 3
  5. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 Vào mùa thu năm 2008, Trung Âu và Đông Âu bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Mười nước thành viên của Liên minh Châu Âu đã ở trong tình trạng quá nóng. Lạm phát lên hai chữ số ở Bulgaria, Estonia, Latvia và Lithuania. Lương và giá bất động sản vọt lên cao, mất 4
  6. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 tính cạnh tranh và làm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Đầu ra không có và tình trạng thất nghiệp nặng nề. Hai quốc gia mở rộng tín dụng quá mức nhiều nhất là Latvia và Estonia thật sự đã gần như khủng hoảng vào năm 2007. Cho vay của các ngân hàng giảm, dẫn đến giá bất động sản thực giảm sâu. Kéo theo đó là sụt giảm tiêu dùng và đầu tư cũng như mức sản xuất. Khi Leh man sụp đổ vào ngày 15/09/2008, Đông Âu cũng đã đối mặt với tình trạng thanh khoản gần như không còn. Một điều gây ngạc nhiên là chưa tới 2 năm, vào quý 2 năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Âu đã dịu đi rất nhiều. Điều gì đã khiến cho cuộc khủng hoảng được giải quyết nhanh như thế? Anders Aslund (06/2011_Lessons from the East European Financial Crisis, 2008– 2010) Anders Aslund đã nêu ra 5 giải pháp các nước Đông Âu đã áp dụng để xử lí cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực này giai đoạn 2008-2010:  Không có nước nào thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái.  Tin rằng việc gia nhập đồng euro là có giá trị.  Kêu gọi hỗ trợ quốc tế sớm và kịp thời.  Sự hợp tác giữa IMF và EU.  Cắt giảm chi tiêu, tăng thuế thích hợp, giữ ổn định chính trị. 2.2 Cuộc khủng hoảng ở Mỹ không phải là ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng Châu Âu Nhóm chuyên gia của trường W.P. Carey_ W.P. Carey School Of Business (25/10/2011_ Debt Crisis: Similarities, Differences and Lessons learned from the U.S. and Europe); cho rằng cuộc khủng hoảng ở Mỹ không phải là “ngòi nổ” cho cuộc khủng hoảng ở Châu Âu nhưng nó góp phần làm suy yếu hệ thống ngân hàng Châu Âu, đòi hỏi các gói cứu trợ của chính phủ dẫn đến nợ công tăng. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ 2008 đã đánh mạnh vào hệ thống ngân hàng Châu Âu. Sự suy giảm đã xô ngã hệ thống ngân hàng Châu Âu và lây lan qua thị trường tài chính và ngày càng nguy hại hơn. Các ngân hàng ở Châu Âu đã nắm giữ các tài sản độc hại tương tự do cuộc khủng hoảng ở Mỹ gây ra. Một số ngân hàng từ Tây Ban Nha đến Đức, thậm chí là Thụy Điển cần được chính phủ giải cứu. James K. Jackson (24/06/ 2009_ The Financial Crisis_Impact on and Response by The European Union); phân tích, cuộc khủng hoảng ở Mỹ lan qua các ngân hàng Châu Âu thông qua ABCP. Các ngân hàng Châu Âu nắm giữ các chứng khoán này trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các SIV. Khi thị trường ABCP sụp đổ, các tài sản được dùng để đảm bảo cho các thương phiếu không thể định giá được, các ngân hàng nắm giữ các chứng khoán đó bị buộc phải tăng cường các quỹ bổ sung. Thực tế, Lehman đã tham gia nhiều trong 57 nghìn tỷ USD CDS. Lehman cũng là người nghĩ ra thương phiếu và các hình thức nợ ngắn hạn khác. Các ngân hàng Châu Âu nắm giữ các thương phiếu này thông qua hệ thống trên toàn cầu của 5
  7. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 Lehman. Các ngân hàng Châu Âu vay USD ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng để đầu tư vào các tài sản định danh bằng USD với thời gian đáo hạn khác nhau. Điều này làm cho tính lỏng của các ngân hàng Châu Âu gần như không còn khi Mỹ khủng hoảng. Trước tình hình đó, chính phủ phải đổ tiền vào các ngân hàng và các công ty tài chính để giữ cho chúng khỏi phá sản và thu xếp các vụ mua bán sáp nhập. Trong giai đoạn này, Anh đã quốc hữu hóa Northern Rock, Bradford&Bingley, thu xếp cho ngân hàng Halifax của Scotland sáp nhập vào tập đoàn Lloyds.. Chính phủ Bỉ, Pháp, Lu xembourg cấp vốn cho Dexia (công ty cho vay lớn nhất thế giới). Hà Lan, Luxembourg đổ 16.4 tỷ USD vào ngân hàng và công ty bảo hiểm Fortis. Các gói giải cứu ngân hàng của chính phủ các nước Châu Âu Guarantee of wholesale Country Expansion of liabilities Capital Asset retail deposit injections purchases insurance New debt Existing debt Austria X X X Belgiu m X X Denmark X X X Finland X France X X Germany X X X X Greece X X X Ireland X X X Italy X X Netherla X X X Norway X Portugal X X Spain X X X X Sweden X X X Switzerlan X X United X X X X Nguồn: Fender, Ingo, and Jacob Gyntelberg, Overview: global financial Crisis Spurs Unprecedented Policy Actions, Quarterly Review, Bank for International Settlements, December 2008, p. 11. Các ngân hàng Iceland bị tác động nặng nề trong cuộc khủng hoảng. Đan Mạch, Phần Lan, Na uy và Thụy Điển cấp 2.5 tỷ USD cho Iceland. Chính phủ Anh bỏ ra 850 tỷ USD trong việc giải cứu các ngân hàng khỏi khủng hoảng tài chính, gọi là kế hoạch Bền vững và 6
  8. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 Tái cấu trúc (kế hoạch gồm 4 phần: tái cấp vốn, quốc hữu hóa 1 số ngân hàng, bảo lãnh trả nợ và cải thiện các quy định) Chính phủ đã bỏ ra nhiều tiền để cứu sống các ngân hàng, do đó nợ công tăng vọt lên. Cả hệ thống trở nên dễ đổ vỡ. Nhận định của nhóm nghiên cứu trường W.P Carey và James K. Jackson gần giống với những gì mà Iain Macwhirter đã cảnh báo. Iain Macwhirter dự đoán một cuộc khủng hoảng ở Châu Âu tương tự như khủng hoảng của Mỹ. Theo Iain (2008_ Europe's looming crisis); trong khi các ngân hàng ở Mỹ cho những người không có khả năng thanh toán vay mua nhà một cách tùy tiện thì các ngân hàng ở Châu Âu lại cho các nước không có khả năng thanh toán vay. Cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Châu Âu đang đến vì khối các nước vay nợ nặng nề ở Đông Âu như Hungary, Ukraine, Belarus, Bồ Đào Nha đang sụp đổ từng nước một. Khả năng bảo vệ của các ngân hàng đã quá suy yếu. Theo BIS, các ngân hàng Tây Âu đã cho các nước Đông Âu vay hơn 1.5 nghìn tỷ USD. Áo cho vay gần 80%GDP và báo hiệu cho những khoản lỗ lớn vì sự sụp đổ của Hungary và Ukraine. Có thể nói cuộc khủng hoảng ở Mỹ 2008 đã đánh mạnh vào hệ thống ngân hàng Châu Âu, làm suy giảm và lây lan qua thị trường tài chính và ngày càng nguy hại hơn. Nhưng đó không phải là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu. Vấn đề của Châu Âu là do chính họ tạo ra. Và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 chỉ góp phần gia tăng theo mức nợ công của Châu Âu khi vừa giải cứu các ngân hàng, vừa vực dậy nền kinh tế đang suy thoái cùng một lúc. 2.3 Sự ngày càng giống nhau giữa 2 cuộc khủng hoảng Bong bóng tài sản quá lớn và thâm hụt tài khóa Jeffry Friedan_Professor of Government, Harvard Uni vers ity (2011_ Europe’s Lehman moment); trong nghiên cứu của mình cũng nhận định Châu Âu đang đi vào đường cũ của Mỹ năm 2008. Từ năm 2001-2007, Mỹ đã mở rộng tiêu dùng và tài trợ bằng cách vay mượn nước ngoài hàng tỷ tỷ đô la. Một phần trong số tiền này đã làm thâm hụt tài khóa và 7
  9. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 ngày càng nhiều hơn khi tổng thống Bush cắt giảm thuế từ năm 2001-2003, phần lớn số tiền này tạo ra quả bom trên thị trường nhà ở. Sau đó, quả bom này hình thành bong bóng và khi bong bóng vỡ ra đã phá hủy các tổ chức tài chính quan trọng của Mỹ và phần còn lại của nền kinh tế thế giới. Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công. Những nước vay nợ ở Châu Âu cũng đã rơi vào vòng vay mượn. Trong một thập kỉ, nhóm các quốc gia Nam Âu đã vay một khoản nợ đồ sộ từ các ngân hàng và các nhà đầu tư Bắc Âu. Ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland, hầu hết các khoản nợ đều chảy vào thị trường nhà ở đang quá nóng. Cuốn sách “Lost Decades: The Making of America's Debt Crisis and the Long Recovery” (2010) do Jeffry Friedan và Manzie D. Chinn là đồng tác giả, đã thống kê rằng cứ 1 trên 7 công nhân Tây Ban Nha làm trong lĩnh vực xây dựng nhà. Nửa triệu căn nhà mới được xây mỗi năm ở Tây Ban Nha, xấp xỉ với số nhà mới ở Ý, Pháp và Đức cộng lại. Số nợ vay mua nhà từ 180 tỷ USD năm 2000 lên 860 tỷ USD năm 2007. Giá nhà ở Tây Ban Nha tăng gấp 3, chỉ đứng thứ 2 sau Iceland trong số các nước phát triển, giá trung bình 1 căn nhà ở Madrid là 400.000 USD Châu Âu đang ở trong thời điểm khủng hoảng và đang đối mặt với “khoảnh khắc Lehman” James K. Jacks on (24/06/2009_ The Financial Crisis_Impact on and Response by The European Union); phân tích ngay khi Lehman Brothers đệ đơn xin phá sản thì cuộc khủng hoảng ở Mỹ cũng bắt đầu lan rộng. Do Lehman tiếp xúc sâu rộng trong các thị trường tài chính và những tác động của nó tới nền kinh tế đã được phóng đại bởi những yếu kém cơ bản trong thị trường tài chính được xây dựng theo thời gian. Đặc biệt Lehman đã tham gia nhiều trong 57 nghìn tỷ CDS trên thị trường. Trước tình hình hiện tại của Châu Âu, nhiều nhà kinh tế cũng nhận định rằng Châu Âu cũng đang đứng trước thời khắc Lehman. Theo đó, tình hình nợ của Hy Lạp diễn biến phức tạp và lan sang các nước Bồ Đào Nha, Iceland, Tây Ban Nha, Ý và Bỉ. Nếu như mọi người vẫn tin rằng Lehman của Mỹ quá lớn nên không thể sụp đổ thì khi Lehman sụp đổ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nếu như Hy Lạp sụp đổ, liệu có kéo theo sự sụp đổ của cả liên minh Châu Âu hay không? 2.4 Những điểm khác biệt Khác biệt thứ 1: những con số thống kê về các khoản nợ ở Châu Âu thì rõ ràng hơn. Nếu như năm 2008, gần như những thông tin đều không thể dự đoán được, đều gây choáng váng và bất ngờ, đặc biệt là sự sụp đổ của Lehman Brothers thì năm 2011 tình trạng nợ công của các chính phủ Châu Âu đều đã được cảnh báo từ vài năm trước. Sớm muộn thì tình trạng vỡ nợ sẽ xảy ra. Đây là khác biệt mang tính tích cực của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Theo Pat Dorsey_ Director of Equity Research at Morningstar (05/2011_ A US and Europe Crises Comparison); thì trong cuộc khủng hoảng thị trường địa ốc ở Mỹ những năm 2007-2008, thật rất khó hình dung được vấn đề vì tất cả những tổ chức cho vay đã áp dụng tất 8
  10. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 cả các phương pháp để phân tán các khoản nợ. Cũng thật khó để ước lượng được phạm vi vì những người vay thứ cấp: những người có tín dụng kém, thiếu tiền nhà… hàng triệu trường hợp khác nhau như vậy và khả năng trả nợ tùy thuộc vào điều kiện của mỗi cá nhân và một trường hợp phức tạp hơn do có quá nhiều loại hình cho vay như MBS, ABS, CDO, CDS … tất cả tạo cho việc khủng hoảng này thật sự rất khó giải quyết. Còn tình trạng hiện nay ở Châu Âu, mọi thứ khá rõ ràng. Các khoản nợ và thuế của mỗi nước có thể ước lượng được; sau khi khấu trừ thì sẽ biết được con nợ, chủ nợ và số tiền ở đâu, khả năng chi trả thế nào… Khác biệt thứ 2: năm 2008, cuộc khủng hoảng xuất phát từ dưới lên, nghĩa là từ các ngân hàng bởi họ đã cho vay quá mức các khoản vay dễ dãi, dưới chuẩn. Còn năm 2011 khó khăn do từ trên xuống, nghĩa là từ các chính phủ đã vay nợ quá nhiều, chi tiêu quá nhiều khiến nợ công tăng vọt, kinh tế theo đó yếu kém, thị trường tài chính, nhà đầu tư, người dân mất lòng tin. Kết quả là các Ngân hàng lần này là nạn nhân chứ không phải là nguyên nhân khủng hoảng. Nhóm tác giả Isabela Massa, Jodie Keane and Jane Kennan (10/2011_The euro zone crisis: risks for developing countries) cho rằng trong khi cuộc khủng hoảng tài chính 2008 là nguyên nhân của tình trạng mất khả năng thanh toán của các tổ chức tài chính Mỹ thì cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu lại bắt nguồn từ việc chính phủ các quốc gia Châu Âu không có khả năng quản lý nợ của họ. Sự bị động của các khoản chi tiêu chính phủ kèm theo tăng trưởng thấp dẫn đến một gánh nặng nợ nần không thể chống đỡ được của Hy Lạp và hiệu ứng domino lan khắp khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Vấn đề nợ của các nước không phải là mới, trước đó là Argentina vào năm 2001 và lần đầu tiên xuất hiện với hiệu ứng di truyền như thế với ngụ ý rằng, không giống như Châu Mỹ La Tinh, phá giá đồng tiền không phải là lựa chọn cho tình trạng của Châu Âu. Hơn nữa về quy mô, các khoản nợ công Châu Âu lớn hơn nhiều so với các khoản nợ của Argentina vào năm 2000. Các khoản nợ của Hy Lạp lớn hơn gấp 5 lần; Ý đứng thứ 2 về tỷ lệ nợ so với GDP sau Hy Lạp ở mức khoảng 2,5 nghìn tỷ USD. Khác biệt thứ 3: Động thái của chính phủ Mỹ và Châu Âu trước cuộc khủng hoảng Pat Dorsey (05/2011_ A U.S and Europe Crises Comparison); Pat Dorsey phân tích ở Mỹ, khi khủng hoảng xảy ra, TARP được Quốc hội thông qua để bơm tiền cho các ngân hàng. Bởi vì hệ thống tài chính và Quốc hội Mỹ ở trên cùng một con thuyền. Nếu hệ thống tài chính của Mỹ sụp thì tất cả càng khó khăn hơn. Châu Âu lại khác. Châu Âu gặp khó khăn hơn trong việc đưa ra các gói cứu trợ tài chính mang tính hệ thống, bởi vì Châu Âu không có chính sách tài khóa tập trung như ở Mỹ. Do đó mỗi gói cứu trợ đều phải đợi 17 nước thông qua sau cuộc trưng cầu dân ý ở từng nước. Bên cạnh đó, động lực của các nước trong liên minh Châu Âu lại khác nhau. Đức có những động lực khác Ý, Pháp, bởi vì bảng cân đối kế toán của chính phủ, rủi ro chính trị,… của các nước này khác nhau. Do đó, các nước này có thể không sẵn lòng gánh chịu những tổn thất như Quốc hội Mỹ đã làm năm 2008. 9
  11. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 Pinyo (2008_ What Caused The Economic Crisis Of 2008?) _ Fred Moseley (2009_ The U.S. economic crisis: Causes and solutions). Pinyo và Fre d Moseley trong bài viết của mình đã cho thấy trước sự tụt dốc không phanh của thị trường bất động sản và sự bất ổn của thị trường tài chính, Chính phủ Mỹ bắt buộc phải ra tay cứu nguy để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế ở phương diện rộng lớn. Chính phủ Mỹ đã lần lượt cứu nguy cho bốn công ty khổng lồ có liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng thị trường dây chuyền bất động sản - tài chính. Thứ nhất, vào tháng 3 năm nay, FED đã đứng ra bảo lãnh 30 tỷ USD các khoản nợ phải trả của Bear để tạo điều kiện cho JP Morgan Chase mua lại Bear Stearns. Thứ nhì, vào đầu tháng 9, Bộ Tài chính thông báo một gói cứu nguy khẩn lên đến 200 tỷ USD để giúp Fannie Mae và Freddi Mac. Tiếp đó, vào giữa tháng 9, để ngăn chặn khủng hoảng tràn lan, FED lại tiếp tục khẩn cấp cứu nguy cho AIG bằng cách cho vay 85 tỷ USD để giúp AIG thoát khỏi phá sản. Do đó, động thái cứu nguy cho AIG được coi như là bắt buộc để ngăn chặn đà lan tỏa của cuộc khủng hoảng. Trước sự hoang mang cao độ của thị trường tài chính và ảnh hưởng xấu của nó lên nền kinh tế nói chung, Chính phủ Mỹ bắt buộc phải ban hành Đạo luật bình ổn kinh tế khẩn cấp vào tháng 03/2008. George Soros (13/10/2011_ Does the Euro Have a Future?) Theo như George Soros thì giờ đây các nhà lãnh đạo EU rất muốn cứu các thành viên trong khối Eurozone nhưng ECB thì không thể tiếp tục in tiền, xóa nợ hoặc mua vô hạn định trái phiếu của các nước thành viên. Một trong những bước đi mà EU đã thực hiện là thành lập EFSF và đưa ra ý tưởng phát hành trái phiếu chung Châu Âu nhưng Đức lại kịch liệt phản đối. Đức đã quay sang bất đồng với ECB bằng việc nhất quyết phản đối ECB mua trái phiếu chính phủ các nước đang ngập nợ. Và quyết định từ chức của ông Juergen Stark, nhà hoạch định chính sách chủ chốt người Đức trong Hội đồng điều hành ECB, gần ba năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5/2014, có thể khoét sâu hơn khoảng cách giữa ECB với đại diện quyền lợi của Đức tại thể chế tài chính này, đồng thời gây chia rẽ giữa các quốc gia chủ nợ và con nợ trong ECB. Tuy nhiên Đức lại “bật đèn xanh” cho thỏa thuận tăng ngân quỹ của EFSF. Bên cạnh đó, tình hình chính trị thế giới ngày càng phức tạp hơn so với hai năm trước khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra. Vào thời điểm đó, các nền kinh tế G20 di chuyển khá nhanh chóng kết hợp với một loạt các gói kích thích kinh tế khổng lồ nhưng cho đến nay lại không đi đến một sự thỏa thuận rõ ràng. Nguy cơ vỡ nợ từ Hy Lạp lan sang Ireland rồi đến Bồ Đào Nha đang đe dọa đà phục hồi kinh tế thế giới, có thể gây ra khủng hoảng tài chính mới và đòi hỏi những hỗ trợ khẩn cấp từ bên ngoài. Khi thế giới cuối cùng cũng đã xuất hiện một số dấu hiệu phục hồi kinh tế sau cuộc suy thoái 2008 – 2009, nền kinh tế toàn cầu lại một lần nữa đứng bên bờ vực của cuộc khủng hoảng khi mà những lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu, khủng hoảng niềm tin đã nổi lên với việc mở rộng chênh lệch lãi s uất 10
  12. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 trái phiếu và bảo hiểm rủi ro về tín dụng, giao dịch hoán đổi giữa các quốc gia đồng tiền chung Châu Âu. Nền kinh tế toàn cầu đang trải qua cuộc khủng hoảng nợ công, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng trên toàn khu vực đồng EUR và đe dọa nền kinh tế bao gồm một số nước Phương Tây, Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Đây là lần thứ 2 trong vòng 5 năm, các nước giàu đã đưa kinh tế thế giới đi vào tình trạng nguy hiểm. Tóm lại Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng nợ công ở châu Âu được các chuyên gia chỉ rõ. Với từng quốc gia, đó là khả năng quản trị nợ công yếu kém, chi tiêu thiếu hợp lý, hoặc mất kiểm soát các hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng... Với cả khu vực, đó là thói quen chi nhiều hơn thu kéo dài và hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phình to. Liên minh tiền tệ duy nhất ở châu Âu cận kề bờ vực phá sản, khiến nhiều người đã bàn tới các kịch bản tan rã của Eurozone với hậu quả đủ lớn có thể gây ra sự hỗn loạn trên các thị trường tài chính. Vậy cuối cùng thì số phận đồng tiền chung Châu Âu sẽ như thế nào, chúng ta sẽ chuyển sang tiếp về các nhận xét xoay quanh vấn đề này trong một số bài nghiên cứu. 3. Số phận của đồng tiền chung Châu Âu Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 vừa tạm lắng xuống thì khủng hoảng nợ công Châu Âu xuất hiện đe dọa một lần nữa hệ thống tài chính toàn cầu với mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Nhìn toàn cảnh cuộc khủng hoảng, các bên đều có những phản ứng khác nhau. Các quốc gia khủng hoảng muốn nhận được những gói cứu trợ nhưng lại cân nhắc về các điều khoản ràng buộc. Ngược lại, các đối tượng đưa ra gói cứu trợ thì lại đang cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng. Trước tình hình hiện tại, rất nhiều quan điểm được đưa ra để dự đoán về tương lai của đồng tiền chung Châu Âu. Sau đây là các kịch bản có thể xảy ra 11
  13. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 Nguồn: Gavyn Davies (27/11/2011_Thinking the unthinkable on a euro break-up) (1): Đồng Euro tồn tại nhưng các nước ngoại vi sẽ rút lui. (2): Đức, Hà Lan (các nước có nền kinh tế vững mạnh) rút lui. (2a): Các nước còn lại cũng từ bỏ liên minh và lập lại đồng tiền riêng cho mình (2b): Các nước còn lại vẫn duy trì đồng tiền chung Euro mà không có Đức. (3): Đồng Euro sẽ tồn tại một cách toàn vẹn. 3.1 Nhiều kịch bản cho một sự tồn tại Đồng Euro sẽ tiếp tục tồn tại nhưng có sự rút lui của các nước ngoại vi George Soros (13/10/2011_ Does the Euro Have a Future?) Ông đã chỉ ra thực tế ảm đạm tại các quốc gia Châu Âu đang chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng. Thị trường tài chính đã rơi vào hoảng loạn. Mức bù rủi ro từ trái phiếu chính phủ đã gia tăng. Giá các loại chứng khoán giảm mạnh, dẫn đầu là chứng khoán của ngân hàng. 12
  14. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 Biện pháp khắc phục mang tính hiệu quả cao như việc thành lập một quỹ bình ổn đúng nghĩa với đầy đủ vai trò và chức năng bảo vệ hệ thống tài chính vẫn chưa được thiết lập. Thêm vào đó, Tòa án Hiến pháp Đức cấm bất kỳ đảm bảo tương lai mang lại lợi ích cho các quốc gia liên quan mà không có sự chấp thuận trước của Ủy ban ngân sách. Điều này hạn chế rất nhiều quyền lực của Chính phủ Đức đối với cuộc khủng hoảng trong tương lai. Các giải pháp cứu trợ hiện thời của ECB như việc mua trái phiếu của các nước khủng hoảng không hoàn toàn khả thi. Kịch bản đen tối trên sẽ dần dần thay đổi nếu như tìm được một con đường sáng – con đường mang tên “Nước Đức”. Đây là quốc gia có nền kinh tế vững mạnh, và là chủ nợ lớn nhất của Châu Âu. Đức đã được đẩy vào vị trí quyết định tương lai của Châu Âu. Thực tế, George Soros cũng có quan điểm đồng tình với Gavyn Davies. Đó là sắp xếp cho việc rút lui khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu của các quốc gia khủng hoảng. Điều này không có nghĩa họ sẽ bị bỏ rơi. Ngược lại, họ vẫn sẽ được các nước khu vực đồng Euro khác và IMF hỗ trợ. Hơn nữa, hành động này sẽ kết thúc chu kỳ luẩn quẩn đe dọa tất cả các nước thâm hụt của khu vực đồng euro, theo đó thắt lưng buộc bụng làm suy yếu triển vọng tăng trưởng của họ, dẫn các nhà đầu tư yêu cầu mức lãi suất quá cao và do đó buộc chính phủ của họ cắt giảm chi tiêu hơn nữa. Tuy nhiên, nếu họ sẵn sàng chấp nhận các điều khoản khắc khe của gói cứu trợ thì họ cũng có thể ở lại. Trong cả hai trường hợp, EFSF sẽ bảo vệ tiền gửi ngân hàng và IMF sẽ giúp đỡ để tái cơ cấu vốn của hệ thống ngân hàng. Sean Hyman (03/10/ 2011_ Five-Year Fate of the Euro); Sean Hyman cho rằng trong thời gian tới khu vực châu Âu có thể giữ tất cả các thành viên. Nó sẽ vẫn sống và đồng euro vẫn sẽ tồn tại. Tuy nhiên, đến năm 2016, Liên minh tiền tệ sẽ chỉ có các nước có nền kinh tế lớn. Hầu hết các nền kinh tế nhỏ sẽ bị buộc phải thoát khỏi đồng euro và lập một đồng tiền cho riêng mình. Với các nước có đồng tiền và ngân hàng trung ương riêng của họ, khi các khoản nợ chồng chất lên, họ sẽ có thể chỉ đơn giản là phá giá đồng tiền của họ (tương tự như Fed đã làm với đồng đô la). Đây không phải là giải pháp tốt nhất, nhưng nó sẽ giúp thanh toán các khoản nợ của họ. Và các quốc gia nhỏ hơn sẽ không còn kéo các nền kinh tế lớn hơn đi xuống. Cuối cùng, việc làm này sẽ là tốt nhất cho khu vực châu Âu. Đồng Euro sẽ tiếp tục tồn tại nhưng có s ự rút lui của các nước có nền kinh tế mạnh Anil Kashyap (the Edward Eagle Brown Professor of Economics and Finance at the Univers ity of Chicago B ooth School of Business, a co-director of the Initiative on Global Markets, and a pre vious Freakonomics contributor); và Gavyn Davies cùng đồng quan điểm khi cho rằng các quốc gia lớn rút lui vì lí do lạm phát. 13
  15. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 Gavyn Davies cho rằng Đức và một số quốc gia khác sẽ rút lui vì lo sợ lạm phát. Xét đến cương vị hiện tại của họ, họ hầu như không muốn giữ lại tên gọi Euro cho đồng tiền chung của họ. Thay vào đó, họ sẽ đưa ra một tên gọi mới. Các quốc gia còn lại vẫn sẽ tiếp tục duy trì đồng tiền chung Euro nhưng giá trị Euro khi đó sẽ mất giá so với USD và đồng tiền chung mới do Đức và các nước tách ra thành lập. Đồng Euro sẽ tồn tại một cách toàn vẹn Christian Leuz (the Joseph Sondheimer Professor of International Economics, Finance and Accounting at the Univers ity of Chicago Booth School of Business and a Co-Director of the Initiati ve on Global Markets); Liên minh Châu Âu tồn tại vì lý do chính trị. Về vấn đề này, một đồng tiền chung là một bước tiếp theo tự nhiên trong quá trình hội nhập Châu Âu, đồng euro đã được đồng ý vì lý do chính trị. Lý do về kinh tế không được ông nhấn mạnh. Theo ông, quá trình ra đời đồng tiền chung Châu Âu đã đi quá nhanh và dẫn đến nhiều thiếu sót trong cơ chế. Nếu mục tiêu chính trị cuối cùng là để có một Liên minh tích hợp chặt chẽ của châu Âu thì Euro tiếp tục giữ vai trò đồng tiền chung trong tương lai như là một kết quả hợp lý. Tuy nhiên, sự sống còn của đồng Euro đòi hỏi phải tích hợp mạnh mẽ giữa nền tài chính mạnh về nội lực, giám sát nhiều hơn, và quan trọng nhất là khả năng phản ứng nhanh trước những biến cố và không phụ thuộc theo quyết định chính trị. Bên cạnh đó, tái cơ cấu vốn dài hạn của hệ thống ngân hàng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Đó là lý do để đồng Euro tiếp tục tồn tại. Anil Kashyap cũng có niềm tin về một sự hồi sinh mạnh mẽ nhưng với hai biện pháp như sau: Đơn giản nhất, ECB sẽ tiến hành mua lại các khoản nợ chính phủ và do đó làm giảm áp lực ngân sách. Nếu các nước khủng hoảng sử dụng thời gian để cơ cấu lại nền kinh tế của họ để tạo ra tăng trưởng, liên minh tiền tệ có thể được cứu vãn. Những giải pháp của ECB đưa ra có thể kèm theo một tỷ lệ lạm phát cao chưa từng thấy từ khi đồng Euro ra đời. Nếu không cơ cấu lại sẽ có thể lạm phát cao hơn nữa. Biện pháp thay thế thứ 2 để làm giảm áp lực ngân sách là được sự đồng ý hỗ trợ của các nước mạnh (Quan trọng nhất là Đức) để giúp trang trải các khoản nợ. Điều này có thể làm sụt giảm mức tín nhiệm của Đức nhưng sẽ giúp giảm các chi phí ngân sách cho các nước khủng hoảng. Nhưng cũng như các giải pháp của châu Âu, nếu họ không tập trung cắt giảm những chi tiêu, cải cách kinh tế để cải thiện tính cạnh tranh, tăng thu thuế thì chính người Đức có thể bị mắc câu trước một khoản tài trợ quá lớn và tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn. 3.2 Sự tan rã là một kết quả tất yếu? Roger Craine (30/11/2011_ Emeritus professor of economics at the University of California, Berkeley); Đồng Euro sẽ chết và kéo theo nó là sự tàn phá khu vực Châu Âu và cả thế giới. Câu hỏi đặt ra sẽ là khi nào cái chết này sẽ đến. Ông không kì vọng đồng Euro sẽ duy trì 1 năm nữa. 14
  16. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 Thực tế nghiệt ngã là Liên minh Châu Âu không có bất kì kế hoạch đáng tin cậy nào trong việc níu giữ đồng Euro. Một vài ngân hàng đang lo ngại Hy Lạp sẽ vỡ nợ bởi họ hiện nắm giữ trái phiếu của Hy Lạp và một sự vỡ nợ đồng nghĩa với việc họ phải nhận lấy những mất mát. Những nhà phát thành CDS cho những trái chủ, đối với những mất mát từ việc vỡ nợ họ không hề mong muốn xảy ra tình trạng vỡ nợ bởi họ phải có trách nhiệm với những hợp đồng đã kí. Một kịch bản sụp đổ tương tự khủng hoảng Mỹ 2008 đặt ra trước mắt cho hệ thống ngân hàng Châu Âu. Từ đó, tâm lý bầy đàn hoảng loạn xuất hiện. Các nhà đầu tư giờ đây muốn giảm thiểu những liên hệ của họ đến những khoản nợ của Châu Âu. Những người dân Châu Âu khôn ngoan đang chuyển dần các khoản tiền gửi của họ đến những nơi an toàn hơn như Mỹ và Thụy Sỹ. Bởi vì họ biết rằng khi sự sụp đổ xảy ra, chính phủ sẽ cho đóng băng các tài khoản tiền gửi để ngừng hoạt động của các ngân hàng. ECB hiện tại là hy vọng duy nhất. Nó có một quyền lực – khả năng in tiền – để có thể ngăn chặn sự sụp đổ nhanh chóng ở Châu Âu. Nhưng họ đã kiên định quan điểm ổn định giá cả và họ sẽ không hỗ trợ đối với các khoản nợ công của các quốc gia thành viên. Như vậy, vấn đề đồng tiền chung Châu Âu tan rã chỉ còn là vấn đề thời gian. Gerard Lyons_Chief economis t Standard Chartere d Bank (02/2012_ The experts' view on the euro's future: it doesn't have one); Đồng euro không thể tồn tại với tình trạng hiện giờ của nó. Điều đó sẽ có nghĩa là sự sụp đổ là không thể tránh khỏi. Đồng euro đã được thúc đẩy bởi chính trị ngay từ đầu. Vì vậy đối với đồng Euro để tồn tại thì cần có sự thay đổi thực sự về chính trị. Điểm mấu chốt bắt nguồn từ việc các nhà lãnh đạo châu Âu đã xác định sai vấn đề. Khi xác định các vấn đề sai, họ sẽ có giải pháp sai. Châu Âu không có vấn đề về nợ, Châu Âu có vấn đề về tăng trưởng. Mặc dù họ vay nợ nhiều, nhưng vấn đề nợ có thể được cứu chữa bởi sự tăng trưởng. Nếu ngay từ đầu cho rằng đây chỉ là vấn đề về nợ khi đó sẽ dẫn đến những giải pháp sai lầm. Ngoài góc nhìn về mặt kinh tế, chúng tôi dẫn chứng quan điểm về mặt chính trị để người đọc có cái nhìn đa chiều hơn về số phận của đồng tiền chung Châu Âu. III. Kết luận Khủng hoảng nợ Châu Âu được hình thành từ nhiều yếu tố, bao gồm việc toàn cầu hóa hệ thống tài chính, sự bất ổn trong chính sách vĩ mô và vi mô của các nước, tình trạng cho vay tín dụng tràn lan, bong bóng đầu tư bất động sản và các chính sách giải cứu các ngân hàng làm ăn thua lỗ….Trong đó thì cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ không phải là “ngòi nổ” cho cuộc khủng hoảng Châu Âu mà chỉ là một trong những tác nhân làm suy yếu hệ thống ngân hàng Châu Âu, đòi hỏi các gói cứu trợ của chính phủ dẫn đến nợ công tăng. Cuộc khủng hoảng ở Mỹ 2008 đã đánh mạnh vào hệ thống ngân hàng Châu Âu. Sự suy giảm đã xô ngã hệ thống ngân hàng Châu Âu và lây lan qua thị trường tài chính và ngày càng nguy hại hơn. Cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu không những gây ra cơn chấn động rộng khắp khu vực tài chính của châu Âu và đe dọa nhấn chìm dự án đáng giá nhất của EU là đồng Euro, mà còn 15
  17. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 gây ra trận sóng thần khổng lồ đổ ập vào đời sống chính trị của khu vực. Liệu những căng thẳng hiện nay đối với đồng Euro sẽ chỉ tạm thời hay sẽ là dấu chấm hết cho 10 năm tồn tại? Dựa vào các bài nghiên cứu, nhóm chúng tôi ủng hộ lập luận của kịch bản “Đồng Euro sẽ tiếp tục tồn tại nhưng có sự rút lui của các nước ngoại vi”. Tuy nhiên mọi chuyện vẫn còn đang ở phía trước. Việc bây giờ chúng ta có thể làm là chờ đợi… 16
  18. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 CHỮ VIẾT TẮT ***** 1. ABS: As set backed security. 2. ABCP: Asset-backed commercial paper. 3. AIG: American International Group. 4. BIS: Bank for International Settlements . 5. CDO: Collateralized debt obligation 6. CDS: credit default swap. 7. IMF: The International Monetary Fund. 8. ECB: the European Central Bank. 9. EFSF: European Financial Stability Facility. 10. EU: European Union. 11. FED: The Foundation for Enterprise Development. 12. G20: the Group of Twenty Finance Ministers and Central Bank Governors. 13. MBS: Morgage backed security. 14. SIV: Structured investment vehicle 15. TARP: Troubled Assets Relief Program. 17
  19. Tài Chính Quốc Tế GVHD: T.S. Nguyễn Khắc Quốc Bảo TH: Nhóm 5_NH6_K20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ***** 1. Anders Aslund (06/2011); Lessons from the East European Financial Crisis, 2008– 2010; 2. Christian Leuz, Anil Kashyap, Roger Craine; Circling the Drain: Can the Euro Be Saved, Or Is It Doomed? A Freakonomics Quorum; 3. Dwyer Gunn (11/ 2011); http://www.freakonomics.com/2011/11/30/circling-the- drain-can-the-euro-be-saved-or-is-it-doomed-to-die-a-freakonomics-quorum; 4. European Economy (2009); Economic Crisis in Europe: Causes, Consequences and Responses; 5. Fre d Moseley (2009); The U.S. economic crisis: Causes and solution; 6. Gavyn Davies (27/11/2011); Thinking the unthinkable on a euro break-up; 7. George Soros (13/10/2011); Does the Euro Have a Future? 8. Gerard Lyons (02/2012); The experts' view on the euro's future: it doesn't have one; 9. Iain Macwhirter (2008), Europe's looming crisis; 10. Isabela Massa, Jodie Keane and Jane Kennan (10/2011); The euro zone crisis: risks for developing countries; 11. James K. Jackson (24/06/2009); The Financial Crisis_Impact on and Response by The European Union; 12. Jeffry Friedan (2011); Europe’s Lehman moment; 13. Jeffry Friedan và Manzie D. Chinn (2010), Lost Decades: The Making of America's Debt Crisis and the Long Recovery, page 49-50; 14. Pat Dorsey (05/2011); A U.S and Europe Crises Comparison; 15. Pinyo (2008); What Caused The Economic Crisis Of 2008? 16. Roger Craine (30/11/2011_ Emeritus professor of economics at the University of California, Berkeley); 17. Sean Hyman (03/10/2011); Five-Year Fate of the Euro; 18. W. P. Carey School of Business (2011); Debt Crisis:Similarities, Differences and Lessons learned from the U.S. and Europe; 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
33=>0