Tiểu luận Kinh tế nguồn nhân lực: Năng suất lao động Việt Nam hiện nay
lượt xem 21
download
Nội dung tiểu luận gồm có 3 chương, được trình bày cụ thể như sau: Cơ sở lý thuyết của năng suất lao động; Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam; Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Kinh tế nguồn nhân lực: Năng suất lao động Việt Nam hiện nay
- KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC TIỂU LUẬN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY Sinh viên: Bạch Thị Thương Mã sinh viên: 18DH03126 Lớp: Kinh tế k5 Năm học 2020-2021
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 I. Giới thiệu vấn đề ............................................................................................................. 1 II. Tầm quan trọng của nâng cao năng suất lao động ....................................................... 2 III. Cấu trúc tiểu luận ......................................................................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................................... 2 Chương 1: Cơ sở lý thuyết của năng suất lao động ........................................................... 2 1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................................... 2 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ....................................................... 3 Chương 2: Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam.................................................. 4 2.1 Năng suất lao động toàn bộ nền kinh tế ....................................................................... 4 2.2 Năng suất lao động theo ngành kinh tế ........................................................................ 6 2.3 Năng suất lao động theo khu vực kinh tế ..................................................................... 9 2.4. Đánh giá nguyên nhân của thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam .................. 11 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam ...................... 13 3.1. Nhóm giải pháp cho khu vực doanh nghiệp .............................................................. 13 3.2. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách ..................................................................... 14 3.3. Nhóm giải pháp chung cho nền kinh tế ..................................................................... 14 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 16
- DANH MỤC VIẾT TẮT WTO- World trade organization: Tổ chức thương mại thế giới ASEAN-Association of Southeast Asian Nations:hiệp hội các nước Đông Nam Á GDP- Gross domestic product: Tổng sản phẩm quốc nội TFP- Total factor productivity: Năng suất nhân tố tổng hợp NSLĐ: năng suất lao động CNTT: công nghệ thông tin DN: doanh nghiệp DNNVV: doanh nghiệp nhỏ và vừa KHCN: khoa học công nghệ
- LỜI MỞ ĐẦU I. Giới thiệu vấn đề Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với nền kinh tê. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi quá trình chuyển đổi sâu rộng trong từng hướng đi nhằm phát triển kinh tế bền vững, hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nền kinh tế nước nhà đang từng bước thể hiện sức trỗi dậy và khát khao vươn xa hơn trên bảng chỉ số tăng trưởng của khu vực. Giai đoạn 2016-2020, kinh tế Việt Nam đạt được những bước phát triển quan trọng, gây tiếng vang trên thế giới. Việt Nam được đánh giá là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Đến năm 2020, Việt Nam vươn lên đứng thứ 4 trong ASEAN về quy mô GDP. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu tính theo sức mua tương đương, nền kinh tế Việt Nam đã vượt 1.000 tỷ USD. Vượt qua những khó khăn, thách thức, đặc biệt là dịch Covid-19, kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2016-2019 (4 năm đầu của kế hoạch 5 năm) đạt trung bình 6,8%, cao hơn hẳn mức trung bình của 5 năm 2011-2015 (5,91%). Năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 2,91% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương, thuộc hàng cao nhất thế giới. Theo dự thảo báo cáo chính trị dự kiến trình Đại hội Đảng lần thứ XIII, năng suất lao động giai đoạn 2016-2020 được cải thiện rõ nét. Đến năm 2020 năng suất lao động tăng gần 1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng cao, bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 45,21%, vượt mục tiêu đặt ra (30-35%). Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016-2019, khi chưa chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, mức đóng góp của TFP đạt tới gần 46%, cao gấp rưỡi giai đoạn trước. Năng suất của các nhân tố tổng hợp TFP- Total factor productivity là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động, nhờ vào tác động của các nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lí hóa sản xuất, cải tiến quản lí, nâng cao trình độ lao động… Trong đó hiểu quả sử dụng lao động được ám chỉ thông qua thuật ngữ “năng suất lao động”. Năng suất lao động là chỉ tiêu liên quan đến yếu tố nguồn nhân lực và khoa học công nghệ, tức là yếu tố con người và kỹ thuật trong quá trình sản xuất. “Năng suất lao động” luôn là đề tài quan trọng cần được lựa chọn đánh giá và nghiên cứu nó là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh tình hình phát triển và mức độ tăng trưởng của quốc gia qua các giai đoạn. 1
- II. Tầm quan trọng của nâng cao năng suất lao động Năng suất lao động là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Tăng năng suất lao động là nâng cao được chất lượng cuộc sống và đảm bảo một xã hội tốt đẹp hơn. Ở cấp độ quốc gia, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, năng suất lao động xã hội là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế. Vai trò của năng suất lao động càng được khẳng định khi nền kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, nhiều nước phát triển đã định hướng cách thức phục hồi nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất lao động. Tổ chức lao động quốc tế ILO-International labour organization tại Việt Nam cho rằng có ít nhất 4 lí do tăng năng suất lao động là quan trọng đối với nước ta trong thời đại mới: Thứ nhất, nó thúc đẩy nền kinh tế Thứ hai, năng suất lao động ảnh hưởng đến tất cả mọi người Thứ ba, thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam Thứ tư, dân số già trong tương lai và hội nhập kinh tế cần được xem xét Vì vậy, có thể nói nâng cao Năng suất lao động quyết định một nền kinh tế có đang và sẽ phát triển bền vững hay không . III. Cấu trúc tiểu luận Tiểu luận gồm 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý thuyết của năng suất lao động Chương 2: Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động Việt Nam PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý thuyết của năng suất lao động 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm năng suất lao động Theo cách tiếp cận của giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực: “Năng suất lao động được hiểu là hiểu quả hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian.” Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. 2
- Theo C.Mác, năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Theo cách tiếp cận của tổ chức lao động quốc tế ILO: “Năng suất lao động là một chỉ số kinh tế quan trọng có liên quan chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, khả năng cạnh tranh và mức sống trong một nền kinh tế. Năng suất lao động thể hiện tổng khối lượng sản lượng (đo lường về Tổng sản phẩm quốc nội, GDP) được sản xuất trên một đơn vị lao động (đo lường về số lượng người có việc làm hoặc số giờ làm việc) trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này cho phép người sử dụng dữ liệu đánh giá mức đầu vào gdp so với lao động và tốc độ tăng trưởng theo thời gian, do đó cung cấp thông tin chung về hiệu quả và chất lượng vốn nhân lực trong quá trình sản xuất cho một bối cảnh kinh tế và xã hội nhất định, bao gồm các đầu vào bổ sung và đổi mới khác được sử dụng trong sản xuất.” Từ các khái niệm trên, công thức chung để tính năng suất lao động được thành lập như sau: W=Q/T hoặc t=T/Q Trong đó: W: năng suất lao động Q: Tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra T: Tổng khối lượng thời gian lao động hao phí t: lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm 1.1.2 Tăng năng suất lao động Tăng năng suất lao động là: “ Sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, một sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, sao cho lượng lao động ít hơn mà lại sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn”. Ý nghĩa của tăng năng suất lao động - Là con đường tăng tổng sản phẩm xã hội không có giới hạn, con đường làn giàu cho mỗi quốc gia và từng thành viên trong xã hội. - Tạo cơ hội giảm bớt thời gian hao phí lao động vào quá trình sản xuất vật chất, làm tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, tạo cơ hội cho con người phát triển toàn diện. - Là cơ sở vật chất cho sự tiến bộ xã hội bao gồm tích lũy tái sản xuất và tăng cường quỹ tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của xã hội. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 3
- Dựa vào nội dung và bản chất của năng suất lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động được chia thành 3 nhóm cơ bản: - Nhân tố vật chất kỹ thuật được gắn chặt với trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ, hoàn thiện công cụ và tư liệu lao động. - Nhân tố tổ chức sản xuất, tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, bao gồm yếu tố kinh tế xã hội gắn liền với cơ cấu lao động, trình độ lành nghề, điều kiện lao động, chế độ sở hữu, cường độ lao động, hiệu quả kích thích lao động và sự quan tâm tới kết quả sản xuất cuối cùng, tức là tất cả liên quan đến con người và quan hệ con người với lao động. - Các nhân tố gắn liền với điều kiện tự nhiên Chương 2: Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam 2.1 Năng suất lao động toàn bộ nền kinh tế Những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam liên tục gia tăng cả về giá trị và tốc độ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Năm 2019, NSLĐ của Việt Nam đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4,792 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018). Theo sức mua tương đương (PPP) 2011, NSLĐ Việt Nam năm 2019 đạt 11.757 USD, tăng 1.766 USD; tăng 6,2% so với năm 2018, là năm có mức tăng NSLĐ cao nhất trong giai đoạn 2016-2019. Điều này đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng NSLĐ cao nhất trong khu vực. 1000USD/LĐ/1y 6 Năng suất lao động Việt Nam 2016-2020 4.52 4.792 5.081 4.166 3.853 4 2 0 2016 2017 2018 2019 2020 1000USD/LĐ/1Y Theo tính toán của nhóm nghiên cứu và tham khảo từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động năm 2020 của Việt Nam tăng 5,4% so với năm 2010, đạt mức 117,94 triệu đồng/lao động theo giá hiện hành (tương đương 5.081 USD/lao 4
- động). Mức tăng này ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây nhưng có cao hơn khi so sánh với các quốc gia trong khu vực do diễn biến của dịch covid-19. Bên cạnh đó, bình quân giai đoạn 2016 – 2020, năng suất lao động Việt Nam tăng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Mặc dù có mức tăng trưởng năng suất lao động cao, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020, theo ước tính của ILO, vẫn thấp hơn 7 lần so với Malaysia, 4 lần so với Trung Quốc; 3 lần so với Thái Lan, 2 lần so với Philippines và 26 lần so với Singapore. Báo cáo 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) cũng cho thấy, năng suất lao động Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm. Asia Năng suất lao động Các nước Châu Á 2019 90000 81060 77490 80000 (Theo ppp 2011)- đơn vị usd 70000 60000 50000 40000 29363 30000 20000 13817 10000 0 Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Việt Nam Asia Theo báo cáo thường niên của ILO năm 2019 năng suất lao động nước ta tính theo chỉ số giá tiêu dùng ppp 2011 là 13.817$, trong khi đó Nhật Bản ở con số 77.490$ gấp 5,6 lần, Hàn Quốc gấp 5,8 lần và Trung Quốc gấp 2,1 lần. Việt Nam có xuất phát điểm thấp nên bị tụt lại phía sau trên bản đồ kinh tế Châu lục. Tuy những năm gần đây năng suất lao động nước ta đã có sự tăng trưởng rõ rệt nhưng nhìn chung khoảng cách còn quá xa so với các nền kinh tế lớn. Là một nước đi sau, chúng ta có nhiều cơ hội hơn để học hỏi cũng như khắc phục những nhược điểm của các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, việc đuổi kịp các nước đồng thời phát triển một cách bền vững trong từng bước đi, độc lập trên con đường của riêng mình cũng là thách thức lớn. So sánh chỉ số này với nước bạn Lào có cùng xuất phát điểm, chúng ta đang ở vị trí thấp hơn (thấp hơn 1070$). Rõ ràng, chúng ta cần cố gắng hơn nữa trong tiến trình này để không bị bỏ lại phía sau. 5
- Asean 180000 159680 Sản lượng trên mỗi lao động 2019 160000 ( theo ppp 2011 )- đơn vị usd 140000 120000 100000 80000 59364 60000 40000 33502 14887 13817 20000 0 Singapore Thailand Laos Malaysia Việt Nam Axis Title Asean 2.2 Năng suất lao động theo ngành kinh tế Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất là 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ cao nhất chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% .(Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%). Cơ cấu kinh tế năm 2020 -đơn vị % 9.8 14.85 41.63 33.72 Nông, lâm nghiệp, thủy sản công nghiệp và xây dựng dịch vụ thuế sản phẩm 6
- Tốc độ tăng năng suất của các ngành giai đoạn 2016-2020 Ngành 2016 2017 2018 2019 2020 Nông, lâm, thủy sản 1,36% 2,90% 3,76% 2,01% 2,68% Công nghiệp và xây 7,57% 8,00% 8,85% 8,90% 3,98% dựng Dịch vụ 6,98% 7,44% 7,03% 7,3% 2,34% Bảng 1- Nguồn: Tổng cục thống kê Tình hình tăng trưởng của các ngành kinh tế qua các năm thể hiện mức tăng cao hơn ở 2 ngành là dịch vụ, công nghiệp và xây dựng ( trung bình từ 7-9%). Cá biệt năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 tác động xấu đến nền kinh tế chung toàn cầu, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh. Tuy vậy ở ngành nông, lâm, thủy sản tốc độ tăng trưởng vẫn tăng, 2 ngành còn lại tuy giảm nhưng vẫn ở con số dương là một kết quả đáng ghi nhận trước tình hình khó khăn hiện tại. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc quý IV/2020 ước tính 54 triệu người. Trong đó, tính chung cả năm 2020, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người, bao gồm 17,5 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 7,2% so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng 16,5 triệu người, tăng 0,3%; khu vực dịch vụ 19,4 triệu người, tăng 0,1%. Quy mô lao động 2020-đơn vị triệu lđ 17.5 19.4 16.5 Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Số liệu trên cho thấy lao động phân bố tương đối đồng đều ở cả 3 ngành. Lớn nhất là dịch vụ ( 19,4 trlđ), tiếp đến là nông, lâm, thủy sản ( 17,5 trlđ) với mức chênh lệch không cao ( 1,9 trlđ), thấp nhất là công nghiệp và xây dựng ( 16,5 trlđ) thấp hơn so với nông, lâm, thủy sản 1trlđ. Xu hướng chuyển dịch tăng lao động các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm lao động các ngành nông, lâm, thủy sản, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn thấp và chưa bền vững. 7
- a. Ngành nông, lâm, thủy sản Mặc dù khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân đều nhưng năng suất lao động vẫn thuộc nhóm thấp nhất châu Á và có mức NSLĐ thấp nhất trong các khu vực kinh tế, đến năm 2018 theo giá hiện hành đạt 39,8 triệu VND/lao động, chỉ bằng 38,9% NSLĐ của toàn nền kinh tế, bằng 30,4% NSLĐ của khu vực công nghiệp và xây dựng, bằng 33,7% khu vực dịch vụ. Trong các nước ASEAN, NSLĐ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của Malaysia cao gấp 11,9 lần; Indonesia cao gấp 2,4 lần; Thái Lan cao gấp 2,1 lần và Philippine cao gấp 1,8 lần mức NSLĐ của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu khiến năng suất lao động của ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn thuộc nhóm thấp nhất châu Á là do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của nông dân thấp, thể trạng người nông dân còn thấp và yếu, lao động trực tiếp trên đồng ruộng chủ yếu là người có tuổi và trẻ nhỏ. b. Ngành công nghiệp Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng qua các năm khá cao, tuy nhiên có xu hướng chững lại. Đánh giá về thực trạng công nghiệp Việt Nam có nhiều điểm tắc nghẽn lớn khiến cho tốc độ tăng trưởng chậm lại và chưa thực sự bền vững. Thứ nhất, tăng trưởng công nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và công nghệ, lao động có kỹ năng.Thứ hai, một số ngành công nghiệp chủ đạo chưa được tổ chức theo mô hình chuỗi giá trị, đặc biệt là các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Việt Nam chỉ tham gia được ở các công đoạn có giá trị gia tăng thấp như gia công, lắp ráp, không chủ động được nguồn cung cho sản xuất, đặc biệt là đối với. Thứ ba, đầu tư trong công nghiệp chưa đi vào chiều sâu, việc thu hút và tận dụng nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ; các doanh nghiệp công nghiệp nội địa quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh nhìn chung còn thấp; phân bố không gian của các ngành công nghiệp chưa hiệu quả, vấn đề ô nhiễm môi trường… c. Ngành dịch vụ Năm 2020, lao động đang làm việc trong khu vực dịch vụ là 19,4 triệu người, tăng gần 0,1%. Chuyển dịch lao động tiếp tục theo xu hướng từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ với tỷ trọng lao động tương ứng trong các khu vực năm 2020 là: 32,8%; 30,9%; 36,3% (năm 2019 tương ứng là 34,5%; 30,1% và 35,4%). Như vậy, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khu vực của nền kinh tế và có xu hướng tăng. Tuy vậy, thực tế hiện nay, nguồn nhận lực dịch vụ còn bất cập cả về chất lượng và số lượng. Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT). Tuy nhiên, hiện mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp. Mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực CNTT lớn như vậy nhưng theo ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM - HCA, hiện nay, các chương trình đào tạo ngành CNTT trong nước được cho là chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển 8
- của xã hội, đặc biệt là trong việc đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Hiện chỉ có khoảng 27% lao động CNTT là có thể đáp ứng yêu cầu. Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp (DN) logistics và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 200.000 nhân lực. Trong khi đó, khả năng đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực logistics chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của thị trường nên có thể nói nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam đang thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.( số liệu năm 2021) Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ngoài khó khăn về vốn, DN logistics Việt Nam đang phải đối mặt với tình hình thiếu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lao động được đào tạo bài bản trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội, số lao động được đào tạo bài bản về dịch vụ logistics chỉ chiếm khoảng 5 - 7% số lao động hiện đang làm việc trong lĩnh vực này. Ngoài ra các ngành dịch vụ khác cũng đang gặp vấn đề về nguồn nhân lực như marketing, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán…là những ngành mới, đang tạo nên những “cơn sốt” nhân lực hiện nay, có tiềm năng phát triển lớn và được xem là đòn bẩy cho nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), xếp hạng 63/140 nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số về nhân lực và thị trường lao động lại sụt giảm 10 bậc, từ vị trí 37 xuống vị trí 47. Trong khối ASEAN, chỉ số về nhân lực và thị trường lao động của Du lịch Việt Nam xếp thứ 6, xếp trên Lào (hạng 67) và Campuchia (hạng 95), xếp sau Singapore (hạng 5), Malaysia (hạng 15), Thái Lan (hạng 27), Philippines (hạng 37) và Indonesia (hạng 44). Điều đáng nói là chỉ số về nhân lực và thị trường lao động của hầu hết cả quốc gia khối ASEAN đều tăng, chỉ có Việt Nam và Lào bị sụt giảm thứ bậc trên bảng xếp hạng. phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức: sự phân bố lao động du lịch không đồng đều giữa các vùng, miền, địa phương trong cả nước dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa thừa giữa các vùng, miền và địa bàn trọng điểm du lịch; lao động chưa qua đào tạo chính quy và lao động trái ngành đang chiếm tỷ trọng lớn hơn số lao động được đào tạo chính quy về du lịch; ngoài ra, nhân lực ngành có khả năng sử dụng thành thạo máy tính và các thiết bị công nghệ phục vụ công việc, nhưng chủ yếu là các công việc giản đơn và số này tập trung chủ yếu ở khối cơ quan quản lý du lịch cấp cơ quan, chính quyền và ở các doanh nghiệp đặt tại các thành phố lớn,… Ảnh hưởng của đại dịch covid-19 với ngành du lịch năm vừa qua đòi hỏi sự chuyển biến sâu sắc và hướng đi mới thách thức hơn. 2.3 Năng suất lao động theo khu vực kinh tế Các khu vực kinh tế chính của Việt Nam gồm: Doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi, khu vực tư nhân và nước ngoài ngày càng đóng vai trò trụ cột, hiện đang chiếm 90% lực lượng lao động, 80% giá trị sản xuất công nghiệp, 70% GDP và khoảng 65% tổng đầu tư xã hội. 9
- Khu vực kinh tế tư nhân-cột trụ của nền kinhh tế đang lớn mạnh từng ngày. Đến năm 2018, ước lực lượng này đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên. Khu vực này cũng tạo nhiều việc làm mới, đặc biệt là số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Năm 2019, số lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm 83,3% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của cả nước, tương đương gần 45,2 triệu người (năm 2017 là 44,9 triệu người). Tuy nhiên,khu vực tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ(chiếm 95% tổng số doanh nghiệp đăng kí-năm2020), đa phần làm dịch vụ, chỉ khoảng trên 20% là hoạt động sản xuất; trên 40% DN có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/1 năm; 85% DN có doanh thu dưới 2 tỷ đồng/năm. Trong cộng đồng DN Việt Nam, trên 95% là DNNVV-doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô nhỏ nên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thị trường toàn cầu do các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia chi phối. Điển hình các khó khăn chung DNNVV đang gặp phải như: Tình trạng thiếu vốn, khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của DNNVV Việt Nam; Máy móc, thiết bị đang được sử dụng ở các DN Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2%; Các DN Việt Nam đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chỉ khoảng 0,2% - 0,3% tổng doanh thu... Trình độ thiết bị công nghệ trong các DNNVV ngoài nhà nước chỉ bằng 3% mức trang bị kỹ thuật trong các DN lớn... Bên cạnh đó, một trong những thách thức rất lớn của DN Việt Nam là chất lượng nhân lực thấp. Đội ngũ chủ DN, cán bộ quản lý DN rất thiếu kiến thức quản trị và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý. Đa số các chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạo bài bản, trang bị kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp, kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Điều này thể hiện rõ trong việc nhiều DN chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp… Tất cả các yếu tố hạn chế trên đều phản ánh năng lực cạnh tranh của DN. Chiến lược công nghiệp hóa hướng vào thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng trưởng đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 14,4 tỷ USD năm 2000 lên 264,2 tỷ USD năm 2019, chiếm 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu bị chi phối bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI vượt qua doanh nghiệp nội địa, khoảng cách này ngày càng mở rộng cho thấy sự phụ thuộc ngày càng lớn vào các doanh nghiệp FDI, trong xuất khẩu chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo. 10
- Khoảng cách về NSLĐ giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam là trên 30% (tính toán của Viện Năng suất Việt Nam năm 2019). Khoảng cách này liên quan đến quyền sở hữu cũng như trình độ công nghệ. Đây cũng là một hạn chế đối với vấn đề tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam. 2.4. Đánh giá nguyên nhân của thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam -Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến NSLĐ của nước ta vẫn ở mức thấp, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu. 2.4.1 Nguyên nhân khách quan -quy mô kinh tế của nước ta còn nhỏ, xuất phát điểm thấp. So với quy mô GDP của các nước ASEAN, quy mô kinh tế nước ta chỉ cao hơn Lào, Brunei, Campuchia, Myanmar; thấp hơn các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore. Năm 2017, 2018 quy mô GDP theo giá hiện hành của Việt Nam đạt 223,7 tỷ USD và 245,2 tỷ USD, gấp 18,5 lần và 18,1 lần quy mô GDP Brunei (12,1 tỷ USD; 13,5 tỷ USD), gấp 13,28 lần và 13,52 lần quy mô GDP Lào (16,9 tỷ USD; 18,0 tỷ USD), gấp 10,1 lần và 10,0 lần quy mô GDP của Campuchia; chỉ bằng 0,22 lần và 0,24 lần quy mô của GDP Indonesia (1015,5 tỷ USD; 1.042,2 tỷ USD); bằng 0,71 lần và 0,69 lần quy mô GDP Malaysia (318,96 tỷ USD; 358,58 tỷ USD) và đều bằng 0,49 lần quy mô GDP Thái Lan (455,2 tỷ USD; 505,0 tỷ USD). GDP năm 2019 đạt trên 267 tỷ USD, ước đạt 271,2 tỷ USD vào năm 2020. 2.4.2 Nguyên nhân chủ quan -Xét về tốc độ tăng NSLĐ thì chúng ta có tăng, nhưng xét về mặt giá trị tuyệt đối thì Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với các nước ASEAN. NSLĐ được đo bằng tổng hòa nhiều yếu tố, gồm có yếu tố vĩ mô như quy mô nền kinh tế, thể chế, cơ chế chính sách…, hay yếu tố vi mô như quy mô, nội lực của doanh nghiệp, khả năng ứng dụng những thành tựu KHCN vào sản xuất kinh doanh; chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng của người lao động, khả năng sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp… các chủ thể sử dụng lao động, đã tác động đến việc tăng NSLĐ và các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới sự tăng lên hoặc giảm đi của NSLĐ. -sản xuất công nghiệp của Việt Nam hiện nay nhìn chung vẫn đang tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất ở công đoạn cuối cùng, đem lại giá trị gia tăng thấp; động lực trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của chúng ta hiện nay vẫn đang chủ yếu được thúc đẩy bởi khu vực FDI, chiếm xấp xỉ 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước- Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trong phiên thảo luận sáng 28-1 tại ĐH XIII. - tính bền vững trong phát triển sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh thế giới ngày càng có những diễn biến phức tạp hơn, nhanh hơn và khó đoán định hơn trước. Ngoài ra, chi phí thương mại của Việt Nam vẫn đang còn cao hơn mức trung bình của ASEAN về chi phí logistics và việc tổ chức, phân bố không gian phát triển các ngành công nghiệp chưa khai thác tốt lợi thế cạnh 11
- tranh của các vùng; chưa hình thành được nhiều cụm ngành công nghiệp chuyên môn hóa để liên kết phát triển theo chuỗi. - cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, chậm chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ.Cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 10 năm vừa qua mặc dù có sự chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp - dịch vụ, giảm nông nghiệp, song tốc độ giảm của khu vực nông lâm thuỷ sản khá chậm, từ 19,57% năm 2011 xuống còn 14,42% vào năm 2020. Công nghiệp - dịch vụ có tăng nhưng chưa bền vững. - Sản xuất nông nghiệp chưa thực sự đạt hiệu quả cao, tương xứng với tiềm năng. Trong những năm qua, nông sản luôn là nhóm hàng chủ lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, nông nghiệp đã thể hiện thế mạnh không thể phủ nhận nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của thị trường, sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. - tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và lao động khu vực phi chính thức còn chiếm tỷ lệ cao, trong khi NSLĐ trong khu vực này ở nước ta thấp. Máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ sản xuất, kinh doanh còn lạc hậu. Thêm vào đó, chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động vẫn tiếp tục bị dồn nén trong khu vực nông nghiệp, nông thôn với năng suất thấp. - NSLĐ thấp còn phải kể đến chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đến tăng NSLĐ. Nguồn nhân lực của chúng ta đang có sự gia tăng nhưng quy mô không lớn như trước do chúng ta đã bước vào giai đoạn già hoá dân số. Chất lượng nguồn nhân lực tuy có sự cải thiện, nâng cao, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ của Việt Nam hiện đạt khoảng 23% năm 2019 so với 53% của Indonesia, 51% của Philippines… Nhân lực phân bố không đồng đều giữa các ngành/lĩnh vực và theo vùng miền. Nước ta còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Chuyên môn, tay nghề, kỹ năng cứng, mềm chưa cao, đặc biệt nhân lực ở nước ta chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0. Việc làm chủ công nghệ của chúng ta đang thua kém so với các nước. Đây là nguyên nhân nổi bật tác động rất lớn đến việc nâng cao NSLĐ. - Ông Phạm Mạnh Thùy, Trưởng Ban Chiến lược Phát triển nhân lực và xã hội, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Việt Nam đang tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp. TFP năm 2019 chỉ đóng góp khoảng 19,5% vào tăng trưởng; bình quân cả giai đoạn 2011-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP là 37,5%. 12
- Việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0 trong quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lượng doanh nghiệp của chúng ta ít, đặc biệt có khoảng trên 90% là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Chúng ta đang thiếu những doanh nghiệp lớn dẫn dắt thúc đẩy phát triển. Hiện nay đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam cho KHCN thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Hoạt động KHCN chủ yếu được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra, chúng ta còn tồn tại một số “điểm nghẽn” và “rào cản” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính chậm được khắc phục. Đứng trước thực trạng về NSLĐ thấp của Việt Nam, chúng ta cần tích cực tìm giải pháp tối ưu để nâng cao NSLĐ, tạo tiền đề để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước nhà. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam Để nâng cao NSLĐ, có một số giải pháp cần được đặc biệt quan tâm: 3.1. Nhóm giải pháp cho khu vực doanh nghiệp Khu vực doanh nghiệp chiếm vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế; nâng cao NSLĐ khu vực doanh nghiệp đóng vai trò quyết định tới việc nâng cao NSLĐ của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, các doanh nghiệp cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau: - Cần xác định chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế và sở trường, năng lực tài chính của doanh nghiệp. Lựa chọn quy mô phù hợp, phát triển những sản phẩm mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Giữ vững các thị trường truyền thống và từng bước thâm nhập vào các thị trường hoặc những phân đoạn thị trường cao cấp. - Đổi mới tư duy để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc ứng dụng các công nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới có điều chỉnh cho phù hợp vớiđặc thù và văn hóa của doanh nghiệp Việt Đẩy mạnh việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Có chiến lược và thực thi chiến lược nâng cao NSLĐ thông qua chú trọng tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ; tập trung đầu tư nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, quản trị doanh nghiệp. - Tập trung đào tạo kỹ năng cho người lao động; tổ chức lại lao động, trong đó chú trọng kết hợp hiệu quả giữa lao động và người máy theo từng công đoạn sản xuất, giúp tăng NSLĐ. Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và đổi mới biện pháp quản lý,điều hành doanh nghiệp… Các doanh nhân phải chủ động nâng cao trình độ, cập nhật tri 13
- thức, nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý, năng động, sáng tạo tìm kiếm phương pháp làm việc mới và hiệu quả, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. - Cung cấp sản phẩm hướng tới nhu cầu của người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất và kinh doanh dựa trên số hóa, tích hợp công nghệ tiên tiến. 3.2. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách - Chính phủ sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia, trong đó thiết lập một cơ quan thường trực, chuyên sâu về năng suất lao động có nhiệm vụ phối hợp các động lực tăng năng suất quốc gia của Việt Nam. Cử các đoàn sang học tập kinh nghiệm của Xin-ga-po, Nhật Bản và Hàn Quốc để áp dụng vào Việt Nam. - Xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để năng suất lao động của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực. - Phát động phong trào tăng năng suất trong tất cả các khu vực của nền kinh tế; chọn một số lĩnh vực (may mặc, sản xuất máy móc thiết bị, điện tử), một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Chọn một tháng trong năm là “Tháng Năng suất Quốc gia” nhằm thúc đẩy phong trào tăng năng suất lao động, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của toàn xã hội đối với việc thúc đẩy tăng năng suất lao động. - Ban hành và thực thi các giải pháp mang tính đột phá, tạo áp lực để các tổ chức kinh tế tiếp cận, ứng dụng công nghệ, từng bước nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của các chính sách đổi mới, tạo môi trường chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhằm tăng NSLĐ với các sản phẩm mới, công nghệ cao. - Hỗ trợ doanh nghiệp tạo liên kết chặt chẽ với khu vực FDI, tăng cường chuyển giao công nghệ, tăng tỷ lệ nội địa hóa, tỷ trọng cung ứng sản phẩm, linh kiện, chi tiết nội địa cho các doanh nghiệp FDI. - Cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường, phù hợp giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động. Tăng cường chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong các doanh nghiệp, nhất là lao động trong các khu công nghiệp. - Đổi mới phương thức thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. 3.3. Nhóm giải pháp chung cho nền kinh tế - Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ, tri thức và sáng tạo. 14
- - Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp thực tế, gắn với thị trường và thích nghi biến đổi khí hậu. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là công nghệ sinh học, phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn để chuyển nhanh lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao hơn. - Tập trung phát triển sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ cao, tự động hóa, giảm dần các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, khoáng sản và lao động giản đơn. Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ; chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp từ sản xuất dựa vào lao động sang dựa vào công nghệ, hàng hóa có giá trị gia tăng cao. - Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, liên kết với các tập đoàn nước ngoài. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ phát triển sản phẩm mới, tham gia đấu thầu mua sắm công, tạo thị trường hỗ trợ phát triển. - Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ; phát triển đầy đủ thị trường khoa học và công nghệ, tăng cường hiệu quả hoạt động các chợ công nghệ, chuyển giao công nghệ. - Giảm nhanh số lao động giản đơn, gia tăng số lao động có trình độ, tay nghề phù hợp bằng cách đổi mới phương thức, chương trình đào tạo, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, dạy nghề theo hướng hiện đại,... - Giải quyết có hiệu quả những bất cập liên quan đến quá trình đô thị hóa. Thúc đẩy sự phát triển của các đô thị loại 2 để tạo ra những cụm liên kết ngành. Có chính sách và giải pháp phù hợp với các đô thị loại 3 nhằm gắn các vùng nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp với khu vực doanh nghiệp để hình thành các trung tâm chế biến nông sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. KẾT LUẬN Chủ trương của nhà nước về cải thiện năng suất lao động lấy động lực từ đổi mới khoa học công nghệ, cải tiến phương thức sản xuất theo hướng hiện đại hóa trong bối cảnh cách mạng công nghệ số. Trong suốt quá trình thực hiện cải cách từ những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để chuyển đổi hệ thống đổi mới sáng tạo, tìm kiếm con đường tăng trưởng và phát triển bền vững. Theo xu hướng này, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và KH&CN. Chiến lược nêu rõ “Hướng trọng tâm hoạt động khoa học, công nghệ vào phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển theo chiều sâu góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021- 2030: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con 15
- người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. C.Mác và F.Ănghen, tập 3.NXB Chính trị Quốc gia, năm 1995. 2. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012),Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Tương vy(2021). Thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam. Báo quân đội nhân dân. 4. ILOSTAT(2019), Statistics on labour productivity, Labour productivity - ILOSTAT, 18/6/2021. 5. Tổng cục thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội quý IV và năm 2020 6. Tổng cục thống kê(2019), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2019. 7. Tổng cục thống kê(2018), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2018. 8. Kinh tế tư nhân Việt Nam: Động lực phát triển và những kỳ vọng mới(2020), Kinh tế tư nhân Việt Nam: Động lực phát triển và những kỳ vọng mới (tapchitaichinh.vn), 18/6/2021. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam - Giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
31 p | 3345 | 779
-
Tiểu luận triết học "Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia"
21 p | 786 | 263
-
Tiểu luận: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
31 p | 592 | 164
-
Tiểu luận: Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
27 p | 270 | 91
-
TIỂU LUẬN Phát triển nguồn nhân lực nông thôn để đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn Việt Nam
31 p | 373 | 90
-
Luận văn tốt nghiệp "Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân"
45 p | 227 | 68
-
Tiểu luận kinh tế chính trị: Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
28 p | 218 | 58
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình
26 p | 302 | 55
-
Tiểu luận:Kinh tế giáo dục
0 p | 172 | 52
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố Hải Phòng định hướng 2030
202 p | 18 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế tư nhân ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
26 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm
130 p | 17 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương
115 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại UBND huyện Châu Phú tỉnh An Giang
124 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nguồn lao động Việt Nam - Thực trạng và các nhân tố tác động
97 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
91 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục dự trữ Nhà nước Khu vực Bắc Thái
119 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn