intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố Hải Phòng định hướng 2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:202

19
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố Hải Phòng định hướng 2030" trình bày các nội dung chính sau: Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố Hải Phòng; Đánh giá được tác động của nguồn nhân lực tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng bằng mô hình ra quyết định dựa trên thử nghiệm và đánh giá (DEMATEL) kết hợp với lý thuyết mờ (Fuzzy logic theory).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố Hải Phòng định hướng 2030

  1. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG VŨ THANH TRUNG NGUỒN NHÂN LỰC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐỊNH HƯỚNG 2030 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2023
  2. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG VŨ THANH TRUNG NGUỒN NHÂN LỰC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐỊNH HƯỚNG 2030 Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Ngô Minh Hải 2. TS. Đinh Trọng Thắng Hà Nội - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Vũ Thanh Trung xin cam đoan luận án tiến sĩ “Nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố Hải Phòng định hướng 2030” là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện, không có sao chép bất hợp pháp nào từ các công trình nghiên cứu khác trong và ngoài nước; các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ; nội dung luận án chưa được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị hoặc đề tài nào khác. Hà Nội, ngày…….tháng…....năm 2023 Tác giả luận án Vũ Thanh Trung
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo và các thầy cô giáo của Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thiện các thủ tục hành chính để tôi có thể hoàn thành bảo vệ luận án của mình ở hội đồng bảo vệ các cấp. Đồng thời, Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy TS. Ngô Minh Hải và TS. Đinh Trọng Thắng, hai giáo viên hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và định hướng nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Hàng hải Việt nam, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên, góp ý khoa học trong thời gian qua. Cuối cùng, tôi xin được nói lời cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn ở bên cạnh, cổ vũ, động viên chia sẻ và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày…….tháng…....năm 2023 Tác giả luận án Vũ Thanh Trung
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................... xi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .............................................................................................. 6 1.1. Tổng quan các công trình và khoảng trống nghiên cứu ........................ 6 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực với phát triển bền vững của doanh nghiệp ............................................................................ .. 6 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 19 1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 21 1.1.4. Khoảng trống tiếp tục nghiên cứu trong luận án ........................................ 22 1.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................22 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 22 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 23 1.2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 23 1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 24 1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .........................................25 1.3.1. Cách tiếp cận và khung phân tích ............................................................... 25 1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp ........................................ 28
  6. iv 1.3.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua điều tra............ 28 1.3.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia ............................................................. 30 1.3.5. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu ................................................... 31 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN ......................................................................................................... 34 2.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực với phát triển bền vững doanh nghiệp cảng biển ......................................................................................................34 2.1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 34 2.1.2. Đặc điểm và phân loại nguồn nhân lực của doanh nghiệp cảng biển......... 38 2.1.3. Những yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực cho phát triển bền vững doanh nghiệp cảng biển ...................................................................................................... 41 2.2. Nội dung nghiên cứu về nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển ...............................................................................44 2.2.1. Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cảng biển......... 44 2.2.2. Nghiên cứu thực trạng phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển .. 45 2.2.3. Nghiên cứu tác động của nguồn nhân lực tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển ...................................................................................................... 45 2.2.4. Tiêu chí đánh nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển .................................................................................................................. 51 2.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển .................................................................... 56 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển................................................59 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................... 59
  7. v 2.3.2. Kinh nghiệm trong nước ............................................................................. 62 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển nguồn nhân lực hướng tới sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng .................................................. 64 Chương 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................................................................. 66 3.1. Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố hải phòng .....................................................66 3.1.1. Khái quát về doanh nghiệp cảng biển khu vực Thành phố Hải Phòng ...... 66 3.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong của các doanh nghiệp cảng biển khu vực Thành phố Hải Phòng .............................................................................................. 70 3.1.3. Mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực Thành phố Hải Phòng ................................................................................................................ 76 3.1.4. Đánh giá những thành tựu và hạn chế về phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng .................................................................................... 89 3.2. Đánh giá mức độ tác động của nguồn nhân lực tới phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển hải phòng bằng mô hình dematel mờ ............94 3.2.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu tác động của nguồn nhân lực tới phát triển bền vững doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng ..................................................... 94 3.2.2. Kết quả mô hình nghiên cứu tác động của nguồn nhân lực tới phát triển bền vững doanh nghiệp cảng biển khu vực Thành phố Hải Phòng ............................... 99 3.2.3. Đánh giá về tác động của nguồn nhân lực tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực Thành phố Hải Phòng qua kết quả mô hình…..106 3.3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển hải phòng 117 3.3.1. Cơ chế, chính sách của nhà nước............................................................... 117
  8. vi 3.3.2. Các yếu tố đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương .................................. 119 3.3.3. Các yếu tố đến từ doanh nghiệp ................................................................ 120 3.3.4. Các yếu tố từ người lao động ..................................................................... 121 3.4. Một số nhận xét rút ra từ phân tích thực trạng và yếu tố của nguồn nhân lực tác động tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố hải phòng. ................................................................... 122 3.4.1. Những kết quả đạt được về nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng ........................................................................ 122 3.4.2. Những hạn chế, bất cập về nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng ........................................................................ 123 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ................................................. 124 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ..................................................................... 130 4.1. Xu hướng phát triển cảng biển trong giai đoạn 2025 đến năm 2030 130 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ........................................................................................ 130 4.1.2. Bối cảnh trong nước................................................................................... 131 4.2. Quan điểm và định hướng phát triển của doanh nghiệp cảng biển Việt Nam đến năm 2030. ................................................................................... 132 4.2.1. Quan điểm phát triển ................................................................................. 132 4.2.2. Định hướng phát triển ................................................................................ 133 4.3. Giải pháp về nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố hải phòng ...................... 135 4.3.1. Cải thiện chất lượng nhân lực hiện tại ....................................................... 135
  9. vii 4.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tuyển dụng trong tương lai ................................................................................................................. 144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .......................................... 163 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 164
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LĐSX Lao động sản xuất LĐQL Lao động quản lý CTCP Công ty cổ phần TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn LNST Lợi nhuận trước thuế DTT Doanh thu thuần LNST Lợi nhuận sau thuế VĐT Vốn đầu tư NSLĐ Năng suất lao động NSXD Năng suất xếp dỡ DWT Deadweight tonnage - Trọng tải toàn phần ROA Return on Asset - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE Return on Equity - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS Return on Sale - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu RBT Resource based theory - Lý thuyết dựa trên nguồn lực DEMATEL Decision making trial and evaluation laboratory - Phương pháp ra quyết định thử nghiệm và đánh giá FDEMATEL Fuzzy decision making trial and evaluation laboratory - Phương pháp ra quyết định thử nghiệm và đánh giá mờ WPSP World Port Sustainability Program - Chương trình phát triển bền vững cảng biển thế giới AI Artificial Intellegence - Trí tuệ nhân tạo
  11. ix IoT Internet of things - Internet kết nối vạn vật CR Consistency Ratio - Tỉ số nhất quán RI Randomness Index - Chỉ số ngẫu nhiên SEM Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc GRI Global Report Initiatives - Tổ chức báo cáo sáng kiến toàn cầu SDGs Sustainable Developmenet Goals - Mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc MPA Maritime and Port Authority of Singapore (MPA) – Cơ quan quản lý cảng và hàng hải Singapore. ISC Integrated Simulation Centre – Trung tâm mô phỏng tích hợp FMSS Full Mission Shiphandling Simulators – hệ thống mô phỏng nhiệm vụ tiếp nhận tàu CMS Crisis Management Simulators- mô phỏng quản lý khủng hoảng VTS Vessels Traffic Simulators – mô phỏng hệ thống điều tiết tàu LCHS Liquid Cargo Handling Simulators – mô phỏng hệ thống xử lý hàng lòng ERS Engine Room Simulator – mô phỏng phòng điều khiển thiết bị SAR/GMDSS Search and Rescue/Global Maritime Distress and Safety Simulator – Hệ thống mô phỏng tìm kiếm cứu nạn/tình huống hàng hải khẩn cấp và an toàn
  12. x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thuộc tính mẫu khảo sát .......................................................................... 28 Bảng 1.2: Danh sách người trả lời phỏng vấn .......................................................... 31 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của nguồn nhân lực tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển ............................................................................ 56 Bảng 3.1: Quy mô doanh nghiệp cảng biển theo chiều dài cầu cảng và năng lực thông qua .................................................................................................................. 68 Bảng 3.2: Số lượng lao động trung bình của doanh nghiệp cảng biển (Người) ...... 70 Bảng 3.3: Kết quả đánh giá mức độ ưu tiên của các nhóm nhân tố của sự phát triển bền vững ................................................................................................................... 73 Bảng 3.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển ............ 77 Bảng 3.5: Các chỉ tiêu sinh lời của các doanh nghiệp cảng biển (%) ...................... 82 Bảng 3.6: Chỉ tiêu về đào tạo lao động .................................................................... 86 Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng năng lượng (Tỷ đồng) ................................................. 87 Bảng 3.8: Tổng chi phí điện năng và nhiên liệu (Tỷ đồng) ..................................... 88 Bảng 3.9: Đánh giá tác động của chỉ tiêu Nhân lực ................................................. 99 Bảng 3.10: Đánh giá tác động của nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ........................ 100 Bảng 3.11: Đánh giá tác động của nhóm chỉ tiêu hiệu quả môi trường ................. 101 Bảng 3.12: Đánh giá tác động của nhóm chỉ tiêu hiệu quả xã hội ......................... 103 Bảng 3.13: Kết quả đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa các tiêu chí.................... 103 Bảng 3.14: Mức độ tác động thuần (D-R) của các yếu tố theo mức độ giảm dần ..... 105
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Khung phân tích đánh giá tác động của nhân lực tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng ................................................................... 27 Hình 3.1: Loại hình doanh nghiệp cảng biển khu vực Hải Phòng ............................. 67 Hình 3.2: Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cảng............................ 67 Hình 3.3: Quy mô lao động của các doanh nghiệp cảng biển .................................. 69 Hình 3.4: Quy mô doanh nghiệp cảng biển theo vốn CSH ...................................... 70 Hình 3.5: Tỷ lệ lao động theo trình độ (%) .............................................................. 71 Hình 3.6: Cơ cấu lao động của doanh nghiệp cảng biển .......................................... 72 Hình 3.7: Số lượng sáng kiến trung bình tại các doanh nghiệp ................................. 75 Hình 3.8: Cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp ........................................................ 78 Hình 3.9: Lượng hàng hóa xếp dỡ (Triệu tấn) và tốc độ tăng trưởng ...................... 79 Hình 3.10: Năng suất xếp dỡ của các doanh nghiệp cảng biển................................ 79 Hình 3.11: Năng suất lao động (Triệu đồng) ........................................................... 80 Hình 3.12: Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp (Tỷ đồng) ............................... 81 Hình 3.13: Thu nhập trung bình của người lao động (triệu đồng/tháng) ................. 83 Hình 3.14: Chi tiêu cho khen thưởng và phúc lợi trung bình (Triệu đồng) ............. 83 Hình 3.15: Số vụ tai nạn lao động trung bình (ca/năm) ........................................... 84 Hình 3.16: Tỷ lệ lao động nam trong lực lượng lao động ........................................ 85 Hình 3.17: Mối quan hệ giữa các nhân tố ................................................................ 95 Hình 3.18: Các bước phân tích của phương pháp DEMATEL mờ.......................... 96 Hình 3.19: Tác động của trình độ chuyên môn tới các chỉ tiêu kinh tế ................. 107 Hình 3.20: Tác động của trình độ chuyên môn tới chỉ tiêu Xã hội ........................ 107 Hình 3.21: Tác động của trình độ chuyên môn tới hiệu quả môi trường ............... 109 Hình 3.22: Tác động của nhận thức về phát triển bền vững tới hiệu quả .............. 111 Hình 3.23: Tác động của nhận thức về phát triển bền vững tới hiệu quả môi trường112 Hình 3.24: Tác động của nhận thức về phát triển bền vững tới hiệu quả xã hội ... 112 Hình 3.25: Tác động của sự sáng tạo đến hiệu quả kinh tế .................................... 113
  14. xii Hình 3.26: Tác động của sự sáng tạo đến hiệu quả môi trường ............................. 114 Hình 3.27: Tác động của sự sáng tạo đến hiệu quả xã hội ..................................... 114 Hình 3.28: Tác động của thái độ làm việc, tính kỷ luật đến hiệu quả kinh tế ........ 116 Hình 3.29: Tác động của thái độ làm việc, tính kỷ luật đến hiệu quả môi trường . 116 Hình 3.30: Tác động của thái độ làm việc, tính kỷ luật đến hiệu quả xã hội ......... 116
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Cảng biển Hải Phòng là một trong hai cảng biển lớn nhất Việt Nam, là cửa ngõ kết nối quốc tế của miền Bắc. Cảng Hải Phòng sẽ kết nối khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc với vùng Tây Nam Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới. Chính vì thế cảng Hải Phòng đóng vai trò là đầu mối xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên vật liệu của khu vực miền Bắc (Bộ Công Thương, 2022). Sự thuận lợi trong lưu thông hàng hóa đã tạo động lực phát triển cho toàn vùng . Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua khu vực cảng biển Hải Phòng là hơn 113 tỷ đô chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Từ năm 2019 đến nay tổng giá trị xuất nhập khẩu của cảng Hải Phòng chiếm trên 30% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua 5 cảng lớn của Việt Nam (Bộ Công Thương, 2022). Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của cảng biển Hải Phòng mà nó đã được đầu tư trọng điểm về quy mô và công nghệ, hướng tới trở thành cảng biển hiện đại mang tầm quốc tế. Đến năm 2030 cảng biển Hải Phòng cùng với cảng Bà Rịa Vũng Tàu được định hướng thành một trong hai cảng biển đặc biệt Việt Nam. Doanh nghiệp cảng biển là bộ phận cấu thành nên khu vực cảng biển Hải Phòng. Các doanh nghiệp cảng biển sử dụng cơ sở vật chất bến cảng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và lợi ích cho xã hội. Chính hoạt động này đã giúp cho hàng hóa được lưu thông một cách thuận lợi giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cảng biển có tác động rất lớn tới hiệu quả kinh tế của địa phương và khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong những năm vừa qua lượng hàng hóa xếp dỡ tại các bến cảng tăng đều qua các năm đã tạo ra mức doanh thu và lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp cảng biển. Theo cục thống kê thành phố Hải Phòng, mức sản lượng đạt 168 triệu tấn
  16. 2 năm 2022 tăng 12% so với năm trước và doanh thu cảng biển tăng 13% đạt mức 6,6 nghìn tỷ. Các chỉ tiêu kinh tế khác như: lợi nhuận sau thuế, năng suất xếp dỡ cũng có xu hướng tăng đều nhưng tốc độ tăng đang giảm nhẹ qua từng năm. Bên cạnh sự tăng trưởng ấn tượng về khía cạnh kinh tế thì hoạt động khai thác cảng biển cũng gây ra những hiệu ứng tiêu cực về môi trường như là vấn đề ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp cảng biển cũng chưa có sự quản lý môi trường một cách hiệu quả: không đo lường mức độ ô nhiễm, chưa có bộ phận chuyên trách quản lý môi trường, không tái sử dụng các vật liệu,…Đồng thời cũng tạo ra những hiệu ứng tiêu cực về mặt xã hội như mức độ an toàn lao động chưa được cải thiện, chênh lệch giới tính trong các doanh nghiệp cảng biển còn cao,… Yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp cảng biển hiện nay đó là phải duy trì được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội. Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần phải hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Điều này cũng được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 36 – NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” đã đề ra mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, có sự phát triển bền vững, thịnh vượng. Đây chính là cơ sở để xây dựng chính sách phát triển cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cảng biển nói riêng. Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng mà doanh nghiệp cần phải phân bổ và sử dụng một cách hợp lý để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong những năm vừa qua doanh nghiệp cảng biển chứng kiến sự cải thiện về chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ lao động được cải thiện thể hiện thông qua cơ cấu trình độ lao động với tỉ lệ lao động phổ thông giảm dần, hoạt động đào tạo tăng cao. Sự sáng tạo của người lao động được phát huy và trạng thái sức khỏe luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp cảng biển cải thiện được hiệu quả kinh tế - lượng hàng, doanh thu, lợi nhuận và năng suất xếp dỡ,.. cải thiện. Đồng thời mức thu nhập của người lao động đã tăng lên theo từng năm, phúc lợi của người lao động cũng có sự cải thiện,… Tuy nhiên đội ngũ lao động
  17. 3 của doanh nghiệp cảng biển cũng còn hạn chế về nhận thức về vấn đề phát triển bền vững, tinh thần thái độ làm việc chưa có sự thay đổi theo hướng tích cực,... Đây là nguyên nhân cho những vấn đề về môi trường và xã hội như mức độ mất cân bằng giới tính còn cao, hiệu quả quản lý môi trường chưa có sự cải thiện như chưa quản lý mức độ xả thải, tỉ lệ vật liệu tái sử dụng còn thấp,…Có thể thấy nguồn nhân lực có những tác động nhất định tới khả năng hoàn thành được các mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển. Vai trò của nguồn nhân lực ngày càng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cảng biển nói riêng. Theo định hướng phát triển của Hiệp hội Cảng biển Đông Nam Á (APA) đưa ra thì phát triển bền vững trở thành một ưu tiên hàng đầu, một xu thế tất yếu. Các cảng biển trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam không phải là ngoại lệ. Cảng xanh và cảng thông minh là đại diện cho mô hình phát triển cảng biển bền vững, trong đó nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cảng biển. Theo quan điểm phát triển nhân lực của Cảng quốc tế Cái Mép thì các yếu tố cấu thành như trình độ của người lao động, nhận thức của người lao động về phát triển bền vững, sáng tạo, tính kỷ luật trong công việc,.. là yếu tố giúp doanh nghiệp cảng biển hướng tới phát triển xanh và bền vững (Giang, 2023). Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, có tác động lớn đến các mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của nguồn nhân lực tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tác giả Đoàn Tuấn Anh (2015), Phạm Đình Khối (2009), Jens M. Unger và cộng sự (2011), Rosa M. M. Castellanos và Maria Y. M. Martin (2011),… có nghiên cứu về tác động của nguồn nhân lực tới hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của doanh nghiệp. Moniko Sipa (2018), Renwick và cộng sự (2013),…cũng nghiên cứu tác động của sự sáng tạo của người lao động đối với các mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển. Ngoài ra cũng có nhiều nhiên cứu khác về tác động của nhận thức về phát triển bền vững, thái độ làm việc của người lao động tới từng khía cạnh sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp . Tuy nhiên
  18. 4 chưa có nghiên cứu nào đánh giá trực tiếp tác động của nguồn nhân lực tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển. Nhận thấy nguồn nhân lực có vai trò quan trọng với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cảng biển nói riêng. Đồng thời cũng chưa có những nghiên cứu cụ thể về những tác động tích cực của nguồn nhân lực tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển. Tôi đã quyết định nghiên cứu luận án “Nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố Hải Phòng định hướng 2030”. 2. Những điểm mới của luận án 2.1. Về khoa học 1) Luận án đã tổng hợp và làm rõ cơ sở lý luận về tác động các yếu tố của nguồn nhân lực bao gồm trình độ chuyên môn, nhận thức về phát triển bền vững, sự sáng tạo, thái độ và tính kỷ luật, trạng thái sức khỏe tới sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển. 2) Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố Hải Phòng 3) Đánh giá được tác động của nguồn nhân lực tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng bằng mô hình ra quyết định dựa trên thử nghiệm và đánh giá (DEMATEL) kết hợp với lý thuyết mờ (Fuzzy logic theory). Đây là phương pháp hiệu quả để đánh giá tác động của các nhân tố trong điều kiện chưa có lý thuyết chắc chắn về mối liên hệ giữa các nhân tố. 2.2. Về thực tiễn 1) Đánh giá thực trạng nhân lực và phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển và tác động của nguồn nhân lực tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển trong giai đoạn 2015 đến 2021. Trong đó tác động của các yếu tố của nguồn nhân lực được đánh giá theo ba mức độ: mạnh, trung bình và yếu.
  19. 5 2) Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển Hải Phòng để phân tích thực trạng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp cảng biển khu vực khác. 3) Kiến nghị những chính sách về nhân lực hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển định hướng 2030. 3. Kết cấu nội dung của luận án Luận án được kết cấu thành bốn chương với những nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đây về vấn đề nghiên cứu bao gồm: phát triển bền vững và phát triển bền vững doanh nghiệp cảng biển, tác động của nhân lực tới sự phát triển bền vững. Từ đó xác định được khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án Chương 2: Giới thiệu về cơ sở lý luận về phát triển bền vững và tác động của nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển. Xây dựng khung phân tích vai trò của nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố Hải Phòng. Chương 3: Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và một số chỉ tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển. Đồng thời sử dụng mô hình DEMATEL mờ để đánh giá tác động của nguồn nhân lực với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cảng biển khu vực thành phố Hải Phòng. Chương 4: Giới thiệu những bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp cảng biển và những định hướng phát triển của cảng biển Việt Nam đến năm 2030. Đề xuất một số giải pháp liên quan đến cải thiện chất lượng nhân lực để hướng tới sự phát triển bền vững.
  20. 6 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực với phát triển bền vững của doanh nghiệp 1.1.1.1. Trình độ chuyên môn của người lao động với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp 1) Tác động của trình độ chuyên môn đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) trong nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tập đoàn dầu khí Việt Nam đến năm 2025” đã đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực với sự phát triển của doanh nghiệp.. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và nhân tố khẳng định để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và cơ chế tác động của việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực với hiệu quả kinh tế của tập đoàn dầu khí. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực được cấu thành bởi trình độ người lao động, kỹ năng, thái độ làm việc và có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tập đoàn dầu khí. Đoàn Tuấn Anh (2015) trong nghiên cứu “Nâng cao chất lượng nhân lực của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam” đã đề cập đến vai trò nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Tác giả khẳng định nguồn nhân lực là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung . Các tiêu chí hình thành chất lượng nguồn nhân lực bao gồm trí lực, tâm lực và thể lực. Từ đó đề xuất một số những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành. Luận án tập trung vào khía
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2