intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Kinh tế vi mô: Nghiên cứu cung thị trường mặt hàng chè tại việt nam trong giai đoạn 2018 - 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

47
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Kinh tế vi mô "Nghiên cứu cung thị trường mặt hàng chè tại việt nam trong giai đoạn 2018 - 2020" gồm 3 chương chính. Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Cung hàng hóa; Chương 2: Thực trạng Cung mặt hàng chè tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020; Chương 3: Một số giải pháp đối với Cung thị trường mặt hàng chè tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Kinh tế vi mô: Nghiên cứu cung thị trường mặt hàng chè tại việt nam trong giai đoạn 2018 - 2020

  1. lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CUNG THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG CHÈ TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 Họ và tên sinh viên :Bùi Tấn Thành Mã sinh viên :1114050078 Lớp (niên chế) :D14QK02 Số thứ tự :50 Lớp tín chỉ :Hè2021_05 Giảng viên hướng dẫn :Đỗ Thị Mỹ Trang Hà Nội, Tháng 10/2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CUNG HÀNG HOÁ 2 1.1. Khái niệm Cung hàng hóa 2 1.2. Quy luật Cung 2 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Cung 2 1.3.1. Giá hàng hóa 2 1.3.2. Trình độ công nghệ 3 1.3.3. Chi phí sản xuất 3 1.3.4. Giá kỳ vọng 3 1.3.5. Chính sách của nhà nước 3 1.4. Thặng dư của người sản xuất 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG MẶT HÀNG CHÈ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020 5 2.1. Tình hình thị trường chè Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020 5 2.1.1. Tình hình sản xuất 5 2.1.2. Tình hình tiêu thụ trong nước 6 2.1.3. Tình hình xuất khẩu 7 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Cung mặt hàng chè tại Việt Nam 9 2.2.1. Tiến bộ công nghệ 9 2.2.2. Chi phí sản xuất 10 2.3. Đánh giá thực trạng Cung mặt hàng chè tại Việt Nam 11 2.3.1. Ưu điểm 11 2.3.2. Nhược điểm 11 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CUNG THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG CHÈ VIỆT NAM13 3.1. Định hướng phát triển thị trường chè tại Việt Nam 13 3.2. Một số giải pháp 13 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 HÌNH 1.1. ĐỒ THỊ ĐƯỜNG CUNG HÀNG HÓA 4 Bảng 2.1. Diện tích trồng chè của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 ..............................5 Biểu đồ 2.1. Sản lượng chè búp của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 ...........................6 Biểu đồ 2.2. Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 ......................................................................................................................7 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu chè xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 ......................8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 1 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là nước có lợi thế sản xuất chè. Đây cũng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hiện nay ngành chè không chỉ sản xuất ở trong nước mà còn vươn tầm ra thế giới. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có thể nói, trong những năm qua, ngành chè đã đem lại giá trị kinh tế lớn cho xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập và tác động của đại dịch Covid-19, ngành chè đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Cùng với đó, hoạt động sản xuất chè còn nhiều hạn chế bất cập. Do vậy, trong thời gian tới, ngành chè cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đổi mới quy trình sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu, hạn chế những bất cập, từng bước xây dựng phát triển ngành bền vững. Trên tinh thần đó, em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu Cung thị trường mặt hàng chè tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020” cho bài tiểu luận của mình để có thể nắm được thực trạng của thị trường, từ đó làm công tác đánh giá chỉ ra điểm mạnh để phát huy tối đa, làm rõ các khó khăn tạo cơ sở đưa ra các giải pháp khắc phục. Bài tiểu luận của em gồm ba phần chính: Chương I: Cơ sở lý thuyết về Cung hàng hóa Chương II: Thực trạng Cung mặt hàng chè tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020 Chương III: Một số giải pháp đối với Cung thị trường mặt hàng chè tại Việt Nam Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 2 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CUNG HÀNG HOÁ 1.1. Khái niệm Cung hàng hóa Cung về một loại hàng hoá cho ta biết số lượng hàng hoá mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng và bán ra tương ứng với các mức giá khác nhau. Trong kinh tế học, cung hàng hóa là một khái niệm cơ bản mô tả tổng số lượng hàng hóa nhất định có sẵn cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng thể hiện nhu cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sau đó làm cạn kiệt nguồn cung sẵn có, điều này thường sẽ dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu. 1.2. Quy luật Cung Quy luật cung có thể hiểu một cách đơn giản là khi giá của một loại hàng hoá tăng lên, đồng thời do các điều kiện vẫn không thay đổi (ví dụ: giá cả nguyên liệu, tiền lương, tiền thuê máy móc, trình độ công nghệ, … vẫn ở trạng thái như trước), nên lợi nhuận mà các nhà sản xuất thu được sẽ tăng lên. Điều này sẽ khuyến khích họ mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng bán ra. Tuy nhiên vẫn sẽ có những ngoại lệ nằm ngoài quy luật. Trong một số trường hợp, dù giá hàng hoá có tăng lên song lượng cung về hàng hoá trên, do giới hạn của những nguồn lực tương đối đặc thù, vẫn không thay đổi (ngay cả trong điều kiện các yếu tố khác có liên quan là giữ nguyên). 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Cung Cung của hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định nguồn cung. Nhìn chung, việc cung cấp một sản phẩm phụ thuộc vào giá của nó và các biến khác như chi phí sản xuất, công nghệ, chính sách của chính phủ, giá kì vọng. 1.3.1. Giá hàng hóa Giá có thể được hiểu là những gì người tiêu dùng sẵn sàng trả để nhận được hàng hóa, đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung. Trong nguyên lý cung cầu, khi giá của sản phẩm tăng lên, nguồn cung của sản phẩm cũng tăng và ngược lại. Đây có thể hiểu là sự dịch chuyển về giá. Trái lại, khi có bất kỳ dấu hiệu nào về việc tăng giá của sản phẩm trong tương lai thì nguồn cung trên thị trường ở thời điểm hiện tại sẽ giảm để thu được nhiều lợi nhuận hơn sau này. Ngược lại, nếu giá bán dự kiến giảm, nguồn cung trên thị trường hiện tại sẽ tăng mạnh. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 3 Bên cạnh đó, giá bán của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm. Ví dụ, nếu giá lúa mì tăng, nông dân sẽ có xu hướng trồng nhiều lúa mì hơn lúa gạo. Điều này có thể làm giảm nguồn cung gạo trên thị trường. Nhìn chung, giá cả là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm. 1.3.2. Trình độ công nghệ Sự thay đổi trong nguồn cung một phần là bởi những tiến bộ trong công nghệ giúp giảm chi phí sản xuất. Sự phát triển về khoa học công nghệ có thể cải thiện hiệu quả sản xuất và giúp cắt giảm chi phí sản xuất. Máy tính, tivi và thiết bị chụp ảnh là những ví dụ điển hình về tác động của công nghệ tới đường cung. Một chiếc máy tính bàn kích thước lớn từng có giá vài nghìn đô giờ đây có thể được mua với giá vài trăm đô với sự cải tiến về lưu trữ và bộ xử lý. Trong trường hợp này, nguồn cung cho máy tính trong thời đại ngày nay sẽ cao hơn nhiều so với trước đây. 1.3.3. Chi phí sản xuất Việc cung cấp sản phẩm và chi phí sản xuất có mối quan hệ trái ngược với nhau. Đối với các công ty, nếu chi phí sản xuất tăng, việc cung cấp sản phẩm sẽ phải thu hẹp lại để tiết kiệm tài nguyên. Ví dụ, trong trường hợp chi phí nhân công cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí nguyên liệu, thuế, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng lên, các nhà quản lý sẽ quyết định cung cấp một lượng sản phẩm thấp hơn cho thị trường hoặc dự trữ sản phẩm cho đến khi giá thị trường ổn định. 1.3.4. Giá kỳ vọng Khi ra quyết định cung ứng nào đó về một loại hàng hoá, những người sản xuất đã có một hình dung nhất định về mức giá trong tương lai của nó, đó là mức giá kỳ vọng. Khi mức giá kỳ vọng này thay đổi, họ cũng sẽ thay đổi mức sản lượng cung ứng tại từng mức giá hiện tại của hàng hoá. Chẳng hạn, khi những người sản xuất một hàng hoá nào đó tin rằng giá của nó sẽ tăng lên rất mạnh trong tương lai, nếu các điều kiện khác không thay đổi, họ sẽ có xu hướng sản xuất và cung ứng hàng hoá tương đối “cầm chừng” trong hiện tại. 1.3.5. Chính sách của nhà nước Với vai trò điều tiết và bảo vệ nền kinh tế, chính phủ có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung hàng hóa. Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm đó càng cao. Mặt khác, nếu các quy định nghiêm ngặt được đề ra và thuế tiêu thụ đặc biệt được thêm vào, nguồn cung cấp sản phẩm sẽ giảm. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 4 Chính sách trợ cấp của nhà nước đối với một số ngành sản xuất ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong các ngành này theo hướng ngược lại với thuế. Khi sản xuất một loại hàng hoá được trợ cấp, chi phí sản xuất ròng của các doanh nghiệp tương ứng sẽ giảm xuống. Trong trường hợp này, cung về hàng hoá sẽ tăng. Ngoài chính sách thuế và trợ cấp, các quy định khác nhau của nhà nước về tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an toàn sản xuất và tiêu dùng, … đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. 1.4. Thặng dư của người sản xuất Thặng dư của người sản xuất được định nghĩa là chênh lệch giữa tổng doanh thu thu được từ việc bán một lượng hàng hóa nhất định và tổng chi phí biến đổi để sản xuất số hàng hóa đó. Hình 0.1. Đồ thị đường cung hàng hóa Nguồn: Tự tổng hợp Trong đồ thị đường cung, chiều cao của nó là chi phí cận biên của mỗi đơn vị sản xuất thêm. Vì vậy, tổng chi phí biến đổi của các đơn vị Q1 được đo bằng diện tích bên dưới đường cung đến (bao gồm) đơn vị Q1 (diện tích của hình thang được gạch sọc trên đồ thị). Mỗi đơn vị đang được bán ở cùng một mức giá P1, vì vậy tổng doanh thu thu được là hình chữ nhật có chiều cao là P1 và đáy là tổng số lượng Q1. Người bán sẽ sẵn sàng chấp nhận số tiền được biểu thị bằng hình thang nhưng họ thực sự đã nhận được phần diện tích lớn hơn (hình chữ nhật). Do đó họ đã nhận được thặng dư sản xuất bằng diện tích của hình tam giác. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 5 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CUNG MẶT HÀNG CHÈ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2020 2.1. Tình hình thị trường chè Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020 2.1.1. Tình hình sản xuất Cây chè được trồng chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc chiếm khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước. Kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực đồng bằng Bắc bộ 4,0%. Một số địa phương có diện tích chè lớn như Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha). Năm 2018 2019 2020 Diện tích 123,0 123,2 124,0 (nghìn ha) Bảng 0.1. Diện tích trồng chè của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 Nguồn: Tự tổng hợp Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng như: Chè Shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14, … và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân, ... Trong đó, chè Shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương khu vực phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, … với khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước. Chè Shan bao gồm các giống: Chè Shan công nghiệp, Shan vùng cao và Shan đầu dòng. Hiện những rừng chè Shan cổ thụ với nhiều cây hàng trăm năm tuổi của Việt Nam đang cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao. Năm 2019 sản lượng chè đạt mức tăng kỷ lục với trên 1.017 nghìn tấn, tăng 2,4% so với năm 2018. Năng suất chè năm 2019 đạt 94,8 tạ/ha (năng suất chè đạt cao nhất từ trước đến nay), cao hơn so với năm 2018 là 4,4 tạ/ha. Tính đến năm 2020, nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè với tổng diện tích ổn định ở mức khoảng 124 nghìn ha, năng suất bình quân đạt mức khoảng 8,0 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi thu hoạch đạt khoảng 1.043,40 nghìn tấn. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 6 Đơn vị tính: Nghìn tấn 1,200 994.20 1,017.50 1,043.40 1,000 800 600 400 200 0 2018 2019 2020 Biểu đồ 0.1. Sản lượng chè búp của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 Nguồn: Tự tổng hợp 2.1.2. Tình hình tiêu thụ trong nước Chè của Việt Nam được tiêu thụ khá nhiều trong nước với nhu cầu của người dân Việt luôn cao, đặc biệt vào các dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng. Đặc biệt, chè không đơn thuần chỉ dùng uống hằng ngày, mà còn được dùng làm quà biếu người thân, khách hàng trong nước, đối tác quốc tế thay lời chúc mừng, lời chào đón, … Chính vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định. Thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là chè xanh ngược lại với thị trường xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm tỷ trọng đến 51%). Năm 2020, trong bối cảnh xuất khẩu gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid 19, nhiều doanh nghiệp ngành chè với phương châm “chè ngon, nhà dùng” đã chuyển hướng về thị trường nội địa, đa dạng mặt hàng, bù đắp một phần doanh thu. Chè được đẩy mạnh phân phối tại các hệ thống siêu thị như siêu thị Hapro, BRG, Co.opmart, Big C, Aeon Mall, Vinmart, … để có thể tiêu thụ lâu dài, ổn định trong trong thời điểm đại dịch Covid 19 hoành hành, các lệnh giãn cách được thực hiện liên tục. Dù khó khăn khi các quán trà, nhà hàng đóng cửa nhưng người tiêu dùng vẫn có có thể ngồi nhà đặt mua chè tại siêu thị. Điều này góp phần tạo nên mức tiêu dùng nội địa cả năm đạt khoảng 45.000 tấn với cơ cấu sản phẩm 51% chè đen, 48% chè xanh và 1% các chè còn lại. Trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng. Cùng với đó, họ có sự đòi hỏi cao hơn về Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 7 tính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt. Những thị hiếu này đã tạo nên chỗ đứng cho loại chè hòa tan, chè túi nhúng. 2.1.3. Tình hình xuất khẩu 240,000,000 140,000 236,184,430 235,000,000 138,000 137,368 136,000 230,000,000 134,964 134,000 225,000,000 132,000 220,000,000 217,703,040 130,000 217,089,336 128,000 215,000,000 127,160 126,000 210,000,000 124,000 205,000,000 122,000 2018 2109 2020 Kim ngạch (USD) Sản lượng (tấn) Biểu đồ 0.2. Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 Nguồn: Tự tổng hợp Tính chung trong năm 2018 lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 127.160 tấn, thu về 217.089.336 USD, giảm 8,9% về lượng và giảm 4,4% về kim ngạch so với năm 2017. Trung bình năm 2018 giá đạt mức 1.710,7 USD/tấn, tăng 4,9% so với năm 2017. Chè của Việt Nam xuất khẩu sang trên 20 thị trường chủ yếu, trong đó nhiều nhất là sang Pakistan, đạt 38.213 tấn, tương đương 81.630.000 USD, chiếm 30% trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của cả nước và chiếm 37,5% trong tổng kim ngạch, tăng 19,4% về lượng và tăng 18,8% về kim ngạch so với năm 2017. Riêng chè xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại tăng giá rất mạnh so với năm 2017, tăng 47,3%, đạt trung bình 1.943,3 USD/tấn, vì vậy lượng chè xuất khẩu tuy giảm 8,8%, đạt 10.121 tấn nhưng kim ngạch lại tăng 34,2%, đạt 19.670.000 USD. Các thị trường nổi bật về mức tăng mạnh kim ngạch trong năm 2018 gồm có: Đức tăng 39%, đạt 1.960.000 USD; Philippines tăng 24%, đạt 1.600.000 USD, Saudi Arabia tăng 33,1%, đạt 5.720.000 USD; Pakistan tăng 18,8%, đạt 81.630.000 triệu USD. Các thị trường sụt giảm mạnh về kim ngạch gồm có: Ấn Độ giảm 56,6%, đạt 910.000 USD; U.A.E giảm 59,1%, đạt 4.210.000 USD; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 48%, đạt 780.000 USD. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 8 Xuất khẩu chè năm 2019 của Việt Nam với khối lượng gần 140.000 tấn, kim ngạch đạt 236.184.430 USD với giá bình quân 1.756 USD/tấn. So sánh với năm 2018 tăng gần 10% về lượng và 12% về trị giá. Thị trường Pakistan và Afganistan, Đài Loan, Nga, Indonesia và Trung Quốc vẫn tiếp tục là 5 thị trường lớn nhất của chè Việt Nam, chiếm gần 75% tổng số lượng và gần 80% giá trị giá. Trong đó là Pakistan và Afganistan với gần 50 ngàn tấn chiếm gần 35% về lượng và 40% về giá trị, so với năm 2018 tăng 28% về lượng và 18% về trị giá. Thị trường Đài Loan với 20 ngàn tấn chiếm 14% về lượng và 12% về giá trị, tăng 4% về lượng và giá trị so với 2018. Giá xuất khẩu bình quân chè đen là: 1.430 USD/tấn, chè xanh 2.013 USD/tấn. Cơ cấu chè xuất khẩu được thể hiện qua biểu đồ dưới đây. 60% 51% 52% 51% 50% 48% 47% 48% 40% 30% 20% 10% 1.00% 1.00% 1.00% 0% 2018 2019 2020 Chè đen Chè xanh (chè ướp hương, chè Ô long) Còn lại Biểu đồ 0.3. Cơ cấu chè xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 Ngay từ những tháng đầu năm 2020, mặc dù phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, song chè là một trong những sản phẩm duy trì được sản xuất, không bị đứt gãy trong quá trình xuất khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu chè của Việt Nam sang nhiều thị trường chính được đảm bảo ổn định. Xuất khẩu của ngành chè năm 2020 đạt khoảng 134.964 tấn, trị giá 217.703.040 USD với giá 1.613 USD/tấn, giảm 1,8% về lượng, giảm 7,8% về kim ngạch và giảm 6,2% về giá so với năm 2019. Giá xuất khẩu bình quân chè đen là 1.350 USD/tấn; chè xanh là 1.880 USD/tấn. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Pakistan, Đài Loan, Nga, Indonesia, Trung Quốc tiếp tục là 5 thị trường trọng điểm của chè Việt, chiếm gần 70% về lượng và hơn 70% về trị giá xuất khẩu. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 9 Pakistan là thị trường tiêu thụ chè lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020 đạt 43.357 tấn, tương đương 82.590.000 USD, giá trung bình 1.905 USD/tấn, giảm 11,2% về lượng, giảm 14,4% về kim ngạch và giảm 3,5% về giá so với năm 2019; chiếm 32% trong tổng khối lượng và chiếm 37,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước. Thị trường lớn thứ 2 là Đài Loan, đạt 17.290 tấn, tương đương 26.680.000 USD, chiếm gần 13% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, giảm trên 9,5% về lượng và giảm 10,5% về kim ngạch. Dự báo, xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan vào những tháng cuối năm 2021 nhờ những tín hiệu tích cực từ thị trường nhập khẩu. Cụ thể, người tiêu dùng nhiều nơi tin tưởng chè có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, góp phần đề kháng với dịch bệnh Covid-19. Do đó, thương nhân ở nhiều quốc gia tăng cường mua chè tích trữ để phục vụ nhu cầu nội địa, tránh bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy logistics có thể diễn ra do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Những ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, … cũng mang lại thuận lợi cho ngành chè trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện tại. Nhiều quốc gia sản xuất chè bị gián đoạn sản xuất do dịch Covid -19 và thời tiết khô hạn, làm chuỗi cung ứng chè trên thị trường toàn cầu gián đoạn, trong đó đáng chú ý là thị trường Ấn Độ, thị trường sản xuất chè và tiêu thụ chè lớn trên thế giới, đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 và hạn hán tại các khu vực trồng chè chính. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết thuận lợi tại các thị trường sản xuất chè chính như Kenya và SriLanka khiến nguồn cung tăng, trong khi nhu cầu vẫn chưa tăng nhiều, dẫn đến giá xuất khẩu giảm do áp lực nguồn cung tăng. Điều này cũng là yếu tố chính cản trở tốc độ tăng trưởng ngành chè của Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến Cung mặt hàng chè tại Việt Nam 2.2.1. Tiến bộ công nghệ Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong lựa chọn sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do đó, nhiều cơ sở sản xuất, hợp tác xã chè trên địa bàn nhiều tỉnh đã chuyển hướng sản xuất sản phẩm chè theo hướng an toàn hữu cơ. Đây là một trong những giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập và hướng tới một nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững. Các phương pháp canh tác mới như sử dụng phân chuồng ủ hoại mục, phân hữu cơ vi sinh thay cho phân bón vô cơ; trồng cây che bóng để hạn chế sâu bệnh, ... đã giúp chè tiêu thụ dễ dàng, với giá bán cao hơn bởi chất lượng tốt và năng suất cao hơn so với Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 10 phương pháp canh tác cũ. Trồng chè theo định hướng hữu cơ, nói không với thuốc hóa học giúp chè phát triển rất khỏe, đồng đều và giữ vững được chất lượng ngay cả khi đã thu hoạch được chục năm. Để gia tăng hiệu quả sản xuất thì tất yếu phải ứng dụng công nghệ, nhất là trong bối cảnh nhân công làm chè ngày càng ít dần. Trong quá trình canh tác, các quy trình mới được đưa vào áp dụng giúp giảm thiểu chi phí rất nhiều, không những giảm được chi phí mà còn giảm được tác động xấu tới môi trường. Có thể kể đến như hệ thống tưới tự động tích hợp 4 trong 1, gồm nước, vi sinh, phân bón dạng lỏng và thuốc bảo vệ thực vật. Hệ thống tưới được cài đặt tự động, hết thời gian cài đặt sẽ tự động ngắt, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất và nhân công, đặc biệt là kéo dài thời gian sản xuất trong năm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Một số hệ thống sản xuất chè mới được đưa vào sử dụng gồm máy diệt men, máy sao chè bằng gas và máy vò inox đem lại hiệu quả thấy rõ khi tôn sao chè bằng gas có công suất gấp 4 - 5 lần tôn quay đun bằng củi như ngày xưa. Chè làm ra không bị ám khói bụi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức sản phẩm cũng đẹp hơn nên thu hút được nhiều khách hàng hơn. Thông qua hỗ trợ từ chính phủ, các ban ngành, các địa phương, người dân được tiếp cận với thiết bị hiện đại, thấy được hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nên đã dứt khoát từ bỏ lối sản xuất cũ, chuyển sang áp dụng những công nghệ mới. 2.2.2. Chi phí sản xuất Thời gian qua giá chè giảm trong khi đó các phi phí để sản xuất chè lại tăng cao trong đó có giá phân bón. Để có thể hạ giá thành, một số địa phương đã đầu tư nuôi bò để cung cấp thêm phân chuồng mỗi tháng đồng thời mua thêm phân gà và chế phẩm sinh học để ủ thành phân hữu cơ bón chè. Qua hạch toán cho thấy khoảng 3ha chè trung bình mỗi tháng có thể giảm được 10 triệu đồng tiền phân bón. Ngoài ra, cây chè cũng xanh tốt, búp mập, ít sâu bệnh hơn và cũng an toàn cho người sản xuất vì không sử dụng phân hóa học. Cùng với đó, việc đầu tư công nghệ mới, sử dụng các máy móc kỹ thuật cao như máy sao chè bằng gas, máy vò chè bằng điện để chè không bị ám khói, máy đóng gói tự động cân định lượng, góp phần giảm chi phí về công lao động, tăng chất lượng sản phẩm và giá thành. Dịch bệnh Covid 19 khiến chè tiêu thụ chậm hơn nên tốn thêm các chi phí bảo quản. Đối với những mẻ chè chưa xuất bán ngay được, phải tiến hành sao khô kiệt, bọc trong 2 lớp nilon và bảo quản trong kho lạnh. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 11 xuất sẽ bị đội lên rất nhiều. Việc phải làm sao để hạ chi phí sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm quả thực là một bài toán khó. 2.3. Đánh giá thực trạng Cung mặt hàng chè tại Việt Nam 2.3.1. Ưu điểm Có thể thấy, trong thời gian gần đây, ngành chè Việt đã có những bước tiến tích cực. Năng suất và sản lượng chè liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Trong hoạt động chế biến chè, đã có nhiều dây chuyền công nghệ chế biến chè với mức độ cơ giới hoá cao được bổ sung thay thế tại nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt, ngành chè đã thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và từng bước nâng cao giá trị gia tăng, đã sản xuất và làm chủ được công nghệ trồng, canh tác, chế biến chè matcha, chè uống liền từ nguyên liệu chè trong nước. Sản phẩm mới đang được thị trường đón nhận giúp nâng cao giá trị sản phẩm chè và tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Các doanh nghiệp sản xuất chè Shan rừng đã có nhiều thay đổi, nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm mới, phát huy được lợi thế của trà cổ thụ Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Đặc biệt đã có nhiều giải pháp đồng bộ được áp dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên sản phẩm chè đã cho những kết quả khả quan. Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và được tiêu thụ nhiều ở thị trường nước ngoài. Các thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm chè Việt là Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia, … trong đó, thị trường Trung Quốc, chiếm 12-15% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Một số thương hiệu chè đang được ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè Hương, chè thảo dược... 2.3.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm thì hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều điểm chưa mạnh. Về cơ bản, sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Cụ thể, sản xuất chè trong nông hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mô sản xuất nhỏ bình quân khoảng 0,2 ha/hộ. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè của nước ta không đồng đều và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 12 Hiện nay, nguyên liệu chè cung cấp cho các nhà máy chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Có tới 70% số lượng giống chè của Việt Nam chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm 30%. Do cơ cấu giống chưa hợp lý nên chè đen vẫn là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam với 55% sản lượng, chè xanh chiếm 44%, các loại chè khác chỉ chiếm 1%. Trong khi đó, trên thế giới cơ cấu giống chè đen chỉ chiếm xấp xỉ 10%; giống chế biến được cả chè đen và chè xanh chiếm 44,2%; giống chuyên chế biến chè xanh chiếm 21,2%; giống cho chế biến chè Ô long và các chè cao cấp khác chiếm gần 25%. Khâu chế biến, tiêu thụ chè hiện cũng tồn tại nhiều bất cập. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn còn khiêm tốn. Hiện cả nước có 370 tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu chè tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp. Trong khi đó, việc tổ chức sản xuất chè giữa các tỉnh có sự chênh lệch lớn, có nơi một ha chè đạt giá trị từ 500 đến 800 triệu đồng/năm, nhưng có nơi chưa đạt đến 100 triệu đồng/ha/năm. Việc liên kết sản xuất, chế biến chưa đạt yêu cầu. Vẫn còn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường xuất khẩu, không kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều khâu trung gian không những làm tăng giá đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm. Bên cạnh đó, công tác quảng bá thương hiệu của ngành chè chưa tốt. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao cấp tiềm năng. Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam được đánh giá còn khá nghèo nàn về tính đa dạng sản phẩm và chất lượng cũng chưa cao. Hiện nay tuy đang đứng thứ 5 trên toàn thế giới về xuất khẩu chè, song phần lớn sản lượng chè xuất khẩu chỉ chủ yếu là xuất sang các thị trường dễ tính, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm. Nhiều địa phương chưa có định hướng phát triển cụ thể cho từng giống chè để phát huy tiềm năng của giống, lợi thế vùng sinh thái và thực hiện các chính sách về cánh đồng lớn của chính phủ. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 13 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CUNG THỊ TRƯỜNG MẶT HÀNG CHÈ VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển thị trường chè tại Việt Nam Trong thời gian tới, mục tiêu phát triển chè của Việt Nam là phát triển an toàn, bền vững, ổn định diện tích trồng chè khoảng 130-140 nghìn ha, trong đó diện tích vùng chè hữu cơ đến năm 2025 đạt khoảng 1,5 - 2 nghìn ha, năm 2030 khoảng 3 - 5 nghìn ha Mục tiêu đến năm 2025 diện tích chè được chứng nhận an toàn lên 55% và đến năm 2030 khoảng 75%, tỷ lệ chè chất lượng cao (chè xanh, chè Ô long, …) được nâng lên 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030. Ngoài ra kiểm soát được chất lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón và đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật. 100% số cơ sở sản xuất chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD vào năm 2025 và 400 triệu USD vào năm 2030. 3.2. Một số giải pháp Trước những nhược điểm đã phân tích ở mục 2.3.2, để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững, thời gian tới ngành chè cần triển khai đồng bộ một số giải pháp trọng tâm như: Tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè Việt Nam thông qua chuyển đổi các giống chè cũ sang các giống chè mới. Đầu tư có trọng điểm vào công tác chế biến sâu, đặc biệt là các sản phẩm chè sau chế biến có chất lượng cao, mang lại giá trị kinh tế lớn để hình thành ngành công nghiệp chế biến chè tiên tiến tại Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm chè chế biến bằng công nghệ tiên tiến. Thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu chè tươi cho chế biến. Cơ cấu lại tỷ lệ chè đen và chè xanh một cách hợp lý để đảm bảo đáp ứng cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Duy trì và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu vào các thị trường chủ lực. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu chè và sản phẩm chè chế biến sâu đến thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Mỹ, … Thúc đẩy các hộ trồng chè trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng bền vững và chất lượng, đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 14 Các doanh nghiệp xuất khẩu chè cần chủ động thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng. Đồng thời đầu tư các công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm. Cần tập trung đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân trồng chè và thực hành sản xuất chè bền vững sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo Chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại cây trồng (IPM, ICM). Đảm bảo quy hoạch vùng sản xuất, ngoài định dạng độ cao cho từng vùng, miền để xác định giống chè phải gắn với các cơ sở chế biến và phân vùng nguyên liệu chè. Các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn cần thực hiện tốt công tác quản lý diện tích chè nguyên liệu, đảm bảo diện tích chè hiện có. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, các địa phương về phát triển sản xuất chè an toàn. Kết hợp chuyển đổi giống mới, thâm canh, nâng cao chất lượng chè. Cần thực các hiện phân tích rồi dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá xu hướng thị trường để có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chè Việt trên thị trường quốc tế góp phần nâng cao giá trị, thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh chè. Các địa phương trồng chè cần xây dựng đề án phát triển vùng sản xuất chè an toàn; triển khai các dự án khoa học - công nghệ, khuyến nông phục vụ sản xuất, chế biến chè an toàn. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 15 KẾT LUẬN Bài tiểu luận với đề tài “Nghiên cứu Cung thị trường mặt hàng chè tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020” đã đưa ra những cơ sở lý thuyết về Cung hàng hóa. Trên cơ sở đó và những số liệu thực tế cũng như dựa vào các tài liệu tham khảo, bài tiểu luận đã đi vào phân tích thực trạng Cung mặt hàng chè tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2020, từ đó thực hiện công tác đánh giá làm cơ sở đưa ra những giải pháp đối với cung thị trường mặt hàng chè tại Việt Nam. Hy vọng với sự quyết liệt của ngành chủ quản, sự chủ động của các địa phương trong việc thực hiện những giải pháp đồng bộ nêu trên, những bất cập, trở ngại trong phát triển cây chè sẽ nhanh chóng được khắc phục, đưa ngành chè nước ta phát triển tương xứng tiềm năng, đưa kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam tăng cao, mang lại giá trị gia tăng, thu nhập cao và bền vững hơn cho người sản xuất và doanh nghiệp. Trong quá trình viết bài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá và đóng góp quý báu của thầy, cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Doãn Thị Mai Hương, TS. Lương Xuân Dương (2020), Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Lao động - Xã hội. [2] TS. Lương Xuân Dương (2012), Bài tập Kinh tế vi mô, NXB Lao động – Xã hội. [3] PGS.TS. Vũ Kim Dũng (2009), Giáo trình nguyên lý kinh tế học vi mô, NXB Lao động – xã hội. [4] PGS. TS. Phí Mạnh Hồng (2018), Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Đỗ Thị Bích Thủy (2021), Ngành chè Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến Thương mại – VIOIT. [6] Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh (2019), Xuất khẩu chè năm 2018 giảm cả về lượng và kim ngạch, truy cập lần cuối ngày 12 tháng 02 năm 2019, tại http://congthuong.hochiminhcity.gov.vn/ban-tin-cong- thuong?p_p_auth=OXoTwQ6y&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=column- 2&p_p_col_pos=2&p_p_col_count=3&p_p_id=101_INSTANCE_SSirgzdjy3K W&_101_INSTANCE_SSirgzdjy3KW_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fvi ew_content&_101_INSTANCE_SSirgzdjy3KW_assetEntryId=2319987&_101_I NSTANCE_SSirgzdjy3KW_type=content&_101_INSTANCE_SSirgzdjy3KW_ urlTitle=&enableXemTheoNgay=false [7] Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 885/QĐ-TTg Phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030, ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2020. [8] Tổng cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2018. [9] Tổng cục Thống kê (2019), Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019. [10] Tổng cục Thống kê (2020), Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020. [11] Tổng cục Thống kê (2020), Tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020. [12] Tổng cục Hải quan (2021), Xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2020. [13] Tổng cục Hải quan (2020), Xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2019. [14] Tổng cục Hải quan (2019), Xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2018. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2