Tiểu luận môn Nghiệp vụ Hải quan: Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
lượt xem 37
download
Nội dung của tiểu luận này trình bày tóm tắt các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA; một số điểm cần lưu ý về Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA; cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) (℅ mẫu EUR.1) và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Nghiệp vụ Hải quan: Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN Giảng viên: ThS. Huỳnh Đăng Khoa *** CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý. CƠ CHẾ CẤP C/O MẪU EUR.1 VÀ CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA. Mã lớp: 157 Nhóm: 7 Thứ tự thuyết trình: 9 Ngày 23 tháng 10 năm 2020 1
- Nghiệp vụ hải quan – Nhóm 7 – ML157 TABLE OF CONTENTS DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 4 I. TÓM TẮT CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA 5 1. Khái niệm, mục đích của quy tắc xuất xứ 5 2. Các quy tắc xuất xứ trong EVFTA 7 Cách xác định xuất xứ hàng hóa: 7 a.1. Quy tắc xuất xứ chung 7 a.2. Các trường hợp không áp dụng khi xác định xuất xứ hàng hóa 14 a.3. Hàng hóa không thay đổi xuất xứ 15 a.4. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa 16 a.5. Bộ hàng hóa 17 a.6 Nguyên tắc lãnh thổ 17 3. Thủ tục chứng nhận và kiểm tra xuất xứ 18 4. Điều khoản đặc biệt 18 a. Vùng lãnh thổ Ceuta và Melia 18 b. Công quốc Andorra 19 c. Cộng hoà San Marino 19 5. Điều khoản thi hành 20 6. Tóm tắt 20 II. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH EVFTA 24 1. Áp dụng 2 cơ chế chứng nhận xuất xứ 24 2. Những nước được hưởng ưu đãi C/O form EVFTA 25 3. Tạm dừng ưu đãi 25 4. Chuyển đổi cơ chế GSP trong 7 năm 26 5. Đáp ứng được quy tắc xuất xứ, nắm bắt rõ chính sách, tránh vi phạm 28 III. CƠ CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (CO) (℅ MẪU EUR.1) VÀ CƠ CHẾ TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA 30 1. Điều kiện áp dụng 2 cơ chế xin CO và tự chứng nhận 30 2
- 2. Quy trình cấp giấy Chứng nhận xuất xứ 32 3. Hướng dẫn kê khai CO mẫu EUR.1 32 4. Một số vấn đề thực tế cần quan tâm trong việc áp dụng CO mẫu Eur.1 45 5. Thuận lợi/khó khăn của 2 cơ chế đối với doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu hàng sang EU 45 3
- DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT MSSV Họ và tên 1 1701015719 Phạm Hoàng Minh Sang 2 1801015149 Đinh Đặng Bảo Châu 3 1801015304 Đàng Thị Tuyết Hoa 4 1801015383 Trần Hồng Đăng Khoa 5 1801015399 Kiều Thị Thanh Lam 6 1801015759 Vũ Thị Sương 7 1801015766 Đinh Thị Bảo Tâm 8 1801015790 Nguyễn Trường Thanh 9 1801015978 Lê Quốc Trung 10 1801016006 Lê Gia Thục Uyên 11 1801016048 Kha Hiền Vy 12 1801016061 Phạm Thị Tường Vy BỐ CỤC TASKS NHÂN SỰ Nội dung Thanh Lam, Đăng Khoa Phần 1 Kỹ thuật: video Tường Vy, Quốc Trung Kỹ thuật: âm thanh Minh Sang Nội dung Trường Thanh, Tuyết Hoa, Hiền Vi Phần 2 Thuyết trình Vũ Sương Nội dung Bảo Tâm, Bảo Châu, Thục Uyên Phần 3 Thuyết trình Minh Sang Nội dung Trường Thanh Phần 4 Dẫn game Hiền Vi Chuẩn bị Tuyết Hoa, Bảo Châu, Minh Sang (hỗ trợ) POWERPOINT Thanh Lam, Đăng Khoa TỔNG HỢP Thục Uyên, Vũ Sương KEEP TRACK Bảo Tâm 4
- I. Tóm tắt các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA 1. Khái niệm, mục đích của quy tắc xuất xứ Hiệp định EVFTA (EU-VN Free Trade Agreement) là: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Quy tắc xuất xứ (Rules of origin - ROO) là gì: Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quy tắc xuất xứ là tập hợp các tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa. Quy tắc xuất xứ ưu đãi (Preferential ROO) là tập hợp các tiêu chí được thiết kế nhằm đảm bảo hàng hóa đó được hưởng ưu đãi thuế quan FTA nếu tuân thủ các quy định về xuất xứ áp dụng với hàng hóa trong FTA đó. Mục đích của quy tắc xuất xứ: (i) Quy tắc xuất xứ được hiểu như “quốc tịch” của hàng hóa, giúp cơ quan hải quan xác định được hàng hóa đến từ đâu, có “xứng đáng” được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. Quy tắc xuất xứ trong FTA nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được coi là “có xuất xứ” trong FTA đó sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan và hàng hóa có xuất xứ bên ngoài FTA đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan. (ii) Quy tắc xuất xứ giúp cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng tránh gian lận thương mại”. Một bộ quy tắc xuất xứ đơn giản, linh hoạt, dễ áp dụng sẽ giúp “thuận lợi hóa thương mại”. Bên cạnh đó, các tiêu chí “đơn giản, linh hoạt” hoặc “có phần lỏng lẻo” sẽ dễ dẫn tới tình trạng “gian lận thương mại”. Một bộ quy tắc xuất xứ chặt chẽ, phức tạp, không dễ áp dụng có thể sẽ giúp việc kiểm soát và quản lý tốt hơn nhưng lại phần nào làm giảm yếu tố “thuận lợi hóa thương mại”. Thông qua việc quy định một bộ “quy tắc xuất xứ” hàm chứa các yếu tố cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng chống gian lận thương 5
- mại” có thể đo được tính hiệu quả mà FTA đó mang lại cho những người sử dụng bộ quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan FTA. (iii) Quy tắc xuất xứ giúp đo mức độ thụ hưởng ưu đãi thuế quan FTA. Số đo này được tính bằng kim ngạch xuất khẩu sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi đến một thị trường thành viên FTA chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu chung đến thị trường FTA đó. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi càng cao, chứng tỏ số lượng hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi và được hưởng thuế quan ưu đãi càng nhiều (iv) Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ được cấp C/O ưu đãi hoặc Tự chứng nhận xuất xứ ưu đãi – là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để được hưởng ưu đãi thuế quan FTA, từ đó sẽ kích thích việc tìm kiếm và sản xuất nguyên phụ liệu, hàng hóa trong phạm vi FTA, kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên FTA để thụ hưởng lợi ích mà FTA mang lại. 6
- 2. Các quy tắc xuất xứ trong EVFTA Cách xác định xuất xứ hàng hóa: a.1. Quy tắc xuất xứ chung a.1.1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (WO- Wholly Obtained) Hàng hóa xuất xứ thuần túy: là sản phẩm được sản xuất, khai thác, đánh bắt, thu lượm được hoàn toàn trong lãnh thổ của một bên tham gia hiệp định mà không tích hợp thêm bất cứ thành phần của quốc gia khác vào. Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên trong các trường hợp sau: - Khoáng sản khai thác từ lòng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên. - Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên. (bao gồm cây trồng, hoa, quả, rau củ, rong biển và nấm) - Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên. 7
- - Sản phẩm của động vật sống được nuôi dưỡng tại Nước thành viên. - Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên. - Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đánh bắt tại Nước thành viên. - Sản phẩm thu được từ nuôi trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng. - Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của Nước thành viên. - Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của Nước thành viên * “tàu của Nước thành viên” và “tàu chế biến của các Nước thành viên” chỉ áp dụng đối với tàu và tàu chế biến đáp ứng một trong các điều kiện sau: + Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và có ít nhất 50% thuộc sở hữu của cá nhân tại Nước thành viên. + Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và thuộc sở hữu của pháp nhân có trụ sở chính và cơ sở kinh doanh chính đặt tại Nước thành viên. Pháp nhân có ít nhất 50% thuộc sở hữu của Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu hoặc của tổ chức nhà nước, cá nhân của một trong các Nước thành viên. - Sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên liệu thô. - Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Nước thành viên. - Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng 8
- lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nước thành viên. - Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Nước thành viên từ các sản phẩm quy định trên. Ví dụ: tiêu chí xuất xứ đối với thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là xuất xứ thuần túy. Tức là thủy sản phải được sinh ra hoặc lớn lên tại một nước thành viên thuộc Hiệp định EVFTA. a.1.2. Hàng hóa xuất xứ không thuần túy Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy được coi là đã trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến đầy đủ khi đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng. - Quy tắc cụ thể mặt hàng (SPR) 9
- - Tiêu chí tỷ lệ tối đa không xuất xứ (VL): Giới hạn tối đa tỷ lệ nguyên vật liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất, gia công. Ví dụ: - Tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa: Chuyển đổi mã HS ở cấp độ 4 số (quy tắc CTH) hoặc cấp độ 6 số (quy tắc CTHS) của sản phẩm cuối cùng so với mã số HS của nguyên vật liệu đầu vào - Tiêu chí công đoạn gia công cụ thể: 10
- - Tiêu chí công đoạn gia công, chế biến thực hiện trên nguyên liệu có xuất xứ thuần túy. - Hạn mức linh hoạt đối với nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ: nguyên liệu không có xuất xứ vẫn được phép sử dụng nếu tổng trị giá hoặc trọng lượng tịnh của nguyên liệu không vượt quá: · 10% giá xuất xưởng hoặc trọng lượng sản phẩm, áp dụng đối với sản phẩm thuộc Chương 2 và thuộc từ Chương 4 đến Chương 24 của Hệ thống Hài hòa, trừ thủy sản chế biến thuộc Chương 16 của Hệ thống Hài hòa. · 10% giá xuất xưởng của sản phẩm, áp dụng đối với sản phẩm khác, trừ sản phẩm thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống Hài hòa. a.1.3. Hàng hóa có xuất xứ cộng gộp Trường hợp này bao gồm các hàng hóa được hình thành từ nguyên liệu có xuất xứ một phần hoặc toàn bộ từ EU/Việt Nam và được chế biến hoặc sản xuất tại Việt Nam/EU thỏa mãn các yêu cầu về quy trình sản xuất theo quy định Quy tắc xuất xứ EVFTA. 11
- Ngoài các, trường hợp cộng gộp xuất xứ của hai Bên như nói trên, đối với hàng hóa xuất xứ cộng gộp Việt Nam, EVFTA còn cho phép cộng gộp xuất xứ mở rộng trong 2 trường hợp, gồm: - Cộng gộp xuất xứ với Hàn Quốc đối với hàng dệt may: Trong quá trình sản xuất các sản phẩm dệt may được liệt kê tại Phụ lục V, các nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc sẽ được coi là có xuất xứ Việt Nam, miễn là thỏa mãn các yêu cầu về quy trình sản xuất đã quy định. - Cộng gộp xuất xứ với ASEAN đối với mực và bạch tuộc: Các nguyên liệu có xuất xứ từ một nước ASEAN sẽ được coi là nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam, nếu thỏa mãn các điều kiện sau 12
- o Nguyên liệu này thuộc danh sách được liệt kê tại Phụ lục III o Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm được liệt kê tại Phụ lục IV o Nguyên liệu có xuất xứ từ các nước ASEAN có cam kết tuân thủ các quy định và có hợp tác hành chính cần thiết với EU. 13
- a.2. Các trường hợp không áp dụng khi xác định xuất xứ hàng hóa a.2.1 Công đoạn gia công, chế biến đơn giản: không dùng kỹ năng đặc biệt hoặc máy móc, thiết bị hay công cụ được sản xuất hoặc lắp đặt chuyên dụng - Công đoạn bảo quản để giữ sản phẩm trong tình trạng tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho. - Tháo dỡ và lắp ghép kiện hàng. - Rửa, làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, oxit, dầu mỡ, sơn hoặc che phủ bên ngoài khác. - Là ủi hoặc là hơi vải và sản phẩm dệt may. - Công đoạn sơn và đánh bóng đơn giản. - Xay để bỏ trấu và xay xát một phần hoặc hoàn toàn thóc, gạo; đánh bóng và hồ ngũ cốc, gạo. - Công đoạn tạo màu hoặc tạo hương cho đường hoặc tạo khuôn cho đường cục; nghiền nhỏ một phần hay hoàn toàn đường tinh thể. - Công đoạn bóc vỏ, trích hạt và tách vỏ quả, hạt và rau củ. - Mài sắc, mài đơn giản hoặc cắt đơn giản. - Công đoạn rây, sàng lọc, sắp xếp, phân loại, xếp loại hoặc kết hợp (bao gồm công đoạn tạo nên bộ sản phẩm). - Công đoạn đơn giản bao gồm: cho vào chai, lon, bình, túi, hòm, hộp, gắn trên thẻ hoặc bảng thông tin và công đoạn đóng gói đơn giản khác. - Dán hoặc in nhãn, mác, logo và những dấu hiệu tương tự khác trên sản phẩm hoặc trên bao bì của sản phẩm. - Công đoạn pha trộn đơn giản các sản phẩm, cùng loại hoặc khác loại, trộn đường với bất kỳ nguyên liệu khác. 14
- - Công đoạn đơn giản bao gồm: thêm nước, pha loãng, rút nước hoặc làm biến tính sản phẩm. - Công đoạn lắp ghép đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên sản phẩm hoàn thiện hoặc tháo rời sản phẩm thành các bộ phận. - Kết hợp hai hoặc nhiều công đoạn nêu trên. - Giết mổ động vật. a.2.2. Yếu tố trung gian (được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa): không được tính khi xác định xuất xứ hàng hóa, gồm: - Nhiên liệu và năng lượng. - Nhà xưởng và thiết bị, bao gồm hàng hóa được sử dụng để bảo dưỡng nhà xưởng và thiết bị. - Máy móc, dụng cụ, máy rập và máy đúc; phụ tùng và các nguyên liệu sử dụng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng; dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và nguyên liệu khác dùng trong quá trình sản xuất hoặc quá trình vận hành thiết bị và nhà xưởng; găng tay, kính, giày dép, quần áo, thiết bị bảo hộ; chất xúc tác và dung môi; thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa. - Hàng hóa khác không còn lại hoặc không hiển hiện trong cấu thành của sản phẩm cuối cùng. a.3. Hàng hóa không thay đổi xuất xứ - Hàng hóa khai báo nhập khẩu vào Nước thành viên được coi là giữ nguyên xuất xứ ban đầu với điều kiện hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không bị thay đổi hoặc trải qua công đoạn gia công làm thay đổi hàng hóa, ngoại trừ các công đoạn sau đây: 15
- + Bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt. + Thêm vào hoặc dán nhãn, nhãn hiệu, dấu niêm phong hoặc tài liệu khác nhằm đảm bảo tuân thủ quy định cụ thể của Nước thành viên nhập khẩu. Hai công đoạn trên được thực hiện dưới sự giám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa. Trong đó, hàng hóa được phép lưu kho với điều kiện nằm trong sự giám sát của cơ quan hải quan nước quá cảnh; việc chia nhỏ lô hàng được phép thực hiện bởi nhà xuất khẩu hoặc theo ủy quyền của nhà xuất khẩu với điều kiện hàng hóa nằm trong sự giám sát của hải quan nước chia nhỏ lô hàng. Trong trường hợp nghi ngờ (Nước thành viên nhập khẩu có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp chứng từ chứng minh nhưng đây không thể là việc thường xuyên), Nước nhập khẩu yêu cầu người khai hải quan cung cấp bằng chứng của việc tuân thủ, dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm: - Chứng từ vận tải như vận tải đơn. - Chứng từ thực tế hoặc cụ thể về dán nhãn hoặc đánh số kiện hàng. - Chứng từ liên quan đến hàng hóa. - Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng cung cấp hoặc bất kỳ chứng từ chứng minh hàng hóa nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng. a.4. Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa Là một sản phẩm cụ thể. Trong trường hợp lô hàng gồm nhiều sản phẩm tương tự được phân loại cùng Phân nhóm theo Hệ thống Hài hòa, đơn vị xét xuất xứ sẽ áp dụng đối với từng sản phẩm riêng biệt. Bao bì cũng được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa. 16
- a.5. Bộ hàng hóa Bộ hàng hóa được coi là có xuất xứ khi tất cả các sản phẩm thành phần của bộ hàng hóa có xuất xứ. Trường hợp bộ hàng hóa bao gồm sản phẩm có xuất xứ và sản phẩm không có xuất xứ, bộ hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu trị giá của sản phẩm không có xuất xứ không vượt quá 15% giá xuất xưởng của bộ hàng hóa đó. a.6 Nguyên tắc lãnh thổ Các điều kiện quy định trên phải được thực hiện hoàn toàn và không gián đoạn tại một Nước thành viên. Trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ được xuất khẩu từ một Nước thành viên, sau đó tái nhập từ một nước không phải thành viên EVFTA, hàng hóa tái nhập được coi là không có xuất xứ, trừ khi chứng minh được theo yêu cầu của cơ quan hải quan: a) Hàng hóa tái nhập chính là hàng hóa đã được xuất khẩu đi. b) Hàng hóa tái nhập không trải qua công đoạn vượt quá công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt trong quá trình lưu kho ở nước không phải thành viên EVFTA hoặc trong quá trình xuất khẩu. 17
- 3. Thủ tục chứng nhận và kiểm tra xuất xứ EVFTA dự kiến 02 thủ tục chứng nhận xuất xứ, bao gồm: - Thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thống (Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ dựa trên các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình) - Thủ tục nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ (Nói rõ hơn ở phần 3) 4. Điều khoản đặc biệt a. Vùng lãnh thổ Ceuta và Melia • Ceuta và Melia không phải “nước thành viên” và được coi là một lãnh thổ • Hàng hoá có xuất xứ từ Ceuta và Melia nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng cơ chế hải quan tương tự cơ chế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Liên minh châu Âu, nếu hàng hoá thoả mãn các điều kiện: 18
- • Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Ceuta và Melia. • Hàng hóa sản xuất tại Ceuta và Melia đã trải qua quá trình gia công hoặc chế biến đầy đủ theo quy định. • Hàng hóa có xuất xứ từ một Nước thành viên và trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến vượt quá công đoạn quy định. • Hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào Ceuta và Melia được áp dụng cơ chế hải quan tương tự cơ chế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Liên minh châu Âu, nếu hàng hoá thoả mãn các điều kiện: • Hàng hóa có xuất xứ thuần tuý Việt Nam. • Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã trải qua quá trình gia công hoặc chế biến đầy đủ theo quy định. • Hàng hóa có xuất xứ từ một Nước thành viên và trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến vượt quá công đoạn quy định. b. Công quốc Andorra Hàng hóa có xuất xứ từ Công quốc An-đô-ra thuộc HS từ Chương 25 đến Chương 97 của Hệ thống Hài hòa được Việt Nam chấp nhận là có xuất xứ từ Liên minh châu Âu theo quy định của EVFTA và được hưởng các ưu đãi thuế quan. c. Cộng hoà San Marino Hàng hóa có xuất xứ từ Cộng hòa San-Ma-ri-nô được Việt Nam chấp nhận là có xuất xứ từ Liên minh châu Âu theo quy định của EVFTA, áp dụng đối xử thuế quan ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam tương tự như Liên minh châu Âu áp dụng cho hàng hóa đó. 19
- 5. Điều khoản thi hành 1. Hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho: hàng hóa ở tại một Nước thành viên hoặc trong quá trình vận chuyển, lưu kho tạm thời, trong kho ngoại quan hoặc trong khu phi thuế quan với điều kiện chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành sau được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu. 2. Bảo mật thông tin: Nước thành viên bảo mật thông tin và dữ liệu trong quá trình xác minh xuất xứ.không tiết lộ thông tin và dữ liệu có thể gây tổn hại đến cá nhân cung cấp thông tin và dữ liệu. 3. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành: Các quy tắc xuất xứ của EVFTA được thống nhất tại các phiên họp thực thi của Uỷ ban Hải quan trong khuôn khổ EVFTA và được thực thi vào ngày 01/08/2020. 6. Tóm tắt Quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA 1. Hàng hóa xuất xứ thuần túy: • Chủ yếu nông sản cơ bản (cây trồng, rau củ, lợn, gà, trứng…) được trồng, thu hoạch, hái lượm, chăn nuôi hoàn toàn tại nước thành viên. Ví dụ: Giống xoài Đài Loan được trồng tại Việt Nam, thì quả xoài được thu hoạch từ cây trồng tại VN có xuất xứ thuần túy tại VN. • EVFTA quy định mặt hàng Thủy sản có xuất xứ thuần túy khi được sinh ra hoặc nuôi dưỡng tại nước thành viên. Ở một số hiệp định khác, thủy sản có xuất xứ thuần túy khi được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài:"Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh"
78 p | 892 | 245
-
Tiểu luận: Thiết kế thực đơn cho nhà hàng nhóm tự thành lập : nhà hàng Mắt Biển
50 p | 206 | 45
-
Tiểu luận môn Quản trị doanh nghiệp hiện đại: Quyết định về vốn đầu tư dài hạn
32 p | 274 | 44
-
Tiểu luận môn Nghiệp vụ Hải quan: Tổng quan về hệ thống HS Code và ứng dụng vào biểu thuế xuất nhập khẩu
47 p | 173 | 33
-
TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại công ty thương mại xuất nhập khẩu hà nội
49 p | 164 | 29
-
Tiểu luận: Mô hình tổ chức của hệ thống nhà hàng 4U – for you và đánh giá sự hợp lý của mô hình đó
7 p | 168 | 17
-
Tiểu luận môn Nghiệp vụ NHTM
13 p | 90 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hóc Môn
138 p | 33 | 14
-
Tiểu luận môn Nghiệp vụ Hải quan: Quy trình xin C/O form D, AK, VK, E - từng mẫu C/O minh họa quy trình xin C/O form D điện tử, khác biệt giữa form D giấy và form D điện tử quy trình tự chứng nhận xuất xứ REX
44 p | 91 | 13
-
LUẬN VĂN: Thực tế công tác tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty
110 p | 101 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cán bộ công chức cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
82 p | 54 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương theo tiếp cận năng lực
228 p | 15 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực Dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương
114 p | 37 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương theo tiếp cận năng lực
56 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn