Tiểu luận môn Nghiệp vụ Hải quan: Quy trình xin C/O form D, AK, VK, E - từng mẫu C/O minh họa quy trình xin C/O form D điện tử, khác biệt giữa form D giấy và form D điện tử quy trình tự chứng nhận xuất xứ REX
lượt xem 13
download
Tiểu luận trình bày tổng quan về C/O; quy trình xin C/O form D; quy trình xin C/O form AK; quy trình xin thủ tục C/O form VK; quy trình xin C/O form d điện tử - khác biệt giữa C/O form D điện tử và form d giấy; quy trình tự chứng nhận xuất xứ Rex.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận môn Nghiệp vụ Hải quan: Quy trình xin C/O form D, AK, VK, E - từng mẫu C/O minh họa quy trình xin C/O form D điện tử, khác biệt giữa form D giấy và form D điện tử quy trình tự chứng nhận xuất xứ REX
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN Môn: NGHIỆP VỤ HẢI QUAN CHỦ ĐỀ Quy trình xin C/O form D, AK, VK, E - Từng mẫu C/O minh họa Quy trình xin C/O form D điện tử - Khác biệt giữa form D giấy và form D điện tử Quy trình tự chứng nhận xuất xứ REX GVHD: Thầy Huỳnh Đăng Khoa Nhóm: 08 - Mã lớp: TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020
- DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8 Mức độ STT MSSV Họ và tên Nội dung công việc hoàn thành - Tham gia viết tiểu luận 1 1801015081 Võ Thị Diệu Ái 100% - Chuẩn bị nội dung Mindmap - Tham gia viết tiểu luận 2 1801015187 Huỳnh Thị Diễm 100% - Chuẩn bị nội dung Mindmap - Tham gia viết tiểu luận 3 1801015231 Đèo Nàng Thuận Duyên - Thuyết trình 100% - Chuẩn bị Minigame - Tham gia viết tiểu luận 4 1801015484 Đậu Thị Quỳnh Mai 100% - Thuyết trình - Tham gia viết tiểu luận 5 1801015495 Lê Phước Minh - Thuyết trình 100% - Thiết kế Slides và Mindmap - Tham gia viết tiểu luận 6 1801015702 Nguyễn Thị Lan Phương - Chuẩn bị Minigame 100% - Chuẩn bị Case Study - Tham gia viết tiểu luận 7 1801015769 Hoàng Thị Nhân Tâm 100% - Thuyết trình - Tham gia viết tiểu luận 8 1801015977 Hoàng Nghĩa Trung 100% - Quay và chỉnh sửa video - Tham gia viết tiểu luận 9 1801015986 Nguyễn Anh Tú - Thuyết trình 100% - Chuẩn bị nội dung Mindmap - Tổng hợp nội dung 10 1801016029 Nguyễn Hải Tường Vi 100% - Chuẩn bị Case Study
- MỤC LỤC I. Tổng quan về C/O. ............................................................................................................ 1 1.1 Khái niệm C/O. ........................................................................................................... 1 1.2 Phân loại C/O. ............................................................................................................. 1 1.3 Các mẫu C/O. .............................................................................................................. 1 1.4 Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O ở Việt Nam............................................................. 2 II. QUY TRÌNH XIN C/O FORM D.................................................................................... 2 2.1 Khái niệm C/O form D................................................................................................ 2 2.2 Hướng dẫn chung. ....................................................................................................... 2 2.3 Quy trình các bước xin CO form D bản giấy. ............................................................. 3 2.4 Các giấy tờ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O form D. ................. 3 2.5 Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D. ........................................................ 4 2.6 Thời hạn cấp. ............................................................................................................... 5 2.7 Hướng dẫn chi tiết kê khai C/O mẫu D....................................................................... 5 III. QUY TRÌNH XIN C/O FORM AK. .............................................................................. 8 3.1 Khái niệm C/O form AK. ............................................................................................ 8 3.2 Các bước xin C/O form AK. ....................................................................................... 8 3.3 Thủ tục cấp C/O mẫu AK ........................................................................................... 9 IV. QUY TRÌNH XIN THỦ TỤC C/O FORM VK ........................................................... 13 4.1 Khái niệm C/O form VK. .......................................................................................... 13 4.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O form VK ............................................................... 13 4.3 Quy trình xin cấp C/O form VK ............................................................................... 13 V. QUY TRÌNH XIN C/O FORM E. ................................................................................. 19 5.1 Khái niệm C/O form E. ............................................................................................. 19 5.2 Đặc điểm. .................................................................................................................. 19 5.3 Thủ tục cấp C/O form E. ........................................................................................... 20 VI. QUY TRÌNH XIN C/O FORM D ĐIỆN TỬ - KHÁC BIỆT GIỮA C/O FORM D ĐIỆN TỬ VÀ FORM D GIẤY .......................................................................................... 23 6.1 Phạm vi và đối tượng. ............................................................................................... 23
- 6.2 Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu D điện tử ................................................................. 23 6.3 Thời hạn xử lý bộ hồ sơ ............................................................................................ 25 6.4 Quy trình cấp C/O Mẫu D điện tử ............................................................................. 25 6.5 Hướng dẫn khai C/O form D điện tử ........................................................................ 26 6.6 Sự khác nhau giữa C/O form D bản giấy và bản điện tử .......................................... 33 VII. QUY TRÌNH TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ REX. ............................................... 34 7.1 Khái niệm về REX. ................................................................................................... 34 7.2 Ưu điểm của REX ..................................................................................................... 34 7.3 Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ................................................................................ 34 7.4 Hồ sơ, thủ tục xin xác nhận xuất xứ. ......................................................................... 34 7.5 Văn bản chấp thuận chứng nhận xuất xứ. ................................................................. 35 7.6 Trách nhiệm của thương nhân xuất khẩu. ................................................................. 35 7.7 Quy trình đăng ký REX. ........................................................................................... 35 7.8 Những điểm cần lưu ý về mã số................................................................................ 39 7.9 Các trường hợp hàng hóa phải nộp C/O. .................................................................. 40
- I. Tổng quan về C/O. 1.1 Khái niệm C/O. Giấy chứng nhận xuất xứ (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa. C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ. Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng). 1.2 Phân loại C/O. Có 2 loại C/O chính: - C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó. - C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),… Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ). Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ. 1.3 Các mẫu C/O. Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây: - C/O form A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP) - C/O form D (các nước trong khối ASEAN) - C/O form E (ASEAN – Trung Quốc) - C/O form AK (ASEAN – Hàn Quốc) - C/O form AJ (ASEAN – Nhật Bản) - C/O form VJ (Việt nam – Nhật Bản) 1
- - C/O form AI (ASEAN – Ấn Độ) - C/O form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand) - C/O form VC (Việt Nam – Chile) - C/O form S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia) 1.4 Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O ở Việt Nam. Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định: - VCCI: cấp C/O form A, B… - Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK … - Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK… II. QUY TRÌNH XIN C/O FORM D 2.1 Khái niệm C/O form D. C/O form D áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT. Khi người nhập khẩu xuất trình được C/O form D với cơ quan hải quan, họ sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu (đối với phần lớn mặt hàng thì thuế nhập khẩu là 0%). Chính vì thế, khi xuất khẩu hàng đi các quốc gia Đông Nam Á, nhà nhập khẩu luôn yêu cầu nhà xuất khẩu phải cung cấp C/O này. Đây là một lợi thế và thúc đẩy giao thương trong khối A. 2.2 Hướng dẫn chung. Nhà xuất khẩu sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi viết đơn gửi Công ty Giám định xuất xứ hàng hóa, để được kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu. Kết quả của việc kiểm tra này có thể được xem xét lại định kỳ hoặc bất cứ khi nào thấy cần thiết, sẽ được chấp nhận là chứng cứ hỗ trợ để xác định xuất xứ hàng hóa được xuất khẩu cho sau này. Có thể không áp dụng kiểm tra đối với một số hàng hóa có xuất xứ dễ xác định. Khi làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa được hưởng ưu đãi, nhà xuất khẩu phải nộp đơn xin cấp Giấy chứng xuất xứ cùng với các chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa xuất khẩu đủ tiêu chuẩn để được cấp mẫu D. Cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ được giao cấp Giấy chứng nhận mẫu D sẽ kiểm tra cụ thể từng trưỡng hợp, nhắm đảm bảo rằng: Đơn xin và Giấy chứng nhận mẫu D đã được khai đúng, đủ và được người có thẩm quyền ký; 2
- Xuất xứ của hàng hóa tuân thủ quy chế xuất xứ. Các lời khai khác trong Giấy chứng nhận mẫu D phù hợp với các chứng từ kèm theo Quy cách, số lượng và trọng lượng hàng hóa, mã hiệu và số lượng kiện hàng, số lượng và các loại kiện hàng được khai phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.SEAN phát triển. 2.3 Quy trình các bước xin CO form D bản giấy. Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn . Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys. Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp. Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể. Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website. Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO. Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp. 2.4 Các giấy tờ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O form D. - Vận đơn đường biển Bill of Lading: Sao y bản chính (Phần lớn xuất hàng đi Đông Nam Á, nhà xuất khẩu dùng surender bill. Bộ công thương yêu cầu sao y bản chính sur BL chứ draft BL không được chấp nhận. Mình từng chứng kiến nhiều trường hợp chỉ vì nhầm lẫn này mà các bạn đi xin C/O phải chạy về công ty bổ sung) - Hóa đơn thương mại Commercial Invoice: Bản gốc - Phiếu đóng gói Packing List: Bản gốc - Tờ khai hải quan: Sao y bản chính (phải là TKHQ thông quan) - Bản giải trình quy trình sản xuất: Sao y bản chính (Giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào) - Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Sao y bản chính (Thể hiện rõ trong sản phẩm có bao nhiêu % nguyên liệu A, bao nhiêu % nguyên liệu B…) - Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu: Sao y bản chính (trong trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (trong trường hợp doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu) 3
- - Hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu: Sao y bản chính + mang bản gốc để đối chiếu (trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu là công ty thương mại, không trực tiếp sản xuất mà mua sản phẩm về đề xuất khẩu đi) - Đơn đề nghị cấp C/O: Mẫu Phụ lục 10 – Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT- BCT ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Công văn cam kết; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ từng mặt hàng, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp các giấy tờ này - Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải khai online trên hệ thống cấp C/O của Bộ công thương: http://www.ecosys.gov.vn/Default.aspx. Sau khi cán bộ C/O duyệt online và cấp cho doanh nghiệp mã số CO thì doanh nghiệp in mã số đó lên trên form C/O. 2.5 Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D. Giấy chứng nhận mẫu D phải theo đúng mẫu do Bộ thương mại phát hành và phải làm bằng tiếng Anh. Bộ Giấy chứng nhận mẫu D gồm 01 bản gốc và ba bảng sao carbon (carbon copy) có màu như sau: - Bản gốc (Original): Màu tím nhạt (light violet) - Bản sao thứ hai (Duplicate) Màu da cam (Orange) - Bản sao thứ ba (Triplicate) Màu da cam (Orange) - Bản sao thứ tư (Quadruplicate) Màu da cam (Orange) Mỗi bộ Giấy chứng nhận có tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp. Bản gốc và bản sao thứ ba được nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; bản sao thứ hai được cơ quan có thẩm quyền cấp giữ lại; bản sao thứ tư được nhà xuất khẩu giữ lại; Sau khi nhập khẩu hàng hóa, bản sao thứ ba sẽ được đánh dấu thích hợp vào ô thứ tư và gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng xuất xứ hàng hóa trong khoảng thời gian thích hợp. 4
- 2.6 Thời hạn cấp. Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi, thì CO sẽ được cấp phát trong vòng 3 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ và hợp lệ hồ sơ. 2.7 Hướng dẫn chi tiết kê khai C/O mẫu D. Mẫu CO form D 5
- Nội dung kê khai C/O cụ thể như sau: 1) Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam). 2) Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước. 3) Ô trên cùng bên phải về việc ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau: a) Nhóm 1: tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”; b) Nhóm 2: tên nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên thuộc khối ASEAN, gồm 02 ký tự như sau: BN: Bru-nây MM: Mi-an-ma KH: Cam-pu-chia PH: Phi-lip-pin ID: In-đô-nê-xi-a SG: Xinh-ga-po LA: Lào TH: Thái Lan MY: Ma-lai-xi-a c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2009 sẽ ghi là “09”; d) Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục XIII. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O; đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự; e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”. Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 2009 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-TH 09/02/00006. 4) Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu và tên cảng dỡ hàng). 5) Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp. 6) Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng). 7) Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng. 6
- 8) Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu). 9) Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa: Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi Điền vào ô số 8: đầu tiên ở ô số 11 của C/O: a) Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc “WO” được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu theo Điều 3 của Phụ lục I b) Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 của Phụ lục I - Hàm lượng giá trị khu vực Ghi hàm lượng thực tế, ví dụ “40%” - Thay đổi mã số hàng hóa Ghi tiêu chí cụ thể, ví dụ “CC” hoặc “CTH” hoặc “CTSH” - Công đoạn gia công chế biến cụ thể “SP” - Tiêu chí kết hợp Ghi tiêu chí kết hợp cụ thể, ví dụ: “CTSH + 35%” “PC x%” trong đó “x” là tỉ lệ phần trăm c) Hàng hóa đáp ứng khoản 2 Điều 6 của của hàm lượng giá trị khu vực lớn hơn Phụ lục I (cộng gộp từng phần) 20% nhưng nhỏ hơn 40%, ví dụ “PC 25%” 10) Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hoá (hoặc số lượng khác) và trị giá FOB trong trường hợp sử dụng tiêu chí RVC để xác định xuất xứ hàng hoá. 11) Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại. 12) Ô số 11: - Dòng thứ nhất ghi chữ “VIET NAM”. - Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu bằng chữ in hoa. - Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, chữ ký của người đề nghị cấp C/O. 13) Ô số 12: dành cho cán bộ Tổ chức cấp C/O ghi: ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O. 14) Ô số 13: - Đánh dấu √ vào ô “Third Country Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba không phải là nước thành viên, hoặc bởi một công ty có trụ sở tại một nước ASEAN đối với lô hàng của công ty được chỉ 7
- định giao hàng. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn nêu trên cần ghi vào ô số 7. - Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back CO” trong trường hợp tổ chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo Điều 11 của Phụ lục VII. - Đánh dấu √ vào ô “Exhibitions” trong trường hợp hàng hóa gửi từ nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một nước khác và được bán trong quá trình hoặc sau triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên theo Điều 22 của Phụ lục VII, đồng thời ghi tên và địa chỉ của nơi triển lãm vào ô số 2. - Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp cấp C/O được cấp sau do sai sót hoặc vì lý do chính đáng khác theo khoản 2 Điều 10 của Phụ lục VII. - Đánh dấu √ vào ô “Accumulation” trong trường hợp hàng hoá có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh. - Đánh dấu √ vào ô “Partial Accumulation” trong trường hợp hàm lượng giá trị khu vực của nguyên liệu nhỏ hơn 40% nhưng lớn hơn 20% và C/O được cấp nhằm mục đích cộng gộp theo khoản 2 Điều 6 của Phụ lục I. - Đánh dấu √ vào ô “De Minimis” nếu hàng hóa không thoả mãn tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa vì lý do có một số nguyên liệu có mã số HS trùng với mã số HS của sản phẩm nhưng tỉ lệ trùng này không vượt quá 10% giá trị FOB của sản phẩm theo như quy định tại Điều 9 của Phụ lục I. 15) Các hướng dẫn khác: - Trong trường hợp có nhiều mặt hàng khai trên cùng một C/O, nếu mặt hàng nào không được hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan Hải quan đánh dấu thích hợp vào ô số 4 và mặt hàng đó cần được khoanh tròn hoặc đánh dấu thích hợp tại ô số 5. - Ô số 13 có thể được đánh dấu √ bằng tay hoặc in bằng máy vi tính. III. QUY TRÌNH XIN C/O FORM AK. 3.1 Khái niệm C/O form AK. C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc). hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc. 3.2 Các bước xin C/O form AK. Bước 1: Truy cập hệ thống http://ecosys.gov.vn của bộ Công thương, tiến hành khai báo trực tuyến 8
- Bước 2: Lấy số thứ tự, chờ được gọi tại quầy thích hợp Bước 3: Nộp hồ sơ tại quầy được gọi. Tại đây, cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và chuyển cho chuyên viên tiến hành xử lý, trường hợp không hợp lệ đề nghị bổ sung hoặc từ chối cấp C/O Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu C/O từ Website Bước 5: Ký duyệt C/O Bước 6: C/O được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho thương nhân. 3.3 Thủ tục cấp C/O mẫu AK 3.3.1 Đăng ký hồ sơ thương nhân 3.3.1.1 Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK lần đầu tiên cho Tổ chức cấp C/O, Người đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau: a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK và con dấu của thương nhân (Phụ lục VIII); b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính); c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính); d) Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Phụ lục IX). 3.1.1.2 Mọi sự thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp C/O nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O Mẫu AK. Trong trường hợp không có thay đổi gì, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhập hai (02) năm một lần. 3.1.1.3 Người đề nghị cấp C/O chỉ được cấp C/O Mẫu AK tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân. 3.3.2 Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK 3.3.2.1 Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK gồm: a) Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục VI); b) Bộ C/O Mẫu AK đã được khai hoàn chỉnh gồm một (01) bản chính và hai (02) bản sao; c) Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan; d) Hoá đơn thương mại; e) Vận tải đơn. 9
- Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu. 3.3.2.2 Trường hợp đề nghị cấp C/O Mẫu AK giáp lưng, bộ hộ sơ sẽ gồm: a Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AK; b. C/O Mẫu AK bản gốc hoặc bản sao có công chứng của người đề nghị cấp C/O Mẫu AK giáp lưng (Back - to - Back C/O); c. Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan; d. Tờ khai hải quan chuyển tiếp đã làm thủ tục hải quan; đ. Hoá đơn thương mại; e. Vận tải đơn. g. Các loại giấy tờ quy định tại các Điểm c, d, e của Khoản 1, Khoản 2 và các Điểm c, d, e và f của Khoản 3 của Điều này là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu. 3.3.3 Tiếp nhận Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK Khi Người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận phải thông báo cụ thể yêu cầu bằng văn bản, lập giấy biên nhận bộ hồ sơ và giao cho Người đề nghị cấp một bản khi Tổ chức cấp C/O yêu cầu xuất trình thêm những chứng từ quy định tại Khoản 2, Điều 6 của Quy chế này hoặc khi Người đề nghị cấp C/O yêu cầu. Đối với trường hợp phải xác minh thêm thì cần nêu rõ thời hạn theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này. 3.3.4 Thời hạn cấp C/O Mẫu AK Thời hạn cấp C/O Mẫu AK không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O Mẫu AK hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O Mẫu AK đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, Người đề nghị cấp C/O ký. Trong trường hợp Người đề nghị cấp C/O không ký vào biên bản, cán bộ kiểm 10
- tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O Mẫu AK đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ. Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của người xuất khẩu. 3.3.5 Cấp sau C/O Mẫu AK Trong trường hợp vì sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì các trường hợp bất khả kháng của người đề nghị cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ cấp C/O Mẫu AK cho hàng hoá đã được giao trong thời hạn không quá một (01) năm kể từ ngày giao hàng. C/O Mẫu AK được cấp trong trường hợp này phải đóng dấu "cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng" bằng tiếng Anh: "ISSUED RETROACTIVELY". 3.3.6 Cấp lại C/O Mẫu AK Trong trường hợp C/O Mẫu AK bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, Tổ chức cấp C/O Mẫu AK có thể cấp lại bản sao chính thức C/O Mẫu AK và bản sao thứ hai (Duplicate) trong thời hạn không quá năm (05) ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại có kèm theo bản sao thứ ba (Triplicate) của lần cấp đầu tiên, có đóng dấu vào Ô số 12 "sao y bản chính" bằng tiếng Anh: "CERTIFIED TRUE COPY". 3.3.7 Từ chối cấp C/O Mẫu AK 3.3.7.1 Tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O Mẫu AK trong các trường hợp sau: a) Người đề nghị cấp C/O Mẫu AK chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này; b) Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu AK không chính xác, không đầy đủ như quy định tại Điều 6 của Quy chế này; c) Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung; d) Xuất trình Bộ hồ sơ cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân; đ) Mẫu C/O AK được khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực; e) Hàng hoá không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không xác định được chính xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn xuất xứ của Phụ lục I của Quy chế này; g) Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất xứ AKFTA hoặc Người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. 11
- 3.3.7.2 Khi từ chối cấp C/O Mẫu AK, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối. 12
- IV. QUY TRÌNH XIN THỦ TỤC C/O FORM VK 4.1 Khái niệm C/O form VK. C/O form VK (hay còn gọi là C/O form KV) là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc. Hướng dẫn khai C/O mẫu VK theo Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA – VietNam – Korea Free Trade Area) có hiệu lực từ 20/12/2015. C/O mẫu VK phải được khai bằng tiếng Anh và in bằng máy in hoặc bằng các loại máy đánh chữ khác (chỉ trừ một số trường hợp hướng). 4.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O form VK Bộ Công thương là cơ quan tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Bộ Công thương có thể trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp cũng thể thực hiện việc cấp các loại C/O khi được Bộ Công thương ủy quyền. 4.3 Quy trình xin cấp C/O form VK 4.3.1 Trình tự thủ tục Bước 1: Doanh nghiệp khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O. Bước 2: Doanh nghiệp đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ doanh nghiệp; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ doanh nghiệp. Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho doanh nghiệp một trong các nội dung sau: - Chấp nhận cấp C/O và thời gian doanh nghiệp sẽ nhận được C/O; - Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung); - Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này); 13
- - Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP) - Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết). Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O. Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O. Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu, vào sổ và trả C/O cho doanh nghiệp. 4.3.2 Hồ sơ xin cấp C/O form VK Hồ sơ xin cấp C/O form VK bao gồm: - Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu); Các tờ C/O đã kê khai hoàn chỉnh : tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy đơn vị C/O chuyển khách hàng, 1 bản copy đơn vị C/O lưu, 1 bản copy cơ quan cấp C/O lưu. Riêng form ICO làm thêm 1 bản First copy để VCCI chuyển cho Tổ chức cà phê quốc tế ICO); - Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam) + Giấy phép xuất khẩu (nếu có); +Tờ khai hải quan hàng xuất; + Giấy chứng nhận xuất khẩu (nếu có); + Invoice (hoặc invoice có thị thực VISA đối với hàng dệt may XK sang Hoa Kỳ quản lý hạn ngạch); + Vận đơn. - Các chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam của hàng hóa: + Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu,.. thành phẩm; + Ðịnh mức hải quan (nếu có); + Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng (theo mẫu); + Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu; + Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa); 14
- + Giấy kiểm định (hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa). 4.3.4 Thời gian cấp C/O form VK Theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi, thì CO sẽ được cấp phát trong vòng 3 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ và hợp lệ hồ sơ. 4.3.5 Các trường hợp bị từ chối cấp C/O Doanh nghiệp có thể sẽ bị từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP). Cụ thể, các trường hợp trên bao gồm: - Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu VK không chính xác, không đầy đủ; - Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung; - Xuất trình Bộ hồ sơ cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân; - Mẫu C/O VK được khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực; - Hàng hoá không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không xác định được chính xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn xuất xứ. 4.3.6 Lưu ý khi thực hiện thủ tục xin cấp C/O form VK Khi kê khai nội dung CO form VK, doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung dưới đây: - Nội dung cần trùng khớp với các văn bản khác như vận đơn, tờ khai hải quan,… - Nội dung kê khai phải trung thực. Nếu nhận thấy sự thiếu trung thực thì cơ quan cấp CO sẽ dừng ngay việc cấp C/O. - Mang đầy đủ các chứng từ cần thiết để việc kê khai diễn ra nhanh chóng. 4.3.7 Hướng dẫn Kê khai trên C/O form VK 15
- Mẫu CO form VK 1) Ô số 1 (hàng hóa được gửi từ): ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu. 2) Ô số 2 (hàng hóa được gửi đến): ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu. 3) Ô trên cùng bên phải (số tham chiếu C/O): Số tham chiếu của C/O do Việt Nam cấp gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau: 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài:"Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh"
78 p | 884 | 245
-
Tiểu luận: Thiết kế thực đơn cho nhà hàng nhóm tự thành lập : nhà hàng Mắt Biển
50 p | 206 | 45
-
Tiểu luận môn Quản trị doanh nghiệp hiện đại: Quyết định về vốn đầu tư dài hạn
32 p | 273 | 44
-
Tiểu luận môn Nghiệp vụ Hải quan: Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
46 p | 175 | 36
-
Tiểu luận môn Nghiệp vụ Hải quan: Tổng quan về hệ thống HS Code và ứng dụng vào biểu thuế xuất nhập khẩu
47 p | 172 | 33
-
TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại công ty thương mại xuất nhập khẩu hà nội
49 p | 162 | 29
-
Cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT Kinh Môn tỉnh Hải Dương - 2
7 p | 101 | 18
-
Tiểu luận: Mô hình tổ chức của hệ thống nhà hàng 4U – for you và đánh giá sự hợp lý của mô hình đó
7 p | 167 | 17
-
Tiểu luận môn Nghiệp vụ NHTM
13 p | 90 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hóc Môn
138 p | 33 | 14
-
LUẬN VĂN: Thực tế công tác tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty
110 p | 98 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cán bộ công chức cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
82 p | 51 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương theo tiếp cận năng lực
228 p | 13 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực Dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên các trường THCS huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương
114 p | 36 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương theo tiếp cận năng lực
56 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn