HỌC VIỆN NGÂN HÀNG<br />
<br />
TIỂU LUẬN<br />
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH<br />
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC<br />
VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG<br />
NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
<br />
GIẢNG VIÊN<br />
<br />
:<br />
<br />
TS. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG<br />
<br />
NHÓM LỚP<br />
<br />
:<br />
<br />
53 CA 2 THỨ 2<br />
<br />
HÀ NỘI – 2013<br />
<br />
DANH SÁCH NHÓM 8 :<br />
1. Nguyễn Thị Giang (nhóm trưởng)<br />
2. Hoàng Thị Thu<br />
3. Trần Thùy Linh<br />
4. Chu Thị Thu Hiền<br />
5. Nguyễn Minh Tú<br />
6. Lê Thị Hạnh<br />
7. Phan Thị Kim Anh<br />
8. Cao Quỳnh Anh.<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Mục lục...............................................................................................................................3<br />
Phần A : MỞ ĐẦU............................................................................................................4<br />
I. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................4<br />
II. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu..................................................................5<br />
III. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................................5<br />
IV. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................6<br />
Phần B: Nội dung...............................................................................................................7<br />
I. Khái quát Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.............................................................7<br />
1. Định nghĩa về văn hóa.............................................................................................7<br />
2. Vị trí và vai trò của văn hóa....................................................................................7<br />
3. Tính chất của nền văn hóa.......................................................................................7<br />
4. Chức năng của văn hóa............................................................................................8<br />
II. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục........................................................8<br />
1. Mục tiêu của văn hóa giáo dục................................................................................9<br />
2. Nội dung giáo dục.................................................................................................13<br />
3. Phương châm, phương pháp giáo dục...................................................................15<br />
3.1. Phương châm giáo dục...................................................................................15<br />
3.2. Phương pháp giáo dục....................................................................................16<br />
4. Đội ngũ giáo viên..................................................................................................18<br />
III. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam<br />
hiện nay.........................................................................................................................19<br />
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc vận dụng sang tạo tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh trong việc đổi mới tư tưởng trong thời đại mới...............................................19<br />
2.Những thành tựu đã đạt được của giáo dục............................................................20<br />
3. Những hạnh chế,yếu kém......................................................................................22<br />
4. Nguyên nhân..........................................................................................................24<br />
5. Giải pháp...............................................................................................................24<br />
Phần C : Kết luận............................................................................................................26<br />
I. Kết luận......................................................................................................................26<br />
II. Học sinh, sinh viên đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục.................27<br />
<br />
3<br />
<br />
Phần A : MỞ ĐẦU<br />
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận thiên tài của cách<br />
mạng Việt Nam. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hoá của<br />
dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng<br />
tạo. Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người thì tư tưởng về văn hoá chiếm<br />
một vị trí quan trọng.<br />
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một hệ thống các quan điểm lý luận<br />
mang tính khoa học và cách mạng về văn hoá và xây dựng nền văn hoá Việt Nam.<br />
Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hoá phương Đông và phương<br />
Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, trong đó cốt lõi là sự kết hợp<br />
giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với tinh hoa và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.<br />
Khi phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và cơ sở hạ tầng, văn hoá<br />
với kinh tế -chính trị, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Văn hoá là một kiến<br />
trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới<br />
kiến thiết được và có đủ điều kiện để phát triển, có thực mới vực được đạo, xã hội<br />
thế nào thì văn hoá thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hoá là động<br />
lực của sự phát triển xã hội và "văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi".<br />
Đối với nước ta hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm,<br />
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân,song đó phải là sự phát<br />
triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế và văn hoá. Vì vậy, chúng ta không chỉ xây<br />
dựng nền kinh tế mới mà còn phải xây dựng nền văn hoá “tiên tiến đậm đà bản sắc<br />
dân tộc".<br />
Năm 1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nên giáo<br />
dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: Chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những<br />
kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc<br />
của mình; dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình…Đó là một<br />
nền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Chế độ mới ra đời, cùng với việc thiết<br />
lập nền cộng hòa dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là<br />
4<br />
<br />
một tronh những nhiệm vụ cấp bách. Bởi vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”,<br />
“Yếu thì dại, dại thì hèn”. Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải làm cho nhân dân<br />
biết đọc, biết viết, từng bước nâng cao dân trí. Bởi vì nước ta là một nước dân chủ,<br />
dân là chủ và dân làm chủ. Công việc kháng chiến kiến quốc, đổi mới, xây dựng là<br />
trách nhiệm của dân. Chúng ta phải đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho<br />
dân. Muốn làm được điều đó, cần phải có giáo dục và giáo dục lại nhân dân.<br />
Xuất phát từ những lí do trên, chúng em đã chọn đề tài : “Quan điểm của Hồ<br />
Chí Minh về văn hóa giáo dục và ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây<br />
dựng nền văn hóa giáo dục nước ta hiện nay” làm đề tài thảo luận của nhóm 8<br />
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.<br />
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.<br />
1. Mục đích<br />
Làm rõ quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục qua đó thấy<br />
được ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục Việt<br />
Nam hiện nay.<br />
2. Nhiệm vụ<br />
Để đạt được mục đích nêu trên, bài thảo luận cần tập trung giải quyết các<br />
nhiệm vụ chủ yếu sau:<br />
- Trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.<br />
- Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục.<br />
- Nêu ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục trong việc xây<br />
dựng nền văn hóa giáo dục Việt Nam hiện nay.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá có phạm vi rất rộng, trong bài thảo luận<br />
này, chúng em chủ yếu tập trung nghiên cứu : Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn<br />
hóa giáo dục và ý nghĩa của văn hóa giáo dục trong việc xây dựng nền giáo dục<br />
nước ta hiện nay.<br />
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên lập trường, quan điểm, phương<br />
pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản<br />
<br />
5<br />
<br />