Tiểu luận: Nêu và phân tích ý nghĩa, vai trò, chức năng, nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm tài nguyên rừng
lượt xem 49
download
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng bất hợp lý đang làm cho diện tích rừng ngày một thu hẹp,làm phá huỷ hệ sinh thái .Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc biến đổi khí hậu trong thời gian qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Nêu và phân tích ý nghĩa, vai trò, chức năng, nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm tài nguyên rừng
- TIỂU LUẬN KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG Nhóm 5 Đề tài: Nêu và phân tích ý nghĩa, vai trò, chức năng, nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm tài nguyên rừng GVHD Người thực hiện Phạm Thị Làn Bùi Thị Hương Ngô Văn Tuấn Ngô Trường Ninh Nguyễn Văn Long Lê Đức Thọ Đ ặt vấn đ ề Rừng là tài nguyên vô cùng quí giá, rừng không nh ững là cơ sở phát triển kinh tế - xh mà nó còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và màu mỡ của đất… Tóm lại rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với các sinh vật và hoạt động sống của con người và cung cấp cho con người nhiều giá trị… Nhưng ngày nay, việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng bất hợp lý đang làm cho diện tích rừng ngày một thu hẹp,làm phá huỷ h ệ sinh thái .Và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc biến đổi khí hậu trong thời gian qua.Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tiêu cực và thách thức s ự phát triển kinh tế, xh và môi trường như gây lũ lụt, hạn hán gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặc bi ệt làm suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng khác. Đ ể bảo vệ cuộc sống của chúng ta hãy cứu lấy rừng! II. Một số hiểu biết về rừng. II.1. khái niệm Hiện nay có rất nhiều khái niệm về rừng, song định nghĩa chung nhất và phổ biến nhất được quy định theo luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và theo M.E tcachenco, 1952 đó là. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm thực vật, động vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0.1 trở lên. Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lí, trong đó bao gồm tổng thể cây gỗ,cây cỏ, cây bụi,động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài II.2. Phân loại rừng. Phân loại rừng là một công tác rất quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng của mỗi quốc gia, và tại Việt Nam công tác phân loại rừng gắn li ền với lịch sử phát triển xử dụng rừng từ xa xưa. 1, Phân loại theo thảm thực vật rừng. a. rừng lá kim( taiga). Taiga hay rừng taiga là một quần xã sinh vật với đặc trưng nổi bật là các rừng lá kim. Rừng có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới( nhóm cây đặc trưng là sim lam, vân sam, thong và cây seqnota khổng lồ). Taiga bao phủ hầu hết phần trên đại lục của ALaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siberi), bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản. Rừng taiga là quần xã sinh vật đất liền lớn nhất trên thế giới. b. Rừng mưa nhiệt đới. Rừng nhiệt đới hay rừng mưa nhiệt đới là những quần hệ phụ của rừng mưa phân bố ở vùng chí tuyến nóng ẩm, là khu vực rừng có diện tích lớn nhất hiện nay và có tác dụng lớn nhất trong duy trì môi trường sinh tồn của loài người. Nó phân bố chủ yếu ở các khu vực châu Á, châu Úc, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ và các quần đảo trên Thái Bình Dương thuộc khu vực chí tuyến. Rừng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống con người do có khối lượng sinh học cao phong phú về số lượng cũng như chất lượng nên đang bị con người khai thác triệt để. Diện tích chỉ còn khoảng 50% so với trước và chỉ còn chiếm 8% so với lục địa Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- c. Rừng lá rụng ôn đới Giáp với nhiệt đới và phân bố chủ yếu ở vùng thấp, chủ yếu ở Châu Âu, Đông Bắc Mĩ, Nam Mỹ, một phần ở Trung Quốc, Nhật Bản, Oxtraylia…Nó thường rụng lá vào mùa thu, chiếm phần lớn diện tích canh tác của những nước này, khoảng 35% diện tích. 2. Phân loại dựa vào tính chất sử dụng. a. Rừng phòng hộ. Rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn nước chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường. Nó được phân loại theo vị trí như sau: + Rừng phòng hộ đầu nguồn + Rừng phòng hộ chống cát bay + Rừng phòng hộ chắn sóng b. Rừng đặc dụng. Được sử dụng cho mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu khoa học… Bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa lịch sử và môi trường c. Rừng sản xuất. Bao gồm các loại rừng dùng để sản xuất , kinh dọanh gỗ, đ ặc sản rừng, động vật rừng kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái Rừng ngập mặn, các rặng san hô và cỏ biển còn nguyên v ẹn có thể làm giảm nhẹ hoặc tiêu tan các đợt sóng thần cao khoảng 15m. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho biết một rừng ngập mặn có chiều rộng 100m có thể giảm 50% chiều cao của song chiều và 50% năng l ượng song Vd: Trong đợt động đất và song thần ngày 26 thang 12 năm 2004 t ại đảo Pulau Seemplu của Indonesia nằm gần tâm ngoài của trận động đất, chỉ có 100 người bị chết do những người dân trên đảo đã học được kinh nghiệm chạy lên vùng đất cao và những vùng có rừng ngập mặn vây quanh. 3. Phân loại rừng theo trữ lượng. + Rừng giàu:Trữ lượng rừng trên 150 m³/ha. + Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150) m³/ha + Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80-100) m³/ha + Rừng kiệt: Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha 4. Phân loại rừng dựa vào tác động của con người Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- + Rừng tự nhiên : là do thiên nhiên tạo ra + Rừng nhân tạo :là rừng được hình thành nên bởi con người 5. Phân loại dựa vào nguồn gốc + Rừng chồi + Rừng hạt 6. Phân loại rừng theo tuổi + Rừng non + Rừng sào + Rừng trung niên + Rừng già II.3. Vai trò và chức năng của rừng. Phá rừng là nguyên nhân cơ bản nhất gây ra nhi ều tác hại cho Trái Đất: như ô nhiễm môi trường, đất đai vị xói mòn, bão lụt, khô hạn, nước biển ngày càng dâng cao, nhiệt độ Trái Đất tăng dần, nhiều loài đ ộng th ực vật bị tiêu diệt. Do đó con người phải có nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của rừng trong cuộc sống sản xuất, tích cực phát triển rừng, bảo vệ rừng. Rừng là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, có ảnh hướng rất lớn đến đời sống và hoạt động của xã hội Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng gi ữ vai trò ch ủ đ ạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, đi ều hòa n ước, là n ơi c ư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hi ếm, bảo v ệ và ngăn ch ặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo v ệ s ức khỏe c ủa con người… Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích). Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan h ệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không bi ết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đ ồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- quan tâm của toàn thế giới. Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là nhận CO2 và cung cấp O2. Đặc biệt ngày nay khi hi ện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Nh ư ta đã bi ết r ừng chứa một lượng nước dồi dào và rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước song, suối vào mùa mưa). Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đ ất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nh ất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá h ủy, đ ộ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa d ễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang tr ơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 t ấn mùn/ ha. Đ ồng th ời các quá trình feralitic, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, l ại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đ ất ki ệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt nh ư sau Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang tr ước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ng ắn là h ư hỏng. Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc: Chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê bi ển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản. Rừng nơi cư trú của rất nhi ều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực ph ẩm, d ược li ệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất kh ẩu có giá trị… Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất l ớn trong vi ệc bảo v ệ môi trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. Năm nay đã đ ược Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế về rừng với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững tất cả các loại rừng, phòng chống suy thoái và tàn phá rừng. Hưởng ứng năm quốc tế rừng, ngày môi trường thế giới đã được Liên hợp quốc chọn là: “Rừng: giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” nh ằm nh ấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và h ệ sinh thái đ ồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng và suy thoái rừng đ ể mỗi chúng ta nhận biết được giá trị của Rừng và hãy có hành đ ộng c ụ th ể vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống”. II.4. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trên Thế gi ới và Việt Nam. Hiện hơn một nửa tài nguyên rừng trên thế giới cũng như Việt Nam đang bị phá hủy nghiêm trọng và hơn 30% đang bị suy thoái. 4. 1.Thế giới Ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng - Ðầu thế kỷ 20 diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha - 1958: 4,4 tỷ ha - 1973 :3,8 tỷ ha - 1995 :2,3 tỷ ha. - Tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha 4.2.Việt Nam - Trước chiến tranh, độ che phủ 60%. - Năm 1943,độ che phủ 43%. - Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943 - 1995). - Diện tích rừng vào năm 1943: 14 tri ệu ha, 7.000 loài thực v ật - Năm 1976 còn 11 triệu ha và tỷ lệ che phủ 34% - 1985 còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ còn 30% - 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ còn 28% - Ngày nay chỉ còn 7,8 triệu ha chiếm 23,6% diện tích - 1975 đến 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha. Đ ặc bi ệt ở Tây Nguyên (mất 440.000 ha), vùng Đông Nam Bộ (mất 308.000 ha), vùng Bắc Bộ (mất 242.500 ha). Theo thống kê của Kiểm Lâm việt Nam tính đến ngày 31-12-2004 v ề mức độ phục hồi rừng từ năm 1995 đến 2004 Diện tích rừng tự nhiên Độ che phủ của rừng Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- 10088288 ha 8253000 ha 36.7% 28% 1995 2004 1995 2004 • Diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (năm 2005), nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh ở mức khoảng 8% so với 50% của các nước trong khu vực. • Rừng ngập mặn ven biển giảm 80% diện tích. II.5. Nguyên nhân gây ra hiện tượng suy thoái rừng. Hiện nay một số bộ phận người dân chưa ý thức được ý nghĩa của rừng cũng như hiểu biết về rừng còn hạn chế.Điều đó phần nào đã tác động đến tài nguyên rừng và có rất nhiều nguyên nhân gây ra hi ện tượng suy thoái rừng. II.5.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là sự mở rộng đất nông nghiệp, đất sản xuất, là mở rộng đất nông nghiệp bằng cách lấn sâu vào đất rừng, là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên r ừng, suy thoái đa dạng sinh học. Phá rừng ngập mặn nuôi tôm là h ậu qu ả làm suy thoái tài nguyên rừng , suy thoái đa dạng sinh học. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm là hậu quả làm suy thoái rừng. Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng tri ệu người dân nghèo ven biển Việt Nam. Đặc biệt rừng ngập mặn ở Nam Bộ là những căn c ứ kháng chiến vững chắc, nơi cất giấu vũ khí chuyển từ miền Bắc vào trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Do vị trí chuy ển ti ếp gi ữa môi trường biển và đất liền, nên hệ sinh thái rừng ngập mặn có tính đa d ạng sinh học rất cao. Rừng ngập mặn là bức tường xanh vững chắc bảo v ệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão l ụt. Do ch ưa hi ểu h ết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do nh ững l ợi ích Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên rừng ngập mặn Việt Nam đã bị suy thoái nghiêm trọng. Ngoài ra con người còn chuyển đổi 1 số lượng lớn diện tích rừng đ ể làm các khu du lịch,các khu nghỉ mát.VD Vừa qua uỷ ban nhân dân t ỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cho phép chuyển đổi mục đích sử d ụng 20% di ện tích trong tổng số 56 ha đất rừng phòng hộ đ ể xây d ựng cơ sở h ạ t ầng và các công trình phục vụ di lịch. II.5.2. Khai thác nguồn lâm sản quá mức. Khai thác nguồn lâm sản đang là tình trạng đáng lo ng ại hi ện nay đ ối với tài nguyên rừng. Đây là nguyên nhân quan trọng trực ti ếp d ẫn đ ến rừng bị suy thoái một cách nghiêm trọng làm cho sự đa d ạng v ề h ệ sinh thái tự nhiên, sự phong phú về các loài sinh vật, độ che ph ủ và chất l ượng rừng bị giảm sút gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sinh v ật và cây trồng trên toàn cầu. Khai thác rừng là hành đ ộng do chính con ng ười t ạo ra là phần lớn, vì rất nhiều mục đích khác nhau mà con ng ười đã s ử d ụng dưới nhiều hình thức để tác động và tàn phá tài nguyên rừng. V ới các mục đích khác nhau cho nên hoạt động khai thác nguồn lâm sản ở đây đ ược chia thành 3 hoạt động: khai thác gỗ, khai thác c ủi, khai thác lâm s ản ngoài gỗ. •Khai thác gỗ. Trong giai đoạn từ năm 1986-1991 các lâm trường quốc doanh đã khai thác trung bình 3,5 tri ệu m 3 gỗ mỗi năm ( khoảng 80.000 ha rừng), đó là chưa nói đến hậu quả của nạn khai thác tr ộm g ỗ đã xảy ra khắp mọi nơi thậm chí cả trong các khu bảo tồn. Kết quả là rừng đã bị suy giảm nhanh chóng cả về diện tích lẫn chất l ượng. Ngày nay, khi giá gỗ tăng cao, con người đã không ngừng tiến hành khai thác các loài nhóm gỗ trên theo các mục đích của mình. Họ khai phá đ ể ph ục v ụ cho Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- các công trình xây dựng như làm giàn giáo, cốppha. Đối với loài gỗ bền chắc thì họ khai thác để xây dựng nhà ở, đối với loài g ỗ quý hi ếm thì h ọ khai thác nhằm để bán và xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xa x ỉ c ủa con người. Việc khai thác các loài gỗ quý hi ếm đ ể phục v ụ mục đích kinh doanh xuất khẩu hiện nay đang là một nguồn lợi tức đáng kể cho qu ốc gia có trữ lượng lớn gỗ quý. Với tốc độ đáng lo ngại, nạn khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới đang dần đưa đến nguy cơ mất rừng. •Khai thác củi . Đối với các loại gỗ ngoài giá trị xây d ựng công trình, xây dựng nhà ở, phục vụ kinh doanh xuất khẩu thì những loại th ực v ật kém giá trị khác lại được con người khai thác với mục đích là làm c ủi đ ốt. Ở Việt Nam 90% năng lượng dùng cho gia đình là các s ản ph ẩm t ừ th ực vật, hàng năm 1 lượng củi khoảng 21 tri ệu tấn được khai thác t ừ r ừng đ ể phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình và l ượng củi này nhi ều h ơn lượng gỗ xuất khẩu hàng năm. Với dân số ngày càng tăng nh ư hi ện nay, thì nhu cầu về lượng củi đốt như hiện nay cũng tăng theo. Đây là v ấn đ ề đáng lo ngại cho việc tàn phá rừng tiếp tục tiếp diễn. •Khai thác lâm sản ngoài gỗ. Rừng không chỉ có giá trị về g ỗ mà còn có các giá trị lâm sản ngoài gỗ. Đây có thể xem là nguyên nhân tác đ ộng làm suy kiệt tài nguyên rừng nhanh nhất. Lâm sản ngoài g ỗ bao g ồm các Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- loài động vật quý, động vật hoang dã… và các loại th ực v ật mà cho các sản phẩm ngoài gỗ như: song, mây, tre, nứa, lá các loại cây thu ốc, d ầu… Tất cả các loài trên có thể được sử dụng trong gia đình, bán và xu ất kh ẩu cho nên tình trạng khai thác, buôn bán trái phép, xu ất kh ẩu các loài đ ộng vật thực vật đang được diễn ra mạnh mẽ. Vì thi ếu kế hoạch quản lý h ợp lý, thiếu sự kiểm tra chặt chẽ trong việc khai thác tài nguyên sinh v ật rừng mà ở nhiều vùng, một số loài động vật như tê giác, hổ, báo, voi, g ấu, khỉ…, các loại cây như: pơmu, trầm hương, gõ đỏ…đã ngày càng tr ở nên rất hiếm. Giá trị xuất khẩu cao của các loài nói trên cùng v ới sự kém hi ểu biết, hám lợi nhuận đã thúc đẩy con người tìm cách săn bắt chúng ở kh ắp mọi nơi. Cùng xuất phát từ sự nghèo đói mà người dân đổ xô vào r ừng khai thác các nguồn lâm sản ngoài gỗ. Và đang còn r ất nhi ều ho ạt đ ộng khai thác các loài động vật thực vật khác theo từng mục đích riêng ảnh hưởng tới môi trường. Các hoạt động khai phá trái phép này kéo dài âm ỉ, liên tục, tốc độ của sự phục hồi rừng không kịp với tốc độ phá rứng cho nên rừng đang bị suy thoái. Cần có các bi ện pháp tích c ực đ ể ngăn ch ặn và làm giảm các hoạt động trái phép này. II.5.3. Cháy rừng Cháy rừng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng một cách rất nhanh gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống của sinh vật trên một diện tích rộng lớn và gây ra hậu quả x ấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán đến cuộc sống con người. Ngày nay cháy r ừng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động khai thác c ủa con ng ười như đốt lửa tìm mật ong, tìm mật gấu hay đ ốt h ương tìm mộ li ệt sĩ trong chiến tranh, do hoạt động đốt nưong làm rẫy của ng ười dân tộc mi ền núi… những nguyên nhân này đều có thể khiến rừng bị cháy. Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- Ở Việt Nam với tổng diện tích rừng bị cháy là 2.304,07 ha; di ện tích rừng tự nhiên 962.79 ha; diện tích rừng trồng là: 1.341,28 ha; s ố v ụ đ ược cứu là 440 vụ so với năm trước là 138 vụ cháy với tổng di ện tích là 551.40 ha. Kết quả này cho thấy số vụ cháy rừng năm nay cao hơn và đang ở mức cảnh báo .Và hầu hết các diện tích rừng bị cháy đều nằm trong những vùng nhạy cảm như rừng đầu nguồn, đất dốc, vùng sinh thái đ ất ngập nước, rừng tràm, vùng rừng chống cát di động nên dễ gây lũ quét, xói lở, đất dễ bị khô hạn và thoái hoá. Cháy r ừng s ẽ nhanh chóng lan ra trên một diện tích rộng lớn và rất khó dập tắt cho nên thi ệt hại cũng r ất nghiêm trọng. Sự phục hồi và tái tạo lại rừng trong đi ều ki ện này là r ất chậm vì thế mà tài nguyên rừng đang cạn kiệt dần đi. Do v ậy, đòi h ỏi ý thức bảo vệ của người dân và dân và cần có sự quản lý chặt chẽ, sự quan tâm nguồn tài nguyên rừng của ngành ki ểm lâm đ ể hạn ch ế đ ược sự suy giảm diện tích tài nguyên rừng. II.5.4. Sức ép dân số. Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái môi trường. S ự gia tăng dân s ố đòi h ỏi tăng nhu cầu trong sinh hoạt và các nhu c ầu thi ết y ếu khác, nh ất là tài Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng v ề mật độ dân đã d ẫn đến nạn phá rừng và sự suy thoái nghiêm trọng v ề các h ệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay dân cư ngày càng tập trung ở các đô th ị đ ể dễ dàng trao đổi buôn bán… thoã mãn nhu cầu của họ, gây nên tình tr ạng mất cân đối giữa dân cư ở nông thôn và thành thị. Người dân ồ ạt ra thành thị kiếm sống dẫn đến tình trạng đô thị hoá, đòi hỏi n ền kinh t ế ở khu v ực này phải phát triển tương đối để đáp ứng đầy đủ việc làm cho ng ười dân. Và khi nhu cầu con người trong tất cả các lĩnh vực tăng cao, nhu c ầu vi ệc làm cũng tăng thì các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, c ơ s ở ch ế bi ến… bắt đầu được hình thành. Nhưng diện tích đất thành th ị ch ỉ chi ếm một phần rất nhỏ cho nên tất cả các hoạt động tiêu dùng và s ản xuất, khai thác chế biến không thể diễn ra ở đây, buộc họ phải chuyển đ ến một nơi cách xa thành thị, cách xa nơi sinh sống, chuyển đ ến một đ ịa bàn nào đó để xây dựng cở sở sản xuất cho mình. Và dần họ lấn chi ếm vào rừng, n ơi có diện tích khá rộng và tiến hành khai thác tàn phá rừng đ ể xây d ựng các nhà máy xí nghiệp. Ở nông thôn thì dân s ố tăng thì bu ộc ng ười dân ph ải mở rộng diện tích đất canh tác để sản xuất đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống, buộc họ phải tiến sâu vào rừng, bắt đầu ch ặt phá r ừng đ ể l ấy đất tiến hành sản xuất. Ban đầu chỉ khai thác một ph ần di ện tích nh ỏ và sau một thời gian dài, ngoài nhu cầu mở rộng đ ất canh tác mà nhu c ầu v ề nhà ở của con người cũng tăng lên. Do nền kinh tế phát tri ển, giá c ả đ ất tại các đô thị rất cao nhưng người dân họ không đủ khả năng đ ể mua nhà tại các vùng đồng bằng và đương nhiên họ sẽ chuyển lên địa bàn mà nơi họ có khả năng mua nhà ở và rừng được xem là địa bàn sinh s ống ti ềm năng. Tài nguyên rừng thì có hạn mà nhu cầu con ng ười thì ngày càng tăng và chỉ trong một thời gian ngắn các loài động v ật, th ực v ật quý hi ếm đã bị khai thác cạn kiệt, thậm chí có nguy cở bị tiêu di ệt làm cho s ố l ượng Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- và các chủng loài sinh vật ngày càng giảm đi. Vì vậy, có thể nói s ức ép dân số có tác động rất lớn đối với suy thoái tài nguyên rừng. Con ng ười cần có sự khai thác hợp lý có kế hoạch để hạn chế khai thác rừng một cách bừa bãi làm giảm tài nguyen rừng một cách đáng kể. II.5.5. Đói nghèo Suy thoái môi trường có nhiều nguyên nhân trong đó một ph ần do s ự đói nghèo tác động nên. Đói nghèo luôn đi đôi với s ự khan hi ếm tài nguyên sản xuất dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên quá mức làm tăng tình trạng khan hiếm và suy thoái. Vì thiếu nơi canh tác, thiếu vốn đầu tư những người nghèo đói thường phải đến sinh sống tạo những nơi có đi ều kiện không thuận lợi mà cần ít vốn đầu tư phải bóc lột đ ất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống làm cho các loại tài nguyên nay d ần b ị suy thoái nhanh chóng. Nhưng cũng phải chứng tỏ một đi ều là: nghèo đói không đồng nghĩa với việc được tàn phá rừng như hoạt động khai thác g ỗ, củi, đặc sản rừng… để đem đi bán. Vì nghèo, không có đ ất s ản xu ất, không có vốn đầu tư, buộc họ phải tàn phá để rừng nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy hoạt động ấy mang tính nhỏ lẻ, manh múm, không ồ ạt nhưng lại được lặp đi lặp lại trong một thời gian khá dài nên r ất khó qu ản lý và gây nên tình trạng cạn kiệt dần của tài nguyên rừng. Khi r ừng ngày càng giảm về số lượng cây trồng, vật nuôi hay diện tích rừng bị thu h ẹp đã dẫn đến hiện tượng hạn hán lũ lụt, khả năng ngăn chặn xói mòn đ ất là rất kém. Cho nên mỗi lần thiên tai ập đến lại chính những ng ười nghèo ti ếp tục gánh chịu tổn thất nặng nề hơn do phải sống gần rừng. Vốn dĩ h ọ đã nghèo nay lại càng nghèo hơn, sự nghèo đói luôn xây quanh cu ộc s ống của họ, dường như họ khó có thể thoát ra được cuộc sống tiếp tục phá rừng lấy gỗ,củi, đặc sản rừng bán để có thu nhập. Vì mục đích là có thu nhập nuôi sống gia đình mình mà các hộ dân nghèo đói đang d ần d ần làm Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Vậy cần có các chính sách h ỗ tr ợ giải quyết việc làm cho hộ nghèo đói như các chương trình phát tri ển ngành nghệ phụ… để giảm bớt hiện tượng khai thác rừng . II.5.6. Hậu quả của các cuộc chiến tranh hoá học để lại. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 2, quân đ ội mỹ đã ti ến hành một cuộc chiến tranh hoá học với quy mô lớn nhất trong mọi th ời đ ại của lịch sử. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải kho ảng h ơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một di ện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãng thổ Việt Nam. Trong đó, phần lớn là chất đ ộc da cam, là chất có chứa tạp chất độc đioxin. Nồng độ các chất được rải trong các phi vụ thường cao hơn gấp từ 20-40 lần nồng độ dùng trong Nông nghi ệp và các chất diệt cỏ và phát quang thông thường được phân hu ỷ sau 1 tháng hoặc đến dưới 1 năm riêng hợp chất đioxin có trong chất da cam r ất bền vững, với thời gian bán phân huỷ được ước tính khoảng 15-20 năm hoặc lâu hơn nữa. Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã r ải l ặp l ại nhiều lần trong một quãng thời gian dài với nồng đ ộ cao, chúng ng ấm và dần phân huỷ trong đất, không những đã làm ch ết cây c ối mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đ ảo l ộn các hệ sinh thái tự nhiên. Những hậu quả tức thời và lâu dài của chất độc hoá học đ ối v ới tài nguyên và môi trường rừng là rất rõ ràng. Trong quá trình b ị tác đ ộng, hàng trăm loài cây đã bị trút lá, đáng quan tâm nh ất là nh ững cây g ỗ l ớn thuộc tầng nhô và tầng ưu thế sinh thái thuộc họ dầu, họ đ ậu. Nhi ều loài cây gỗ quý hiếm như giáng hương, gụ, sao đen… và một s ố cây h ọ d ầu thuộc tầng cao trong rừng đã bị chết dẫn đến khan hi ếm nguồn h ạt gi ống củamột số loài cây quý. Tán rừng bị phá vỡ, môi trường rừng b ị thay đ ổi nhanh chóng, những loài cây của rừng thứ sinh như tre, nứa, các loài cây gỗ ưa ánh sáng mọc nhanh, kém giá trị kinh t ế thì chúng xuất hi ện và l ấn Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- át cây gỗ bản địa. Nhiều khu rừng đã bị phá huỷ nặng n ề do quy mô phá hoại rộng lớn và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong nhi ều năm, kèm theo với các tác động khác của bom đạn… Hậu quả là cây rừng bị ch ết đi, các loài cây cỏ dại như cỏ Mỹ, cỏ tranh, lau lách xâm l ấn và đ ến nay r ừng vẫn chưa được phục hồi. Ngoài ra, chất độc hoá học rải lên rừng còn gây thiệt hại nhiều cho các loại tài nguyên khác ngoài gỗ ch ưa được tính đ ến như dầu nhựa, cây thuốc, song mây và các loài động vật rừng. ll.5.7. Tập quán du canh du cư. Du canh du cư là tập quán sản xuất nông nghi ệp lâu đời của các dân tộc ít người ở nhiều quốc gia mà thường xuất hiện tại các vùng đồi núi và cao nguyên. nơi nhằm ổn định sản xuất và đời sống trong một ph ạm vi lãnh thổ cố định. Vào mùa khô và thường là cuối mùa đông, người dân thường vào sâu trong rừng tìm một khoảnh đất rừng phù hợp, đ ốt cháy mảnh diện tích đủ rộng theo ý muốn, thường là không thể đi ều khi ển theo mục đích người đốt vì lửa rừng bị tác động của gió và đ ộ ẩm, nhi ệt đ ộ t ại khoảnh rừng. Và đến đầu mùa mưa, người ta đi tra hạt, hoặc ươm s ắn, l ợi dụng lượng nước ẩm do mưa, hạt giống sẽ nảy mầm, cây sinh trưởng rất tốt do đất dưới tán rừng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và cũng nh ờ than tro của việc đốt rừng tiến hành. Người dân canh tác ít tác đ ộng t ới cây trồng mà chủ yếu là thoái mặc chúng tự nhiên và tới mùa thì thu hoạch. Thông thường chỉ sau 3-4 mùa rẫy, do nước mưa rửa trôi và xói mòn, lại không được bổ sung các chất dinh dưỡng nên đ ất r ẫy s ẽ nghèo dinh dưỡng, cây trồng phát triển kém. Lúc này, người dân sẽ bỏ rẫy cũ, tìm đến một khoảnh rừng mới và lại đốt rừng thành rẫy. Cuộc sống của họ thường gắn bó với rẫy nên cả gia đình, bản làng cùng di c ư theo r ẫy. Và đây chính là tập quán du canh du cư, là một tập tục cũ, l ạc hậu, năng suất cây trồng thấp, cuộc sống người dân bấp bênh gây thoái hoá đ ất, m ất Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- rừng. Vì tập tục này thường xuất hiện ở các vùng miền núi nên cũng có thể hiểu rằng, họ không có đất để sản xuất và trình đ ộ hi ểu bi ết c ủa người dân miền núi vẫn đang còn hạn chế, chỉ vì mưu sinh cuộc s ống qua ngày nên họ chỉ tập trung sản xuất trong một thời gian rất ng ắn đáp ứng nhu cầu hiện tại của họ, chưa có hiểu biết kỹ thuật canh tác đ ể có năng suất cao hơn và chưa nắm rõ hậu quả của việc đốt nương làm rẫy của họ có thể tàn phá cả một diện tích rừng rông lớn. Mặt khác, cùng với việc gia tăng dân số mà tập quán du canh du c ư trở thành một nguyên nhân quan trọng làm mất rừng, thoái hoá đ ất và k ết quả là đã tạo nên cả một vùng đất trống đồi núi trọc nh ư hi ện nay. Tăng dân số đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất để sản xuất thêm l ương thực phẩm đáp ứng với cuộc sống của con người. Và những người dân sinh sống ở miền núi họ không thể mở rông diện tích đ ất canh tác xuống vùng đồng bằng được vì theo thói quen sinh sống của họ, thói quen trong sản xuất, hơn nữa diện tích đồng bằng chỉ chiếm một phần rất nhỏ không đủ để họ tiến hành canh tác. Cho nên người dân phải lấn sâu vào rừng đ ể Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- mở rộng đất sản xuất và họ tiếp tục đốt nương rừng tạo rẫy canh tác. Diện tích rừng cứ thế được đốt cháy nhưng lại không có sựđầu tư cũng không có sự tái tạo thì chắc chắn diện tích rừng s ẽ dần bị co h ẹp l ại theo thời gian. Tuy đã có chính sách hỗ trợ nhưng theo thói quen trong s ản xuất, trong sinh hoạt, bước đầu họ khó thích nghi với cuộc sống mới nên tình trạng khai thác rừng vẫn diễn ra. Cùng với s ự gia tăng dân s ố, cùng với sự hiểu biết ít của mình thì tập quán du canh du cư của nh ững ng ười dân sinh sống tại miền núi cũng đang là nguyên nhân tr ực ti ếp gây nên hiện tượng suy thoái rừng, làm giảm sự đa dạng của rừng. II.5.8 Các nguyên nhân khác. Ngoài các nguyên nhân nêu trên còn có một số nguyên nhân khác như: - Nhận thức của người dân chưa cao. - Chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các loài ngoại lai. - Chính sách của nhà nước chưa có hiệu quả, công tác quản lý còn kém. - Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. II.6..Hậu quả của suy thoái rừng Mất rừng ngập mặn là mất nơi sống, nơi sinh sản, vườn ươm c ủa nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn. Nghiên cứu đầm tôm bỏ hoang ở cửa Nam Triệu (Hải Phòng) cho thấy sinh khối đ ộng vật đáy gi ảm t ới 9 lần so với vùng lân cận còn rừng ngập mặn. Nhi ều loài động vật ở cạn như bò sát, khỉ, đặc biệt là chim tụ tập rất đông ở trong vùng r ừng ng ập mặn, nhờ có nguồn thức ăn phong phú là tôm, cua, cá, sò trên bãi tri ều. Khi không còn rừng thì các động vật trên cũng bỏ đi nơi khác. Vi ệc phá rừng ngập mặn làm đầm tôm không chỉ làm suy giảm tài nguyên đa d ạng Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- sinh học tại chỗ, mà còn làm mất nguồn thức ăn phong phú của nhi ều sinh vật vùng triều, hậu quả là sản lượng cá, tôm, cua đánh bắt ở ngoài biển cũng giảm. Ở một số địa phương, những người nuôi tôm đã thải nước bẩn có hoá chất độc từ các đầm tôm ra rừng ngập mặn, làm cho cây chết. Do suy thoái tài nguyên rừng nghiêm trọng, kèm theo đó là dân s ố tăng nhanh làm lượng khí thải ra ngoài môi trường ngày càng nhi ều gây ra hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu . Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp và nguồn nước. Băng tan,mực nước biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ,. Hậu quả do BÐKH toàn cầu gây ra ngày một rõ ràng, trong đó có tác đ ộng đến ÐDSH, nguồn tài nguyên quý giá của các quốc gia. Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão sẽ làm thay đ ổi thành ph ần c ủa trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật trong đó. Các thay đổi diễn ra sẽ đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống c ủa tất cả các loài, các hệ sinh thái. Biến đổi khí hậu( BĐKH) với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt l ở đ ất s ẽ thúc đ ẩy sự suy thoái ÐDSH nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là nh ững hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn, tăng nguy cơ di ệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gien quý, hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh. Nhiệt độ trung bình ngày càng tăng sẽ làm thay đổi vùng phân b ố và cấu trúc quần thể sinh vật của nhiều hệ sinh thái. Nhi ệt đ ộ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đ ất than bùn v ừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu. Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- Những đợt cháy rừng như tại miền Tây Canada mùa hè năm ngoái, có thể gây ô nhiễm ôzôn đến mức độ gây tác hại cho sức khỏe. (Ảnh: Cameron S. McNaughton) Ôzôn ở tầng bình lưu đem lại lợi ích cho sự sống trên Trái Đ ất b ằng cách chặn tia cực tím từ Mặt Trời. Ngược lại, ôzôn ở vùng khí quyển thấp hơn có thể đem lại một số vấn đề về sức khỏe, từ ho và đau họng đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như hen suyễn, viêm phế quản và khí thũng. Ô nhiễm ôzôn mặt đất cũng làm tổn hại đến cây trồng và các th ực vật khác. Việc đốt rừng làm rẫy khiến đất bị phô ra trần trụi d ưới s ức nóng c ủa mặt trời nhiệt đới và dưới những cơn mưa lũ liên tu bất tận. Vi ệc này làm cho đất bị chai hơn, độ màu mỡ và phì nhiêu của đất bị gi ảm đi, trong khi Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
- lượng độc chất aliminium lại gia tăng; tất cả những yếu tố này làm đ ất tr ở nên khô cằn hơn và khó trồng trọt hơn. Trong những vùng rừng khô, hi ện tượng đất đai bị suy thoái đang ngày càng trở thành một vấn đ ề nghiêm trọng, tạo ra hiện tượng sa mạc hóạ. Hiện tượng sa mạc hóa ảnh hưởng tới khoảng từ 3.000 tới 3.500 tri ệu mẫu đất, tức khoảng1/41/4 1/4 s ố đ ất đai của thế giới; đồng thời đe dọa đời sống của 900 triệu người tại 100 quốc gia trong thế giới đang phát triển. Rừng góp phần giữ ổn định nguồn cấp nước, giảm thi ểu nguy c ơ h ạn hán cũng như lũ lụt. Rừng còn giúp cân bằng dòng chảy c ố đ ịnh cho các hệ sinh thái và các trung tâm đô thị. Nước là tài nguyên bị tác đ ộng nhi ều nhất từ khai thác tài nguyên rừngkhai thác gỗ làm suy giảm khả năng cung cấp nước do mất rừng – yếu tố đảm bảo cân bằng nước cho toàn lưu vực. Đây là mối quan tâm đặc biệt bởi nước đang ngày càng trở thành một món hàng khan hiếm trên thế giới, do sức ép từ dân số, các công trình th ủy l ợi, hay tính bất thường của khí hậu do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện đang diễn ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô và lũ l ụt trong suốt mùa mưa ở ngay trong chính các vùng rừng. Nh ững hi ện t ượng này một phần do suy thoái rừng và tác động của bi ến đổi khí hậu. II.7.Các biện pháp khắc phục Chúng ta đang đứng trước nguy cơ suy thoái tài nguyên r ừng và đ ất rừng. Do vậy phục hồi rừng và những vùng đất bị suy thoái đang là mối quan tâm của nhiều người, nhiều tổ chức và cá nhân. Nâng cao nhận thức. Nâng cao nhận thức cho người dân cũng như các nhà lãnh đạo qua hội thảo bảo tồn và phát tri ển. Đ ối v ới ng ười dân t ổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh h ọc và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đ ối t ượng, đ ể sử Nhóm 5 GVHD: Ph ạm Th ị Làn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận dân số: Hãy nêu và phân tích ảnh hưởng của sự phát triển dân số đến kinh tế, xã hội ở Việt Nam
23 p | 2668 | 488
-
Tiểu luận "Phân tích tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra"
17 p | 1254 | 370
-
Tiểu luận "Tình hình nuôi trồng tôm thẻ chân trắng"
14 p | 759 | 209
-
Tiểu luận tài chính: Phân tích dòng tiền
33 p | 681 | 118
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại tổng hợp Hồng Phúc
94 p | 216 | 69
-
Đề tài: Liệt kê, phân tích các công dụng công nghệ và lợi ích cho người tiêu dùng của bao bì thực phẩm trên quan điểm thị trườnghiện đại-nêu ví dụ và phân tích trên vài sản phẩm thực tế hiện nay
68 p | 289 | 64
-
Tiểu luận: Hệ thống thông tin địa lý - GIS
36 p | 349 | 53
-
Tiểu luận: Nêu và phân tích ảnh hưởng của sự phát triển dân số đến kinh tế, xã hội ở Việt Nam
23 p | 146 | 38
-
Tiểu luận: Hành vi của người tiêu dùng
38 p | 526 | 35
-
Tiểu luận môn Triết học: Phân tích và chứng minh luận điểm: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông
14 p | 375 | 34
-
Đề tài : “Hãy nêu và phân tích ảnh hưởng của sự phát triển dân số đến kinh tế, xã hội ở Việt Nam.”
21 p | 152 | 31
-
Tiểu luận Quản trị kinh doanh tổng hợp: Khảo sát thực trạng công tác quản trị bán hàng tại Công ty TNHH thương mại – dịch vụ Đỉnh Bạch Mã
72 p | 113 | 28
-
Thuyết trình: Lập báo cáo tài chính và phân tích
44 p | 150 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Thương mại Phú Sơn
123 p | 33 | 23
-
Tiểu luận: Tìm hiểu và phân tích mô hình văn hóa của một doanh nghiệp
17 p | 112 | 21
-
Tiểu luận: Sự dịch chuyển trong lợi thế cạnh tranh - Cách ứng xử hay phản ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi của môi trường
55 p | 83 | 9
-
Đề tài tiểu luận Tài nguyên cây thuốc: Tổng quan về cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp
49 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn