Tiểu luận “ phẩm chất và năng lực của người giáo viên trung học phổ thông”.
lượt xem 144
download
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy. Điều này cho thấy, nghề giáo là một nghề rất cao cả, luôn được xã hội kính trọng và yêu quý từ ngàn xưa đến nay. Xã hội dù có phát triển đến đâu thì vị trí, vai trò của người thầy giáo, cô giáo trong lòng mỗi con người vẫn được khẳng định với sự kính yêu và tôn trọng. Với mỗi chúng ta, khoảng thời gian đi học là khoảng thời gian đẹp nhất, với nhiều kỷ niệm đáng nhớ, đáng giữ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận “ phẩm chất và năng lực của người giáo viên trung học phổ thông”.
- ĐỀ TÀI “ phẩm chất và năng lực của người giáo viên trung học phổ thông”
- A LỜI MỞ ĐẦU I lý do chọn đề tài Cơ sở lý thuyết : “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy. Điều này cho thấy, nghề giáo là một nghề rất cao cả, luôn được xã hội kính trọng và yêu quý từ ngàn xưa đến nay. Xã hội dù có phát triển đến đâu thì vị trí, vai trò của người thầy giáo, cô giáo trong lòng mỗi con người vẫn được khẳng định với sự kính yêu và tôn trọng. Với mỗi chúng ta, khoảng thời gian đi học là khoảng thời gian đẹp nhất, với nhiều kỷ niệm đáng nhớ, đáng giữ gìn trân trọng nhất. Trong ký ức đó, bạn bè, trường lớp và thầy cô là hình ảnh không bao giờ phai. Thầy, cô giáo là những người đã truyền đạt các kiến thức, những kinh nghiệm sống cho con người từ khi chập chững bước vào đời cho đến khi họ trưởng thành, những kiến thức và kinh nghiệm đó có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cả những kiến thức để hình thành nhân cách con người, góp phần tạo dựng một xã hội tốt đẹp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đại hội cũng đã xác định: Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên; xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng hợp tác quốc tế và tăng ngân sách cho hoạt động giáo dục, đào tạo (GD-ĐT). Phát triển đội ngũ nhà giáo với cơ cấu hợp lý, có chất lượng sẽ là động lực quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng GD-ĐT, góp phần quan trọng tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời, Đại hội cũng đã chỉ ra các giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó coi giải pháp: "xây dựng đội ngũ
- giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”, là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GD-ĐT hiện nay. Chủ trương “Phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt” trong “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” thể hiện tư duy và nhận thức cách mạng, khoa học, toàn diện, triệt để và sâu sắc của Đại hội XI. Cơ sở thực tiễn: Bên cạnh những người thầy âm thầm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, hết lòng vì học sinh thân yêu,sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để cứu học sinh trong bão lũ, và cảm động hơn nữa là không ít giáo viên đã chia sẽ phần thu nhập ít ỏi của mình gúp học sinh nghèo vượt khó,học giỏi…những hành động bình dị đó đã vun đúc lên sự vẻ vang của nền giáo dục nước nhà thì có một bộ phận giáo viên tha hóa về đạo đức, nhân cách:lợi dụng học trò và phụ huynh, chạy theo thành tích,thậm chí thầy cô đánh đập học sinh,dùng áp lực xúc phạm đến nhân cach của học sinh….sống ngụy biện để lừa gạt dư luận,tự lừa dối mình,đánh mất mình,làm mất lòng tin của xã hội,làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng giáo dục. Từ đó cho thấy muốn chấn hưng,phát triển và đưa nước ta hội nhập quốc tế thì cần phải chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Để chấn hưng giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải chấn hưng đội ngủ giáo viên, nâng cao nhận thức của người giáo viên. Để giúp giáo viên nhận thức rõ vai trò vị trí của mình đối với xã hội,hướng giáo viên rèn luyện tốt hơn trong sự nghiệp trồng người, em đã chọn đề tài “ phẩm chất và năng lực của người giáo viên trung học phổ thông”. II Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu lý luận và thực tiễn của vấn đề tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực của người giáo viên trung học phổ thông(THPT)
- III Nhiệm vụ nghiên cứu -Tìm hiểu cơ sở lý luận về phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT -Nghiên cứu thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc rèn luyên phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT IV Đối tượng và khách thể nghiên cứu: -Đối tượng: phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT -Khách thể: nhân cách của người giáo viên. V Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Giới hạn nghiên cứu: phẩm chất và năng lực của người giáo viên. - Phạm vi: ở trường THPT VI Giả thuyết khoa học Nếu đưa ra những giải pháp thiết thực góp phần nâng cao phẩm chất và năng lực người giáo viên thì sẽ đáp ứng được sự nghiệp trồng người của xã hội. VII Phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp đọc tài liệu -Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :phương pháp quan sát, hỏi ý kiến chuyên gia, phương pháp trò chuyện,phương pháp tổng kết kinh nhgiệm giáo dục. VIII Đóng góp chính của đề tài Giúp người giáo viên nhận thức về vị trí vai trò của người giáo viên trong nền giáo dục nước nhà, hướng người giáo viên rèn luyện mình tốt hơn trong nhiệm vụ “trồng người”.
- B NỘI DUNG Chương I Cơ sở lý luận về nhân cách của người giáo viên THPT 1.1 Một số khái niệm có liên quan 1.1.1 Phẩm chất là gì? Chất có nghĩa là cái vốn có; chất là tính quy định bên trong một vật này khác với vật khác. Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật. Khái niệm phẩm chất vừa có nghĩa hẹp vừa có nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉ đặc điểm sẵn có của cơ thể như hệ thần kinh, các giác quan và cơ quan vận động. Đặc điểm sẵn có là cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc tính tâm lý. Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách, ý chí, hứng thú, tính khí, phong cách của con người. Như vậy có thể hiểu phẩm chất của người giáo viên không chỉ là những đặc trưng đơn giản có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yếu tố bên trong, trên cơ sở các phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thông qua hoạt động, quan hệ giao lưu trong thực tiễn đời sống và trong công tác của người giáo viên 1.1.2 Năng lực là gì? Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nó đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn đo tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.
- 1.1.3 Giáo viên THPT ? Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường trung học phổ thông đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh gia chất lượng từng học trò. Giáo viên nam thường được gọi là thầy giáo còn giáo viên nữ thường được gọi là cô giáo. 1.1.4 Phẩm chất và năng lực của người giáo viên xưa và nay. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã sản sinh và nuôi dưỡng nhiều tấm gương nhà giáo sáng ngời cả cốt cách và tâm hồn. Những con người đó đã tạo nên phẩm chất đạo đức cao đẹp của người thầy trong truyền thống.Người thầy giáo Việt Nam trong truyền thống là những con người đã vắt trọn công sức và tâm huyết để trao lại cho học trò của mình một thứ tài sản vô giá: “đạo làm người”. Ông thầy là người dẫn dắt con người trở thành con người có đạo đức cao đẹp, có trí tuệ sâu rộng, có lòng yêu nghề tha thiết, vì tương lai của thế hệ trẻ mà “hành nghề”. Hành nghề vì sự nghiệp giáo hoá chứ không phải vì danh lợi. Họ là những người rất coi trọng tri thức, tôn vinh đạo thánh hiền, lấy “dạy chữ, dạy người” làm lẽ sống, coi trọng danh dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết; xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng và đức độ, bằng học vấn và cống hiến. Ai sinh ra trên đời này cũng đều có cha mẹ, sự trưởng thành cũng đều có công lao to lớn của người thầy. Người thầy không chỉ dạy ta chữ nghĩa, kiến thức mà còn dạy ta biết làm người cho đúng nghĩa. Nhìn lại những thời kỳ xa xưa nền văn hiến của dân tộc, chúng ta sẽ gặp biết bao nhà giáo dục mẫu mực, lỗi lạc. Từ triều Lê, giáo dục nho học ở nước ta đã phát triển rộng rãi, hầu như không có làng xã nào ở đồng bằng mà không có các lớp học chữ Hán ở trình độ nhập môn. Dường như tất cả mọi người đã theo Nho học đều là thầy dạy, dân ta quen gọi là thầy đồ. Thầy vừa dạy, vừa học, dạy hết
- chữ thì để học sinh đi học thầy đồ khác. Đó là tình trạng phổ biến của trường lớp Nho học thời xưa. Ngày nay với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội đã tác động không nhỏ tới đời sống đạo đức nói chung, đạo đức người thầy nói riêng. Sự tác động hai mặt của kinh tế thị trường đang làm cho đạo đức xã hội biến đổi theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Vì vậy, mỗi người thầy giáo Việt Nam trong điều kiện hiện nay, để tiếp nối được truyền thống đạo đức cao đẹp của người thầy giáo; để xứng đáng với lòng mong đợi của toàn xã hội; để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển thì phải không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân cả đức lẫn tài để đáp ứng được những đòi hỏi và kỳ vọng của xã hội.Mỗi người thầy giáo cần phát huy những phẩm chất cao đẹp của người thầy giáo trong truyền thống dân tộc. Mỗi người thầy giáo hôm nay cũng luôn phải là người có lòng yêu nghề tha thiết, vì tương lai của thế hệ trẻ mà hành động, phấn đấu. Hành nghề vì sự nghiệp giáo dục chứ không phải vì quyền lợi vật chất. Họ cũng luôn luôn phải là người coi trọng danh dự, lương tâm, giữ gìn khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng và đức độ chứ không phải bằng quyền lực chính trị, bằng tiền bạc… Họ phải là những người rất coi trọng tri thức, coi trọng chữ nghĩa, tôn thờ đạo thánh hiền.Người thầy ngày nay vừa phải chú trọng tri thức khoa học vừa phải biết kết hợp với thực tiễn, phải thấm nhuần nguyên tắc về “sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn”, nói đi đôi với làm, học đi đôi với hành. Mỗi người thầy không những phải trang bị cho học sinh tri thức mà còn phải giúp họ tìm được phương pháp học tập và làm việc có hiệu quả cao. 1.2 Những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên 1.2.1 Những yêu cầu về phẩm chất của người giáo viên Người giáo viên trung học phổ thông cần có những phẩm chất sau:. Phải có thế giới quan khoa học: người giáo viên là người giác ngộ XHCN gắn liền với lý tưởng nghề nghệp trong sáng,luôn say sưa học tập không ngừng
- nâng cao kiến thức trình độ cách mạng, có năng lực trình độ tổ chức thực hiện thành công quá trình dạy học và giáo dục - Lòng thương yêu học sinh:đây là một phẩm chất đạo đức cao quý của con người và là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của người giáo viên - Luôn là tấm gương sáng cho mọi người: giáo viên vừa là người thầy vừa là người bạn lớn thân thiết của học sinh. Giáo viên phải là tấm gương sáng soi chiếu vào tâm hồn trong trắng, hồn nhiên của các em, giáo dục và rèn luyện thói quen tốt cho các em. - Lòng yêu nghề: luôn tìm tòi nội dung, phương pháp để giáo dục sát đối tượng, đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giáo dục, biết lo lắng, thông cảm, chủ động tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp, tình yêu đối với học sinh là động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện chức năng “ người kĩ sư tâm hồn” với tinh thần trách nhiệm cao và niềm say mê sáng tạo, ý chí không ngừng vươn lên hoàn thiện mình để cống hiến cho sự nghiệp “ trồng người”. - Ngoài ra người giáo viên còn có những phẩm chất: phải là công dân gương mẫu có ý thức trách nhiệm cao, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng và phải là người có phong cách mô phạm, sống khiêm tốn, dản dị chan hòa,gần gũi, sẵn sằng giúp đỡ mọi người, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 1.2.2 Những yêu cầu về năng lực của người giáo viên. Yêu cầu về năng lực của người giáo viên hiện nay: giáo viên phải được đào tạo ở trình độ cao về học vấn, toàn diện cả về khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng kĩ thuật và công nhệ, cả về khoa học nhân văn và khoa học xã hội. Người giáo viên phải không ngừng hoàn thiện và phát huy tính tự học độc lập tự chủ sáng tạo trong hoạt động sư phạm cũng như biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện mục têu giáo
- dục.Cụ thể như:năng lực chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng, năng lực thiết kế kế hoạch dạy học,tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát đánh giá kết quả của hoạt động và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn gây ra. Ngoài ra người giáo viên còn cần các năng lực sau: nắm vững tri thức khoa học, thường xuyên tư học tự nghiên cứu bắt kịp với yêu cầu đổi mới không ngừng trong nội dung và phương pháp giảng dạy, nắm vững các tư tưởng và thành tựu khoa học tiên tiến. Người giáo viên phải có kiến thức và kĩ năng giao tiếp ứng xử sư phạm, kĩ năng tổ chức thực hiện quá trình dạy học linh hoạt, sáng tạo,kỹ năng nghiên cứu nắm vững đối tượng,nắm vững trình độ phát triển nhân cách trẻ và kĩ năng đúc kết kinh nghiệm giáo dục của bản thân và đồng nghiệp. 1.3 Tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của người giáo viên THPT. 1.3.1 Yêu cầu của xã hội đối với người giáo viên. Thực tiễn phát triển xã hội đòi hỏi phải đẩy mạnh xây dựng đạo đức mới, trong đó có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức người thầy, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với nền đạo đức xã hội nói chung và việc lưu giữ, phát huy những giá trị cao đẹp của đạo đức người thầy trong truyền thống nói riêng. Để tạo ra một lớp người Việt Nam cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững, là nhiệm vụ của toàn xã hội nhưng trong đó người thầy giữ vai trò không nhỏ.Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, mỗi người thầy phải không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu mới, phải có ý thức quyết tâm đi vào khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học giáo dục, làm tốt công tác “dạy chữ, dạy nghề, dạy người”. Tập thể người thầy, cá nhân người thầy không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa. Phải làm sao để mỗi người thầy không những là nhà sư phạm mà còn
- là nhà mô phạm. Say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động sư phạm, thành công không kiêu căng, thất bại không nản chí, thương yêu, gần gũi học sinh, đoàn kết với đồng nghiệp, gắn bó với nhân dân, thực sự là những “tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên -Đánh giá phẩm chất người giáo viên THPT:gồm có 5 tiêu chí Rèn luyện , tu dưỡng phẩm chất trị, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, ứng xử với đồng nghiệp, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp , Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. - Đánh giá năng lực người giáo viên THPT: gồm có 5 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí: Giáo viên THPT cần rèn luyện về năng lực theo các tiêu chí sau: Cần tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục , có năng lực xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy như vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học của học sinh. . Có năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh và có năng lực hoạt động chính trị, xã hội * Đánh giá, xếp loại giáo viên Việc đánh giá, xếp loại giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn của Chuẩn. Kết quả đánh giá, xếp loại thể hiện qua việc cho điểm theo các mức của từng tiêu chí được quy định như sau : Mức 1: 1 điểm, mức 2: 2 điểm, mức 3: 3 điểm, mức 4: 4 điểm. Nếu có tiêu chí
- chưa đạt mức 1 thì không cho điểm. Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100. Xếp loại : Căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, giáo viên được xếp loại như sau: - Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 3 trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 4 và có tổng số điểm từ 90 đến 100. - Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ mức 2 trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 3, mức 4 và có tổng số điểm từ 65 đến 89. - Loại trung bình : Tất cả các tiêu chí đều đạt từ mức 1 trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn. - Loại kém : Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí chưa đạt mức 1 trong đánh giá. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại. Đối chiếu với Chuẩn, mỗi giáo viên tự đánh giá và ghi điểm đạt được ở từng tiêu chí vào Phiếu giáo viên tự đánh giá ( Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT). Ở từng tiêu chuẩn, giáo viên chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã được quy định tại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học .
- Chương II Thực trạng về nhân cách của người giáo viên THPT hiện nay 2.1 Đánh giá chung về tình hình đội ngủ giáo viên Trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH, đội ngũ giáo viên phổ thông vẫn còn không ít những hạn chế. Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, nhất là giáo viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm tốt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Cơ cấu giáo viên vẫn còn mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu và truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học. Đối với bậc học THPT vẫn còn một số trường thiếu giáo viên các môn có tính đặc thù như công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, giáo dục công dân, ngoại ngữ... dẫn đến tình trạng giáo viên dạy kiêm nhiệm không đúng chuyên môn đào tạo còn khá phổ biến, không bảo đảm chất lượng giáo dục. Mặt khác, tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn cao nhưng chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng, kỹ năng sư phạm hạn chế, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới. Số giáo viên có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ tin học còn chiếm tỷ lệ thấp. Đáng chú ý, công tác đào tạo giáo viên chưa thật sự gắn kết với nhu cầu sử dụng của từng địa phương, vùng miền. Công tác xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức. Nhất là chế độ, chính sách vẫn còn những bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ giáo viên phổ thông. Để đáp ứng yêu cầu phát triển GD và ĐT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cần xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuẩn hóa, bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Theo các chuyên gia giáo dục, trước hết, Bộ GD và ĐT cần xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống các trường sư phạm, khoa sư phạm trong các trường đại học, cao đẳng và trường cán bộ quản lý giáo dục.Đồng thời tham gia vào việc đổi mới
- chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy trong hệ thống giáo dục. Ngành GD và ĐT cùng các địa phương đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo về tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy để tiến hành đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo. Đáng chú ý, việc rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chính sách, chế độ đối với nhà giáo cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ giáo viên phổ thông toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. 2.2 Đặc trưng phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT Giảng dạy và giáo dục theo ý nghĩa chân chính của nó, không có nghĩa là giáo dục và giảng dạy con người chung chung mà là giáo dục và giảng dạy từng con người cụ thể. Trong thời kỳ hội nhập, yêu cầu của xã hội với người giáo viên về năng lực, nhân cách và phẩm chất ngày càng cao. Người thầy phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày. Nói về động lực chính thúc đẩy người thầy say mê với bục giảng, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT gói gọn trong dòng chữ: “Tin - yêu - tinh thần trách nhiệm”. Để có được điều này, điều cần thiết nhất là khi đến với nghề không thể mang theo sự toan tính, không thật tâm khám phá và muốn cống hiến cho công việc. Ngành nghề nào cũng đòi hỏi điều này, nhưng với nghề giáo càng đúng hơn. Một nhà giáo có trách nhiệm phải tìm được những biện pháp giảng dạy và giáo dục thích hợp nhằm đảm bảo sự tiến bộ của mỗi học sinh. Ai nói rằng làm nghề giáo là nhàn, là có nhiều thời gian nhàn rỗi, thì chỉ đúng với giáo viên nào đó thiếu lương tâm và tinh thần trách nhiệm, giảng dạy bằng cách đọc – chép, nặng về sỉ vả học sinh mà không hiểu gì về hoàn cảnh của từng em. Trong lao động của nhà giáo, công việc chấm chữa các bài tập là một công việc đòi hỏi lương tâm và tinh thần trách nhiệm.
- Một nhà giáo có lương tâm không đầy đủ sẽ đọc rất nhanh bài làm, bỏ qua nhiều lỗi và đưa ra một nhận xét rất chung chung và cho một điểm nào đó. Học sinh có những sai lầm trong bài làm mà không được sửa chữa sẽ tiếp tục giậm chân tại chỗ và nản chí trong học tập. Tuy nhiên có thể thấy rằng rằng động lực thôi thúc người thầy cống hiến cho công việc còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các cấp lãnh đạo; các chủ trương, chính sách về giáo dục. Khi trường không ra trường, lớp không ra lớp thì người thầy cũng khó hoàn thành chức trách. Dạy học là một hình thức lao động đặc biệt nên phẩm chất và nhân cách nhà giáo được quy định nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và tình yêu thương học trò. Đối với nhà giáo thâm niên hay người mới vào nghề, để tồn tại và phát triển được nghề nghiệp thì buộc họ luôn phải có ý thức gia tăng hàm lượng tri thức trong tư duy và bồi đắp tình yêu thương, trách nhiệm trong giáo dục với thế hệ trẻ. Bất kể thời kỳ nào xã hội cũng đòi hỏi năng lực, nhân cách và phẩm chất của người thầy trong cuộc sống và nghề nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập, áp lực này càng cao và xã hội yêu cầu thêm người thầy về phẩm chất là phải luôn có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao chuyên môn từng ngày. Muốn làm cuộc cải cách giáo dục “căn bản và toàn diện”, thì phải lấy mục tiêu người thầy là hàng đầu. Từ thầy kém sẽ có một lớp học trò kém kế tiếp. Muốn có thầy giỏi thì phải có nhiều chủ trương, chính sách, chế độ nhưng cần nhất là quan điểm giáo dục đúng đắn hay còn gọi là tư duy giáo dục đúng đắn. 2.3 Thực trạng về phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT. 2.3.1 Việc tu dưỡng và rèn luyện nhân cách của người giáo viên THPT hiện nay Truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam ta được bắt đầu từ nhân cách trong sáng của nhà giáo- những người làm nghề “cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dẫu vẫn còn đây đó những “hạt sạn” như chuyện
- nhà giáo vùng thấp nhận phong bì của học sinh, phụ huynh xin chuyển tuyến, vào trường chuyên, lớp chọn, xin điểm hay dạy thêm tràn lan cho chính học sinh lớp mình làm mất đi sự tôn trọng của học trò, nhưng ở vùng cao vẫn rất nhiều nhà giáo hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giáo dục, san sẻ cả đồng lương ít ỏi của mình cho những bữa ăn của đám học trò nghèo xa nhà, thật đáng nể trọng. Nói về giáo viên có thành tích tốt trong giáo dục, có thể thấy rất nhiều, dưới đây là những tấm gương tiêu biểu: Rời xa gia đình lên miền núi, vùng đặc biệt khó khăn để dạy học, nhiều giáo viên phải ở nhà tranh vách nứa, trèo đèo lội suối, đi bộ cả ngày đường để vận động học sinh đến lớp. Sáng 9/11/2012, Bộ GD&ĐT tổ chức gặp mặt, biểu dương 128 nữ nhà giáo tiêu biểu đang công tác tại biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Các cô đã chia sẻ những câu chuyện xúc động về sự hy sinh, hết lòng vì sự nghiệp trồng người. Cô Trần La Giang (THPT chuyên Sơn La) kể, ra trường cô về Sơn La công tác và 20 năm qua gắn bó với mảnh đất nơi đây. Là giáo viên dạy giỏi môn Vật lý, cô từng tham gia ôn luyện và phụ trách học sinh đi thi học sinh giỏi. Thành quả cô thu được là 79 giải tỉnh, 33 giải quốc gia. Không chỉ dạy trò giỏi, cô Giang còn dạy con rất giỏi khi Ngô Phi Long - học sinh người dân tộc đầu tiên đoạt huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế. "Đối với các tỉnh thì kết quả này không có gì to tát, nhưng ở tỉnh có kinh tế khó khăn thì chuyên Sơn La phải nỗ lực hơn nhiều. Có lúc giáo viên phải đưa học sinh về nhà, rồi bạn bè, người thân giúp đỡ các em mới vượt qua được khó khăn", cô Giang cho hay. Nhận bằng tốt nghiệp năm 1981, cô Hà Thị Hằng lên công tác ở trường THPT Định Hóa (Thái Nguyên), nơi đặc biệt khó khăn. Lúc ấy, cuộc sống người dân còn nghèo đói, trường học chỉ là những mái nhà tranh rách nát. Giáo viên ở nhà tập thể, còn học sinh phải ở trọ với điều kiện sinh hoạt kham khổ. Ngoài
- mấy bơ gạo cùng khoai sắn và một ít rau nhà mang theo, các em không có tiền mua mắm, mỡ, mì chính và đặc biệt là bữa ăn không bao giờ có thịt, cá. Đồng lương giáo viên không đủ sống, hàng nghìn thầy cô bỏ việc. Ở trường Định Hóa, từ chỗ có 38 lớp với 50 cán bộ, giáo viên, sau chỉ còn 9 lớp với 29 giáo viên. Cô Hằng đã vượt qua gian khó để bám trụ với nghề. Cô chia sẻ, với học sinh dân tộc còn chưa hiểu hết tiếng Việt, dễ bị tổn thương, thầy cô phải gần gũi, thương yêu và chia sẻ với những khó khăn, áp lực mà các em phải trải qua. Sinh ra ở mảnh đất cố đô Huế, cô Võ Đăng Mỹ Hảo rời xa gia đình đi nhận nhiệm vụ tại Tây Nguyên. Dù xác định lên vùng cao là khổ, nhưng cô không ngờ nơi mình đến là trường THPT Nguyễn Tất Thành (M' Drăk, Đăk Lăk) lại hẻo lánh và khó khăn đến thế. Điện không có, thông tin quá ít, thiết bị dạy học thiếu thốn. Học sinh dân tộc thiếu hiểu biết về xã hội, ở xa trường, dăm ba bữa lại lên cơn sốt rét. "Tôi trăn trở rất nhiều, rằng mình có thể làm tốt công việc và yên tâm công tác với điều kiện thế này không? Vậy mà 20 năm trôi qua, tôi đã, đang và sẽ tiếp tục gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên đầy khó khăn này", cô giáo Hảo tâm sự. Hiện ngành giáo dục có 1,3 triệu nhà giáo, trong đó khoảng 800.000 nữ giáo viên và cán bộ quản lý. Có trên 150.000 nữ nhà giáo đang công tác tại 3.900 xã vùng cao, miền núi, bãi ngang, điều kiện còn nhiều khó khăn. Nơi các cô đang làm nhiệm vụ kéo dài từ Lũng Cú (Hà Giang) đến Đất Mũi (Cà Mau), Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang), trải rộng từ ngã ba biên giới Việt - Lào - Campuchia đến Hoàng Sa, Trường Sa.
- Trường học là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, nguyên khí cho quốc gia. Vì vậy, các thầy cô phải là những tấm gương soi cho học sinh trong lối sống, trong cách ứng xử với nhau cũng như với học sinh. Bởi các em không chỉ học ở trong sách vở mà còn học ở nhân cách của thầy, cô mình - những người hàng ngày gần gũi đứng trên bục giảng. • Mặt hạn chế Tuy nhiên trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi nền kinh tế - xã hội chịu nhiều tác động của những mặt trái của cơ chế thị trường thì một bộ phận giáo viên, nhất là giáo viên ở các thành phố, thị xã đã sa sút phẩm chất, xa rời đạo lý của người thầy, coi nghề nghiệp và cương vị làm thầy của mình là "bảo bối" để "làm kinh tế". Họ giảng cầm chừng ở giờ học chính, dành phần kiến thức chính để "phụ đạo" học sinh tại nhà riêng, ép buộc học sinh phải học thêm. Nhiều thầy giáo lợi dụng uy tín của mình để mở các trung tâm luyện thi, thu nhập rất cao. Không ít trung tâm treo biển bên ngoài gồm các chuyên gia, thầy giáo có tiếng, nhưng thực chất lại do những người có trình độ non kém giảng dạy. Những giáo viên có ngôn ngữ và cách ứng xử phản sư phạm, rồi những hành vi trái đạo đức như bán điểm, bán dâm, đánh đập học sinh, nhận tiền của phụ huynh học sinh.Báo chí những ngày gần đây phản ánh một số trường hợp giáo viên chửi mắng học sinh một cách thiếu văn hóa, thầy giáo gạ tình nữ sinh..Đã đánh mất nhân cách, uy tín người thầy. Sự sa sút đạo lý làm thầy trên đây là một trong những nguyên nhân chính yếu nhất dẫn đến chất lượng giáo dục đại trà giảm sút, quan hệ thầy trò xuống cấp. Vì những lý do trên, ngành giáo dục cần có những biện pháp nâng cao phẩm chất đội ngũ giáo viên, mà điều quan trọng là phải có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của giáo viên thông qua chỉ tiêu về kết quả học tập của học sinh ở lớp hay bộ môn mà từng người đảm nhận dạy, có chế độ khen thưởng hay kỷ
- luật thỏa đáng. Kiên quyết không để người không đủ năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức kém đứng trên bục giảng. 2.3.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Phẩm chất đạo đức nhà giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín nghề nghiệp và tương lai con người; do đó, vấn đề giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo là rất quan trọng. Mặc dù vậy, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, do công tác quản lý, giám sát đối với nhà giáo và cán bộ quản lý thiếu nghiêm minh, nên đã có những biểu hiện cá biệt, nhưng rất nghiêm trọng về sự xuống cấp phẩm chất đạo đức nhà giáo. Cá biệt, còn có những nhà giáo mất phẩm chất, thiếu tính nhân văn, thiếu tính văn hóa, thiếu hiểu biết pháp luật, có những hành vi phi giáo dục, gây sự bất bình trong xã hội, làm giảm sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo, tác động xấu đến giáo dục nhân cách học sinh, sinh viên. -Nguyên nhân khách quan: Tiền lương và các chế độ, chính sách có liên quan chưa đủ tạo được động lực để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuyên tâm với nghề nghiệp, nên họ phải làm thêm nhiều công việc ngoài dạy học để tăng thu nhập, ít dành thời gian tự học, nghiên cứu khoa học, chưa chuyên tâm cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Kinh phí từ Trung ương cấp cho các địa phương, cơ sở giáo dục cũng chỉ mới đủ để chi trả lương, tỷ lệ ngân sách còn lại chi cho một số hoạt động hành chính, tu sửa cơ sở vật chất, còn hoạt động chuyên môn hầu như chỉ mang tính chiếu lệ, các sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh phí. Ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao còn thiếu thốn quá nhiều những điều kiện tối thiểu để nhà giáo chuyên tâm thực hiện công tác giáo dục, nhà công vụ được dựng hết sức tạm bợ.
- Giáo dục nước ta cũng đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải từ sự phân tầng xã hội, nhất là ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, khiến cho một bộ phận của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý vì quá hám lợi ích vật chất mà đánh mất phẩm chất đạo đức, làm xói mòn những nét đẹp về lương tâm nghề giáo và truyền thống tôn sư, trọng đạo của dân tộc. Công tác dự báo và quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến tình trạng thừa tổng thể, thiếu cục bộ, hụt hẫng giữa các thế hệ. - Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân giúp người giáo viên phấn đấu và đạt thành tích cao trong sự nghiệp giáo dục là tinh thần luôn tìm tòi nội dung, phương pháp để giáo dục sát đối tượng, đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giáo dục, biết lo lắng, thông cảm, chủ động tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp, tình yêu đối với học sinh là động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện chức năng “ người kĩ sư tâm hồn” với tinh thần trách nhiệm cao và niềm say mê sáng tạo, ý chí không ngừng vươn lên hoàn thiện mình để cống hiến cho sự nghiệp “ trồng người”. Nguyên nhân dẫn đến một bộ phận giáo viên xuống cấp về mặt đạo đức là do ý thức về giáo dục không tốt, không có lòng yêu nghề,yêu trẻ, vì cái lợi trước mắt mà đánh mất danh dự, phẩm chất người thầy. Hệ thống văn bản pháp luật cũng như những quy chuẩn về số lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nhà giáo được xây dựng khá chi tiết, nhưng tác dụng điều chỉnh đối với nhà giáo và cán bộ quản lý lại kém hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo đạt chuẩn, trên chuẩn (theo văn bằng) còn nặng về số lượng chưa được quan tâm nhiều đến chất lượng. Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, chưa sát thực tế, chưa trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết cho công tác
- dạy học, giáo dục. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo tại các trường, khoa sư phạm còn chưa được quan tâm đúng mức, đôi khi còn bị xem nhẹ, thả nổi. Hệ thống các trường, các khoa, các cơ sở đào tạo sư phạm chưa được quan tâm đầu tư, quy hoạch để bảo đảm các điều kiện tối thiểu cho công tác đào tạo, một số loại hình đào tạo giáo viên phổ thông ngoài trường sư phạm phát triển nhanh, các loại hình tại chức, từ xa, liên thông khá ồ ạt, thiếu kiểm soát, dẫn đến không bảo đảm chất lượng. Do tính dự báo thiếu sát thực, nên sinh viên tốt nghiệp sư phạm ra trường ngày càng dôi dư nhiều, khó tìm kiếm việc làm (chưa kể còn có hiện tượng tiêu cực trong xin tuyển biên chế, hợp đồng) nên đang dẫn đến tình trạng học sinh phổ thông có học lực giỏi không thi vào trường sư phạm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng”
66 p | 1146 | 728
-
Tiểu luận: Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất - năng lực và ảnh hưởng đối với chất lượng giáo dục đại học
25 p | 1030 | 247
-
Tiểu luận Các phẩm chất cần thiết của nhà quản trị giỏi
26 p | 654 | 175
-
Luận văn - Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Châu
66 p | 467 | 151
-
TIỂU LUẬN:CÁC TÍNH CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA PROTEIN TRONG THỰC PHẨM
35 p | 578 | 100
-
Đề tài: Phẩm chất và năng lực của người giáo viên THPT hiện nay
37 p | 531 | 60
-
Tiểu luận: Hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty BUREAU VERITAS CPS Việt Nam
28 p | 272 | 58
-
TIỂU LUẬN: Nâng cao chất lượng quy trình sản xuất bia hơi ở công ty bia VIệt Hà
55 p | 265 | 57
-
Bài tiểu luận: Nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn hoc nước ngoài trong nhà trường Trung học phổ thông
60 p | 585 | 52
-
Luận văn: Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà Nội
48 p | 187 | 46
-
Luận văn: Thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Cát Lâm
71 p | 158 | 43
-
Tiểu luận: Đảm bảm chất lượng và luật thực phẩm của sản phẩm tôm sú bỏ đầu đông Blook
68 p | 219 | 38
-
Tiểu luận Thực phẩm truyền thống: Tìm hiểu qui trình sản xuất ô mai
30 p | 286 | 35
-
Tiểu luận:Nâng cao chất lượng sản phẩm Việt
39 p | 190 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần thiết bị tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế
117 p | 52 | 20
-
Đề tài tốt nghiệp: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
65 p | 99 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển phẩm chất và năng suất của giống khoai lang rau KLR5 (Ipômeoa batatas) trồng trong điều kiện sinh thái tại xã Hòa Phước, Huyện Hòa Vang ,Thành Phố Đà Nẵng
13 p | 61 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoa Hồi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
84 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn