intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích hoạt động kinh doanh và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chăn nuôi Việt Nam

Chia sẻ: Võ Quốc Thắng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

1.307
lượt xem
441
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi, còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và kém phát triển. Cũng như câu nói “thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy”, vì thế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích hoạt động kinh doanh và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chăn nuôi Việt Nam

  1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Thầy Bùi Văn Trịnh Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4.4, Buổi học: sáng thứ 6, Tiết 123 1. Phan Hải Âu 4084713 2. Lê Thanh Bình 4084714 3. Võ Ngọc Đáng 4084722 4. Phương Thị Thanh Hiền 4084728 5. Phan Như Quỳnh 4084902 6. Huỳnh Túc Mĩ 4084814 7. Trần Thị Hồng Ngân 4084744 8. Nguyễn Trung Ngân 4084745 9. Nguyễn Thanh Thanh 4066157 10. Lê Trọng Thanh 4084761 11. Nguyễn Lê Diễm Tiên 4084698 12. Nguyễn Minh Thiện 4084764 13. Võ Thị Thu 4084765 14. Trần Minh Trí 4085134 15. Nguyễn Thị Hồng Tươi 4085067 1
  2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 3 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 4 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định ........................................................................... 4 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................... 5 1.4.2. Thời gian ........................................................................................................... 5 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5 CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................... 6 2.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm ........................................................................... 6 2.1.2. Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm................................................................... 7 2.1.2.2. Đối với xã hội ................................................................................................ 8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 9 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 9 Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch .............................. 10 Doanh thu tiêu thụ = giá bán x số lượng tiêu thụ sản phẩm......................................... 12 CHƯƠNG 3 .................................................................................................................... 13 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của C.P Việt Nam ................................. 13 3.1.2. Mục tiêu, chức năng và phạm vi sản xuất ..................................................... 14 3.2.1. Tổng quan về thị trường................................................................................. 15 3.2.2. Thị phần .......................................................................................................... 15 CHƯƠNG 4 .................................................................................................................... 16 4.1.1. Các sản phẩm kinh doanh của công ty .......................................................... 16 CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM ................................................................................... 17 Bảng 4.2: ĐẶC ĐIỂM CỦA BỐN LOẠI MẶT HÀNG CHỦ YẾU NÊU TRÊN ......... 18 Bảng 4.9: BẢNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO GIÁ TRỊ (2007 - 2008) 23Bảng 4.10: BẢNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO GIÁ TRỊ (2008 - 2009) ................................. 23 4.3. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ ............................. 28 CHƯƠNG 5 .................................................................................................................... 30 5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 31 2
  3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi, còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và kém phát triển. Cũng như câu nói “thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy”, vì thế Việt Nam cũng đang từng bước tự vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng khu vực và thế giới. Những thành tựu mà Việt Nam đã và đang đạt được là sự khích lệ to lớn để chúng ta b ước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở. Vấn đề lớn nhất được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá tr ình hội nhập hiện nay không chỉ dừng lại ở vấn đề sản xuất sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, mà còn là hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để mình không bị thua thiệt trên chính sân nhà và ngày càng tiến xa hơn vào thị trường thế giới. Chính vì điều đó nên đòi hỏi các nhà kinh tế cần phải phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doan h nghiệp và tìm ra những nguyên nhân tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh. Tiếp đến, họ sẽ đề ra những biện pháp thích hợp để sửa chữa những sai lầm mắc phải, phòng ngừa các rủi ro kinh doanh, khai thác tiềm năng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn sắp tới. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy, đẩy mạnh côn g tác tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh vì tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao là điều kiện để doanh nghiệp nhanh chống thu hồi vốn, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, góp 3
  4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không ngừng duy trì và mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Nước ta có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, vì thế các mặt hàng nông sản luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong GDP của nước ta. Hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công - nông nghiệp. Trong đó, công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam là một công ty chuyên sản xuất thức ăn phục vụ cho ngành chăn nuôi. Cũng như các công ty khác, C.P Việt Nam luôn quan tâm và không ngừng cố gắng đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty mình. Qua quá trình học tập và tìm hiểu, cùng với sự hướng dẫn của thầy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh Cần Thơ qua ba năm 2007, 2008, 2009. Từ đó, đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.  Tìm hiểu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm.  Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định  Sản lượng tiêu thụ trong ba năm tăng làm cho lợi nhuận tăng lên  Yếu tố chi phí ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng  Tỉ trọng của các mặt hàng được nghiên cứu trong tổng doanh thu ngày càng tăng qua ba năm. 4
  5. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu  Doanh thu của công ty năm nào đạt cao nhất và ít nhất trong ba năm nghiên cứu?  Nguyên nhân nào tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm?  Sản lượng tiêu thụ tăng qua các năm có làm lợi nhuận tăng không? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian Các số liệu thống kê dùng phân tích được trích từ năm 2007 đến năm 2009. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình tiêu thụ của bốn mặt hàng thức ăn thủy sản trong đó có hai loại thức ăn cho cá là SAVEFEED 7932, SAVEFEED 7930, và hai loại thức ăn cho tôm là CP 9001, và STARFEED 5001. 5
  6. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm là vật phẩm của quá trình sản xuất nhằm phục vụ một nhu cầu nào đó. Hàng hóa là những sản phẩm đã qua ít nhất một lần buôn bán. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh doanh cái gì? Sản xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có nhiều quan điểm khác nhau về tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên bản chất của tiêu thụ sản phẩm vẫn được hiểu một cách thống nhất theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp: Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất (DNSX) hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa (DNTM) và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất. Xét theo quá trình tiêu thụ sản phẩm là bán sản phẩm trên thị trường để thực hiện giá trị, ở đây đòi hỏi phải có người bán (người sản xuất) và người mua là (khách hàng) và các hoạt động này diễn ra trên thị trường. Do tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa doanh nghiệp không những phải làm tốt mỗi khâu công việc mà còn phải phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp có nghĩa là các khâu trong quá trình tiêu thụ hàng hóa không thể đảo lộn cho nhau mà phải thực hiện một cách tuần tự nhau theo chu trình của nó. Doanh nghiệp không thể tổ chức sản xuất tr ước rồi mới đi nghiên cứu 6
  7. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nhu cầu thị trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cũng có nghĩa không thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa và dẫn đến doanh nghiệp phá sản. Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng đồng thời thu tiền về. Đó chính là quá trình thực hiện một giá trị hàng hoá, qua tiêu thụ hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mối quan hệ:  Giữa người sản xuất với sản xuất.  Giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Trong quá trình tái sản xuất, nếu khâu tiêu thụ sản phẩm không thực hiện tốt sẽ làm cho sản phẩm bị đình trệ.  Vì thực hiện giá trị sản phẩm trên thị trường nên tiêu thụ sản phẩm sẽ bị tác động trực tiếp của quy luật thị tr ường, quy luật giá trị, quy luật cung cầu...và các quy luật này ngược lại thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm tác động vào các khâu sản xuất và ngoài sản xuất của doanh nghiệp. Sự cần thiết về tiêu thụ sản phẩm là nhằm thực hiện mục tiêu bán hết sản phẩm đã được sản xuất với doanh thu tối đa và chi phí cho hoạt động kinh doanh là tối thiểu thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tái sản xuất sản phẩm và phát triển doanh nghiệp ở quy mô lớn hơn. 2.1.2. Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm 2.1.2.1. Đối với doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận, sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín cũng như làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ sản phẩm phản ánh những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh 7
  8. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp dược những chi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho quá t rình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm là mục tiêu quan trọng nhất để doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận bảo toàn tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu tạo thế đứng vững chắc trên thương trường. Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Kết quả tiêu thụ sản phẩm phản ánh chính xác nhất năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tiêu thụ bị trì trệ thì mọi hoạt động khác cũng bị trì trệ. Nó giúp nhà sản xuất, nhà phân phối hiểu thêm về kết qủa phân phối sản phẩm của doanh nghiệp mình và nhu cầu của khách hàng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và cũng là bước nhảy quan trọng tiến hành quá trình tiếp theo. Nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có ph ương hướng sản xuất kinh doanh cho chu kỳ sau. Phục vụ cho quá tr ình tái sản xuất đối với doanh nghiệp bao gồm hoạt động thương mại đầu vào sản xuất và khâu lưu thông hàng hoá. Nó cũng là cầu nối trung gian giữa một bên là người sản xuất phân phối một bên là người tiêu dùng. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do họ dự đoán được nhu cầu của xã hội trong thời gian tới. 2.1.2.2. Đối với xã hội Nó có vai trò quan trọng trong việc cân đối cung cầu cho nền kinh tế quốc dân, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang được diễn ra một cách bình thường trôi chảy tránh sự mất cân đối tạo sự cân bằng trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu nhất trên thương trường. Nếu khối lượng sản phầm sản xuất ra được tiêu thụ nhiều trên thị trường thì thị phần mà doanh nghiệp chiếm được càng tăng. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, người ta không thể hình dung nổi trong xã hội toàn bộ khâu tiêu thụ bị ách tắc, kéo theo đó toàn bộ khâu tiêu 8
  9. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thụ bị đình trệ, xã hội bị đình đốn mất cân đối. Mặt khác công tác tiêu thụ còn là cơ sở kích thích quá trình sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác các nhu cầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa cho các doanh nghiệp và chất lượng cuộc sống cho toàn xã hội 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu bằng cách xin trực tiếp số liệu thông qua bộ phận kế toán. Thu thập các thông tin qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, internet, các thông tin thị trường và các tài liệu liên quan đến các loại mặt hàng mà doanh nghiệp đang và sẽ kinh doanh. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và lâu đời. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, một tính chất t ương tự để xác định xu hướng, mức độ bình quân của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà ta xác định phương pháp so sánh. Trong đề tài chúng tôi so sánh số lượng tiêu thụ sản phẩm năm nay với năm trước để nghiên cứu biến động của khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty, qua đó đánh giá được thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đây là phương pháp đơn giản và sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi xem xét so sánh chúng ta có thể thấy được sự tăng trưởng hay thụt lùi của doanh nghiệp năm nay so với tình hình năm trước, mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp giữa mức kế hoạch đề ra và mức thực tế thực hiện. a. Lựa chọn các chi tiêu để so sánh 9
  10. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu thì lấy gốc so sánh là số liệu năm trước (kỳ trước). Nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức thì chọn so sánh là các mục tiêu dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức…) Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng yêu cầu thì chọn so sánh gốc là chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh… b. Điều kiện so sánh  Cùng nội dung phản ánh  Cùng một phương pháp tính toán  Cùng đơn vị đo lường  Cùng trong khoảng thời gian tương ứng. c. Kỹ thuật so sánh  So sánh số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của năm phân tích so với năm gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch  So sánh số tương đối  Số tương đối hoàn thành chỉ tiêu so với năm trước: Là kết quả của phép chia giữa trị số năm phân tích so với năm gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế. Đơn vị tính (%) Chỉ tiêu năm sau Mức độ hoàn thành so với năm trước = x 100% Chỉ tiêu năm trước Có nhiều loại số tương đối, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà ta áp dụng:  Số tương đối kết cấu Số tương đối kết cấu phản ảnh tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể, được tính bằng cách so sánh mức độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể (Tính theo dạng %) 10
  11. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Số tuyệt đối từng bộ phận Số tương đối kết cấu = x 100% Số tuyệt đối tổng thể 2.2.2.2. Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Sau khi kết thúc một thời kỳ kinh doanh nhất định thì các doanh nghiệp cần đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình thì đối với công tác tiêu thụ cũng vậy. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thể hiện thông qua các chỉ tiêu phản ánh tình hình bán hàng của doanh nghiệp đó có thể là chỉ tiêu định lượng như doanh thu, chi phí, lợi nhuận hay chỉ tiêu định tính như số tăng, giảm tuyệt đối và tương đối kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch. Khi đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ, người ta có thể sử dụng thước đo hiện vật hoặc thước đo giá trị. a. Phân tích về sản lượng Dùng để xem xét chi tiết từng mặt hàng. Để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến mặt hàng, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan làm ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp của toàn bộ các mặt hàng và của từng mặt hàng riêng lẻ. Phản ánh tình hình tiêu thụ đo bằng thước đo hiện vật là lượng sản phẩm tiêu thụ biểu hiện ở các đơn vị đó như kg, cái, m3... đã ban được. Thước đo hiện vật biểu hiện cụ thể số lượng hàng tiêu thụ trong kỳ. Người ta căn cứ vào số lượng này để tính toán mức thoả mãn nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên nhược điểm của thước đo hiện vật là không cho phép tổng hợp được kết quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với những mặt hàng có tính chất không so sánh được. b. Phân tích về mặt giá trị Để đánh giá khái quát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Để xem xét mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Đánh giá doanh thu phải trên cơ sở so sánh giữa thực tế với kế hoạch giữa năm nay với năm trước, nếu tốc độ doanh thu cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã có những tiến bộ nhất định trong hoạt động tiêu thụ .Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận mới là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các doanh kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Giữa lợi nhuận và doanh thu có mối quan hệ mật thiết với nhau. 11
  12. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận = doanh thu - chi phí Phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm đo bằng th ước đo giá trị là sản lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ biểu hiện khối lượng công việc đã hoàn thành và được khách hàng chấp nhận, đó là doanh thu tiêu thụ. Khi tính gia trị sản lượng tiêu thụ (doanh thu) người ta dùng chỉ tiêu giá bán buôn công nghiệp để tính theo công thức: Trong đó: Dt: Doanh thu TTSP Qt: Số lượng sản phẩm tiêu thụ Pt: Giá bán sản phẩm Doanh thu tiêu thụ = giá bán x số lượng tiêu thụ sản phẩm Đối với bất kỳ hoạt động nào, sau khi thực hiện cũng phải phân tíc h và đánh giá hiệu quả của nó để rút ra b ài học kinh nghiệm cho lần sau trong kinh doanh, doanh nghiệp phải phân tích đánh giá một cách toàn diện, kịp thời phát hiện những điểm không phù hợp hay chưa thích ứng tìm ra nguyên nhân của sự thành công hay thất bại và từ đó rút ra kinh nghiệm và điều chỉnh lại. c. Phân tích kết quả tiêu thụ từng mặt hàng trong mối quan hệ với kết quả chung Phân tích mối liên hệ của từng mặt hàng tiêu thụ với kết quả chung tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi tức thu được ở toàn doanh nghiệp, nhằm làm rõ hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng so với kết quả chung tổng số mặt hàng tiêu thụ, từ đó giúp doanh nghiệp có biện pháp khai thác mặt h àng có hiệu quả cao, và cần có biện pháp khắc phục những mặt hàng có hiệu quả chưa cao. 12
  13. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của C.P Việt Nam  Năm 1988: Có sự tiếp xúc giữa nhóm Charoen Pokphand và đại sứ quán Việt Nam.  Năm 1989: Tập đoàn Charoen Pokphand đi đ ến Việt Nam nhằm khảo sát thị trường và luật pháp để thiết lập chiến lược đầu tư.  Năm 1990: Tập đoàn Charoen Pokphand được cấp giấy phép làm văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.  Năm 1991: Người lảnh đạo cao nhất của tập đoàn Charoen Pokphand đã có những cuộc gặp mặt, để bàn bạc với chính phủ Việt Nam cho những thỏa thuận đầu tư. Chủ tịch của tập đoàn Charoen Pokphand đã tặng 10 tấn hạt ngô, lúa lai đến chính phủ Việt Nam.  Năm 1992: CP Group đầu tư 100% vốn trong lĩnh vực nông nghiệp.  Năm 1993: Xây dựng nhà máy thức ăn cho gia súc, nhà máy ấp trứng ở tỉnh Đồng Nai và thiết lập dự án hợp nhất trại gà giống ở Vĩnh Cửu.  Năm 1996: Tăng thêm vốn đầu tư để mở rộng doanh nghiệp. Phía bắc thành lập nhà máy thức ăn gia súc và một dự án hợp nhất vỉ nướng thịt.  Năm 1998: Tăng thêm vốn đầu tư để thành lập công ty hạt giống và nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh và nhà máy chế biến thức ăn cho tôm trong tỉnh Đồng Nai.  Năm 1999: Tăng vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản ở tỉnh Đồng Nai và nhà máy sản xuất thức ăn gia súc ở tỉnh Tiền Giang.  Năm 2001: Xây dựng nhà máy đóng gói, chế biến thực phẩm thủy sản đông lạnh và xây dựng nhà máy chế biến gia công thức ăn ở trong tỉnh Đồng Nai.  Năm 2002: Mở rộng doanh nghiệp bằng cách đầu tư vào các ngành như sau: 13
  14. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm  Về Chăn nuôi: Thiết lập 3 nhà máy sản xuất ấp trứng và nhà máy nuôi súc vật ở tỉnh Đồng Nai.  Về nuôi trồng thủy sản: Thành lập công ty sản xuất tôm giống ở tỉnh Bình Thuận.  Năm 2005: Mở rộng và đầu tư thêm vào trong chăn nuôi thủy sản hải sản làm cho sản xuất ngày càng phát triển. Xây dựng kho hàng phân phối thức ăn cho cá ở tỉnh Phú Thọ.  Năm 2006: Phát triển hệ thống Fresh Mart.  Năm 2007: Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá ở tỉnh Cần Thơ và xây dựng nhà máy thức ăn gia súc ở tỉnh Bình Dương. 3.1.2. Mục tiêu, chức năng và phạm vi sản xuất Tập đoàn C.P (Charoen Pokphand) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công – nông nghiệp, điển hình là lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. C.P Việt Nam là thành viên của C.P Thái Lan, được cấp giấy phép đầu tư số 545A/GP vào năm 1993 với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm: hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, giống heo, gà và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nuôi gia công heo, gà và chế biến thực phẩm. Năm 2007, C.P Việt Nam đã xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn dành cho tôm và cá tại Cần Thơ. Vì giới hạn của phạm vi nghiên cứu là của C.P Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nên chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu tại chi nhánh này. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức C.P Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Giám Đốc Nhà Máy Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng Trưởng Thủ Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kho Thu Kế toán Nhân Kiểm tra Kinh Sản Mua sự Chất1lượng 4 doanh xuất
  15. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 3.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 3.2.1. Tổng quan về thị trường Sản xuất thuỷ sản được các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xác định là một trong những ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp – nông thôn và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL. Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - cơ sở phía Nam, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của ĐBSCL năm 2008 đạt gần 2,5 tỷ USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả n ước. Riêng mặt hàng cá tra, cá ba sa đóng góp 2% GDP của cả nước và khoảng 32% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản. Năm 2009, ngành hàng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn con giống có chất lượng, thiếu vốn, giá cả nguyên liệu đầu vào như thức ăn thủy sản, thuốc thú y... tăng cao. Do đó, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng gặp nhiều khó khăn. 3.2.2. Thị phần Chiếm 50% trong việc cung cấp thức ăn cho thủy sản ở đồng bằng Sông Cửu Long. 3.2.3. Một số đối thủ cạnh tranh của C.P Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Bao gồm các công ty sản xuất các mặt hàng cùng loại hoặc mặt hàng thay thế trong nước, đối thủ cạnh tranh có thể kể đến của công ty đó là Công ty TNHH 1 Thành viên ProConco Cần Thơ, Công ty Cổ phần Việt Thắng. 15
  16. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CHI NHÁNH TẠI CẦN THƠ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM 4.1. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 4.1.1. Các sản phẩm kinh doanh của công ty Công t y cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng phù hợp với từng khu vực. Cụ thể tại chi nhánh Cần Thơ, do có điều kiện sông nước thuận lợi và người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nên đa số dân cư tham gia nuôi trồng thủy sản điển hình là tôm và cá. Vì thế, ở đây hoạt động chủ yếu là sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản và hàng năm mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty. Trong lĩnh vực này, công ty C.P Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có rất nhiều mặt hàng phù hợp với từng giai đoạn tăng trưởng của tôm và cá. Công ty nổi tiếng với các thương hiệu như: CP, STAR FEED, NOVO, SAVE FEED, và BELL FEED. Công ty có thế mạnh về đa dạng hóa sản phẩm:  Đối với thức ăn cho tôm, công ty có các mặt hàng sau:  Loại CP: CP 9001, CP 9003, CP 9003, CP 9004, CP 9004S, CP 9005.  Loại NOVO: NOVO 6000, NOVO 6001, NOVO 6002, NOVO 6003, NOVO 6003-P, NOVO 6004, NOVO 6004-S.  Loại STARFEED: STARFEED 5000, STARFEED 5001, STARFEED 5003, STARFEED 5003-P, STARFEED 5003-S, STARFEED 5004.  Loại HI-PO: HI-PO 7701, HI-PO 7702, HI-PO 7703, HI-PO 7703-S, HI-PO 7704.  Loại NASA: NASA 2000, NASA 2001, NASA 2003, NASA 2004.  Loại TURBO: TURBO 8004, TURBO 8004-S.  Đối với thức ăn cho cá, công ty có các mặt hàng sau:  Loại CP: CP 9910, CP 9911, CP 9950, CP 9951, CP 9952. 16
  17. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm  Loại SAVEFEED: SAVEFEED 7930, SAVEFEED7931, SAVEFEED 7932, SAVEFEED 7933, SAVEFEED 7934.  Loại BIG FEED: BIG FEED 8930, BIG FEED 8931, BIG FEED 8932. Trong số các mặt hàng trên, công ty có một số mặt hàng phù hợp với con giống, với điều kiện thực tế Đồng bằng sông Cửu Long. Thế nên chúng rất được các hộ nuôi trồng thủy sản tin dùng qua các vụ thả nuôi. Đó là những mặt hàng nổi trội như: đối với thức ăn cho tôm là CP 9001, STARFEED 5001; đối với thức ăn cho cá là SAVEFEED 7930, SAVEFEED 7932. Hàng năm, chúng mang lại cho công ty nguồn thu lớn, ổn định và chiếm tỷ trọng về doanh thu đáng kể so với các mặt hàng khác. Do đó trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi tập trung xoay quay bốn mặt hàng trên. Bảng 4.1: BẢNG THỂ HIỆN TỶ TRỌNG DOANH THU CỦA BỐN MẶT HÀNG CHỦ YẾU SO VỚI TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM ĐVT: % MẶT HÀNG NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 CP 9001 0,295 0,069 0,087 STARFEED 5001 0,190 0,036 0,065 SAVEFEED 7932 32,422 45,320 23,478 SAVEFEED 7930 0,657 4,804 9,592 (Nguồn: Bộ phận Kế toán Chi nhánh Cần Thơ của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam) Trong số 156 mặt hàng của công ty thì 4 mặt hàng trên chiếm tỷ trọng doanh thu tương đối cao. Trong đó cao nhất qua ba năm là thức ăn cho cá SAVEFEED 7932 (năm 2007: 32,422%; năm 2008: 45,320%; năm 2009: 23,478%), kế đến là thức ăn cho tôm thì chiếm tỷ trọng khá cao là CP 9001 (năm 2007: 0,295%; năm 2008: 0,069%; năm 2009: 0,087%). 17
  18. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm Bảng 4.2: ĐẶC ĐIỂM CỦA BỐN LOẠI MẶT HÀNG CHỦ YẾU NÊU TRÊN CP 9001 STARFEED 5001 SAVEFEED 7930 SAVEFEED 7932 - Dùng cho tôm có - Dùng cho tôm ở - Thức ăn nuôi cá - Thức ăn nuôi cá trọng lượng từ 0,02 giai đoạn từ 0,2 – da trơn (Cá tra, cá da trơn (Cá tra, cá ba sa), cá cỡ 20 - ba sa), cá cỡ trên – 0,2gr 1gr/con 500gr đến thu 200gr hoạch. - Thức ăn công - Thức ăn công - Thức ăn công - Thức ăn công nghiệp dạng mảnh nghiệp dạng mảnh nghiệp dạng viên nghiệp dạng viên cỡ trung nổi nổi - Độ ổn định trong - Độ ổn định trong - Độ ổn định trong - Độ ổn định trong nước cao nước cao nước cao nước cao - Khối lượng tịnh: - Khối lượng tịnh: - Khối lượng tịnh: - Khối lượng tịnh: 10kg 25kg 25kg 25kg 4.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Ngay trong năm đầu thành lập Chi nhánh tại Cần Thơ (năm 2007), tuy còn gặp khó khăn về nhiều mặt nhưng công ty đã phấn đấu và mang về tổng doanh thu tiêu thụ của tất cả các mặt hàng là 587.209.391.125 VND. Đến năm 2008, công ty có sự phát triển vượt bậc doanh thu đạt 1.174.936.355.222 VND tăng lên gần như gấp hai lần năm 2007. Sang năm 2009, tổng doanh thu đạt đ ược 1.072.005.733.862 VND giảm còn 0,9 lần so với năm 2008 khoảng (1.072.005.733.862 / 1.174.936.355.222 = 0,91). 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM: Để có thể khái quát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, ta tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ của bốn mặt hàng chủ lực qua các năm. 18
  19. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 4.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo sản lượng: Bảng 4.3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ TỒN KHO CỦA CÁC SẢN PHẨM NĂM 2007 ĐVT: Kg SẢN PHẨM TỒN ĐẦU KỲ SẢN XUẤT TIÊU THỤ TỒN CUỐI KỲ CP 9001 0 110.250 110.250 0 STARFEED 5001 0 67.460 67.460 0 SAVEFEED 7932 0 28.963.150 28.223.525 739.625 SAVEFEED 7930 0 570.375 554.850 15.525 (Nguồn: Bộ phận Kế toán Chi nhánh Cần Thơ của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam) Nhận xét: Do vừa mới thành lập chi nhánh năm 2007 nên sản lượng tồn đầu kỳ của các sản phẩm là đều bằng 0, hai sản phẩm CP 9001 và STARFEED 5001 có lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ là bằng nhau, dẫn đến lượng tồn cuối kỳ của hai sản phẩm này là bằng 0. Sản phẩm SAVEFEED 7932 có lượng sản xuất lớn hơn lượng tiêu thụ là 739.625 kg, và đây cũng là lượng tồn cuối kỳ của sản phẩm. Sản phẩm SAVEFEED 7930 có lượng sản xuất lớn hơn lượng tiêu thụ là 15.525 kg, và đây cũng là lượng tồn cuối kỳ của sản phẩm. Bảng 4.4: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ TỒN KHO CỦA CÁC SẢN PHẨM NĂM 2008 ĐVT: Kg SẢN PHẨM TỒN ĐẦU KỲ SẢN XUẤT TIÊU THỤ TỒN CUỐI KỲ CP 9001 0 43.750 43.750 0 STARFEED 5001 0 23.130 23.130 0 SAVEFEED 7932 739.625 73.672.025 73.672.025 739.625 19
  20. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm SAVEFEED 7930 15.525 6.600.075 6.600.075 15.525 (Nguồn: Bộ phận Kế toán Chi nhánh Cần Thơ của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam) Nhận xét: Bốn sản phẩm trên có lượng sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong kỳ là bằng nhau dẫn tới lượng sản phẩm tồn cuối kỳ này đúng bằng lượng tồn cuối kỳ trước. Bảng 4.5: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ TỒN KHO CỦA CÁC SẢN PHẨM NĂM 2009 ĐVT: Kg SẢN PHẨM TỒN ĐẦU KỲ SẢN XUẤT TIÊU THỤ TỒN CUỐI KỲ CP 9001 0 50.300 49.650 650 STARFEED 5001 0 37.500 37.100 400 SAVEFEED 7932 739.625 39.115.150 39.394.300 460.475 SAVEFEED 7930 15.525 13.839.475 13.422.650 432.350 (Nguồn: Bộ phận Kế toán Chi nhánh Cần Thơ của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam) Nhận xét: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ tương đối ổn định. Mặc dù có sự chênh lệch giữa lượng sản phẩm được sản xuất ra và tiêu thụ trong kỳ nhưng là không đáng kể. Để có thể so sánh sự tăng giảm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ta thiết lập các bảng sau: Bảng 4.6: TÌNH HÌNH TỒN KHO, SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM QUA CÁC NĂM ĐVT: Kg TỒN ĐẦU KỲ SẢN XUẤT TIÊU THỤ TỒN CUỐI KỲ SẢN PHẨM 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 CP 9001 0 0 0 110.250 43.750 50.300 110.250 43.750 49.650 0 0 650 STARFEED 0 0 0 67.460 23.130 37.500 67.460 23.130 37.100 0 0 400 5001 SAVEFEED 0 739.625 739.625 28.963.150 73.672.025 39.115.150 28.223.525 73.672.025 39.394.300 739.625 739.625 460.475 7932 20 SAVEFEED 0 15.525 15.525 570.375 6.600.075 13.839.475 554.850 6.600.075 13.422.650 15.525 15.525 432.350 7930
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2