intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế Nông Lâm: Phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận "Phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam gồm có: Đánh giá thực trạng hệ thống kênh phân phối hạt giống cỏ lai của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối sản phẩm này của công ty; đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối để tăng sản lượng và doanh thu từ hạt giống cỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế Nông Lâm: Phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HẠT GIỐNG CỎ LAI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM NGUYỄN THỊ THANH TÂM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2008
  2. Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HẠT GIỐNG CỎ LAI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM”, do Nguyễn Thị Thanh Tâm, sinh viên khoá 30, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________ NGUYỄN DUYÊN LINH Người hướng dẫn, ______________________ Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo _________________________ __________________________ Ngày tháng năm Ngày tháng năm
  3. LỜI CẢM TẠ Con xin chân thành dành tình cảm kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, người đã có công sinh thành và dưỡng dục cho con có ngày hôm nay, và tất cả những người thân trong gia đình đã thương yêu, động viên, giúp đỡ con trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu – các cán bộ công nhân viên trường Đại Học Nông Lâm và các thầy cô giáo khoa kinh tế đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm học vừa qua, không những thế, thầy cô đã dạy em những bài học quý giá về cuộc sống. Đặc biệt là thầy Nguyễn Duyên Linh – giáo viên hướng dẫn, thầy Trần Hoài Nam và cô Nguyễn Thị Bích Phương đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Xin tỏ lòng biết ơn các thầy cô. Đồng biết ơn sâu sắc và chân tình đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, đặc biệt là chú Bích, anh Phong, anh Tài và các anh chị thuộc phòng kinh doanh là những người đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và thu thập số liệu tại công ty. Cảm ơn những người bạn đã luôn bên tôi, ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi những lúc khó khăn trong cuộc sống và trong quá trình học tập. Người viết Nguyễn Thị Thanh Tâm
  4. NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN THỊ THANH TÂM. Tháng 7 năm 2008. “Phân Tích Hoạt Động Phân Phối Hạt Giống Cỏ Lai của Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam”. NGUYEN THI THANH TAM. July 2008.“Analysis distribution activity of Southern Seed Joint – Stock Co., on hybrid forage seed”. Khoá luận nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến hệ thống kênh phân phối của Công ty về hạt cỏ lai thông qua việc sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ các phòng ban tại trụ sở Công ty, thông tin từ sách, báo, internet,… và điều tra 50 khách hàng tại Hội nghị khách hàng của Công ty, tiến hành xử lý và phân tích số liệu, thông tin, dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp tư duy suy luận, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhu cầu nguồn thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc ngày càng tăng, vì vậy thị trường hạt giống cỏ lai được sự tham gia của nhiều Công ty trong và ngoài nước. Hạt giống cỏ được đưa vào kinh doanh từ năm 2002 nhưng đã mang lại doanh thu tiêu thụ liên tục tăng (năm 2002: 124 triệu đồng, đến năm 2006: 2.764 triệu đồng). Có được thành quả đó là do Công Ty có HTPP hoạt động tốt, trong đó kênh đại lý đóng vai trò quan trọng (chiếm 85% tổng doanh thu hạt cỏ vào năm 2007). Hạt cỏ lai là sản phẩm nông nghiệp nên việc kinh doanh có tính mùa vụ, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy doanh thu hạt cỏ năm 2007 có sự sụt giảm mạnh (đạt 1.108 triệu đồng). Việc phân tích các yếu tố của Marketing – mix và môi trường vĩ mô giúp làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến HTPP sản phẩm của Công ty. Từ những kết quả nghiên cứu được cũng như việc điều tra khách hàng, một số giải pháp đã được đưa ra nhằm hoàn hiện HTPP giúp nâng cao khả năng tiêu thụ hạt giống cỏ của Công ty.
  5. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH MỤC CÁC BẢNG x DANH MỤC CÁC HÌNH xii DANH MỤC PHỤ LỤC xiii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1. Phạm vi nội dung 2 1.3.2. Phạm vi không gian 3 1.3.3. Phạm vi thời gian 3 1.4. Cấu trúc luận văn 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 4 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 4 2.2. Giới thiệu về công ty 4 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 5 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 6 2.3. Công tác chế biến - bảo quản hạt giống 6 2.4. Cơ cấu tổ chức và quản lí của Công ty 7 2.4.1. Hệ thống chi nhánh của Công ty 7 2.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 8 2.4.3. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 8 2.5. Tình hình nguồn vốn và nguồn nhân lực của công ty 11 2.5.1. Tình hình nguồn vốn 11 2.5.2. Tình hình nguồn nhân lực 12 2.6. Hiệu quả kinh doanh những năm gần đây và chiến lược kinh doanh của CT 12 2.6.1. Hiệu quả kinh doanh 12 v
  6. 2.6.2. Chiến lược kinh doanh của Công ty 16 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Cơ sở lý luận 17 3.1.1. Các khái niệm 17 3.1.2. Bản chất của kênh phân phối 17 3.1.3. Cấu trúc kênh phân phối 18 3.1.4. Các thành viên trong kênh phân phối 19 3.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến HTPP 22 3.2. Phương pháp nghiên cứu 24 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 24 3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin 25 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Tổng quan thị trường hạt giống cây trồng Việt Nam 26 4.1.1. Thị trường hạt giống cây trồng nói chung 26 4.1.2. Thị trường hạt giống cỏ 27 4.2. Phân tích thực trạng hệ thống phân phối của Công ty 28 4.2.1. Kết quả kinh doanh hạt giống cỏ năm 2006 – 2007 28 4.2.2. Hiện trạng HTPP 29 4.2.3. Doanh thu hạt cỏ qua các kênh phân phối 33 4.3. Thực trạng các đại lý trong HTPP 33 4.3.1. Số lượng đại lý 33 4.3.2. Chất lượng HTPP 35 4.4. Tình hình tiêu thụ hạt cỏ lai theo tháng 39 4.5. Các chính sách và dịch vụ hỗ trợ PP 41 4.5.1. Chính sách chiết khấu 41 4.5.3. Chính sách thanh toán 43 4.5.4. Hỗ trợ bán hàng 44 4.5.5. Quy trình đặt và giao nhận hàng 45 4.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng HTPP 46 4.6.1. Marketing – mix 46 4.6.2. Phân tích cạnh tranh 53 vi
  7. 4.6.3. Môi trường vĩ mô 58 4.7. Đánh giá tiềm năng phát triển thị trường hạt giống cỏ lai ở các vùng 62 4.8. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối hạt cỏ lai 64 4.8.1. Giải pháp chung cho toàn Công ty 64 4.8.2. Giải pháp cụ thể cho từng vùng 68 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71 5.1. Kết luận 71 5.2. Kiến nghị 72 5.2.1. Đối với Công ty 72 5.2.2. Đối với các TGPP 72 5.2.3. Đối với Nhà nước và các ban ngành 722 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC vii
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCP GCTMN, SSC Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam NN& PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới HĐBALHQ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc GDP Tổng sản phẩm quốc dân KHCN Khoa học công nghệ PP, KPP, HTPP Phân phối, Kênh phân phối, Hệ thống phân phối TG, TGPP Trung gian, Trung gian phân phối TGTM Trung gian thương mại NSX Người sản xuất TD, NTD, NTDCC Tiêu dùng, Người tiêu dùng, Người tiêu dùng cuối cùng BB Bán buôn BL Bán lẻ CT Công ty NCTT Nghiên cứu thị trường DN Doanh nghiệp LĐ Lao động GT Giới tính TĐ Trình độ ĐH, CĐ, TC Đại học, Cao đẳng, Trung cấp CNN, LĐPT Công nhân nghề, Lao động phổ thông CL Chất lượng KL Khối lượng DT Doanh thu TTTH Tính toán tổng hợp ĐTTH Điều tra tổng hợp TT, TTKN Trung tâm, Trung tâm khuyến nông CTKDG Công ty kinh doanh giống viii
  9. KH Kế hoạch VPCT Văn phòng Công ty CNHN Chi nhánh Hà Nội ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DHMT Duyên hải Miền Trung ĐNB Đông Nam Bộ TN Tây Nguyên MB Miền Bắc TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh CKTT, CKTM Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại ix
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Vốn của Công Ty 11 Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Lao Động của Công Ty 12 Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của SSC từ Năm 2006 – 2007 13 Bảng 2.4. Khối lượng và Doanh Thu Hạt Cỏ trong Những Năm Qua 14 Bảng 2.5. Cơ Cấu Tổng Doanh Thu của SSC Phân Theo Nhóm Sản Phẩm 15 Bảng 4.1. Nhu Cầu Phát Triển Diện Tích Trồng Cỏ Trong Tương Lai 28 Bảng 4.2. Kết Quả Kinh Doanh Hạt Giống Cỏ qua 2 Năm 29 Bảng 4.3. Tỷ Trọng Đóng Góp vào Tổng Doanh Thu Hạt Cỏ của Các KPP 33 Bảng 4.4. Số Lượng Đại Lý qua 2 năm 2006 – 2007 34 Bảng 4.5. Doanh Thu Đại Lý ở Từng Thị Trường 35 Bảng 4.6. KL và DT Tiêu Thụ Giống Cỏ Lai SWEET JUMBO Từng Thị Trường 36 Bảng 4.7. KL và DT Tiêu Thụ Giống Cỏ Lai SUPERDAN theo Từng Thị Trường 37 Bảng 4.8. KL và DT Tiêu Thụ Giống Cỏ MAXA MILLET theo Từng Thị Trường 37 Bảng 4.9. Kết Quả Kinh Doanh SSC qua Các Chi Nhánh năm 2006 – 2007 38 Bảng 4.10. Khối Lượng Tiêu Thụ Hạt Cỏ Lai của SSC theo Tháng 39 Bảng 4.11. Thời Gian Tiêu Thụ KL Hạt Cỏ Nhiều Nhất ở Từng Thị Trường 40 Bảng 4.12. Mức Chiết Khấu Thanh Toán của Công Ty Dành Cho Khách Hàng 41 Bảng 4.13. Chiết Khấu, Hoa Hồng Hạt Giống Cỏ Các Loại năm 2007 42 Bảng 4.14. Ý Kiến Đại Lý về Thời Điểm Xét Chiết Khấu Tốt Nhất Nên Tiến Hành 42 Bảng 4.15. Mức Độ Hài Lòng về Mức CKTM của SSC năm 2007 43 Bảng 4.16. Đánh Giá của Đại Lý về Dịch Vụ Sau Bán Hàng của Công Ty 44 Bảng 4.17. Khách Hàng Nhận Xét về Phương Thức Giao và Nhận Hàng của SSC 45 Bảng 4.18. Đánh Giá của Khách Hàng về Chất Lượng Hạt Cỏ Lai của SSC 48 Bảng 4.19. Các Sản Phẩm và Quy Cách 48 Bảng 4.20. Giá Các Loại Hạt Giống Cỏ qua Các Kênh Phân Phối 49 Bảng 4.21. Giá Bán Hạt Cỏ của SSC so với Các Đối Thủ Cạnh Tranh Năm 2007 50 Bảng 4.22. Chi Phí Cho Hoạt Động Chiêu Thị qua 2 Năm 51 x
  11. Bảng 4.23. Hoạt Động Trình Diễn Hạt Cỏ Lai của SSC Năm 2007 ở Các Vùng 52 Bảng 4.24. Đối Thủ Cạnh Tranh của SSC Qua 2 Năm 53 Bảng 4.25. Nguồn Cung Ứng Hạt Giống Cỏ Lai và Lao Động của SSC 56 Bảng 4.26. Đặc Điểm Công Tác Nghiên Cứu Thị Trường Hạt Cỏ Lai của SSC 57 Bảng 4.27. Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Việt Nam 2003 – 2007 58 Bảng 4.28. Tốc Độ Gia Tăng Giá Trị Sản Xuất Nông Nghiệp 59 Bảng 4.29. Dân Số Cả Nước Phân Theo Tính Chất Địa Dư 60 Bảng 4.30. Số Lượng Đàn Gia Súc Ăn Cỏ tại Các Vùng Qua 2 Năm 62 Bảng 4.31. Diện Tích Đồng Cỏ tại Các Vùng Qua 2 Năm 62 Bảng 4.32. Nhu Cầu và Thực Tế Tiêu Thụ Hạt Cỏ Lai tại Các Vùng Năm 2007 63 Bảng 4.33. Yếu Tố Quan Trọng Khi Đại Lý Chọn Mua Hạt Giống của một CT 64 Bảng 4.34. So Sánh Khoản Thu từ CK Khi Đại Lý Tiêu Thụ 100kg Hạt Cỏ Lai của SSC với Công Ty TNHH Thiên Nhiên Xanh 64 Bảng 4.35.Chiết Khấu Thanh Toán, Chiết Khấu (Hoa Hồng) và Thưởng cho Đại Lý 65 Bảng 4.36. So Sánh DT Tiêu Thụ Trước và Sau Khi CT Tăng Giá Sản Phẩm Kết Hợp với Đa Dạng Hoá Sản Phẩm 65 Bảng 4.37. Dự Thảo Ngân Sách Cho Hoạt Động Chiêu Thị của Hạt Giống Cỏ Lai 66 Bảng 4.38. Dự Thảo Ngân Sách Lập Phòng Marketing 66 Bảng 4.39. Giải Pháp Xây Dựng và Duy Trì Hệ Thống Nhà Phân Phối Vững Mạnh 67 Bảng 4.40. Kế Hoạch Phân Bổ Đại Lý Bán Hạt Cỏ Lai của SSC tại Các Thị Trường 68 Bảng 4.41. Kế Hoạch Phân Phối Từng Loại Hạt Giống Cỏ theo Từng Thị Trường 68 Bảng 4.42. Chính Sách CKTT của SSC và Đối Thủ Cạnh Tranh Năm 2007 70 xi
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Quy Trình Công Tác Chế Biến - Bảo Quản Hạt Giống 7 Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của SSC 9 Hình 2.3. Biểu Đồ Thể Hiện Tổng Doanh Thu SSC từ Năm 2000 – 2007 13 Hình 2.4. Biểu Đồ Thể Hiện Khối Lượng và Doanh Thu Hạt Cỏ qua Các Năm 14 Hình 2.5. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Tổng DT Phân Theo Nhóm SP Qua 2 Năm 15 Hình 3.1. Sơ Đồ Các HTPP Hàng Hoá Tiêu Dùng Cá Nhân Phổ Biến 19 Hình 3.2. Sơ Đồ Phân Loại Những Người Tham Gia Vào Kênh 20 Hình 3.3. Cấu Trúc của Marketing - Mix 23 Hình 4.1. Sơ Đồ Cấu Trúc Kênh Phân Phối của Công Ty 30 Hình 4.2. Biểu Đồ Khối Lượng Tiêu Thụ Hạt Cỏ Lai của SSC Theo Tháng 40 Hình 4.3. Quy Trình Đặt và Giao Hàng 45 Hình 4.4. Quy Trình Nhập Nội và Khảo Nghiệm Hạt Giống Cỏ Lai 47 Hình 4.5.Thị Phần Hạt Cỏ của SSC So với Đối Thủ Cạnh Tranh tại Miền Nam 55 Hình 4.6. Biểu Đồ Tốc Độ Tăng GDP và Tỷ Lệ Lạm Phát 59 xii
  13. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng Phụ lục 2. Một số hình ảnh về các điểm trình diễn hạt giống cỏ lai của SSC Phụ lục 3. Một số hình ảnh khác xiii
  14. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nền kinh tế ngày càng tăng (năm 2000: 3,4% đến năm 2006: 11,1%), đặc biệt là chăn nuôi gia súc: Số lượng đàn trâu bò tăng nhanh trong những năm gần đây, như đàn trâu cả nước 2.879.000 con năm 2000 thì đến năm 2007 đã là 2.921.100 con, đàn bò cả nước 4.127.900 con năm 2000 thì đến năm 2007 đạt 6.510.800 con. Tuy năm 2007 do rét đậm kéo dài ở MB đã làm chết nhiều gia súc (52.000 con), nhưng rõ ràng tổng đàn gia súc ăn cỏ tăng khá nhanh (đạt trên 11,5 triệu con, tăng 6,7% so với năm 2006), trong tương lai ngành chăn nuôi sẽ phát triển theo hướng tập trung, công nghiệp, bền vững. Khó khăn lớn nhất cho việc chăn nuôi gia súc chính là nguồn thức ăn xanh có chất lượng cao về dinh dưỡng, hiện nguồn thức ăn còn thiếu và ít dinh dưỡng như rơm rạ, các loại cỏ thông thường, trong mùa khô hanh thì thiếu thức ăn trầm trọng. Hơn nữa, thực tế nước ta cho thấy dân số ngày càng tăng, kéo theo đó là quá trình đô thị hoá đã làm cho diện tích đồng cỏ tự nhiên giảm mạnh. Theo dự đoán, đến năm 2010 diện tích đồng cỏ cả nước trên 290.000 ha. Do đó, trong thời gian tới để tăng số lượng gia súc, sản lượng cũng như chất lượng thịt, sữa thì cần phải tăng cường các loại thức ăn xanh, đặc biệt là các giống cỏ mới, cỏ lai có hàm lượng dinh dưỡng cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, để đa dạng hoá nguồn giống cỏ cho gia súc trong tình hình chăn nuôi phát triển trở thành ngành sản xuất chính, Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam đã tiến hành nhập nội và khảo nghiệm hơn 30 giống cỏ lai và OP(open pollination: thụ phấn tự do) các loại từ năm 2002 đã được nông dân cả nước đánh giá khá tốt trong các năm qua. Các SP hạt giống cây trồng và vật tư nông nghiệp của CT đang có một vị thế vững chắc trên thị trường nội địa, được đông đảo bà con nông dân tín nhiệm và tin dùng. Tuy nhiên, các hạt giống cỏ chăn nuôi là SP mới
  15. mà CT đưa ra kinh doanh trên thị trường, với xu thế toàn cầu hoá như hiện nay thì liệu SP có đứng vững và cạnh tranh nổi với các đối thủ cùng ngành trong và ngoài nước? Để cho SP ngày càng phát triển và mở rộng hơn nữa thì CT cần có những chiến lược Marketing thích hợp để quảng bá thương hiệu và phân phối SP đến người tiêu dùng trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường và để kinh doanh đạt hiệu quả cao. Nhờ có hoạt động Marketing mà DN đạt được lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, khâu phân phối và tiêu thụ hàng hóa lại được đặt vị thế cao nhất trong hoạt động kinh doanh của DN. Hầu hết các DN cung cấp SP và dịch vụ của mình thông qua các KPP. Các KPP có vai trò liên kết giữa NSX và NTD lại với nhau, tác động trực tiếp đến lợi nhuận của NSX và lợi ích của NTD. Các DN không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường những sản phẩm gì, giá thành bao nhiêu, mà vấn đề quan tâm cốt lõi nhất là NTD có biết đến SP của CT mình hay không. KPP thực chất là một hệ thống các mối quan hệ giữa các tổ chức có liên quan đến nhau trong việc mua và bán hàng. Cho nên, hoạt động phân phối là cơ sở vững chắc cho sự cạnh tranh có hiệu quả trên thương trường. Ý thức được vai trò và tầm quan trọng của KPP đối với DN cũng như dựa vào tình hình kinh doanh hạt giống cỏ của CT, được sự đồng ý của ban lãnh đạo CT, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Duyên Linh, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động phân phối hạt giống cỏ lai của Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam”. Với hy vọng những gì đề tài nghiên cứu được sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển của CT. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng hệ thống KPP hạt giống cỏ lai của CTCP GCTMN. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối SP này của CT. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KPP để tăng sản lượng và DT từ hạt giống cỏ. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Phạm vi nội dung CTCP GCTMN là CT chuyên sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu các hạt giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, có HTPP sản phẩm trên khắp cả nước và một số quốc gia như Lào, Campuchia. Tuy nhiên trong giới hạn đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu hoạt động phân phối sản phẩm hạt giống cỏ lai của CT ở thị trường nội địa, cùng với 2
  16. việc sử dụng các số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CT trong các năm 2006, 2007. 1.3.2. Phạm vi không gian Những số liệu thứ cấp cũng như những thông tin về CT có trong đề tài được thực hiện tại CTCP GCTMN, địa chỉ 282 Lê Văn Sỹ, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Thông tin về các đối thủ cạnh tranh, số liệu sơ cấp về KH chủ yếu tập trung trong phạm vi trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ. 1.3.3. Phạm vi thời gian Số liệu thu thập và phân tích trong đề tài được tiến hành trong thời gian từ 20/3 đến 20/6/2008 với các hoạt động chính là tiến hành nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu và viết luận văn. 1.4. Cấu trúc luận văn Đề tài gồm 5 chương với nội dung của từng chương như sau: Chương 1: Mở đầu. Nhấn mạnh lý do chọn đề tài thông qua việc thấy được nhu cầu ngày càng tăng cao của nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi trâu bò, cung cấp vai trò, tác dụng tích cực của khâu phân phối trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, nói chung cho tất cả tất cả các ngành kinh doanh và nói riêng cho ngành giống cây trồng. Chương 2: Tổng quan. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu, khái quát lịch sử hình thành phát triển của CT, cơ cấu tổ chức, tình hình lao động, tài chính, tài sản, nguồn vốn cũng như hoạt động kinh doanh của CT qua 2 năm 2006, 2007. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Cung cấp cơ sở lý luận thông qua các khái niệm về phân phối, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến HTPP và các phương pháp sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài. Chương 4: Kết quả và thảo luận. Tổng quan về thị trường hạt giống cỏ chăn nuôi, phân tích các phương thức phân phối của CT đối với sản phẩm hạt giống cỏ lai và hiệu quả hoạt động của chúng qua các năm, các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KPP hạt giống này và một số đề xuất để hoàn thiện HTPP của CT. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Khẳng định lại một lần nữa những kết quả đạt được của CT và nêu những kiến nghị. 3
  17. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan Các tài liệu mà khoá luận có sử dụng để tham khảo rất nhiều, nhưng tập trung chủ yếu vào một số tài liệu như sau: - Sách “Marketing nông nghiệp” của T.S Vũ Đình Thắng, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, năm 2004. Sách gồm 204 trang, có 5 chương, trình bày về các nội dung Marketing trong lĩnh vực các sản phẩm nông sản. Nội dung được tham khảo nhiều nhất thuộc chương IV của sách, đó là chương “Kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp”, chương này phân tích kỹ các vấn đề liên quan đến việc phân phối mặt hàng nông sản. - Bản cáo bạch của Công Ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam, xuất bản năm 2002, lúc cổ phiếu của SSC được chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bản cáo bạch gồm 7 phần, trong đó, phần III được tham khảo nhiều nhất, trình bày những đặc điểm chính của CT khi tham gia thị trường. - Sách “Kỹ thuật trồng cỏ cao sản - nguồn thức ăn cho trâu bò” của Việt Chương và Kỹ sư Nguyễn Việt Thái, Nhà xuất bản Hải Phòng, năm 2003, gồm 5 chương, trình bày những vấn đề chính yếu về kỹ thuật để trồng cỏ cao sản. Chương I được tham khảo nhiều nhất, phân tích sự cần thiết phải trồng cỏ cao sản. 2.2. Giới thiệu về công ty  Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam  Tên giao dịch quốc tế: Southern Seed Joint – Stock Company  Tên viết tắt: SSC  Trụ sở chính đặt tại: 282 Lê Văn Sỹ, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 08. 8442414 – 08.9911945 – Fax: 08.8442387 Email: Southernseed@hcm.vnn.vn
  18. 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam (SSC) được thành lập theo quyết đinh số 213/QĐ-TTg ngày 25/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ, tiền thân là Công ty Giống cây trồng Phía Nam, trực thuộc Tổng cục Nông nghiệp, sau ba lần đổi tên vào các năm 1978, 1981, 1989 đến tháng 01/1993 CT đổi tên thành Công ty Giống cây trồng Miền Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giai đoạn này đánh dấu một bước ngoặc lớn trong quá trình hình thành và phát triển của CT, lần đầu tiên CT sản xuất và kinh doanh một lượng lớn hạt giống ngô lai tạo ra sự nhảy vọt về doanh thu và lợi nhuận. Ngày 01/03/1995, CT trở thành viên Hiệp hội Giống cây trồng Châu Á - Thái Bình Dương (APSA), được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nhiều năm liền tặng cờ thi đua và nhận giải thưởng Bông lúa vàng 5 năm liền 1998- 2002 tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Cần Thơ. Đến ngày 01/07/2002 Công ty đã chính thức hoạt động theo hình thức CT cổ phần, là DN cổ phần hoá đầu tiên và có vốn điều lệ lớn nhất của ngành giống Việt Nam với ngành nghề kinh doanh chính như: + Nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng các loại. + Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản, vật tư nông nghiệp. + Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị chế biến hạt giống và nông sản, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Vào ngày 09/04/2003 Tổ chức BVQI (Anh Quốc) đã công nhận hệ thống quản lý chất lượng của SSC đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Bên cạnh việc kinh doanh chính là sản xuất các loại hạt giống, CT còn kinh doanh một số mặt hàng khác nhằm khai thác hết năng lực để tăng lợi nhuận cho CT. Trong hai năm 2004 và năm 2005, SSC đã được nông dân cả nước tín nhiệm bình chọn “Thương Hiệu Bạn Nhà Nông”. Tháng 10/2005 chủ tịch nước phong tặng CT danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kì đổi mới” cho tập thể cán bộ công nhân viên của CT sau 30 năm hình thành và phát triển và có thành tích trong 10 năm (1995-2005). 5
  19. 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty a. Chức năng Tổ chức sản xuất, chế biến, liên kết với các địa phương, các ngành kinh tế - kỹ thuật khác để sản xuất các loại hạt giống, hom giống, củ giống, các loại cây công nghiệp, cây lương thực (lúa, bắp,…), các giống cây thực phẩm (rau, quả),… Kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, các thiết bị sản xuất và bảo quản hạt giống, kinh doanh xuất nhập khẩu các giống cây trồng: lúa, bắp, rau, đậu, cỏ chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản giống và nông sản. Sửa chữa và sản xuất các SP cơ khí chuyên ngành; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giống và nông sản. b. Nhiệm vụ CTCP GCTMN là một đơn vị nhà nước mới được cổ phần hoá, có chế độ hoạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của CT. Tổ chức phân công điều phối sao cho phù hợp với công nghệ và khai thác tối đa tiềm năng, năng lực của CT, nghiên cứu KHKT và không ngừng phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Thông tin về thị trường và giá cả, ứng dụng khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ công nhân viên. Tổ chức hệ thống phân phối lưu thông hàng hoá, cung ứng vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại như tổ chức xuất nhập khẩu, ký kết các hợp đồng, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. 2.3. Công tác chế biến - bảo quản hạt giống Chất lượng hạt giống của SSC luôn cao hơn về chỉ tiêu “tỉ lệ nảy mầm”, được tổ chức BVQI chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và luôn được bà con nông dân tin dùng. Để đạt được điều đó, CT đã thực hiện công tác chế biến, bảo quản theo quy trình khoa học và luôn được cải tiến. 6
  20. Hình 2.1. Quy Trình Công Tác Chế Biến - Bảo Quản Hạt Giống Thu hoạch Sàng phân loại Sấy trái Xử lý thuốc Lãy hạt Đóng gói Lưu kho Thị trường Sấy hạt Nguồn tin: Phòng Nghiên Cứu – Phát Triển Công Ty 2.4. Cơ cấu tổ chức và quản lí của Công ty 2.4.1. Hệ thống chi nhánh của Công ty  Trạm giống cây trồng Cai Lậy được thành lập năm 1983 tại thị xã Nhị Mỹ - Cai Lậy - Tiền Giang. ĐT: 073.826538 – Fax:073.829459 Email: cailayseed@hcm.vnn.vn  Trại giống cây trồng Cờ Đỏ được thành lập năm 1989 tại xã Thạnh Phú – Vĩnh Thạnh – TP.Cần Thơ ĐT: 071.650032 – Fax: 071.650032  Trại giống cây trồng Lâm Hà được thành lập năm 1991 tại xã Đạ Đờm – Lâm Hà – Lâm Đồng ĐT: 063.850456 – Fax: 063.850456 Email:lamhaseed@hcm@.vnn.vn  Trại giống cây trồng Tân Hiệp được thành lập vào năm 1993 tại xã Tân Hiệp – Phú Giáo – Bình Dương ĐT: 0650.671515 – Fax: 0650.661696 Email:tanhiepseed@hcm.vnn.vn 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2