Tiểu luận: Phân tích và so sánh chức năng xã hội hóa chính trị của gia đình, nhà trường và phương tiện truyền thông đại chúng
lượt xem 182
download
Xã hội hóa cá nhân trong tất cả các lĩnh vực điều rất quan trọng. Đó là một quá trình mà trong đó cá nhân học hỏi cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình,là một quá trình mà cá nhân học hỏi để biến đổi từ 1 con người sinh học trở thành một con người xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích và so sánh chức năng xã hội hóa chính trị của gia đình, nhà trường và phương tiện truyền thông đại chúng
- PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH CHỨC NĂNG XÃ HỘI HÓA CHÍNH TRỊ CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
- MỤC LỤC MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ. ....................................................................................................................3 I. II. Cơ sở lý thuyết . ...................................................................................................................4 1. Khái niệm xã hộ i hóa: .............................................................................................................4 2.Khái niệm chính tr ị: .................................................................................................................4 3. Khái niệm xã hộ i hóa chính tr ị. ................................................................................................5 II. Nội dung phân tích chức năng xã hộ i hóa chính trị của gia đình, nhà trường và phương tiện truyền thông đại chúng. ...............................................................................................................5 1.1 Chức năng xã hộ i hóa chính tr ị của gia đình: .........................................................................5 1.2. Chức năng xã hộ i hóa chính trị của phương tiện truyền thông đại chúng. ..............................6 1.3 chức năng xã hộ i hóa chính tr ị của nhà trường. .....................................................................8 IV. So sánh chức năng xã hộ i hóa chính trị của gia đình, nhà trường và phương tiện truyền thông đại chúng. ................................................................................................................................. 10 Các kiến nghị mang tính giải pháp: ................................................................................... 12 V. VI. Kết Luận. .......................................................................................................................... 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................................................................ 13
- Nguyễn Văn Định. K54 -XHH Khoa: lý luận chính trị và xã hội Trường ĐH Nông Nghiệp HN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Xã hội hóa cá nhân trong tất cả các lĩnh vực điều rất quan trọng. Đó là một quá trình mà trong đó cá nhân học hỏi cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình,là một quá trình mà cá nhân học hỏi để biến đổi từ 1 con người sinh học trở thành một con người xã hội. Xã hội hóa các lĩnh vực liên quan đến cá nhân đươc xem như hoàn thiện các mặt của một con người trong xã hội. Vì thế quá trình hình thành nhân cách con người gắn liền với quá trình xã hội hóa. Trong sự phát triển con người để từ một con người sinh học trở thành một con người xã hội cá nhân phải xã hội hóa, hay nói cách khác cá nhân phải tiếp thu, học hỏi từ rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, nghệ thuật, tư tưởng...và trong số các lĩnh vực có ảnh hưởng đến con người nhiều nhất là lĩnh vực chính trị. Trong những năm qua khi đời sống của người dân được cải thiện Đảng và Nhà Nước ta đã không ngừng phổ biến tuyên truyền đường lối chính sách, pháp luật đến tất cả mọi người, giáo dục chính trị cho mọi độ tuổi nhằ m nâng cao sự hiểu biết của người dân về nhà nước, về chính quyền. Nhân dân được hiểu hơn về hệ thống chính trị qua nhiều kênh khác nhau do chính sách tuyên truyền của Đảng. Hiện nay ở nước ta có 3 môi trường xã hội hóa chính trị chủ yếu là: gia đình, nhà trường và truyền thông đại chúng, cả 3 môi trường đều đóng góp rất lớn cho viêc giáo dục chính trị cho các thành viên trong xã hội, nhưng ở mỗi môi trường lại có sự khác biệt về tầm ảnh hưởng của mình. Vì vậy đặt ra cho chúng ta câu hỏi: khi có rất nhiều môi trường truyền đạt thông tin như vậy thì môi trường nào mà hiện nay đóng vai trò chủ yếu giúp người dân học hỏi về chính trị của nhà nước? Hay nói cách khác cá nhân trong xã hội mình được học hỏi về nền chính trị của đất nước thông qua môi trường nào là chủ yếu? Từ những vấn đề trên tôi lựa chon chủ đề nghiên cứu: phân tích và so sánh chức năng xã hội hóa chính trị của gia đình, nhà trường và truyền thông đại chúng ở việt nam hiện nay. Đây là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu xã hội ít nhắc tới trong thời gian qua. Lựa chọn chủ đề này mục tiêu của tôi là nhằ m tìm ra vai trò của các môi trường xã hội hóa chính trị, từ đó có thể cho ta biết được môi trường nào đóng vai trò chủ yếu trong việc xã hội hóa chính trị ở nước ta hiện nay.
- II. Cơ sở lý thuyết . 1. Khái niệm xã hội hóa: Xã hội hóa được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình. Nói một cách khác, đó chính là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong xã hội như là một thành viên. Nói một cách dễ hiểu xã hội hóa là qua trình cá nhân tiếp thu những giá trị, chuẩn mực của xã hội để thực hiện các vai trò mà xã hội đó yêu cầu. 2.Khái niệm chính trị: Có rất nhiều quan điểm khac nhau vê chính trị, vi thế sau đây tôi xin chỉ đưa ra một số quan điểm nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ cho bài viết. - Quan điểm mác xít thì cho rằng: chính trị là bao gồ m những hoạt động của nhà nước và các mối quan hệ giữa các quốc gia, các dân tộc và các giai cấp. - Quan điể m chính trị học phương tây cho rằng : + là hoạt động của chính quyền, quản trị. + là những hoạt động công( hoạt động liên quan đến số đông cá nhân trong cộng đồng) + là cách thức giải quyết mâu thuẫn xung đột dựa trên các biện pháp hòa bình. + là những hoạt động liên quan đến quyền lực và phân bổ các nguồn lực sống. Như vậy: tóm lại chính trị là việc cạnh tranh quyền lực giữa các cá nhân, các dân tộc và các quốc gia. Tuy nhiên đa số các nhà xã hội học khi tiếp cận về chính trị thì đồng tình với quan điể m cho rằng chính trị là những hoạt động liên quan đến quyền lực và phân bổ các nguồn lực sống vì nguồn lực sống thì hữu hạn, mà nhu cầu thì vô hạn vì thế phải cần đến quyền lực.
- 3. Khái niệm xã hội hóa chính trị. xã hội hóa chính trị là quá trình cá nhân tiếp thu những tư tưởng chính trị, các đặc điể m chính trị của môi trường mà cá nhân đang sinh sống để thực hiện những vai trò mà xã hội đó yêu cầu. Xã hội hóa chính trị là cơ sở tạo nên bản sắc chính trị cá nhân( niềm tin, hành động chính trị....) II. Nội dung phân tích chức năng xã hội hóa chính trị của gia đình, nhà trường và phương tiện truyền thông đại chúng. 1.1 Chức năng xã hội hóa chính trị của gia đình: Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng, khi mới sinh ra, con người hoàn toàn phụ thuộc vào người khác trong việc đáp ứng các nhu cầu của mình. Đối với hầu hết các cá nhân,gia đình là tập thể cơ bản đầu tiên, dạy cho trẻ em những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ em kết hợp được nó vào ý thức của cá nhân. Thông qua quá trình đó, gia đình không chỉ đưa trẻ em đến với thế giới hữu hình mà còn đặt chúng vào trong xã hội. Nhiều nhà xã hội học cho rằng các đặc điểm như chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, đẳng cấp xã hội...đều được gia đình truyền thụ trực tiếp cho trẻ em và trở thành một phần trong khái niệ m cái tôi của trẻ. Trước khi đứa trẻ đủ lớn khôn để thực sự hiểu được vấn đề thì nó đã có thể nắm bắt được vị trí của mình trong cấu trúc xã hội do gia đình xác lập. Trong quá trình trưởng thành, vị trí nắm bắt được này có thể được cá nhân tìm cách thay đổi nhưng dù sao chăng nữa, cá nhân đó phải giải quyết nó. Gia đình cũng là nơi đầu tiên truyền cho những thành viên mới sinh ra của xã hội những ý niệm về giống phái, giới tính, trên lĩnh vực này, phần lớn những gì chúng ta xem là bẩm sinh ở bản thân thực ra đều là sản phẩm của văn hóa, kết hợp vào nhân cách của chúng ta thông qua xã hội hóa. Cũng chính tại gia đình, trong hầu hết các nền văn hóa, trẻ nhỏ được dạy rằng con trai cần phải mạnh mẽ, dũng cả m..., con gái cần phải dịu dàng....Xã hội hóa giới tính luôn là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình...
- Tuy nhiên khi xét chức năng của gia đình tới việc xã hội hóa chính trị ở việt nam hiện nay thì chức năng xã hội hóa chính trị cho các thành viên xã hội của gia đình còn khá mờ nhạt, hoặc những trường hợp được xã hội hóa chính trị còn hạn chế, cá nhân chỉ được xã hội hóa chính trị trong những gia đình có bố mẹ, hoặc anh chị làm các công việc trong bộ máy chính quyền, các công việc liên quan đến chính trị... nhưng xã hội chỉ có một phần rất nhỏ những người có được những công việc ấy. Mặt khác đa số người dân việt nam là nông dân, công nhân và chủ yếu họ còn thiếu nhận thức của bản thân về chính trị và cả sự giáo dục chính trị cho con cái. Trách nhiệm của họ đối với chính trị còn hạn chế do thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực này. Có thể lấy ra nhiều ví dụ để nói lên sự thiếu quan tâm của người dân vào việc tham gia chính trị , nhiều trường hợp họ sẽ không tham gia nếu không có sự ép buộc. Lấy ví dụ điển hình là việc đi bầu cử quốc hội, ở nhiều địa phương người dân chỉ đi bỏ phiếu chỉ cho có, họ không hề có mối quan tâm nào tới việc sẽ bầu ai, họ không lựa chọn và cân nhắc khi viết phiếu tín nghiệm một ai đó. Đặc biệt tình trạng bỏ phiếu thay còn diễn ra nhiều, mặc dù đây được xem như việc làm thể hiện quyền làm chủ của của bản thân cá nhân, liên quan đến lợi ích cá nhân. Qua trên có thể tóm lại rằng gia đình là môi trường xã hội hóa cơ bản và quan trọng của mỗi cá nhân, tuy nhiên trong lĩnh vực chính trị chức năng xã hội hóa của gia đình còn hạn chế, đôi khi gia đình còn làm cho cá nhân tiếp thu những việc không tích cực như thái độ không quan tâm...từ đó tạo cho cá nhân những quan điể m và hành động chính trị không phù hợp. 1.2. Chức năng xã hội hóa chính trị của phương tiện truyền thông đại chúng. Ngày nay nhiều trẻ em tiếp xúc với truyền hình trước khi được đi học và hàng ngày phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho một số lượng đông đảo các thành viên xã hội những thông tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như hành vi của họ. Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội, những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến. Các thành viên của xã hội đều chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau do những gì mà các phương tiện truyền thông coi trọng hoặc xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu cực. Nó cũng là một kênh quan trọng để phổ biến văn hóa, giúp cho con người có thể hiểu được
- những mẫu văn hóa, những nền văn hóa khác. Truyền thông cũng làm cho các thành viên trong một xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung, những giá trị chung đặc biệt là khi có những sự kiện nổi bật như một thảm họa, một vinh quang mà đội tuyển quốc gia giành được hay một cuộc chiến tranh bùng nổ... Về xã hội hóa chính trị,ngày nay phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục chính trị cho các thành viên của xã hội, đây được xem như một kênh truyền đạt thông tin cập nhật và trực tiếp đến người dân, giúp người dân nắm được những công việc chính trị mới nhất của quốc gia. Phương tiện truyền thông phát triển đã giúp cho các nhà lãnh đạo chính quyền trong nước tiết kiệm được thời gian tuyên truyền , hiệu quả mang lại thì rất to lớn. VD: chương trình thời sự của Đài truyền hình việt nam liên tục phát sóng trên truyền hình đã thu hút được đông đảo người dân theo dõi, vì vậy những tin tức mới nhất về kinh tế- chính trị- xã hội đã nhanh chóng đến với người dân việt nam. Trong những ngày vừa qua khi cuộc bầu cử quốc hội khóa XIII sắp diễn ra, chương trình này đã liên tục tuyên truyền về việc bầu cử, tuyên truyền về luật bầu cử quốc hội, và vận động nhân dân đi bỏ phiếu... qua đó người dân nắm được thời gian, địa điểm và luật bỏ phiếu. Hay trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác như đài phát thanh, internet,.. các thông tin về chính trị cũng liên tục được cập nhật, qua đó giáo dục người dân thực hiện đúng chính sách của Đảng và nhà nước. Các phương tiện truyền thông đa dạng sẽ phục vụ thông tin mọi nơi, mọi lúc cho mọi cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên không phải bất cứ ai, ở độ tuổi nào khi tiếp xúc với phương tiện truyền thông đại chúng điều hiểu và nhận biết được những thông tin về chính trị. Một đứa bé học lớp 7 chưa chắc đã hiểu gì khi nghe phóng viên nói Quốc Hội, hiến pháp...rõ ràng ở đây con người cần phải có một trình độ hiểu biết nhất định mới có thể tiếp thu những thông tin chính trị trên phương tiện truyền thông, cũng như cần có một độ tuổi nhất định để học hỏi, tìm tòi và nhận diện được những thông tin ấy.
- Những thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, đài phát thanh là những thông tin dễ đến với người dân nhất, nhưng cũng khó để người dân hiểu rõ vấn đề, vì thời lượng truyền thông ít, thông tin được cung cấp chưa được đầy đủ...sẽ làm sự nhận diện của người dân không được toàn diện về vấn đề. Cũng có nhiều trường hợp thông tin trên internet sai lệch, cá nhân tiếp thu và vô tình phương tiện truyền thông đã giáo dục sai cho cá nhân trong xã hội. Và cả lý do Truyền thông rất ít hoặc không mang tính tương tác, khán thính giả không thể thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp với người cung cấp thông tin nên việc thông tin được đón nhân hay không còn phụ thuộc nhiều vào cá nhân đó. Như vậy, ngày nay việc áp dụng phương tiện truyền thông vào công tác giáo dục chính trị cho người dân là phương thức đem lại nhiều kết quả, và trở thành một nhu cầu của xã hội. Vì qua phương tiện truyền thông thông tin chính trị đến với người dân một cách nhanh chóng , phong phú và đa dạng. 1.3 chức năng xã hội hóa chính trị của nhà trường. Nhà trường là nơi con người bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tương tác với những thành viên không phải trong tập thể cơ bản là gia đình mình, được dạy dỗ nhiều điều khác với nền tảng trong gia đình. Nhà trường cung cấp cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp mà có những thứ không phải các thành viên lớn tuổi trong gia đình của chúng đã được hấp thụ. Tính đa dạng xã hội ở nhà trường thường tạo ra nhận thức rõ ràng hơn về vị trí của mình trong cấu trúc xã hội đã hình thành trong quá trình xã hội hóa ở gia đình. Thông qua tương tác với các thành viên khác, trẻ nhận biệt thêm những khía cạnh của chủng tộc, giới tính, đẳng cấp giàu nghèo... Trường học cũng là bộ máy hành chính đầu tiên mà hầu hết trẻ em được tiếp xúc, những thời khóa biểu, nội quy... cho chúng có ý niệm về một nhóm, tổ chức lớn cũng như vai trò là một bộ phận trong đó. Ngoài những gì được in thành sách giáo khoa, giáo dục ở nhà trường còn có một thứ mà các nhà xã hội học, giáo dục học gọi là chương trình giảng dạy ẩn hay giáo dục ẩn. Nó cũng góp phần hình thành nên những giá trị, tiêu chuẩn văn hóa quan trọng. Các môn thể thao ngoài rèn luyện thể chất còn dạy cho trẻ tinh thần thi đua; nam và nữ được hướng đến những gì cho là phù hợp với giới tính theo quy ước: nữ sinh được khuyến khích nhiều hơn đến các môn khoa học xã
- hội và nhân văn còn nam sinh thì đến các môn khoa học tự nhiên... Một khía cạnh khá quan trọng của giáo dục ẩn là việc đánh giá kết quả học tập về cơ bản được dựa trên các tiêu chuẩn phổ biến chứ không phải các quan hệ cá nhân cụ thể như trong gia đình, điều này tác động mạnh đến sự tự nhận thức bản thân của trẻ em. Trên đây là chức năng xã hội hóa cá nhân nói chung của nhà trường, nhà trường là môi trường xã hội hóa cá nhân một cách bài bản và đầy đủ nhất. Chính vì vậy ngay cả trong việc xã hội hóa chính trị, ở nước ta hiện nay nhà trường trở thành môi trường giáo dục chính trị cơ bản cho mọi đứa trẻ, tất cả mọi cá nhân khi đến trường học đều được truyền đạt những kiến thức chính trị từ cơ bản đến chuyên sâu. Vì vậy nhà trường giữ chức năng xã hội hóa chính trị chủ đạo trong các môi trường xã hội hóa chính trị ở nước ta. Trong tất cả các lĩnh vực, nhà trường giáo dục cá nhân tiếp thu những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, vì vậy những kiến thức liên quan đến chính trị tuy rất khó nhưng đều được cá nhân tiếp thu tốt. Đều đó thể hiện bằng việc nhà trường dạy các em các môn phù hợp với lứa tuổi. ở trung học nhà trường cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về quyền công dân, trách nhiệm công dân, nhà nước, pháp quyền,giai cấp, đảng phái...thông qua môn học: giáo dục công dân và các môn học khác. Sau này trên nghế trường Đại Học cá nhân được trau rồi kỹ lưỡng hơn về chính trị, chúng ta học các môn mang tính chất là hệ tư tưởng chủ đạo: những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, được học pháp luật đại cương, cá nhân con có cơ hội được đào sâu kiến thức khi học tại các trường đại học chuyên về lĩnh vực đó: học viện chính trị quốc gia, đại học luật.. Trường học còn có các tổ chức, phòng ban làm các công tác chính trị, mục đích là định hướng cho học sinh-sinh viên nắm vững những chủ trương, chính sách của nhà nước, quản lý và giáo dục sinh viên. Như vậy với một hệ thống môn học, cũng như hệ thống tổ chức chính trị chặt chẽ trong nhà trường như thế sẽ là một điều kiện rất thuận lợi để các cá nhân tiếp thu kiến thức và mở rộng hiểu biết của mình trong lĩnh vực chính trị. Có lẽ chính vì vậy nên nhà trường mới đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xã hội hóa chính trị cho cá nhân ở nước ta hiện nay.
- IV. So sánh chức năng xã hội hóa chính trị của gia đình, nhà trường và phương tiện truyền thông đại chúng. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta đã nhìn nhận ra vấn đề môi trường xã hội hóa chính trị nào trong 3 môi trường trên đóng vai trò lớn nhất trong xã hội việt nam hiện nay. Nhìn từ góc độ phạm vi ảnh hưởng, số lượng các thành viên được xã hội hóa thì môi trường nhà trường đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xã hội hóa chính trị cá nhân. Nhà trường có vị trí, chức năng và vai trò đặc biệt trong tiến trình xã hội hóa chính trị cá nhân, bởi vì: -Mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục của nhà trường được thiết kế khoa học, đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu phát triển về nhiều mặt (nhận thức về chính trị, thái độ chính trị, hành vi chính trị, …) của cá nhân; -Phương thức tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường về lĩnh vực chính trị đa dạng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu và khả năng của cá nhân, giảm thiểu các tác động tiêu cực, tránh được những vấp váp, sai lầm của cá nhân… qua đó mang lại hiệu quả rõ rệt trên phương diện giáo dục và phát triển nhân cách người học; - Môi trường văn hóa- sư phạm của nhà trường được đảm bảo, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nhân cách người học. -Đội ngũ nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và phẩm chất nhân cách, đạo đức nghề nghiệp, là tấm gương mẫu mực có ảnh hưởng trực tiếp/ gián tiếp đến quá trình xã hội hóa chính trị cho cá nhân theo chiều hướng tích cực; - Nhà trường còn là đơn vị nòng cốt, đầu mối quan trọng trong việc thiết lập và vận hành sự phối kết hợp giữa gia đình và xã hội đối với việc giáo dục,xã hội hóa chính trị cho cá nhân. Ngoài ra, vì vừa là một lực lượng giáo dục vừa là một môi trường giáo dục nên sự tồn tại và phát triển của nhà trường tương đối ổn định, bền vững và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xã hội hóa chính trị cho cá nhân.
- Nếu để sắp xếp trật tự môi trường xã hội hóa chính trị theo mức độ quan trọng trong việc xã hội hóa chính trị cho cá nhân trong xã hội thì tôi sẽ lựa chọn phương tiện truyền thông đại chúng có chức năng quan trọng thứ 2 sau nhà trường. Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày một phát triển, các phương tiện thông tin đại chúng ngày một hiện đại, kỹ thuật cao có khả năng truyền tải nhiều thông tin ở tất cả các lĩnh vực tới người dân, vì thế phương tiện truyền thông là một kênh quan trọng trong việc truyền tải thông tin chính trị đến con người. Là nguồn thông tin chính trị đa dạng, phong phú để các bạn đọc học tập và tìm hiểu. Do mọi người có thể tiếp cận nên hiệu quả truyền thông khá cao. Tuy nhiên, vì không được giải thích về vấn đề nên đôi khi gây ra sự hiểu lầm.thông tin mang tính hai chiều nên kết quả xã hội hóa chính trị của phương tiện truyền thông đại chúng phụ thuộc vào mức độ nhận thức của người đọc, sự tự hiểu biết của họ về vấn để đấy từ đó hình thành hành vi tích cực hay tiêu cực về chính trị. Môi trường gia đình tuy là môi trường xã hội hóa cơ bản nhất của mọi cá nhân, tuy nhiên khi nói về chức năng xã hội hóa chính trị cho cá nhân thì hiện nay ở nước ta gia đình vẫn chưa có nhiều đóng góp trong việc giáo dục chính trị cho cá nhân. Vì chức năng giáo dục chính trị trong gia đình chỉ giới hạn ở những gia đình có truyền thống làm chính trị. Đôi khi xã hội hóa chính trị trong những gia đình còn hạn chế do kiến thức chính trị của bố mẹ còn hạn chế dẫn đến cá nhân hiểu sai lệch về vấn đề chính trị.... Chính vì một số lý do ấy mà trong gia đình cá nhân còn chưa được học hỏi những kiến thức chính trị chính xác và đa dạng nhất. từ những vấn đề trên tôi xin được đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp, với mong muốn củng cố chức năng giáo dục của phương tiện truyền thông đại chúng và gia đình nhằm tạo cho cá nhân có nhiều cơ hội tiếp cận với chính trị nước nhà, củng cố kiến thức liên quan đến chính trị của mình.
- V. Các kiến nghị mang tính giải pháp: - Về phía gia đình: Gia đình với tư cách là một tế bào của xã hội cần phải thực hiện tốt chức năng giáo dục, xã hội hóa các thành viên trong gia đình mình, xây dựng được thiết chế,và có phương pháp giáo dục chính trị cho con em mình. Chỉ khi trong gia đình bố mẹ hiểu biết về chính trị mới có thể giúp cho con cái hiểu biết về chính trị và tuân thủ các chính sách pháp, chủ chương của nhà nước, vì thế để khắc phục tình trạng các bậc phụ huynh thiếu kiến thức về chính trị, Đảng và nhà nước cần tăng cường những buổi thảo luận, tuyên truyền kiến thức chính trị cho người dân. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, gia đình luôn là nhân tố đầu tiên trong việc xã hội hóa và giáo dục thế hệ trẻ. Xã hội hóa con người chính là biến thực thể tự nhiên thành thực thể xã hội, làm cho con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội – lịch sử, có thái độ và hành động phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.Trong thời đại ngày nay, khi nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khẩu hiệu hành động của mỗi thành viên xã hội là sống, lao động và học tập theo Hiến pháp và pháp luật thì mỗi người thành viên trong gia đình cần thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân nên mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn xuất phát từ lợi ích của người dân. Khi các thành viên trong gia đình được tham gia thảo luận bàn bạc về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước sẽ đi đến sự nhất trí cao, cùng tham gia thực hiện tốt. Để làm được điều này gia đình cần tăng cường việc giáo dục chính trị cho con em mình, để từ đó họ biết cách điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với sự nghiệp chung của đất nước. - Với phương tiện truyền thông đại chúng: Cần củng cố việc quản lý thông tin mạng chặt chẽ hơn, tránh để trẻ em tiếp cận những trang wes có thông tin chính trị sai lệch. Thông tin chính trị đăng trên các báo, các tạp trí cần có sự đầy đủ, chính xác để từ đó cá nhân khi tiếp cận vấn đề có cái nhìn đầy đủ hơn, không có trường hợp thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầ m.
- VI. Kết Luận. Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng các nền văn hóa hội nhập,toàn cầu hóa, nên nhà trường, gia đình cùng những phương tiện truyền thông đại chúng vừa có được những cơ hội thuận lợi để thể hiện chức năng xã hội của mình vừa gặp phải không ít những thách thức hết sức to lớn. Trong đó, các tác động đến chính trị, như phân tích ở trên, mang tính đa dạng và đa chiều (tích cực/tiêu cực) từ đó đặt ra yêu cầu đối với nhà trường, gia đình là cần có cách giáo dục chính trị, quản lý các cá nhân cho phù hợp với sự biến động trong quá trình tương tác cá nhân với môi trường xã hội một cách có hiệu quả hơn. Chung tay xây dựng nền chính trị vững chắc cũng chính là xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình mình. Vậy không những gia đình, nhà trường và các phương tiện truyền thông có trách nhiệm cho xã hội hóa chính trị, mà mỗi chúng ta cũng cần nêu cao tinh thần học hỏi và truyền đạt các kiến thức chính trị mình có cho những người xung quanh, để tất cả mọi người trong xã hội đều am hiểu về nền chính trị nước nhà, từ đó đi theo con đường phát triển chung của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Xã hội học. Nguyễn quý thanh( chủ biên) NXB Đại học quốc gia. 2. Đề cương xã hội học chính trị. Nguyễn văn Đáng. NXB học viện chính trị quốc gia. 3. Tham khảo các bài viết liên quan trên internet: http://vi.wikipedia.org/wiki/Xã_hội_hóa. http://my.opera.com/xahoihoc/blog/show.dml/20012852 http://rmcst.gov.vn/NewsDetails.aspx?i=885a http://edufac.edu.vn/tailieuthamkhao/20101216/592
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích hoạt động kinh doanh công ty Vinamilk
16 p | 3834 | 463
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty thế kỉ 21 (MCK:C21)
13 p | 750 | 224
-
Tiểu luận: Phân tích định lượng trong quản trị
26 p | 977 | 208
-
Tiểu luận: Phân tích phát triển và phát triển nông thôn, liên hệ thực tế ở địa phương
15 p | 485 | 81
-
Tiểu luận Phân tích chiến lược của ngân hàng ACB
26 p | 530 | 78
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
32 p | 331 | 78
-
Tiểu luận: Phân tích kinh tế Ấn Độ
41 p | 473 | 72
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Phương Nam 2008 - 2012
32 p | 293 | 66
-
Tiểu luận: Phân tích tài chính công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1
20 p | 224 | 65
-
Tiểu luận: Phân tích và đánh giá công ty tập đoàn dầu khí Anpha (ASP)
21 p | 307 | 64
-
Tiểu luận Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý kết quả học tập sinh viên
32 p | 252 | 54
-
Tiểu luận: Phân tích và triển khai chương trình Vật lý phổ thông
24 p | 346 | 46
-
Bài tiểu luận: Phân tích động lực học và quá trình chuyển đổi cấp tốc độ trong các loại hộp số tự động
81 p | 212 | 44
-
Bài tiểu luận: Phân tích khối phổ
29 p | 191 | 36
-
Tiểu luận: Phân tích định lượng
17 p | 288 | 26
-
Tiểu luận: Phân tích và So sánh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở 2 ngân hàng BIDV và MB. Phân tích các thuận lợi, khó khăn của ngân hàng khi cho vay đối với đối tượng này
40 p | 161 | 22
-
Báo cáo tiểu luận: Phân tích kích hoạt dụng cụ
34 p | 172 | 11
-
Tiểu luận: Phân tích và so sánh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội. Phân tích thuân lợi và khó khăn của hoạt động cho vay này
47 p | 93 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn