Tiểu luận: Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 19
download
Tiểu luận với đề tài "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế" có kết cấu gồm 2 phần: phần 1 phép biện chứng về mâu thuẫn, phần 2 phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
- Lời nói đầu Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật luôn luôn xẩy ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa các yếu tố trong b ản thân s ự v ật hay mâu thu ẫn giữa các sự vật với nhau. Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra, mâu thuẫn là một tất yếu khách quan, mang tính phổ biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn. Xác định đúng từng loại mâu thuẫn sẽ cho phép con người tìm ra được những giải pháp phù hợp, tối ưu để giải quyết mâu thuẫn, tạo điều kiện thúc đẩy sự vật phát triển. Từ lí luận mâu thuẫn, ta xem xét mối quan h ệ gi ữa xây d ựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu khách quan trong giai đo ạn hi ện nay, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có m ặt tích c ực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh, vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang ở trình độ kém phát triển nh ư Việt Nam. Vì toàn cầu hoá là một xu thế, một quá trình khách quan cho nên không th ể đảo ngược. Trong điều kiện thế giới ngày nay, các quốc gia không thể tẩy chay hoàn toàn toàn cầu hoá hoặc đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá. V ấn đề đối với các quốc gia là, phải có chiến lược thích ứng và khôn ngoan đ ể v ượt qua thách thức và chớp lấy thời cơ, đồng thời phải có ý thức giữ vững ch ủ quy ền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh th ổ đ ể đ ưa qu ốc gia dân t ộc mình đến chỗ phát triển và phồn vinh. Tức là phải tìm ra các gi ải pháp phù hợp để giải quyết tốt mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự ch ủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Trước yêu cầu thực tế đặt ra như vậy, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thu ẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế". 1
- Kết cấu bài viết gồm hai phần: Phần I là lí luận phép biện chứng về mâu thuẫn, trong đó đưa ra định nghĩa về mâu thuẫn, các loại mâu thuẫn và mối quan hệ giữa chúng. Phần II là phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự ch ủ với hội nhập kinh tế quốc tế; trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị để giải quyết một cách tốt nhất các mâu thuẫn đó. Chọn đề tài phù hợp với bản thân, em lập kế hoạch nghiên cứu và đã trải qua quá trình nghiên cứu khoa học thực sự, từ thu thập, xử lý thông tin đến tổng hợp và viết báo cáo. Bài tiểu luận đã ph ản ánh m ột nhãn quan khoa học của người viết về lí luận mâu thuẫn và xử lý mâu thu ẫn trong th ực ti ễn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh t ế qu ốc t ế. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và trình độ nhận thức, bài vi ết không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và nh ững người quan tâm để bài viết được hoàn thiện hơn. Qua bài viết này, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Đoàn Quang Th ọ và TS Phạm Văn Sinh, những người đã tận tình h ướng dẫn em hoàn thành t ốt bài tiểu luận này! Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2003 2
- Phần I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN 1. Khái niệm về mâu thuẫn Mâu thuẫn của sự vật, của thế g iới đã được rất nhiều nhà triết học trong lịch sử bàn đến. Chẳng hạn, thuyết âm dương ngũ hành c ủa Trung Hoa đã đề cập tới các mâu thuẫn Âm – Dương, mâu thuẫn giữa các yếu t ố b ản nguyên Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả và Thổ. Nhà triết học Hy L ạp cổ đ ại Hêraclít cũng nhẫn mạnh mâu thuẫn của các hiện tượng, quá trình khách quan. Hêghen đề cập tới mâu thuẫn của tư duy. Nói chung, các quan ni ệm trên đ ều đã mô tả mâu thuẫn khách quan nhưng chưa làm rõ được sự chuyển hoá bi ện chứng của các mặt đối lập. Vì thế, khái niệm mâu thuẫn còn nặng về hình thức mà chưa đi sâu vào nội dung biện chứng của các mặt đối lập. Đến triết học Mác - Lênin đã đưa ra một khái niệm khoa học về mâu thuẫn: Mâu thuẫn là sự thống nhất của các mặt đối lập. Như vậy, có hai điều kiện để xác định một mâu thuẫn biện chứng: Th ứ nh ất là, các xu hướng đối lập nhau. Thứ hai là, các xu h ướng là đi ều ki ện tồn t ại và phát triển của nhau. Tuy nhiên, theo cách hiểu biện chứng, cần lưu ý không phải mọi cái đối lập đều tạo nên mâu thuẫn mà chỉ có nh ững xu hướng đối lập nào là ti ền đề tồn tại của nhau mới tạo thành mâu thuẫn. 2. Các loại mâu thuẫn Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến và đa dạng. Dưới đây là một số loại mâu thuẫn: * Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các yếu tố cấu thành m ột s ự vật nhất định. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa mặt đối l ập c ủa sự 3
- vật này với mặt đối lập của sự vật khác. Việc phân chia mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài cần có quan điểm lịch sử cụ thể, tuỳ phạm vi phân tích. Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực ti ếp đ ối v ới quá trình v ận động và phát triển của sự vật. Còn mâu thuẫn bên ngoài có vai trò h ỗ tr ợ. Mâu thuẫn bên ngoài tự nó không thể phát huy được vai trò c ủa mình, mà phải thông qua mâu thuẫn bên trong để phát huy tác dụng nhất định. Tuy nhiên, giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài có sự tác động qua lại với nhau. Giải quyết mâu thuẫn này cũng là đi ều ki ện đ ể gi ải quy ết mâu thuẫn kia. * Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát tri ển c ủa toàn b ộ s ự v ật, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thu ẫn không c ơ bản. Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất c ủa s ự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Nó tồn t ại g ắn li ền v ới sự vật từ khi sinh ra cho đến khi sự vật kết thúc. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự v ật. Mâu thuẫn cơ bản là cơ sở hình thành và chi phối các mâu thuẫn khác trong quá trình phát triển của sự vật. Khi mâu thuẫn cơ bản được gi ải quy ết thì s ự v ật sẽ thay đổi về chất. Mâu thuẫn không cơ bản tồn tại bao giờ cũng gắn liền với mâu thuẫn cơ bản, và trong quá trình vận động, mâu thuẫn c ơ b ản có th ể làm nảy sinh mâu thuẫn không cơ bản. * Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu 4
- Dựa vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của s ự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thu ẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở m ỗi giai đoạn phát triển của mọi sự vật. Nó có tác dụng quyết định đến các mâu thuẫn khác tồn tại trong cùng sự vật ở giai đoạn đó. Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quy ết đ ịnh đ ối v ới quá trình phát triển của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu là biểu hiện cụ thể của mâu thu ẫn c ơ bản ở một giai đoạn nhất định. Do đó, việc giải quyết mâu thuẫn ch ủ yếu chính là từng bước giải quyết mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu cũng có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình phát triển của sự vật. * Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội mà lợi ích về cơ bản là nhất trí với nhau. Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quy ết mâu thu ẫn. Mâu thuẫn đối kháng theo nguyên tắc chung chỉ được giải quy ết thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Còn mâu thuẫn không đối kháng, xu h ướng phát triển đặc thù của nó ngày càng dịu đi. Mâu thuẫn này được giải quy ết vẫn phải tuân thủ nguyên tắc là thông qua đấu tranh nh ưng bằng phương pháp hoà bình. Như vậy, hiểu bản chất các loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp là điều rất quan trọng trong thực tiễn cuộc s ống. Đặc bi ệt là giai đoạn hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra ồ ạt, kinh tế Việt 5
- Nam muốn không bị tụt hậu, muốn khởi sắc thì cần phải can đảm hoà mình vào trào lưu kinh tế chung toàn thế giới, đồng thời phải phát huy nội lực để tự đứng vững trước mọi tác động tiêu cực từ bên ngoài. Phần II MÂU THUẪN GIỮA XÂY DỰNG KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Trong giai đoạn hiện nay, cũng như trong tương lai xa hơn, hội nh ập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam có nghĩa là Việt Nam ph ải tham gia các t ổ chức kinh tế quốc tế và khu vực như AFTA, APEC, WTO,…, phát triển các quan hệ thương mại và đầu tư rộng rãi với mọi quốc gia, đặc bi ệt là các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng sự hợp tác với các công ty xuyên qu ốc gia. Phát triển các mối quan hệ này sẽ dẫn đến một kết cục là: các hàng rào thuế quan và phi thuế quan phải giảm thiểu theo các nguyên tắc của các tổ chức trên, các công ty nước ngoài được phép vào Việt Nam hoạt động một cách bình đẳng với các công ty Việt Nam và ngược lại các công ty Vi ệt Nam cũng được phép hoạt động bình đẳng tại các nước đối tác. Trong điều kiện đó việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ nên được hiểu nh ư th ế nào là thích hợp. Liệu có mâu thuẫn giữa h ội nh ập kinh t ế qu ốc t ế v ới xây d ựng kinh tế độc lập tự chủ? Trước hết, ta phải hiểu bản chất của nền kinh tế độc lập tự chủ. Có hai cách hiểu sau: 6
- Thứ nhất, nền kinh tế độc lập tự chủ trong mô hình kinh t ế hướng nội. Mô hình kinh tế độc lập tự chủ hướng nội là một nền kinh tế có khả năng tự đảm bảo các nhu cầu của đất nước, càng nhiều càng tốt. Một cơ cấu hoàn chỉnh, hoặc tương đối hoàn chỉnh là quốc sách của mô hình này. Trong đó những ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là những ngành công nghiệp n ền tảng gồm năng lượng, sản xuất các nguyên liệu cơ bản như sắt thép, hoá chất, lọc dầu, xi măng,…được đặc biệt chú trọng từ đầu. Quan đi ểm c ơ c ấu ngành của nền kinh tế độc lập tự chủ theo mô hình này nh ấn mạnh đ ến t ầm quan trọng của việc tự đảm bảo các nhu cầu trong nước, dù ph ải ch ịu nh ững bất lợi về hiệu quả, và hầu như không tính tới những lợi thế so sánh quốc tế. Ưu tiên hàng đầu là không phụ thuộc vào bên ngoài. Với những chính sách này đã gây ra những tác hại to lớn: Nó làm tăng giá các hàng hoá trong nước gây thiệt hại cho người tiêu dùng; Duy trì bảo hộ tình trạng lạc hậu về công nghệ tổ chức quản lý; Chính sách bảo hộ cao đã làm méo mó môi trường đầu tư; Hạn chế việc mở rộng thị trường. Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong mô hình kinh tế h ướng n ội có một đ ặc trưng quan trọng nhất là tự đảm bảo các nhu cầu thiết yếu trong nước, đ ể không bị lệ thuộc vào bên ngoài, từ hoạch định chiến lược chính sách đến các hàng hoá, dịch vụ, cũng không bị tác động từ bên ngoài bởi các ch ấn đ ộng v ề chính trị, an ninh, kinh tế,… Thực tế thế giới cho thấy đã không có một quốc gia nào đi theo mô hình kinh tế này đạt được những thành công vững chắc, mà hầu hết đều đã hoặc là thất bại, hoặc là phải trả một cái giá r ất đ ắt, ho ặc là lâm vào kh ủng hoảng, suy thoái, trì trệ kéo dài. Vì vậy, buộc các quốc gia phải tìm kiếm một mô hình phát triển khác, một cách hiểu khác về tính độc lập t ự ch ủ c ủa n ền kinh tế. Cách hiểu thứ hai là nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 7
- Nền kinh tế độc lập tự chủ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là một nền kinh tế gồm những ngành có lợi thế cạnh tranh cao, và tuỳ thu ộc vào thị trường thế giới. Độc lập tự chủ trong mô hình này ch ấp nh ận s ự tuỳ thuộc lẫn nhau trên cơ sở cùng có lợi trong quan hệ giữa các quốc gia. S ự tuỳ thuộc lẫn nhau này diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ hoạch đ ịnh chính sách phát triển, thể chế kinh tế vĩ mô, đến cả sự hình thành các ngành kinh t ế, các công ty. Mô hình kinh tế này đưa lại nhiều mặt tích cực, nh ưng đ ồng th ời cũng đưa lại nhiều mâu thuẫn, nhiều tiêu cực. Trước hết, nhận định mặt tích cực, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, cho phép chúng ta tiếp cận với nền văn minh công nghiệp của th ế gi ới. Toàn c ầu hoá kinh tế là một cơ hội để chúng ta phát triển l ực lượng s ản xu ất, đ ẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ra cơ sở vật ch ất cho ch ủ nghĩa xã hội và do đó mà có điều kiện và kh ả năng th ực t ế đ ể b ảo đảm v ững chắc chủ quyền quốc gia. Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh t ế hiện nay, chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp cận nền khoa học và công ngh ệ tiên ti ến, hiện đại của thế giới, học hỏi những kinh nghiệm quản lí xã h ội, ti ếp thu những tinh hoa của nền văn minh công nghiệp. Bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hoá kinh tế cũng đưa lại không ít mâu thuẫn. Cụ thể là: - Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thu hút v ốn đ ầu t ư n ước ngoài, có nhiều vốn đầu tư đổ vào thì nền kinh tế mới có điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, mới có điều kiện đổi mới công ngh ệ s ản xu ất, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, vốn đầu tư từ nước ngoài bao giờ cũng gắn với những điều kiện nhất định, như điều kiện về mục đích sử dụng, đ ối tượng sử dụng, thời gian sử dụng,…Như vậy là nước nhận đầu tư đã phần nào bị chi phối, bị khống chế về kinh tế, chính trị bởi chủ đầu tư. Và từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn bên ngoài giữa nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư, nước nhận đầu tư mất tính độc lập. Hơn nữa, nếu sử dụng không đúng 8
- nhu cầu của nền kinh tế hay sử dụng không có hiệu quả thì nền kinh tế không những không phát triển mà còn bị khủng hoảng, mất cân đ ối. Nghĩa là ảnh hưởng đến tính tự chủ về kinh tế của nước nhận đầu tư. - Toàn cầu hoá, tức hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ bị bãi b ỏ dần, các công ty được tự do cạnh tranh bình đẳng trên toàn thế giới. Lúc đó, ở những nước kém phát triển, do các công ty làm ăn kém hi ệu qu ả, s ức c ạnh tranh yếu nên dần dần sẽ bị phá sản, giải thể. Hàng hoá ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa, nền kinh tế bị lệ thuộc vào nước ngoài. Dẫn đến nước yếu thế trong cạnh tranh sẽ bị mất quyền tự chủ. - Toàn cầu hoá, nghĩa là sẽ hình thành các thể chế kinh tế toàn cầu. Các quốc gia thành viên phải áp dụng và thi hành hệ th ống lu ật pháp quốc t ế, các quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển. Do đó, độc lập, tự chủ về kinh tế chỉ mang tính tương đối. -Những nước nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn do bị thiệt thòi vì những quy định bị áp đặt từ những nước lớn. Đồng thời, những nước nghèo và kém phát triển nếu không nhanh chóng tạo ra được một thiết chế kinh tế tương hợp với thiết chế kinh tế khu vực và toàn cầu, không có kh ả năng c ạnh tranh và hội nhập thực sự thì chỉ đơn thuần trở thành nơi cung c ấp nguyên li ệu và tiêu thụ sản phẩm cho các nước có kinh tế phát triển, thành nơi tiếp nhận các công nghệ lạc hậu hoặc thải loại, thành nơi mà các nước phát triển chuy ển giao ô nhiễm dưới cái vỏ bọc chuyển nhượng hay viện trợ công ngh ệ, nghĩa là thay thế sự phụ thuộc này bằng một sự phụ thuộc khác. - Phân công lao động ngày càng trở nên sâu sắc là hệ quả tất yếu của nền sản xuất hàng hoá nói chung và của toàn cầu hoá kinh t ế nói riêng. Toàn cầu hoá kinh tế sẽ tạo ra sự phân công lao động quốc tế một cách sâu s ắc hơn; do đó trên phạm vi toàn cầu, năng suất lao động sẽ cao h ơn, c ủa c ải được sản xuất ra sẽ nhiều hơn với chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ h ơn. Bởi vì khi chưa tham gia toàn cầu hoá kinh tế cũng tức là ch ưa có s ự phân công lao động quốc tế sâu sắc, mỗi quốc gia gần như đều phải tự cấp tự túc, 9
- đều phải làm ra cả những cái mà mình không có thế mạnh để đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế quốc dân; còn khi tham gia toàn c ầu hoá kinh tế, mỗi quốc gia sẽ chỉ sản xuất ra một số loại hàng hoá nhất định để trao đổi với các quốc gia khác, ai mạnh mặt nào sẽ khai thác tri ệt đ ể m ặt đó. Tức là có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa các quốc gia. Vậy, để giải quyết mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế với độc lập tự chủ, chúng ta nên nhìn nhận theo khía cạnh sau: Trước hết, và quan trọng nhất là phải đảm bảo lợi ích phát triển của quốc gia ở mức cao nhất có thể được. Các mối quan hệ của một nước với các nước khác phải được xem xét đánh giá trên tiêu chu ẩn có đ ảm b ảo đ ược lợi ích phát triển của đất nước không. Đó mới là mục tiêu cho m ọi chi ến lược phát triển. Trong điều kiện hội nhập quốc tế tiến triển như hiện nay, mọi nền kinh tế ngày càng tuỳ thuộc nhiều hơn vào bên ngoài. Nh ưng n ếu s ự tuỳ thuộc nhiều hơn đó đảm bảo tốt hơn cho lợi ích phát triển quốc gia, thì không có lí gì lại không chấp nhận. Thứ hai, sức cạnh tranh của nền kinh tế phải được cải thiện và tăng dần. Sức cạnh tranh này phải được thể hiện các mặt: Thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, phải đủ mạnh, đủ tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp, rủi ro th ấp, kh ả năng sinh lợi lớn. Cơ cấu kinh tế gồm những ngành có khả năng cạnh tranh cao, có khả năng tự điều chỉnh, tự rút lui khỏi những ngành kém khả năng cạnh tranh. Cơ cấu doanh nghiệp cũng phải bao gồm những doanh nghiệp có sức mạnh công nghệ và trí lực, đủ sức cạnh tranh trên thương trường trong n ước và quốc tế. Nguồn nhân lực trong nước phải được đào tạo tốt và phát triển, sử dụng có hiệu quả. Biểu hiện tập trung của sức cạnh tranh của nền kinh tế là ở chất lượng và giá thành của sản phẩm và dịch vụ của đất nước. Nếu sản phẩm và 10
- dịch vụ của một quốc gia có giá thành cao, chất lượng thấp, thì s ẽ không tiêu thụ được ở cả thị trường trong nước và bên ngoài. Kết cục sẽ dẫn đến là nền kinh tế của quốc gia đó sẽ lâm vào suy thoái, kh ủng ho ảng, t ụt h ậu kéo dài. Trong điều kiện đó khó có thể nói đến độc lập và tự chủ. Còn như một nền kinh tế làm ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, giá lại th ấp, có thể chiếm lĩnh cả thị trường trong nước và quốc tế, tạo ra thu nhập ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ lớn, có thể nhập khẩu nhiều loại hàng hoá và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu trong nước. Một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao nh ư v ậy trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay là một nền kinh t ế có tính đ ộc l ập và tự chủ cao. Thứ ba, có khả năng ứng phó có hiệu quả với những chấn động chính trị, kinh tế, xã hội bên ngoài. Những chấn động bên ngoài có thể là: một cuộc chiến tranh từ bên ngoài tới, một cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực hay thế giới,…Chiến lược tốt nhất của một quốc gia là cố tránh tham gia những cuộc chiến tranh ở bên ngoài và tránh để xẩy ra xung đột và chiến tranh ở trong nước. Còn một khi chiến tranh đã bùng nổ, đã tham chiến, thì nhất định đất nước sẽ bị tàn phá nhất là trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay. Song một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, có dự trữ ngoại tệ lớn, sẽ có sức chịu đựng cao hơn các nền kinh tế lạc hậu khác. Một nền kinh tế hội nhập quốc tế cao, lợi ích quốc gia đan xen chặt chẽ với lợi ích của nhiều quốc gia khác, nhiều trung tâm kinh tế, thì sẽ có nhiều khả năng kết hợp sức mạnh quốc gia với sức mạnh quốc tế để bảo vệ đất nước tốt hơn. Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế có thể đưa đến một số mâu thuẫn với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Tuy nhiên hội nh ập kinh t ế là hợp quy luật và không thể đảo ngược. Hội nhập kinh tế mang l ại nh ững lợi ích hết sức lớn lao về nhiều mặt cho tất cả các nước. Nh ững n ước đi sau có thể tranh thủ các cơ hội do nó mang lại phục vụ cho sự phát triển đất nước nhằm giảm bớt khoảng cách với các nước phát triển. Và không có gì có thể 11
- tồn tại vĩnh viễn. Nhận thức của con người đối với các s ự vật ph ải thay đ ổi với những điều kiện lịch sử cụ thể thay đổi. Nhận thức về một nền kinh tế độc lập tự chủ ngày nay không thể vẫn là những nhận thức của những năm 50 và 60. Cần có nhận thức mới thích hợp với điều kiện mới. Chính những nhận thức mới này sẽ mở đường cho thực tiễn phát triển. Nhìn th ẳng vào s ự thật. Thực tiễn đang đòi hỏi phải có nhận thức mới, tư duy mới. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận triết học "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế"
9 p | 522 | 156
-
Đề tài "Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam"
20 p | 529 | 154
-
Tiểu luận: Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
21 p | 596 | 120
-
Đề tài "Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế"
21 p | 321 | 79
-
Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
19 p | 431 | 79
-
Tiểu luận "Phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế"
25 p | 280 | 76
-
Tiểu luận: Phép biện chứng của Hegel một thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển Đức
16 p | 378 | 75
-
Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam
21 p | 391 | 72
-
Tiểu luận triết học: Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
14 p | 310 | 66
-
tiểu luận: "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế"
11 p | 233 | 43
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam
19 p | 176 | 29
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
19 p | 190 | 29
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến
29 p | 155 | 18
-
Tiểu luận: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế
32 p | 147 | 18
-
Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
23 p | 135 | 18
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế
27 p | 123 | 15
-
Tiểu luận Triết học số 49 - Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
13 p | 133 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn