Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
lượt xem 79
download
Tiểu luận với đề tài "Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái" trình bày nội dung sau: nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN HỌC NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN Đề tài: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thúy Mã sinh viên: 1414410224 Lớp: Anh 1 Khối 1 KTQT K53 Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Huy Quang
- Hà Nội, 2014 MỤC LỤC A. Lời mở đầu……………………………………………………………… B. Nội dung………………………………………………………………... I. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến………………………………….. 1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến…………………………... 2. Tính chất của các mối liên hệ…………………………………………... 3. Ý nghĩa phương pháp luận……………………………………………... II. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái………………………………………………………………….. 1. Khái quát về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái……………………………………………………………………… 2. Ảnh hưởng của các hoạt động tăng trưởng kinh tế với môi trường sinh thái……………………………………………………………………... 2.1 Hoạt động công nghiệp……………………………………………. 2.2 Hoạt động nông nghiệp……………………………………………. 2.3 Hoạt động kinh tế biển…………………………………………….. 2.4 Hoạt động giao thông vận tải trên đất liền………………………… 3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới tăng trưởng kinh tế…………..
- 4. Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường………………………... C. Kết luận……………………………………………………………….. A.Lời mở đầu Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận phát triển về kinh tế.Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nền kinh tế của các nước phát triển mạnh mẽ đồng thời môi trường cũng bị tàn phá khá nặng nề. Và một vấn đề được đặt ra ở đây đối với mỗi quốc gia đó là: làm sao để phát triển nền kinh tế mà không làm ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng ta. Có lẽ đây là một câu hỏi khá nan giải. Để giải quyết vấn đề này, tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái. Cơ sở lý luận cho vấn đề này đúng đắn nhất chỉ có thể là triết học Mác Lenin. Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái” để nghiên cứu. Khi nghiên cứu
- đề tài trên, bản thân em muốn góp một phần nhỏ bé vào việc tìm kiếm con đường phát triển của Việt Nam trong những năm tới nhằm đưa Việt Nam thành một nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đề tài còn nhiều thiếu sót, vậy em rất mong nhận được sự bổ sung và chỉnh sửa của thầy! B.Nội dung I. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 1. Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến Từ xưa, con người đã có khát vọng tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Vì thế con người luôn thắc mắc: Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mỗi liên hệ đó? Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau. Đối với câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những
- quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy trong số nhưng người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Trái lại, theo những người theo quan điểm biện chứng, các sự vạt, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy địh, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Trả lời cho câu hỏi thứ hai, cũng có 2 quan điểm khác nhau. Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan và khách quan cho rằng cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau của sự vật hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên như trời hay ở ý thức, cảm giác của con người. Trong khi đó, những người theo quan điểm duy vật biện chứng lại khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất đó chính là thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó chúng tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những mối liên hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định: khái niệm mối liên hệ dung để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. 2. Tính chất của các mối liên hệ
- Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ gồm ba tính chất cơ bản là tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú. Các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới có tính khách quan. Sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình, Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ: không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác; đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là, ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kì một thành phần, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, yếu tố khác. Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin còn nhấn mạnh tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ, biểu hiện ở chỗ: sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Mối liên hệ có thể chia thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp… Các
- mối liên hệ này có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng. Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mặt xích của mối liên hệ phổ biến. Tuy vậy, sự phân chia đó lại rất cần thiết, vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật, Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. 3.Ý nghĩa phương pháp luận Vì các mối liên hệ là sư tác động qua lại, chuyển hóa, quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, tính phổ biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, tránh cách xem xét phiến diện. Do đó khi nhận thức bất kì một sự vật hiện tượng nào chúng ta phải nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại của chính sự vật đó với sự vật khác. Đây chính là quan điểm toàn diện. Có như vậy sự vật mới nhận thức được đúng đắn. Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt đươc từng mối liên hệ , xác định được vị trí, vai trò của chúng trong sự vận động, phát triển và tồn tại của sự vật. Trên cơ sở đó, trong hoạt động thực tiễn, ta có các phương pháp tác động phù hợp vào sự vật, đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh” thì một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đât nước, mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ,
- vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại. Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú sự vật, hiện tượng khác nhau, không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức và xử lí các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong từng tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn. II.Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái 1.Khái quát về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái Giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ. Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của hệ sinh thái ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của con người. Nó là những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người. Còn tăng trưởng kinh tế là hoạt động nhằm cải thiện và phát triển đời sống của con người. Như chúng ta đã biết, môi trường sinh thái được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, nó tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người. Tuy nhiên sự phát triển của môi trường hoàn toàn phụ thuộc vào con người, con người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi. Tăng trưởng kinh tế được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào con người nên nó tồn tại chủ quan. Mối quan
- hệ giữa môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế được thông qua một thực thể đó là con người: môi trường sinh thái chịu tác động trực tiếp của con người, mà sự tác động đó do chính những hoạt động tăng trưởng kinh tế của con người gây ra. Môi trường là địa bàn diễn ra các hoạt động tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần cho các hoạt động kinh tế của con người. Các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên vào mục đích tăng trưởng kinh tế của con người dù ít hay nhiều cũng đề gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khi môi trường xấu đi, nó cũng gây những tác động trở lại nhất định đến việc tăng trưởng phát triển kinh tế của con người cũng như chính bản thân con người. 2. Ảnh hưởng của các hoạt động tăng trưởng kinh tế tới môi trường sinh thái Nhìn chung các hoạt động nhằm tăng trưởng kinh tế của con người đều có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trong những hậu quả xấu do phát triển kinh tế gây ra đối với môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên mà ô nhiễm môi trường là những hậu quả nặng nề nhất. 2.1 Hoạt động công nghiệp Việt Nam là một nước đang phát triển theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng phát triển thì nhu cầu khai thác các thành phần môi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ngày càng gia tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường đồng thời cũng là một vấn đề nan giải. Việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Chặt cây rừng lấy gỗ làm nguyên liệu cho xây dựng, cho công nghiệp sản xuất gỗ ép, giấy… khiến diện tích rừng
- ngày một thu hẹp. Nếu như năm 1945 độ che phủ rừng nước ta đạt 43% thì tính đến tháng 12 năm 2000 độ che phủ rừng chỉ còn 29,8% và đang ngày càng thu hẹp. Cùng với sự ra đời của hàng loạt các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, theo ước tính hiện nay trên cả nước tổng lượng chất thải rắn khoảng 49.000 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 27.000 tấn/ngày. Phần lớn chất thải rắn công nghiệp này chưa đc xử lí đúng cách mà thuần túy chỉ được chôn chung lẫn với rác thải sinh hoạt hay thậm chí đổ ngay tại nhà máy gây nguy hại rất lớn đối với môi trường sống. Ngoài ra trong quá trình sản xuất, các công ty, nhà máy thường thải ra một lượng nước thải khá lớn. Đặc biệt khoảng 90% các cơ sở sản xuất cũ chưa có hệ thống xử lí nước thải. Các nhà máy xí nghiệp nếu có tiến hành xử lí thì cũng chỉ xử lí sơ qua rồi thải thẳng ra nguồn nước mặt, gây ô nhiễm nghiêm trọng nhiều dòng sông. Ngày 13 tháng 9 năm 2008, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang Công ty Vedan đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông. Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải của các ngành nhiệt điện, công nghiệp hóa chất gây nên. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nồng độ bụi trung bình tại các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 6 lần. Tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m3, gấp 13 đến 16 lần trị số cho phép. Nồng độ các chất khí độc hại như CO, CO2, SO2,… trong không khí xung quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép
- từ 1,5 đến 2,5 lần. Ô nhiễm không khí không chỉ gây mất mĩ quan mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. 2.2 Hoạt động nông nghiệp Nước ta là một nước có nền kinh tế có xuất phát điểm từ nông nghiệp và cho đến nay, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản và hàng hóa nông lâm, thủy hải sản chiếm tới 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình này hứa hẹn nhiều cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường quốc tế. Tuy nhiên đi đôi với sự gia tăng của các hoạt động sản xuất là khả năng gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường ngày càng lớn. Trong trồng trọt, để tăng sản lượng nông sản nhằm phục vụ nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu, nông dân thường sử dụng các chất kích thích, phân bón, thuốc trừ sâu… cho cây trồng. Trước hết là việc lạm dụng phân bón quá mức gây thoái hóa đất trồng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất do các loại hóa chất ngấm vào. Người nông dân ý thức chưa cao sau khi sử dụng không thu gom vỏ, bao bì của các loại thuốc trừ sâu, khiến những bao bì rác thải này lưu lại trong đất không phân hủy, làm ảnh hưởng tới đất trồng. Ngành chăn nuôi hàng năm đóng góp khoảng 73 triệu tấn chất thải, trong đó chỉ có 3060% chất thải được xử lí, còn lại xả thẳng ra môi trường.
- Ngoài ra, ở các đồng bào dân tộc miền núi, hiện tượng đốt phá rừng bừa bãi làm nương rẫy cũng gây ra những thiệt hại cho môi trường: thu hẹp diện tích trồng rừng, có thể gây cháy rừng, làm mất cân bằng hệ sinh thái. 2.3 Hoạt động kinh tế biển Nước ta có đường bờ biển kéo dài hơn 3.200 km, chủ yếu tiếp giáp với biển Đông về phía đông, riêng tỉnh Kiên Giang giáp với Vịnh Thái Lan về phía tây. Với điều kiện như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế biển giao thông vận tải biển, du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên việc phát triển các ngành kinh tế biển cũng đã và đang gây ra những tổn hại to lớn đến môi trường. Ngành du lịch nước ta vẫn còn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên trong 10 năm qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế, ngành du lịch đã có những bước phát triển ban đầu, đặc biệt là du lịch biển. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển, trong đó hơn 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Nhiều diện tích đất ven biển, rừng ngập mặn bị khai thác để xây cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đã gây phá hoại cảnh quan thiên nhiên cũng như môi trường sinh thái. Lượng du khách đổ về các bãi biển ngày một tăng cao, khiến các dịch vụ phục vụ du khách mọc lên ngày càng nhiều. Theo Sở VHTTDL Đà Nẵng, trung bình các bãi biển Đà Nẵng thu hút 57 nghìn người mỗi ngày, đặc biệt vào những ngày lễ hội con số này xấp xỉ 10.000 người. Với sự tập trung lớn du khách như vậy, biển Đà Nẵng hàng ngày phải chịu “áp lực” của sự ô nhiễm. Các nhà hàng, khách sạn, các khu resort đôi khi thải trực tiếp nước thải ra biển làm ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Không những thế, ý thức những người bán hàng và cả khách du lịch còn thấp, ngang
- nhiên xả rác bừa bãi trên bờ biển, không thu gom khiến các bãi biển ngày một xấu dần vì rác. Rác thải không được thu gom bị cuốn ra biển, gây ô nhiễm nước biển trầm trọng. Theo điều tra của Viện Hải Dương học, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ven biển là hiện tượng nuôi trồng thủy sản tràn lan, không có quy hoạch. Tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, trên 37.000 ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thủy sản( chiếm 30 35% diện tích nước mặn lợ), phần lớn là các khu nuôi quản g canh nên nước thải đều đổ trực tiếp ra biển. Tại thành phố Hạ Long, hiện có hàng chục làng chài lớn nhỏ tọa lạc trên biển. Các làng chài thải toàn bộ rác thải sinh hoạt chưa qua xử lí trực tiếp xuống biển, rác thải khó thu gom dẫn tới một số luồng lạch xảy ra hiện tượng tăc dòng chảy vì rác. Một nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng khác là việc ngư dân sử dụng hóa chất độc hại, bom mìn đề khai thác hải sản, làm cho hệ sinh thái biển ảnh hưởng ô nhiễm nặng nề. Giao thông vận tải biển phát triển đồng nghĩa với việc số lượng các phương tiện tàu thuyền trên biển ngày một tăng. Các tàu thuyền đều sử dụng nguồn nhiên liệu là dầu do đó khi các bình chứa dầu của thuyền không đảm bảo chất lượng khiến dầu bị rò rỉ ra biển. Các tàu hoặc sà lan chở dầu nếu bị đắm hoặc va đâm sẽ khiến lượng lớn dầu bị tràn ra biển gây ô nhiễm nước biển, gây hại cho sự sống của các sinh vật biển. 2.4 Hoạt động giao thông vận tải trên đất liền Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ô nhiễm giao thông hiện đang là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay. Thời gian qua, mật độ các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
- Trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao thông thải lượng lớn các chất như bụi, CO, NOx, SOx,… trực tiếp vào không khí. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…tại các nút giao thông cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 35 lần; nồng độ khi CO, CO2, NO2,…trung bình ngày ở một số nút giao thông lớn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,21,5 lần. Trong lượng lớn các khí độc hại này, có nhiều thành phần gây hiệu ứng nhà kính, gây ra các bệnh về hô hấp ảnh hưởng sức khỏe con người. Đặc biệt, tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động giao thông cũng đóng vai trò chủ yếu trong việc gây ô nhiễm tiếng ồn. Tiếng ồn từ động cơ, do ống xả, do rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, còi xe, phanh xe…gay tác hại lớn đến thính giác nói riêng và cơ thể nói chung. Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi. 3.Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới tăng trưởng kinh tế Ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta. Ngân hàng Thế giới, WB, vừa công bố số liệu cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% tổng sản phẩm nội địa GDP hàng năm. Cụ thể, năm 2007, con số này là gần 4 tỉ USD trên 71 tỉ USD GDP năm đó. Năm 2008, con số tăng lên 4,2 tỉ USD thiệt hại do ô nhiễm môi trường trên tổng sản phẩm nội địa 7 tỉ USD. Ô nhiễm nguồn nước làm giảm nguồn nước có thể sử dụng, giết chết cá tôm nuôi trong sông, gây thiệt hại cho cây cối, hoa màu được trồng bằng nước sông ngòi bị ô nhiễm. Khi nguồn nước bị ô nhiễm thì chi phí cho việc khắc phục ô nhiễm nước rất tốn kém,chỉ trong đồng bằng sông Hồng, chi phí khắc phục ô
- nhiễm nguồn nước đã lên tới 4 tỉ USD.Nếu như không khắc phục thì có khi chi phí có thể lên tới 812 tỉ USD Ô nhiễm hóa chất đã và đang đe dọa đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm như thịt, cá, rau củ, trái cây…gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mối đe dọa lớn nhất là ngộ độc thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Ảnh hưởng lâu dài của ô nhiễm hóa chất là ung thư, dị thai rất nguy hiểm. Hàng năm, Việt Nam còn phải chi ra 780 triệu USD cho công tác chữa trị các bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra. 4.Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường Để khắc phục và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động tăng trưởng kinh tế gây ra, chúng ta có một số biện pháp sau: Tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ về pháp luật của các cơ sở công nghiệp Khuyến khích sử dụng công nghệ và dây chuyền sản xuất tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, phát triển nguồn năng lượng sạch, ít chất thải, khí thải. Bắt buộc các nhà máy mới đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng và vận hành hệ thống xử lí nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Lập quy hoạch môi trường song song với việc quy hoạch và phát triển công nghiệp Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lí nước thải công nghiệp và nông nghiệp trước khi thải ra môi trường.
- Tổ chức và quản lí kịp thời, đúng quy cách các loại chất thải rắn, chất thải sinh hoạt. Thực hiện chủ chương xanh hóa đô thị và khu công nghiệp, xây dựng hành lang xanh và vùng chuyển tiếp giữa khu công nghiệp và khu dân cư. Cần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lí, đảm bảo sự phát triển bền vững. Nên có luật cụ thể cho việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên rừng trái phép. Các sản phẩm nông nghiệp cần hạn chế sử dụng chất hóa học, thuốc gây hại cho sức khỏe cũng như cho môi trường. Khuyến khích tiêu dùng các loại nông sản sạch, đảm bảo chất lượng. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về môi trường: tuyên truyền, phổ cập hóa nhận thức về môi trường thông qua ti vi, đài báo, mạng internet… C.Kết luận Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải đi từ mục tiêu cơ bản nhất của mọi sự phát triển xã hội đó là phát triển để cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống và vì sự sống trường tồn bền vững.Đó là vấn đề quan trọng của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh việc phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cần bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ môi trường không phải nhằm mục đích hạn chế quá trình phát triển kinh tế mà nhằm đảm
- bảo nâng cao hiệu quả kinh tế cao hơn cho quá trình phát triển tất yếu này, đồng thời bảo vệ chất lượng cuộc sống của con người. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường có mối quan hệ thống nhất với nhau. Có phát triển kinh tế mới có kinh phí cho việc ngăn ngừa. bảo vệ môi trường và có bảo vệ môi trường mới có sự phát triển ổn định và lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Triết học Mác Lênin không chuyên ngành Mác Lênin, tư (Dùng trong các trường đại học, cao tưởng Hồ Chí Minh), TS.Phạm Văn đẳng), GS, TS.Nguyễn Ngọc Long Sinh GS,TS.Phạm Quang Phan GS,TS.Nguyễn Hữu Vui Ô nhiễm môi trường tác động kinh Giáo trình Những nguyên lí cơ bản tế ra sao?,Gia Minh, Góc nhìn Alan, của chủ nghĩa Mác Lênin( Dành cho 2013 sinh viên đại học, cao đẳng khối
- Báo động ô nhiễm môi trường tại công tác tăng cường kiểm soát, Tạp các bãi biển, Xuân Lam Võ Hà, Báo chí Giao thông vận tải, 2014 Tài nguyên và Môi trường, 2014 Một vài giải pháp môi trường cho Phân loại và tác động của sự cố các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, Lâm tràn dầu, Hóa học ngày nay, 2014 Minh Triết Nguyễn Thanh Hùng, Tạp chí bảo vệ môi trường, 2001 Ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông vận tải: Thực trạn g và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận triết học "Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế"
18 p | 1313 | 217
-
Tiểu luận triết học "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế"
9 p | 522 | 156
-
Đề tài "Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam"
20 p | 530 | 154
-
Tiểu luận: Phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
21 p | 597 | 120
-
Tiểu luận Triết học số 11 - Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam
21 p | 694 | 92
-
TIỂU LUẬN: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
0 p | 475 | 89
-
Đề tài "Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế"
21 p | 321 | 79
-
Tiểu luận "Phép biện chứng về mối quan hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế"
25 p | 280 | 76
-
tiểu luận: "Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế"
11 p | 233 | 43
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam
19 p | 177 | 30
-
Tiểu luận: Phân tích phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến_Thách thức và thời cơ của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế
43 p | 159 | 30
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
19 p | 191 | 29
-
Tiểu luận Triết học số 65 - Phép biện chứng về mối liên hệ phố biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
23 p | 131 | 20
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến
29 p | 156 | 18
-
TIỂU LUẬN: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế
27 p | 123 | 15
-
Tiểu luận Triết học số 56 - Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế
33 p | 129 | 11
-
Tiểu luận Triết học số 49 - Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế
13 p | 133 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn