intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận PHÚC LỢI XÃ HỘI NHẰM ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG CHO MỌI NGƯỜI DÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Chia sẻ: Ha Van Nhan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

275
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội được sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu mang tính bao cấp và được phân phối ngoài thu nhập theo lao động. Phúc lợi xã hội bao gồm những chi phí xã hội chủ yếu sau: trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội, học bổng cho học sinh, những chi phí cho học tập không mất tiền, những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận PHÚC LỢI XÃ HỘI NHẰM ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG CHO MỌI NGƯỜI DÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ …….. …….. TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở VIỆT NAM CHỦ ĐỀ: PHÚC LỢI XÃ HỘI NHẰM ĐẢM BẢO CÔNG BẰNG CHO MỌI NGƯỜI DÂN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM GVHD: NHÓM 2: PHẠM THÁI ANH THƯ 1. LÊ THỊ PHƯƠNG 2. LÂM THÁI BẢO NGÂN 3. TRẦN THỊ NGUYỆT 4. NGUYỄN THỊ P.NHUNG 5. NGUYỄN THỊ HUYÊN 6. NGUYỄN THỊ HỒNG LAM 7. LƯƠNG HỒNG LOAN 8. NGUYỄN KIẾM HÙNG 9. HÀ VĂN NHẤN 10. NGUYỄN HÒA 11. NGUYỄN VĂN MẪN
  2. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm phúc lợi xã hội và công bằng xã hội I.1. Phúc lợi xã hội là một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội được sử dụng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu mang tính bao cấp và được phân phối ngoài thu nhập theo lao động. Phúc lợi xã hội bao gồm những chi phí xã hội chủ yếu sau: trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội, học bổng cho học sinh, những chi phí cho học tập không mất tiền, những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo,… các khu vui chơi, giải trí công cộng không thu tiền (hoặc thu ít), các công trình công cộng phục vụ chung cho mọi người… Tùy theo mức độ phát triển của các mặt kinh tế - xã hội, quỹ phúc lợi thường có ba nhóm cơ bản: quỹ tập trung của Nhà nước quản lý; quỹ phúc lợi của các xí nghiệp, đơn vị kinh doanh và quỹ phúc lợi tập thể của các hợp tác xã, các đơn vị sản xuất. Các quỹ hoạt động dưới hai hình thức: hình thức trả bằng tiền như: tiền lương, tiền hưu trí, các khoản trợ cấp, tiền nghỉ phép, tiền học bổng,… và các hình thức ưu đãi thông qua các dịch vụ không mất tiền hoặc chỉ phải trả một phần nào đó như: giáo dục, y tế,… nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đặc biệt là đối với những người có công đối với đất nước, những người nghèo, vùng nghèo, những đối tượng yếu thế, gặp rủi ro. Công bằng xã hội là một trong năm thành tố của mục tiêu chung mà chúng ta đang phấn đấu để đạt tới trên con đường xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Vai trò của phúc lợi xã hôi I.2. Góp phần nâng cao thêm mức sống của toàn dân, nhất là đối với những - người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn,rút ngắn sự chênh lệch về thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng, góp phần thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Phát huy tính tích cực lao động của các thành viên trong tập thể và trong xã - hội. Góp phần phát triển con người. - Giáo dục ý thức cộng đồng - II. THỰC HIỆN PHÚC LỢI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. II.1. Tình hình thực hiện phúc lợi xã hội ở nước ta hiện nay
  3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm yêu cầu phải gắn kết phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội, xem đó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế. Người nói: "Trong công tác lưu thông phân phối, có hai điều quan trọng phải luôn nhớ: Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên". Vấn đề này cũng được Đảng ta đặc biệt quan tâm. Văn kiện Đại hội VII của Đảng (năm 1991) xác định: "Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội...". Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) nêu rõ: "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội”. Văn kiện Đại hội IX của Đảng (năm 2001) khẳng định: "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển". Văn kiện Đại hội X của Đảng (năm 2006) nhấn mạnh: "Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội". Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán: "Phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội... Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển". Như vậy, tư tưởng tăng trưởng, phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội được thể hiện rõ ngay trong từng bước hoàn chỉnh đường lối chiến lược của Đảng và từng chính sách phát triển của Nhà nước. Kể từ khi chuyên sang nền kinh tế thị trường vao cuôi thâp niên 1980, bên cạnh ̉ ̀ ́ ̣ quá trình cải tổ cơ chế quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh t ế, di ện m ạo của hệ thống phúc lợi xã hội ở Việt Nam cũng đã thay đổi gần nh ư toàn di ện. Hệ thống phúc lợi xã hội của thời quan liêu bao cấp đã bị giải th ể, nhưng một hệ thống phúc lợi xã hội mới vẫn chưa được xác lập một cách rõ ràng, v ững chắc, và vẫn còn đang chất chứa nhiều tình trạng mâu thuẫn và bất ổn ở nhiều mặt. Cho đến nay, ngoài những chương trình trợ giúp xã hội và xóa đói gi ảm nghèo đối với một số đối tượng mục tiêu, nhà nước đã và đang tiêp tuc từng bước căt ́ ̣ ́ bỏ hoăc giam bớt môt số khoan phuc lợi xã hôi cơ bản vôn bao câp hoan toan ̣ ̉ ̣ ̉ ́ ̣ ́ ́ ̀ ̀ trước đây đối với đại đa số nhân dân, như nhà ở (đã bãi bỏ hoàn toàn sự bao cấp), giáo dục (học phí và các khoản thu ngày càng tăng), và y tế (thiết lập chế độ viện phí cũng theo hướng ngày càng tăng). Cuộc sống của khá đông các hộ gia đình người dân vì thế không thể không bị ảnh hưởng. Trong thời bao cấp, các lĩnh vực giáo dục và y tế đều được nhà nước đảm nhiệm chủ yếu về mặt tài chính, người dân hầu như không phải đóng góp khoản nào. Riêng về nhà ở thì nhà nước có chính sách phân ph ối nhà ở cho nh ững ng ười lao động thuộc khu vực nhà nước.
  4. Khi tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội, các chính sách trên l ần l ượt được thay đổi một cách căn bản theo hướng "xóa bao cấp" và từng bước áp dụng nguyên tắc hạch toán kinh tế. Bên cạnh lĩnh vực nhà ở là lĩnh vực đã xóa bỏ bao cấp hoàn toàn, thì trong hai lĩnh vực giáo dục và y tế, khi thực hiện chế độ đóng phí và áp dụng nguyên tắc lấy thu bù chi, những sự thay đổi nay thực chất bao hàm một ý tưởng rõ r ệt ̀ không thể phủ nhận là chuyển các dịch vụ phúc lợi cơ bản nay thành hàng hóa. ̀ Mặc dù ngân sách nhà nước hàng năm vẫn dành một khoản không nhỏ cho giáo dục và y tế, nghĩa là vẫn tiếp tục bao cấp hai lĩnh vực phúc lợi trọng y ếu nay, ̀ nhưng đồng thời lại chủ trương tăng phí từng bước, tức là gia tăng mức đóng góp từ phía người dân. Ngoại trừ những người có thẻ bảo hiểm y tế, còn lại những người dân khác đều phải trả tiền thì mới được hưởng dịch vụ y tế. Nh ư vậy, trong thực tế, để được hưởng những lợi ích phúc lợi nay, người dân buộc phải ̀ trả tiền thì mới thực hiện được quyền học tập và quyền được chăm sóc sức khỏe. II.2. Thành tựu thực hiện phúc lợi xã hội. Đặt trọng tâm vào công tác xoá đói, giảm nghèo, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao mức sống chung của nhân dân, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Các chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: (1) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; (2) Hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề; (3) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đến nay công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn khoảng 10% (năm 2010); chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần (năm 1999) xuống còn 2 lần (năm 2008). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đã tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm với nhiều chính sách trợ giúp thiết thực, hàng năm giải quyết được hơn 1,6 triệu việc làm mới cho người lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị từ 6,42% (năm 2000) xuống còn khoảng 4,6% (năm 2010), tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân. Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần.
  5. Hệ thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham gia. Bảo hiểm xã hội được triển khai đồng bộ với 3 loại hình là: bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Số người tham gia bảo hiểm bắt buộc tăng nhanh, từ 4,8 triệu (năm 2001) lên 9,4 triệu (năm 2009), chiếm 18% tổng số lao động. Sau gần 3 năm triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến năm 2010 có khoảng 96,6 nghìn người tham gia. Dự kiến đến hết năm 2010 có khoảng 5,8 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 13,4% dân số (năm 2000) lên khoảng 62% (năm 2010). Đặc biệt, đã thực hiện chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em đến 6 tuổi, một số đối tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo,... Các chính sách ưu đãi đối với người có công không ngừng được hoàn thiện. Mức trợ cấp ưu đãi năm 2009 tăng 2,1 lần so với năm 2006. Năm 2010 ngân sách trung ương đã dành gần 19.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách ưu đãi thường xuyên cho hơn 1,4 triệu người có công. Đến nay, hơn 90% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn. Các chính sách trợ giúp xã hội, cả thường xuyên và đột xuất được thực hiện rộng hơn về quy mô, đối tượng thụ hưởng với mức trợ giúp ngày càng tăng. Kinh phí trợ giúp thường xuyên từ ngân sách nhà nước và số người được thụ hưởng tăng nhanh, từ 113 tỷ đồng cho hơn 180 nghìn người (năm 2001) tăng lên 4.500 tỷ đồng cho hơn 1,6 triệu người (năm 2010). Hàng năm Nhà nước còn trợ cấp đột xuất hàng nghìn tỷ đồng (riêng năm 2009 là 5.000 tỷ đồng) và hàng chục nghìn tấn lương thực, chủ yếu là để trợ giúp khắc phục thiên tai. Từ đầu năm 2008, Chính phủ đã có nhiều chính sách và giải pháp kịp thời, thiết thực nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Hệ thống các dịch vụ xã hội trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân, giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, cung cấp điện, nước sinh hoạt, bảo đảm điều kiện đi lại… đã được quan tâm phát triển, nhất là ưu tiên đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chất lượng các dịch vụ nhiều mặt được cải thiện và khả năng tiếp cận của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến nay 100% số xã, phường đã có trạm y tế, trong đó khoảng 75% số xã có bác sỹ; cả nước hiện có khoảng 23 triệu người đang theo học ở các cấp bậc học, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; 82,5% số hộ nông thôn đã được sử dụng nước hợp vệ sinh; 96,1% số hộ đã được sử dụng điện lưới; 86,9% số hộ sử dụng máy thu hình; trên 97% số xã đã
  6. có đường ô tô đi tới trung tâm xã; khoảng 90% số xã có trạm bưu điện văn hoá… Các phong trào “tương thân tương ái”, “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các đơn vị và cá nhân chủ động thực hiện và hưởng ứng tham gia đã phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đóng góp đáng kể vào việc nâng cao an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho mọi người, nhất là những người nghèo, vùng nghèo. II.3. Hạn chế Xét dưới góc độ quyền lợi xã hội của người dân, hạn chế lớn nhất của hệ thống phúc lợi hiện nay là không mang tính chất phổ quát. Nhiều tầng lớp xã hội chưa được tham gia vào hệ thống nay, trong đó ph ần lớn là nh ững t ầng l ớp có thu ̀ nhập thấp và cuộc sống bấp bênh. Hạn chế thứ hai là một số thành tố quan trọng của hệ th ống nay nh ư giáo dục và ̀ y tế, thay vì cần vươn tới nguyên tắc phổ quát để đáp ứng nhu cầu mọi người dân một cách công bằng, thì trong thực tế hiện nay lại có xu hướng ngày càng bị chệch hướng , như áp dụng chế độ thu phí ngay trong trường công, đóng học phí cao thì mới được hưởng điều kiện học tập tốt hơn, đóng viện phí càng nhi ều thì càng được chữa trị và chăm sóc chu đáo hơn... nói tóm lại là ngày càng đi theo lô- gic kinh tế tư nhân hóa ngay trong những đơn vị cung ứng dịch vụ phúc lợi công l ậ p. Hạn chế lớn thứ ba của hệ thống phúc lợi nay là chưa xây dựng được một khuôn ̀ khổ định chế tài chính hay tín dụng thích hợp nhằm làm sao cho người dân giải quyết được nhu cầu nhà ở. Lẽ tất nhiên, một hệ thống phúc lợi xã hội tự nó không thể gi ải quy ết được v ấn đề bất bình đẳng trong xã hội, nhưng hệ thống phúc l ợi v ẫn là m ột thành t ố không thể thiếu trong một hệ thống chính sách kinh tế-xã hội qu ốc gia nh ằm giúp cho người dân có được một cuộc sống tử tế, xứng đáng với phẩm giá con người. Có thể nói rằng quá trinh chuyên đôi của các chinh sach phuc lợi xã hôi diên ra ̀ ̉ ̉ ́ ́ ́ ̣ ̃ một cách dò dẫm và thực sự chưa phù hợp với chủ trương phat triên kinh tế đi ́ ̉ đôi với phat triên xã hôi và văn hoa, và chủ trương tăng trưởng kinh tế không tach ́ ̉ ̣ ́ ́ rời khoi muc tiêu tiên bộ và công băng xã hôi. Th ực tế cho thây đang nay sinh ̉ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ̉ không it vân đề bức xuc và gai goc trong lĩnh vực nay. ́́ ́ ́ ̀ II.4. Giải pháp để thực hiện phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo công bằng Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, việc mở rộng và nâng cao phúc lợi xã hội là điều kiện quan trọng để đáp ứng và làm thỏa mãn ngày càng nhiều hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Các quỹ
  7. phúc lợi xã hội là phương tiện cần thiết để điều chỉnh việc phân phối thu nhập xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, khắc phục dần những khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế tham gia đòi hỏi phải thực hiện những quan điểm mới, những chính sách và giải pháp mới về phúc lợi xã hội. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, Nhà nước không thể bao cấp tràn lan, bình quân những chi phí cho phúc lợi xã hội mà cần phải tập trung cho những vấn đề cơ bản và thiết yếu nhất trong đời sống của nhân dân lao động, cho những vùng, những đối tượng còn nhiều khó khăn nhất, đồng thời bảo đảm sự công bằng và hợp lý giữa các thành phần kinh tế, giữa các đơn vị và các cá nhân nhằm khuyến khích và động viên toàn thể nhân dân tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng xã hội mới. Phúc lợi xã hội không thể vượt quá những khả năng và điều kiện của nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng không thể bị động, cứng nhắc, phụ thuộc máy móc vào những kết quả của sự phát triển kinh tế. Việc không ngừng nâng cao những phúc lợi xã hội chính là biểu hiện thực tế và sinh động bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta khẳng định tiếp tục phát triển và nâng cao phúc lợi xã hội, coi đó là một động lực quan trọng của sự phát triển bền vững. 1. Đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với giải quyết việc làm. Khuyến khích tối đa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh sản xuất kinh doanh để tạo nhiều việc làm, đồng thời hỗ trợ người dân có việc làm, tăng thu nhập là giải pháp xoá đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tích cực, hiệu quả, bền vững. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, một mặt phải hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động, nhất là ở địa bàn nông thôn; mặt khác phải tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm gắn với thực hiện đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn với các giải pháp toàn diện, đồng bộ và có hiệu quả; phát triển mạnh thị trường lao động. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho cả người học và cơ sở dạy nghề, như cho vay ưu đãi học nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanh niên…; đẩy mạnh việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Phấn đấu hàng năm tuyển mới dạy nghề cho khoảng 1,8 triệu người, trong đó có 1 triệu lao động nông thôn; đến năm 2015 giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 4%; năm 2020 lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% trong tổng lao động xã hội. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao
  8. động, việc làm; chú trọng xây dựng quan hệ lao động hài hoà, điều kiện và môi trường lao động an toàn. 2. Phát triển đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng hệ thống bảo hiểm, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân tích cực tham gia. Trong điều kiện có những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, cùng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh có xu hướng gia tăng, việc phát triển hệ thống bảo hiểm và sự tham gia rộng rãi của người dân được coi là giải pháp quan trọng nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp người tham gia bảo hiểm khi xảy ra các tác động bất lợi về kinh tế, xã hội, môi trường. Cần khẩn trương hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống bảo hiểm ngày càng đa dạng, đồng bộ, bền vững, với chất lượng được nâng cao, phục vụ có hiệu quả các mục tiêu về an sinh, kinh tế và xã hội, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Hệ thống này được xây dựng và hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng; có sự chia sẻ hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có sự hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng tham gia, nhất là người nghèo, cận nghèo, trẻ em, các đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội… Phát triển mạnh cả bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới, gắn với điều chỉnh lương hưu và lộ trình cải cách tiền lương. Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động, trong đó có chính sách hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp, lao động ở nông thôn tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội. Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các chính sách về bảo hiểm y tế, viện phí và khám chữa bệnh. Đặc biệt chú trọng chính sách đối với bà mẹ, trẻ em, người nghèo, người dân ở vùng khó khăn, người lao động trong các khu vực phi chính thức. Phấn đấu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014. Khẩn trương nghiên cứu, thí điểm để mở rộng các hình thức bảo hiểm khác thích ứng với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trong đó có chính sách hỗ trợ nông dân tham gia bảo hiểm sản xuất nông nghiệp nhằm duy trì sản xuất và bảo đảm đời sống. 3. Thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo bền vững. Trong thập kỷ tới, xoá đói giảm nghèo vẫn là một nhiệm vụ bức thiết với quy mô rộng lớn, mang ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc và là một trọng tâm
  9. trong công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở nước ta. Để thực hiện xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững, phải đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó trọng tâm là triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 với chuẩn nghèo mới phù hợp với tình hình phát triển của nước ta và tiếp cận với chuẩn quốc tế. Các chính sách và giải pháp xoá đói giảm nghèo phải thiết thực, đồng bộ cả về hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống, tạo việc làm, tiếp cận thị trường; nâng cao khả năng tự vươn lên thoát nghèo bền vững của người dân. Phải bảo đảm lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án và nguồn lực trên từng địa bàn; sự tham gia chủ động của người dân, cộng đồng và cơ sở. Cùng với việc ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, tiếp tục huy động sự trợ giúp của cộng đồng doanh nghiệp và của toàn xã hội, động viên người nghèo, vùng nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, tiến tới làm giàu. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo hiện có, nhất là chương trình giảm nghèo ở các huyện có số hộ nghèo cao. Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó gắn phát triển kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, phát triển nông thôn bền vững. 4. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công và chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Hiện nay, nước ta có hơn 1,4 triệu người có công với nước đang hưởng chính sách trợ cấp ưu đãi và hơn 1,6 triệu người đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng. Ngoài ra, nhu cầu trợ giúp đột xuất còn rất lớn do tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo còn cao, đa số người già chưa được hưởng chế độ hưu trí, tác động của kinh tế thị trường, dịch bệnh, thiên tai gây thiệt hại ngày càng lớn. Vì vậy, thực hiện tốt hơn chính sách ưu đãi người có công với nước và chính sách trợ giúp xã hội không những có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an sinh, ổn định xã hội, mà còn thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta, dân tộc ta. Thấm nhuần đạo lý và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, cần tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách và nâng cao chế độ ưu đãi đối với người có công, phù hợp với sự phát triển kinh tế; đồng thời hỗ trợ các gia đình người có công phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập; vận động toàn xã hội tham gia phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, bảo đảm cho
  10. những người có công có mức sống cao hơn mức trung bình của dân cư cùng địa bàn. Hoàn thiện các chính sách và phát triển hệ thống trợ giúp xã hội linh hoạt, ứng phó có hiệu quả với các biến cố, rủi ro, theo hướng cùng với việc tăng cường trợ giúp thường xuyên và đột xuất từ ngân sách nhà nước, phải đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng các kênh và hình thức trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội tự nguyện, nhân đạo dựa vào cộng đồng với sự tham gia rộng lớn của các doanh nghiệp, của xã hội và kiều bào ta ở nước ngoài; tranh thủ sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Tiếp tục mở rộng đối tượng và điều kiện hưởng thụ trợ giúp xã hội đến toàn bộ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương với mức trợ giúp phù hợp. Phấn đấu bảo đảm cho mọi người dân khi có thu nhập dưới mức sống tối thiểu đều được nhận trợ giúp xã hội. Đẩy mạnh việc chủ động phòng chống và ứng phó kịp thời có hiệu quả thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu nhằm hạn chế thiệt hại về người và của, nhất là những vùng thường xuyên xảy ra bão lũ; nghiên cứu hình thành các quỹ dự phòng và cơ chế trợ giúp tại các địa phương để hỗ trợ kịp thời cho nhân dân khi có rủi ro đột xuất. 5. Nhà nước tăng thêm nguồn lực và phát huy vai trò chủ đạo để nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển đa dạng hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản. Không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, trước hết là các dịch vụ công cộng cơ bản, bảo đảm công bằng, bình đẳng cho mọi người. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội và phân phối lại một bộ phận thu nhập quốc dân, nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu về vật chất và tinh thần, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các thành viên, các tầng lớp dân cư, các nhóm xã hội và các vùng miền. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, thực hiện tốt yêu cầu này cũng là một biểu hiện thực tế và sinh động bản chất ưu việt của chế độ ta. Trong thời gian tới, việc bảo đảm phúc lợi xã hội gắn với đẩy mạnh phát triển các dịch vụ xã hội phải vừa trợ giúp mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu về khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, điện, nước sinh hoạt, văn hoá, thông tin và truyền thông, bảo đảm vệ sinh môi trường, đi lại…, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của nhân dân đối với các dịch vụ này. Cần đẩy mạnh phát triển các quỹ phúc lợi xã hội ở cả 3 cấp độ: quỹ tập trung của Nhà nước; quỹ của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh; quỹ của các tập thể và cộng đồng. Phát triển hệ thống dịch vụ ngày càng đa dạng, đồng bộ, mở rộng độ bao phủ, với chất lượng ngày càng nâng lên. Quy định rõ công khai, minh bạch mức thụ hưởng các phúc lợi xã hội và dịch vụ cơ bản tối thiểu của
  11. người dân; đồng thời phải khắc phục các tiêu cực, phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ này; có chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng khó khăn. Xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình quốc gia về phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao, dân số, gia đình và trẻ em. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là ở các vùng nghèo, đặc biệt khó khăn; đồng thời hoàn thiện các chính sách về miễn giảm học phí, học bổng, tín dụng ưu đãi cho người học, phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; chính sách khám, chữa bệnh, thụ hưởng văn hoá, thông tin, trợ giúp pháp lý; chính sách nhà ở… cho các đối tượng chính sách, đối tượng khó khăn. Đặc biệt, phải quan tâm làm tốt hơn công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em để con em chúng ta phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần và nhân cách. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá, ấm no, hạnh phúc. 6. Huy động sự tham gia của toàn xã hội để thực hiện tốt phúc lợi xã hội. Phúc lợi xã hội có bản chất xã hội sâu sắc gắn kết hữu cơ giữa quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người với mỗi đơn vị, cộng đồng và toàn xã hội. Cùng với việc nâng cao vai trò, chức năng và tăng thêm nguồn lực của Nhà nước, phải thực hiện chủ trương “các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá”. Phải huy động các nguồn lực của toàn xã hội để nâng cao phúc lợi xã hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm mở rộng sự tham gia của mọi chủ thể vào cung cấp ngày càng nhiều hơn với chất lượng tốt hơn các dịch vụ công cộng. Tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đề cao trách nhiệm, nâng cao năng lực và tham gia thiết thực vào việc bảo đảm phúc lợi xã hội. Đẩy mạnh các cuộc vận động xã hội như: ngày vì người nghèo, phong trào tương thân tương ái, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết dân tộc... Bảo đảm ngày càng tốt hơn phúc lợi xã hội là một nội dung chủ yếu trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước ta. Đây cũng là một yêu cầu bức thiết của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Với nhận thức mới và quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước, bằng sự lãnh đạo sáng tạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý chỉ đạo có hiệu lực hiệu quả của chính quyền các cấp, sự tham gia sâu rộng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội, nhất định chúng ta sẽ thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong giai đoạn chiến lược tới./. III. KẾT LUẬN Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc l ợi xã h ội luôn là một chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối v ới s ự ổn đ ịnh chính tr ị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Trong nhiều thập k ỷ qua, trên c ơ s ở
  12. phát triển kinh tế - xã hội, cùng với việc không ngừng cải tiến chế độ tiền lương, tiền công và nâng cao thu nhập cho người lao động, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chăm lo đến an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Bước sang giai đoạn chiến lược mới, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục coi bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là một nhiệm vụ chủ y ếu th ường xuyên. D ự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã xác đ ịnh: Tăng tr ưởng kinh tế kết hợp hài hoà với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển hệ th ống an sinh xã h ội đa d ạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Tạo cơ hội bình đẳng hưởng th ụ các dịch vụ c ơ bản, các phúc lợi xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0