Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh
lượt xem 7
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu và đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh; trên cơ sở đó, đề tài đưa ra các khuyến nghị chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây ninh, từ đó gia tăng đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế chung của tỉnh cùng với gia tăng phúc lợi xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỨC LINH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN ĐỨC LINH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG ĐẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ: TRẦN TIẾN KHAI Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN * Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 3 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Đức Linh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, HỘP PHỎNG VẤN CHƯƠNG 1...............................................................................................................1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..............................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1 1.2 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 4 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 1.5 Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2...............................................................................................................6 TỔNG QUAN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DU LỊCH ......................6 2.1 Tổng quan lý thuyết về năng lực cạnh tranh ........................................................ 6 2.1.1 Các khái niệm về năng lực cạnh tranh .................................................................6 2.1.2 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh ........................................................................8 2.1.3 Lý thuyết năng lực cạnh tranh địa phương và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cấp địa phương của Michael Porter ............................................................9 2.1.4 Lý thuyết cụm ngành và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành của Michael Porter ......................................................................................................12 2.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh ngành du lịch 14 CHƯƠNG 3............................................................................................................ 16 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 16 3.1 Khung phân tích năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch tỉnh Tây Ninh ........ 16 3.2 Thông tin dữ liệu cần thu thập cho phân tích ..................................................... 18 3.2.1 Nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp ........................................................................18 3.2.2 Nguồn thông tin dữ liệu sơ cấp ..........................................................................18 3.3 Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin sơ cấp ....................................... 19
- 3.4 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ............................................................. 20 CHƯƠNG 4............................................................................................................ 21 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH ....................................................................... 21 TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH TỈNH TÂY NINH ...................................... 21 4.1 Mô tả vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tây Ninh ...................................... 21 4.2 Mô tả khái quát tình hình kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tây Ninh ................................................................................................................ 26 4.2.1. Tổng quan năng lực cạnh tranh của tỉnh qua CPI ............................................26 4.2.2 Hiện trạng về kinh tế.........................................................................................27 4.2.3 Hiện trạng xã hội ...............................................................................................32 4.2.4 Một số tài nguyên nhân văn nổi trội có thể khai thác phát triển du lịch ...........33 4.3 Phân tích các điều kiện nhân tố đầu vào cho cụm ngành du lịch Tây Ninh .... 36 4.3.1 Nguồn tài nguyên tự nhiên cho du lịch ..............................................................36 4.3.2 Vốn và đầu tư công cho cụm ngành du lịch Tây Ninh ......................................42 4.3.3 Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực cho cụm ngành du lịch Tây Ninh ............................................................................................................................44 4.3.4 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho cụm ngành du lịch Tây Ninh ...................46 4.3.6 Đào tạo nguồn nhân lực cho cụm ngành du lịch Tây Ninh ...............................51 4.4 Các cụm ngành phụ trợ và liên quan cho cụm ngành du lịch Tây Ninh ......... 52 4.4.1 Các thể chế hỗ trợ ..............................................................................................52 4.4.2 Các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan ..............................................................53 4.4.3 Chính sách của chính quyền địa phương đối với cụm ngành du lịch Tây Ninh 56 4.5 Phân tích bối cảnh cạnh tranh của cụm ngành du lịch Tây Ninh .................... 59 4.6 Phân tích các điều kiện cầu cho cụm ngành du lịch Tây Ninh.......................... 62 4.7 Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Tây Ninh ............................ 64 CHƯƠNG 5............................................................................................................ 67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................ 67 5.1 Kết luận .................................................................................................................. 67 5.1.1 Các kết luận về năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Tây Ninh ...................67 5.1.2 Các hạn chế, thiếu sót của đề tài ........................................................................68 5.2 Khuyến nghị chính sách ........................................................................................ 69 5.3 Khuyến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 70
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NLCT – Năng lực cạnh tranh ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á VCCI – Phòng Công nghiệp và Thương mại ĐNB – Đông Nam Bộ KTTĐPN – Kinh tế trọng điểm phía Nam TNB – Tây Nam Bộ GDP – Tổng sản phẩm nội địa EU – Liên minh Châu Âu DTLSVHDTDL – Di tích lịch sử văn hóa danh thắng du lịch BVHTTDL – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch VQG – Vườn quốc gia TW – Trung ương CSHT – Cơ sở hạ tầng CSVCKT- Cơ sở vật chất kỹ thuật
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU 1. Bảng 2.4: Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh từ năm 2008 – 2013 ................................... 26 2. Bảng 3.4: Tổng sản phẩm và tăng trưởng kinh tế ......................................................... 27 3. Bảng 4.4: Số liệu về đầu tư cơ sở hạ tầng từ năm 2008 đến năm 2013 ........................ 43 4. Bảng 5.4: Hiện trạng về lao động trong ngành du lịch tỉnh Tây Ninh ......................... 45 5. Bảng 6.4: Số lượng khách sạn và công suất phòng được sử dụng ............................... 47 6. Bảng 7.4: Đánh giá dịch vụ lưu trú của khách du lịch ................................................. 54 7. Bảng 8.4: Đánh giá dịch vụ ăn uống của khách du lịch ............................................... 55 8. Bảng 9.4: Đánh giá địa điểm kinh doanh du lịch của khách du lịch ............................ 56 9. Bảng 10.4: Số ngày bình quân khách du lịch lưu trú lại ở Tây Ninh ........................... 63
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, HỘP PHỎNG VẤN 1. Hình 1.2: Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương ......................... 9 2. Hình 2.2: Mô hình kim cương của Michael Porter điều chỉnh theo Vũ Thành Tự Anh ..... 11 3. Hình 3.2: Mô hình kim cương của M.Porter ............................................................... 14 4. Hình 1.3: Khung phân tích mô hình cạnh tranh du lịch của tỉnh Tây Ninh ........ 16 5. Hình 1.4: Bản đồ liên hệ vùng ..................................................................................... 21 6. Hình 2.4. Kênh thông tin khách du lịch biết đến Tây Ninh ......................................... .62 7. Hình 3.4: Số lần bình quân khách du lịch đã đến Tây Ninh.......................................... 63 8. Hình 4.4: Các hình thức du lịch khách du lịch tham gia ở Tây Ninh ............................ 64
- TÓM TẮT Tây Ninh có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và vị trí địa lý để để phát triển du lịch toàn diện. So với các địa phương lân cận Tây Ninh không hề thua kém về tài nguyên du lịch nhưng doanh thu từ ngành du lịch trong tỉnh mang lại còn khiêm tốn. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh xác định mục tiêu là “xây dựng và phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh” nhưng đóng góp của ngành du lịch Tây Ninh vào ngân sách còn thấp. Các vấn đề trên đặt ra câu hỏi: Cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh có tính cạnh tranh như thế nào? Làm thế nào để cải thiện tính cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh? Đề tài thực hiện theo phương pháp định tính, dực trên mô hình Kim cương và lý thuyết cụm ngành của Michael Porter. Kết quả phân tích cho thấy năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Tây Ninh còn yếu, các nhân tố cấu thành của 4 mặt mô hình kim cương đều còn hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là: Nền tảng tri thức (nguồn nhân lực) chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của cụm ngành du lịch; Nguồn vốn đầu tư còn thấp, khó đảm bảo cho sự phát triển về cơ sở hạ tầng và quy mô, nâng cấp chất lượng và triển khai các chiến lược du lịch; Chính quyền địa phương chưa phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển cụm ngành. Trước kết quả trên, chính quyền địa phương phải tìm cách vừa hỗ trợ tối đa các đối tượng tham gia cụm ngành cải thiện 4 yếu tố trong mô hình Kim cương vừa cải thiện năng lực quản lý du lịch, thực hiện các biện pháp ngắn hạn kết hợp với chiến lược đầu tư dài hạn vào “con người”. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Với những hạn chế then chốt nêu trên, gợi ý chính sách tương ứng là: Thiết lập các dự án hấp dẫn và mời gọi nhà đầu tư có tiềm lực mạnh; chính quyền cần hỗ trợ về chính sách nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của những đơn vị hoạt động trong ngành du lịch thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn và cải cách thủ tục hành chính; tăng tính liên kết giữa các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm khai thác hết nguồn lực của những đơn vị trong ngành; Thực hiện đồng bộ các giải pháp này đồng thời chính quyền đã nâng cao năng lực và vai trò trong hỗ trợ cụm ngành.
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng cần phải có những giải pháp để giữ vững và nâng cao sự tăng trưởng cả về chất lượng và số lượng. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm là một yêu cầu tất yếu và là một giải pháp quan trọng. Công tác này đã và đang được các cấp ngành từ Trung ương đến các địa phương hết sức chú trọng quan tâm chỉ đạo thực hiện. Chúng ta có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh (NLCT) là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô (doanh nghiệp) và vĩ mô (chính sách của nhà nước). Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có NLCT, nhưng năm sau hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế. Tây Ninh là tỉnh tiếp giáp nước bạn Campuchia qua các cửa khẩu quốc tế, lại là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, Tây Ninh có nhiều tiềm năng để trở thành một trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử và tâm linh của khu vực miền Ðông Nam Bộ và cả nước. Trong những năm qua du lịch Tây Ninh cũng đã có những bước phát triển đáng kể, song hiệu quả vẫn còn hạn chế, ngành du lịch của tỉnh chưa thể trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km, Tây Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch so với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ. Trước hết, Tây Ninh là tỉnh có vị trí thuận lợi kết nối các các nền kinh tế Xuyên Á, với đường biên giới dài 240 km tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, với 2 cửa khẩu quốc tế và hơn 10 cửa khẩu phụ đang hoạt động ngày một sôi động. Hơn nữa với tuyến đường xuyên Á đi
- 2 qua, Tây Ninh còn trở thành cầu nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía nam với các nước trong khu vực Ðông - Nam Á thông qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và qua đó nối các tour, tuyến du lịch đưa du khách từ Campuchia, Thái Lan, các nước Hiệp hội các quốc gia Đông nam á (ASEAN) vào Việt Nam hoặc đưa khách trong nước sang du lịch nước bạn. Bà Phạm Thị Sương, Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh cho biết: Trong những năm qua, ngành du lịch Tây Ninh đã có những bước phát triển khả quan, với lượng khách gia tăng mỗi năm. Cụ thể năm 2013, Tây Ninh đón 3,5 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó riêng khu du lịch núi Bà Đen đã thu hút 2,4 triệu lượt khách đến tham quan. Tuy nhiên, so với tiềm năng và những lợi thế hiện có thì Tây Ninh vẫn chưa tận dụng, khai thác hết những thế mạnh của mình để phát triển du lịch một cách tương xứng. Nguyên nhân do cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch còn thiếu và yếu. Tính đến thời điểm này, cả tỉnh có 440 nhà nghỉ, khách sạn từ 1 đến 2 sao mà chưa có khách sạn 03 sao, trung tâm tổ chức hội nghị cũng không có, hiện tại một số khách sạn lớn và trung tâm hội nghị đang trong quá trình xây dựng. Các khu du lịch của tỉnh rất ít, hầu hết còn ở dạng đầu tư ban đầu như Long Điền Sơn hoặc chỉ ở dạng tiềm năng như Ma Thiên Lãnh, Hồ Dầu Tiếng. Hơn nữa, các khu du lịch nổi tiếng của tỉnh cũng chỉ đơn thuần là tham quan, tìm hiểu mà còn thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ vui chơi giải trí, văn hoá, mua sắm v.v, thiếu chiều sâu nên không thể níu chân du khách ở lại dài ngày. Bà Phạm Thị Sương nói: “Tây Ninh có nhiều khu du lịch đã được quy hoạch nhưng chưa kêu gọi được các nhà đầu tư. Vì vậy, hiện nay mới chỉ tập trung vào khu du lịch Núi Bà Đen- là sản phẩm chủ yếu về tâm linh”1. Cũng theo bà Phạm Thị Sương, sở dĩ Tây Ninh không giữ chân được du khách ở lại qua đêm bởi khách tour từ thành phố Hồ Chí Minh theo tuyến Củ Chi đến Tây Ninh, 1 http://www.vinabig.vn/index.php/tin-tuc/127-phat-trien-nhieu-du-an-du-lich-tai-tay-ninh.html
- 3 Núi Bà Đen, rồi đến Tòa thánh rồi về. “Nói chung là hạ tầng du lịch chưa kết nối được, bởi cơ sở phục vụ du lịch của Tây Ninh còn thiếu thốn”. Ngoài những thuận lợi về vị trí địa lý, Tây Ninh cũng là tỉnh có điều kiện tự nhiên về du lịch mà không nơi nào có được như: Căn cứ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Trung ương Cục miền Nam và nhiều di tích văn hóa khác như Tòa thánh Cao đài, Tháp Chóp Mạt, Núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát đặc trưng cho vùng đất ngập nước theo mùa, v.v. Đây chính là những tiềm năng lớn để Tây Ninh có thể phát triển hầu hết các loại hình du lịch từ truyền thống văn hoá, sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm cả văn hoá tâm linh, nghiên cứu khoa học. Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, Tây Ninh đã ban hành danh mục các dự án đầu tư cần thiết cho sự phát triển của hoạt động du lịch, làm cơ sở xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy đầu tư, nhất là về cơ sở hạ tầng. Trong đó tập trung đầu tư xây dựng các khu, cụm du lịch như: cụm thành phố Tây Ninh - núi Bà Ðen, cụm sân bay Thiện Ngôn - Căn cứ Trung ương Cục miền nam. Kêu gọi đầu tư, phát triển mở rộng một số khu du lịch đã được quy hoạch như Khu du lịch Ma Thiên Lãnh - Núi Bà Ðen rộng 96 hécta. Một dự án trọng tâm khác đang được mời gọi đầu tư để xây dựng khu vực hồ Dầu Tiếng rộng 800 hécta thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, thể thao. Tỉnh cũng hướng tới mục tiêu phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng cho kinh tế - xã hội của tỉnh2. Với những tiềm năng về địa lý và điều kiện tự nhiên về du lịch, hiện tại ngành du lịch Tây Ninh vẫn chưa mang lại giá trị kinh tế - xã hội cao. Qua đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh" tác giả muốn xác định lại năng lực cạnh tranh của ngành du lịch trong tỉnh, từ đó đề xuất những khuyến nghị để gia tăng tính cạnh tranh của cụm ngành du lịch trong tỉnh. 2 http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30673&cn_id=670946
- 4 1.2 Câu hỏi nghiên cứu - Cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh có tính cạnh tranh như thế nào? - Làm thế nào để cải thiện tính cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu và đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây Ninh; trên cơ sở đó, đề tài đưa ra các khuyến nghị chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Tây ninh, từ đó gia tăng đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế chung của tỉnh cùng với gia tăng phúc lợi xã hội. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu cụm ngành du lịch Tây Ninh, môi trường chính sách, môi trường kinh tế xã hội và các tác nhân tham gia trong cụm ngành và tính cạnh tranh của cụm ngành. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích vai trò của các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch và các chính sách của chính quyền địa phương liên quan đến hoạt động du lịch của tỉnh Tây Ninh. Đối tượng khảo sát: - Đại diện các tác nhân cung cấp yếu tố đầu vào của ngành du lịch: công ty lữ hành, dịch vụ: khách sạn; vận chuyển; ăn uống; địa điểm kinh doanh dịch vụ du lịch; đại diện của cơ quan quản lý ngành du lịch của tỉnh Tây Ninh. - Đại diện các tác nhân sử dụng dịch vụ của ngành du lịch: khách du lịch sử dụng dịch vụ du lịch ở Tây Ninh.
- 5 1.5 Cấu trúc luận văn Chương 1. Giới thiệu luận văn Chương 2. Tổng quan năng lực cạnh tranh ngành du lịch Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Tây Ninh Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách
- 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DU LỊCH 2.1 Tổng quan lý thuyết về năng lực cạnh tranh 2.1.1 Các khái niệm về năng lực cạnh tranh Các khái niệm về cạnh tranh Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải là tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh (Michael Porter, 1996). Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là "Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình”. Theo giáo trình Kinh tế - Chính trị học Mác-Lênin 2002, “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất-kinh doanh với nhau nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất-kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”. Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là " Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh
- 7 tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian”. Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung-cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.” Qua các quan niệm khác nhau về cạnh tranh của các tác giả ta thấy có những nhận xét khác nhau về cạnh tranh theo quan điểm của mỗi người nhưng các quan niệm này đều tập trung một ý tưởng là: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh cùng một loại sản phẩm hàng hóa và cùng tiêu thụ trên một thị trường để đạt được mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Các khái niệm về năng lực cạnh tranh Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem ở những góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh nhưng năm sau hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế. Xét theo quan điểm tổng hợp, cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, khu vực, quốc gia) ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (kể cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng.
- 8 Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn bảo đảm cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả tùy tiện. Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường cung cầu góp phần hạn chế méo mó giá cả và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận, từ việc đi đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực của phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, nâng cao công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm nâng cao uy tín của mình. Trên bình diện toàn nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển nền kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu cũng như hạn chế được các méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả hơn và đồng thời góp phần nâng cao phúc lợi của xã hội. Trên bình diện quốc tế, chính cạnh tranh đã thúc ép các doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường với mục đích tiêu thụ, đầu tư huy động nguồn vốn, lao động, công nghệ, kỹ năng lao độn, quản lý. Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy được lợi thế so sánh, cạnh tranh cũng như thấy được các yếu kém của mình để hoàn thiện, xây dựng các chiến lược kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 2.1.2 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của địa phương, của ngành gồm: giá cả, chất lượng và mẫu mã; kênh phân phối, dịch vụ; năng lực nghiên cứu và triển khai; thương hiệu; trình độ lao động; thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần; năng lực tài chính; năng lực tổ chức và quản trị, chính sách của địa phương, của ngành. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, địa phương người ta thường sử dụng phương pháp cơ bản là mô hình kim cương của Michael Porter.
- 9 2.1.3 Lý thuyết năng lực cạnh tranh địa phương và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh cấp địa phương của Michael Porter Theo Michael Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia, gồm: các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia, năng lực cạnh tranh vĩ mô, năng lực cạnh tranh vi mô. Khung lý thuyết trên được điều chỉnh theo cấp độ địa phương có thể hiểu rằng, có ba nhóm nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của một địa phương, gồm: các yếu tố sẵn có của địa phương, năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương, năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp (theo Vũ Thành Tự Anh, 2011). Hình 1.2: Các nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011) Các yếu tố sẵn có của địa phương Các yếu tố sẵn có gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay quy mô của địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn bao gồm cả sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn lợi thủy sản hay ngư trường,v.v. Không phải lúc nào sự dồi dào của các yếu tố này cũng mang lại năng lực cạnh tranh tốt hay sự nghèo nàn của chúng đồng nghĩa với bất lợi trong cạnh tranh. Theo Porter
- 10 (2008), khi nguồn nguyên vật liệu được cung cấp phong phú với giá rẻ hay lao động dư thừa, thì các doanh nghiệp có khuynh hướng ỷ lại thái quá và khai thác kém hiệu quả. Nhưng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với các bất lợi như chi phí đất đai cao, thiếu hụt lao động, nguyên liệu, v.v thì doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cấp để có lợi thế cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương Năng lực cạnh gồm các yếu tố cấu thành nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, có thể chia thành hai nhóm chính: chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, các thể chế, chính sách như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Xét ở năng lực cạnh tranh, giáo dục cơ bản là nền tảng cho việc học hỏi, tiếp thu tri thức, sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp; thể chế chính trị được đo lường bởi sự cởi mở và ổn định xã hội ở địa phương, tiếng nói của doanh nghiệp được lắng nghe và tôn trọng, trách nhiệm giải trình của các quan chức chính quyền địa phương được đề cao, tính hiệu lực và hiệu quả của hành chính công được cải thiện; chính sách kinh tế được thể hiện ở khả năng chính quyền địa phương áp dụng những chính sách kinh tế vĩ mô vào thực tiễn. Mặc dù các nhân tố kể trên không trực tiếp tạo ra năng suất song chúng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở nỗ lực tăng năng suất của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp Nhân tố này bao gồm: chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, chiến lược của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố quyết định mức năng suất của doanh nghiệp, có thể hiểu là mấu chốt quyết định năng lực cạnh tranh địa phương. Môi trường kinh doanh là điều kiện bên ngoài giúp doanh nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo nhất. Theo Porter (2008), chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát gồm: các điều
- 11 kiện nhân tố sản xuất/đầu vào; các điều kiện cầu; các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan; bốn góc của một hình thoi được gọi là mô hình Kim cương Porter. Hình 2.2: Mô hình kim cương của Michael Porter điều chỉnh theo Vũ Thành Tự Anh Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011) Các điều kiện nhân tố sản xuất/đầu vào: bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất và nguồn kiến thức. Lợi thế cạnh tranh từ các yếu tố này phụ thuộc vào việc chúng được triển khai và hiệu quả hay không. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh: Yếu tố này đánh giá các điều kiện bên trong nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới sáng tạo cao nhất dựa trên độ tinh thông, những kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý của doanh nghiệp. Các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng với quy mô và tăng trưởng thị trường đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng. Nhìn chung, môi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Hải Dương
119 p | 69 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
81 p | 90 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
130 p | 72 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
115 p | 76 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tài khóa và cân đối ngân sách địa phương của tỉnh An Giang
83 p | 95 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh An Giang
71 p | 88 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại các xã thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
119 p | 76 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng tại Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
115 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
72 p | 50 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 81 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách đối với người có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 32 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Long
127 p | 43 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
77 p | 53 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách xử phạt vi phạm hành chính tại tỉnh An Giang
79 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang
77 p | 50 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thông tin cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
65 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách tổ chức, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ từ thực tiễn Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Cao Bằng
78 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
70 p | 55 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn