intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến CIWB; Nghiên cứu về sự thay đổi riêng rẻ qua thời gian của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiêu thụ năng lượng tác động đến CIWB.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------∞0∞-------- ĐẶNG BẮC HẢI TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN MẬT ĐỘ CARBON DIOXIDE ĐỐI VỚI PHÚC LỢI CON NGƯỜI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------∞0∞-------- ĐẶNG BẮC HẢI TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN MẬT ĐỘ CARBON DIOXIDE ĐỐI VỚI PHÚC LỢI CON NGƯỜI Chuyên ngành: Kinh tế học Mã số chuyên ngành: 9310101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thuấn TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 2
  3. 1 1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do nghiên cứu Chính sách kiểm soát phát thải về carbon và phát triển nền kinh tế carbon thấp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết ở các quốc gia trên toàn thế giới trong giai đoạn hiện nay. Lý thuyết đường cong Kuznets (EKC) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường có dạng hình chữ U ngược: suy thoái môi trường tăng lên khi quá trình phát triển tiếp diễn, sau đó đạt đến một bước ngoặt và sẽ giảm xuống (Grossman và Krueger, 1991). Kilic và Balan (2018), Mosconi và các cộng sự (2020), Sahoo và các cộng sự (2021), Shahbaz và Sinha (2019) và Rahman và các cộng sự (2021) đã dựa vào 3 đặc tính kinh tế: hiệu ứng quy mô, hiệu ứng thành phần và hiệu ứng công nghệ để lý giải cho các nhánh đối nghịch của quan hệ này. Bên cạnh đó, lý thuyết hiện đại hoá sinh thái cho rằng: (1) Thị trường và công nghiệp hóa đóng vai trò quan trọng trong cải cách về môi trường (Mol và các cộng sự, 2009), (2) thay đổi công nghệ và phát triển công nghệ, (3) chuyển tải ý thức xã hội mạnh mẽ hơn vào trong các hoạt động tiêu dùng “xanh hóa” và trong khắp người dân toàn cầu (Mol, 2002 và Mol và các cộng sự, 2009). Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghệ và ý thức về môi trường xã hội được xem là những nhân tố thiết yếu trong việc chuyển đổi sản xuất. Những quá trình biến đổi này giúp phi vật chất hóa nền kinh tế vì cần ít tài nguyên thiên nhiên hơn để phát triển xã hội (Mol, Spaargaren và Sonnenfeld, 2009). Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển một chỉ số đại diện cho sự bền vững kinh tế, đó là “ mật độ carbon đối với phúc lợi con người- mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (Carbon intensity of well-being-CIWB)” (Jorgenson, 2014, Jorgenson, 2015, Givens, 2017, Givens, 2018), Jorgenson và Givens (2015), McGee và các cộng sự (2017); Briscoe và các cộng sự (2021) và Wang và các cộng sự (2022). CIWB tích hợp đồng thời các phương pháp đo lường kết quả môi trường (khí thải CO2) và phúc lợi con người (tuổi thọ trung bình) vào thành một biến số duy nhất và được đưa ra đầu tiên bởi Jorgenson (2014). Giải thích vì sao kết quả môi trường được đo lường cụ thể bằng khí thải CO2 trong cách tính CIWB, Jorgenson (2014) cho rằng đây là yếu tố chính gây ra biến đổi khí hậu. Hơn nữa, khí thải CO2 còn có khả năng thay đổi đáng kể chất lượng
  4. 2 cuộc sống của thế hệ tương lai trên toàn cầu (IPCC, 2014;2018). Bên cạnh đó, CIWB được sử dụng để so sánh giữa các mức độ phát triển khác nhau ở các quốc gia. CIWB tăng sẽ cho biết quốc gia đó ít đạt được sự phát triển bền vững. Ngược lại, CIWB giảm sẽ cho thấy quốc gia đó đã đạt được sự cân bằng về tuổi thọ cao hơn và lượng khí thải thấp hơn (Jorgenson, 2014). Ngoài ra, Givens (2017) cho rằng các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao và lượng khí thải CO2 thấp hơn sẽ được xếp vào nhóm Goldemberg. Đây là nhóm mà nhu cầu cơ bản của con người có thể được đáp ứng ở mức năng lượng tối thiểu (Goldemberg và các cộng sự, 1985). Các quốc gia ở nhóm Goldemberg có thể đóng vai trò là mô hình phát triển không những cho các quốc gia kém phát triển hơn ( thường là các quốc gia có mức phát thải CO2 thấp) cải thiện phúc lợi của con người không cần đi theo con đường hủy hoại môi trường giống như một số quốc gia phát triển hơn mà còn cho các quốc gia có mức phát thải cao (thường là các nước thuộc nhóm tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế-OECD) nếu muốn theo đuổi sự phát triển bền vững (Global Commons Institute, 2003; Meyer, 2000). Các quốc gia có thu nhập trung bình (Middle Income Countries-MICs) đang có sự thay đổi cơ cấu mạnh mẽ từ phát triển kinh tế dựa vào nông nghiệp sang phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp. Kết quả là, tổng sản lượng đạt được chiếm tỷ trọng một phần ba tổng sản lượng toàn cầu và cải thiện về phát triển con người thông qua giáo dục khi tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên tăng dần qua các năm, MICs dần trở thành động lực chính trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, theo Ngân hàng Thế giới cho rằng tăng trưởng và phát triển bền vững tại MICs có tác động lan tỏa tích cực đến các quốc gia còn lại trên thế giới bao gồm xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng về giới, ổn định tài chính quốc tế và các vấn đề xuyên biên giới toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng bền vững, an ninh lương thực và nước và thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại MICs đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tiêu thụ năng lượng nhiều cho các hoạt động, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng mạnh và kèm theo đó lượng khí thải CO2 cũng gia tăng. Theo ước tính của World bank (2013) cho rằng lượng khí thải CO2 của MICs chiếm tỷ trọng 43,38% trên toàn thế giới, tăng gần 50% trong suốt giai đoạn 1990-2010. Song song đó, Taghizadeh-Hesary và các cộng sự (2020) đã phát hoạ thêm lượng phát thải CO2 theo đầu người tăng từ 2 tấn vào năm 1991 lên gần 3,8
  5. 3 tấn vào năm 2018 tại các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Đồng thời, EBRD (2018) cũng kết luận rằng ô nhiễm môi trường tính trên một đơn vị GDP của các nước thu nhập trung bình cao hơn các nước có thu nhập cao và các nước có thu nhập thấp (EBRD, 2018). Mặt khác, MICs còn được biết như là quê hương của khoảng 73% dân số trên toàn thế giới sống trong có hoàn cảnh khó khăn (Sohag và các cộng sự, 2017). Mục tiêu về sự bền vững là giảm thiểu tác động đến môi trường và tối đa hóa phúc lợi của con người (Prescott-Allen, 2001; Dietz và các cộng sự, 2009). Do đó, nếu không có các chiến lược phát triển bền vững phù hợp về các hoạt động kinh tế trong việc cắt giảm lượng khí thải CO2 và nâng cao phúc lợi con người thì có thể làm hỏng sự thành công của quá trình phát triển đã đạt được trước đây của MICs nói chung hoặc từng quốc gia thuộc MICs nói riêng. Một trong những minh chứng thể hiện điều này có thể tìm thấy thông qua nghiên cứu của Taghizadeh-Hesary và các cộng sự (2020). Các tác giả đã tìm thấy nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình luôn cao hơn tỷ lệ tử vong ở các quốc gia có thu nhập trung bình cao trong giai đoạn 1991–2018 là do khí thải CO2 gia tăng. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về các hoạt động kinh tế liên quan đến CIWB còn rất hạn chế. Đặc biệt là, nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến CIWB tại các quốc gia thuộc MICs, đặc biệt là tại các quốc gia thuộc MICs với các đặc điểm: dân số đông và mức phát thải CO2 bình quân theo đầu người cao là chưa có một học giả nào đề cập đến. Vì vậy, đây là một nghiên cứu thực nghiệm rất cần thiết. Từ đó điều chỉnh lại các chính sách về tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sao cho phù hợp với định hướng phát triển bền vững của các quốc gia này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án được xác định như sau: i. Nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến CIWB. ii. Nghiên cứu về sự thay đổi riêng rẻ qua thời gian của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tiêu thụ năng lượng tác động đến CIWB.
  6. 4 iii. Đề xuất các gợi ý chính sách nhằm nâng cao hơn nữa vai trò và tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến CIWB tại các quốc gia thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình với các đặc điểm: dân số đông và mức phát thải CO2 bình quân theo đầu người cao. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án này nhằm trả lời các câu hỏi sau: i. Tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến CIWB như thế nào? ii. Sự thay đổi riêng rẻ qua thời gian của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu thụ năng lượng có tác động đến CIWB không? iii.Những gợi ý chính sách nào nào nhằm thúc đẩy tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến CIWB tại các quốc gia thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình với các đặc điểm: dân số đông và mức phát thải CO2 bình quân theo đầu người cao? 1.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu tại các quốc gia thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình với các đặc điểm: dân số đông và mức phát thải CO2 bình quân theo đầu người cao. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2000-2019. Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nghiên cứu tác động của tăng trưởng, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến đến CIWB và sự thay đổi qua thời gian của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, của tiêu thụ năng lượng tác động đến CIWB. 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu Nghiên cứu này giúp hệ thống lại các lý thuyết khoa học: lý thuyết hiện đại hoá sinh thái, lý thuyết sản xuất liên tục… Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng nhằm giúp các quốc gia nghiên cứu thấy được các chính sách hiện tại về tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có phù hợp với mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường và gia tăng phúc lợi cho người dân hay không. Từ đó, những chính sách nào chưa hiệu quả thì lập tức điều chỉnh
  7. 5 kịp thời.Hơn nữa, nghiên cứu cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. 1.6. Điểm mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp một số điểm mới trên phương diện cả về lý thuyết và thực nghiệm: Thứ nhất, hiện tại chưa có tác giả hoặc nhóm tác giả nào trong nước đề cập đến mật độ carbon dioxide đối với phúc lợi con người (CIWB) trong nghiên cứu ngoài nhóm nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Thứ hai, nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến CIWB trong cùng khung phân tích chưa có một nghiên cứu nào xem xét vấn đề này ngoài nhóm nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Thứ ba, nghiên cứu về sự thay đổi qua thời gian của vốn đầu trực tiếp nước ngoài tác động đến CIWB lần đầu tiên được luận án đề cập đến. Thứ tư, nghiên cứu về sự thay đổi qua thời gian của tiêu thụ năng lượng tác động đến CIWB chỉ mới tìm thấy qua nghiên cứu của Sweidan (2017) và nhóm của nghiên cứu sinh ( Nguyen va Dang 2021). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án về vấn đề này rất khác biệt so với các nghiên cứu đề cập ở trên, cụ thể: hệ số co giãn của tiêu thụ năng lượng so với CIWB đều thay đổi qua các năm nghiên cứu, trong khi điều này chỉ xảy ra trong nghiên cứu của Sweidan (2017) và của Nguyen va Dang (2021) ở một số năm và các năm khác thì hệ số co giãn bằng với năm tham chiếu. Thứ năm, nhóm 21 quốc gia thuộc MICs với tư cách là một nhóm riêng thì chưa có nghiên cứu nào chọn làm mẫu nghiên cứu. 1.7. Kết cấu của luận án Kết cấu luận án gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu mới. 2. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
  8. 6 2.1. Khái niệm Carbon dioxide (CO2), phúc lợi con người, mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB), tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo NASA (n.d.), CO2 là một loại khí hấp thụ nhiệt phát ra do các hoạt động khác nhau của con người từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ở các mỏ carbon hóa thạch như dầu, khí đốt và than đá, các nhiên liệu sinh học có nguồn gốc lâm nghiệp, từ thay đổi quá trình sử dụng đất và từ các quá trình tự nhiên như phun trào núi lửa. Lamb và Steinberger (2017) cho rằng phúc lợi con người là một thuật ngữ còn có nhiều ý kiến khác nhau. Các thuật ngữ như chất lượng cuộc sống, mức sống, phúc lợi, tiện ích, thỏa mãn cuộc sống, đáp ứng nhu cầu, nghèo đói và hạnh phúc thường được sử dụng thay thế cho phúc lợi con người mà không cần thảo luận rõ ràng về tính đặc biệt của chúng (Schaafsma, 2020). Jorgenson (2014) đã tạo ra chỉ tiêu mới mật độ CO2 đối với phúc lợi con người ( Carbon intensity of well-being- CIWB) và tính bằng tỷ lệ khí thải CO2 do con người tạo ra so với phúc lợi con người, CIWB cho biết lượng khí thải CO2 ra môi trường là cái giá phải trả để có được một cuộc sống chất lượng. Các nhà kinh tế đều thừa nhận khái niệm tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng thực tế được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Nội hàm tăng trưởng kinh tế là tăng lên về sản lượng trong một thời gian nhất định (Trần Thọ Đạt, 2010) Theo tổ chức năng lượng thế giới định nghĩa rằng tiêu thụ năng lượng là toàn bộ khối lượng/số lượng của loại năng lượng đó bị hao phí trong một quá trình hay một hệ thống bởi một tổ chức hay xã hội cho các mục đích khác nhau trong một khoảng thời gian. Theo quỹ tiền tệ (IMF) định nghĩa rằng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý DN đặt tại nền kinh tế khác đó.
  9. 7 2.2. Lược khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với CO2 và với phúc lợi con người 2.2.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với CO2 Sự nóng lên toàn cầu liên quan đến biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề quan trọng vì CO2 là một trong những mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia (Fernandes và Paunov, 2012). Vấn đề này chỉ gia tăng đáng kể trong những năm gần đây khi mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và vận tải khác nhau và có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng (Galeotti và các cộng sự, 2009). Do đó, lý thuyết về đường cong Kuznets về môi trường (EKC) hình chữ U ngược đã được hình thành dựa theo ý tưởng của Kuznets (1955) nhấn mạnh mối quan hệ bất bình đẳng về thu nhập và tăng trưởng kinh tế Grossman and Krueger (1991) là các tác giả đi tiên phong nghiên cứu lý thuyết EKC trong lĩnh vực kinh tế môi trường. Tiếp theo nghiên cứu của Grossman và Krueger (1991), nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường dưới tiêu đề của giả thuyết về đường cong Kuznets về môi trường (EKC). Các nghiên cứu gần đây về tính hợp lệ của EKC cho từng quốc gia và nhóm các quốc gia: Rahman (2017; 2020); Shahbaz và cộng sự (2018); Ozturk và Acaravci (2010); He và Richard (2010); Rahman và cộng sự (2021); Pao và các cộng sự (2011); Ertugrul và cộng sự (2016); Tiwari và các cộng sự (2013) và Zoundi (2017). 2.2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phúc lợi con người Về kinh tế, người ta cho rằng phúc lợi của người dân trong một quốc gia phải phù hợp với mức độ tăng trưởng của một quốc gia đó. Do đó, phát triển sẽ bị suy yếu khi tăng trưởng xảy ra mà các nhà chức trách không cung cấp đủ phúc lợi cho con người (Sardar, Islam & Clarke, 2002; Awan, 2015). Tella và các cộng sự (2003), Hagerty và Veenhoven (2003) và Beja (2014) tuyên bố rằng thu nhập có tác động mạnh mẽ đến phúc lợi con người trong ngắn hạn hơn là về lâu dài. Trong khi đó, Sarracino (2013) phát hiện ra rằng thu nhập có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phúc lợi con người ở các nước thu nhập thấp hơn các nước thu nhập cao.
  10. 8 Diener và các cộng sự (2010) đều đồng thuận rằng phần tình cảm, tức là cảm xúc tiêu cực và cảm xúc tích cực (hạnh phúc, vui vẻ, buồn bã và lo lắng) có mối quan hệ yếu với thu nhập. Tuy nhiên, Kahneman và Deaton (2010) cho rằng hài lòng về cuộc sống không có mối liên hệ yếu với thu nhập. Diezt và các cộng sự (2012) cho rằng tuổi thọ trung bình là chỉ tiêu phản ánh rõ nét phúc lợi con người hơn các chỉ tiêu đo lường phúc lợi khác. Rogers (1979) giải thích khung khái niệm về tuổi thọ trung bình và thu nhập. Sau đó, một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trưởng và tuổi thọ trung bình được thực hiện : Anand và Ravallion (1993), Gulis (2000), Husain (2002), Shen và Williamson (1997), Mahfuz (2008) và Wilkinson (1996) 2.3. Lược khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa giữa tiêu thụ năng lượng với CO2 và với phúc lợi con người 2.3.1. Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng với CO2 Mirza và các cộng sự (2022) nghiên cứu về “Tác động của hiệu quả năng lượng đối với phát thải CO2: Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc cải thiện hiệu quả năng lượng có ảnh hưởng lớn nhất đến việc giảm thiểu phát thải CO2. Cụ thể hơn, ở các nước đang phát triển, trong dài hạn hiệu quả sử dụng năng lượng có mối quan hệ tích cực lượng khí thải CO2, trong khi chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ tiêu cực với lượng khí thải CO2. Adams và Nsiah (2019) sử dụng một loạt các kỹ thuật kinh tế lượng để kiểm tra mối quan hệ giữa năng lượng tái tạo, năng lượng không tái tạo và phát thải carbon đối với một số nền kinh tế châu Phi cận Sahara từ năm 1980 đến năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai nguồn năng lượng tái tạo và không tái tạo đều tạo ra phát thải carbon dioxide trong dài hạn, mặc dù tác động của năng lượng tái tạo đối với phát thải carbon giảm dần trong ngắn hạn. Theo kết quả của Mahjabeen và các cộng sự (2020) phân tích tại các nước D-8 (Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Indonesia, Iran, Malaysia, Ai Cập, Nigeria và Pakistan) trong giai đoạn 1990-2016 về tác động tiêu thụ năng lượng tái tạo và không tái tạo đến khí thải CO2. Các tác giả tìm thấy bằng chứng cả tiêu thụ năng lượng tái tạo và không tái tạo đều có tác động dương và có ý nghĩa đến khí thải CO2. Tuy nhiên, độ lớn về hệ số
  11. 9 tác động đến khí thải CO2 của tiêu thụ năng lượng tái tạo thấp hơn nhiều so với tiêu thụ năng lượng không tái tạo. 2.3.2. Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng với phúc lợi con người Pirlogea (2012) phân tích ảnh hưởng của năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo đến phát triển con người ở 6 nước thuộc châu Âu ( Bulgaria, Rumani, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Ireland và Hà Lan ) giai đoạn 1997-2008. Tác giả đã ước lượng mô hình tác động cố định bằng cách sử dụng kỹ thuật bình phương bé nhất tổng quát cho chuỗi dữ liệu thời gian. Kết quả nghiên cứu tiết lộ rằng năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo tác động tích cực đến quá trình phát triển con người. Ibrahim và các cộng sự (2021) sử dụng kỹ thuật GMM hệ thống đánh giá những tác động của năng lượng không tái tạo đến chất lượng cuộc sống con người ở 43 quốc gia cận Sa mạc Sahara từ năm 1990-2009. Kết quả nghiên cứu của các tác giả tiết lộ rằng tiêu thụ năng lượng không tái tạo ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người Lekana và Ikiemi (2021) phân tích tác động của tiêu thụ năng lượng đến phát triển con người tại các quốc gia cộng đồng tiền tệ và kinh tế thuộc Trung Phi. Các tác giả đã áp dụng các kỹ thuật kinh tế lượng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng và đặc biệt dùng kỹ thuật Driscoll-Kraay. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở các quốc gia cộng đồng tiền tệ và kinh tế thuộc Trung Phi, tiêu thụ năng lượng là nhân tố cải thiện việc phát triển con người. Trong đó, tiêu thụ năng lượng tái tạo tác động biên đến phát triển con người. 2.4. Lược khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với CO2 và với phúc lợi con người 2.4.1. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với CO2 Birdsall và Wheeler (1993) cho rằng tự do hóa thương mại và tăng cường đầu tư nước ngoài ở Mỹ Latinh không đi kèm với sự phát triển công nghiệp gây ô nhiễm và thách thức giả thuyết thiên đường ô nhiễm. Bằng chứng thực nghiệm và các nghiên cứu tình huống chỉ ra rằng sự cởi mở có nhiều khả năng khuyến khích ngành công nghiệp sạch hơn theo các tiêu chuẩn ô nhiễm được phép chuyển giao của các nước phát triển. Mặt khác, Eskeland và Harrison (2003) đặt nghi vấn liệu các công ty đa quốc gia có đẩy các quốc gia vào thiên đường ô nhiễm hay không. Kết quả cho thấy bằng chứng
  12. 10 yếu về các công ty nước ngoài có xu hướng đặt trụ sở trong các ngành có mức độ ô nhiễm không khí cao. Các tác giả cũng cho rằng các công ty nước ngoài thân thiện với môi trường hơn là các công ty trong nước nhờ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch hơn. Zhang và Zhou (2016) xem xét tác động của FDI đối với phát thải carbon ở Trung Quốc ở cấp quốc gia và cấp tỉnh thành, sử dụng dữ liệu cấp tỉnh trong giai đoạn 1995 - 2010. Các tác động ngẫu nhiên bằng mô hình hồi quy về dân số, sự sung túc và công nghệ đã ủng hộ giả thuyết hào quang lan toả và cho rằng FDI giúp giảm lượng khí thải carbon ở Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn ở khu vực phía Tây so với các khu vực miền Đông và miền Trung. 2.4.2. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phúc lợi con người Burns và cộng sự (2017) đã thu thập dữ liệu tại 85 quốc gia từ năm 1974 đến năm 2012 để điều tra về mối quan hệ giữa FDI và sức khoẻ con người. Bằng cách sử dụng mô hình OLS và mô hình các hiệu ứng cố định, các tác giả phát hiện rằng FDI mang lại nhiều ích lợi về sức khoẻ cho người dân. Ngoài ra, khi điều tra tỷ lệ tử vong theo độ tuổi cụ thể, các tác giả đã phát hiện ra rằng FDI quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ tử vong ở người trưởng thành, nhưng không có mối liên hệ nào với tỷ lệ tử vong ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh. Nagel và các cộng sự (2015) xem xét tác động của FDI đến sức khỏe dân số sử dụng dữ liệu bảng cho tối đa 179 quốc gia trong giai đoạn từ 1980 đến 2011. Phát hiện chính của các tác giả về mối quan hệ giữa FDI và sức khỏe là phi tuyến tính, tùy thuộc vào mức độ thu nhập: FDI có tác động tích cực đến sức khỏe ở mức thấp mức thu nhập và tác động giảm khi thu nhập tăng, sau đó đổi dấu và ngày càng trở nên tiêu cực ở mức thu nhập cao hơn. Azemar và Desbordes (2009) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và sức khỏe ở 70 đang phát triển các quốc gia từ năm 1985 đến năm 2004 bằng cách sử dụng các mô hình tác động cố định. Các tác giả kết luận rằng thu hút FDI không đạt được theo kỳ vọng là do việc cung cấp dịch vụ công không hiệu quả đặc biệt là giáo dục và sức khoẻ.
  13. 11 Herzer và Nunnenkamp (2012) đã xem xét mối quan hệ giữa sức khỏe và FDI từ năm 1970 đến năm 2009, sử dụng dữ liệu của 14 quốc gia và dùng biến tuổi thọ như một đại diện cho sức khỏe như các nghiên cứu khác. Kết quả tìm thấy FDI tác động suy giảm sức khỏe nhiều hơn là bù đắp bất kỳ tác động cải thiện sức khỏe nào của FDI ở những nước thu hút đầu tư có thu nhập trung bình cao nhất. 2.5. Lược khảo các nghiên cứu trước về tác động của tăng trưởng kinh tế đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB) Thứ nhất, các nghiên cứu xem xét sự thay đổi qua thời gian của tăng trưởng kinh tế tác động đến CIWB gồm có: Jorgenson (2014) sử dụng bộ dữ liệu bảng giai đoạn 1970-2009 ở 106 quốc gia trên thế giới để nghiên cứu vấn đề này. Tác giả chia các quốc gia thành 4 khu vực nghiên cứu : châu Phi, Châu Á, Trung và Nam Mỹ và Bắc Mỹ-Châu Âu và Châu đại Dương. Bằng phương pháp hồi quy PCSE với các sai số chuẩn điều chỉnh dữ liệu bảng và kỹ thuật tự tương quan bậc nhất (AR1) nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tương quan đồng thời giữa các quốc gia và hiện tượng tương quan chuỗi. Kết quả nghiên cứu cho thấy giai đoạn 1970-2009, khu vực Châu Á, khu vực Trung và Nam Mỹ và khu vực Bắc Mỹ-Châu Âu và Châu đại Dương đang gặp vấn đề về bền vững có nghĩa là tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng về CIWB. Trong khi đó, khu vực châu Phi thì tăng trưởng kinh tế làm giảm CIWB hay nói cách khác phát triển ở khu vực này đang đi theo đúng hướng về bền vững. Sweidan (2017) xem xét sự thay đổi qua thời gian của tăng trưởng kinh tế tác động đến CIWB tại 13 quốc gia thuộc khu vực MENA trong giai đoạn 1995-2013. Sử dụng phương pháp hồi quy PCSE với các sai số chuẩn điều chỉnh dữ liệu bảng và kỹ thuật tự tương quan bậc nhất (AR1) để khắc phục các khuyết tật của dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến CIWB chỉ trong giai đoạn 1996-1998, ngoài giai đoạn này thì tăng trưởng kinh tế tác động tiêu cực đến CIWB. Thứ hai, các nghiên cứu xem xét tác động của tăng trưởng kinh tế (không đề cập đến sự thay đổi qua thời gian) đến CIWB gồm có các nghiên cứu: Greiner và McGee (2019) điều tra sự bất cân xứng giữa tăng trưởng kinh tế và CIWB tại 153 quốc gia trong giai đoạn 1961-2013. Các tác giả đã chia mẫu nghiên cứu
  14. 12 thành hai nhóm: nhóm các quốc gia phát triển và nhóm quốc gia kém phát triển. Bằng mô hình hồi quy bình phương bé nhất tổng quát với sai số chuẩn vững, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có một sự bất cân xứng về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và CIWB ở các nước phát triển, nhưng ở các nước kém phát triển là cân xứng. Cụ thể hơn, tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia phát triển làm giảm CIWB một cách không có ý nghĩa thống kê nhưng việc giảm tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này kéo theo sự giảm đáng kể và có ý nghĩa thống kê về CIWB. Tuy nhiên, ở các quốc gia kém phát triển việc tăng hay giảm về tăng trưởng kinh tế đều có quan hệ với CIWB một cách có ý nghĩa thống kê. Li và các cộng sự (2019) phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, môi trường và phúc lợi con người ở Trung Quốc. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng về mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB) để đo lường sự bền vững về môi trường và phúc lợi con người tại 30 tỉnh của Trung Quốc trong giai đoạn từ 1995-2016. Sau đó, bằng cách sử dụng mô hình hồi quy không gian để nghiên cứu kiểm tra đường cong Kuznet về môi trười giữa tăng trưởng kinh tế và CIWB. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và CIWB có hình dạng là chữ N ngược. Nói một cách khác, khi tăng trưởng trưởng kinh tế tăng từ thấp đến cao thì đầu tiên CIWB giảm sau đó lại gia tăng lên trong một thời gian dài và cho đến khi đạt được ngưỡng thì CIWB lại giảm xuống. Các tác giả còn cho biết, trong dài hạn tăng trưởng kinh tế tác động tích cực đến phát triển bền vững, tuy nhiên ở hiện tại cần có những chính sách về môi trường cần được ban hành nhằm điều chỉnh cho những tác hại về môi trường ngoài ý muốn. 2.6. Lược khảo các nghiên cứu trước về tác động của của tiêu thụ năng lượng đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB) Thứ nhất, các nghiên cứu xem xét sự thay đổi qua thời gian của tiêu thụ năng lượng tác động đến CIWB gồm có: Nguyen và Dang (2021) nghiên cứu sự thay đổi qua thời gian của tiêu thụ năng lượng tác động đến CIWB tại 9 nước thu nhập trung bình thấp trong giai đoạn 2000- 2018. Với việc sử dụng phương pháp hồi quy bằng mô hình PCSE với các sai số chuẩn điều chỉnh dữ liệu bảng và kỹ thuật tự tương quan bậc nhất (AR1) để khắc phục các khuyết tật của dữ liệu bảng. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ năng lượng qua các năm tác
  15. 13 động làm tăng CIWB. Vì vậy, việc sử dụng năng lượng cho phát triển là không hiệu quả và không phù hợp với tổng quan về phát triển bền vững. Sweidan (2017) xem xét sự thay đổi qua thời gian của tiêu thụ năng lượng tác động đến CIWB tại 13 quốc gia thuộc khu vực MENA trong giai đoạn 1995-2013. Sử dụng phương pháp hồi quy PCSE với các sai số chuẩn điều chỉnh dữ liệu bảng và kỹ thuật tự tương quan bậc nhất (AR1) để khắc phục các khuyết tật của dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của tiêu thụ năng lượng đến CIWB là tiêu cực trong toàn bộ giai đoạn 1995-2013. Tuy nhiên, ở giai đoạn 1996-2003, tác động của các tương tác giữa tiêu thụ năng lượng với thời gian làm giảm CIWB. Điều này ủng hộ ý kiến cho rằng sử dụng năng lượng trở nên bền vững hơn trong giai đoạn này. Vì vậy, tác động tiêu cực của tiêu thụ năng lượng đến CIWB trong giai đoạn này là giảm so với các năm còn lại. Thứ hai, các nghiên cứu xem xét tác động của tiêu thụ năng lượng (không đề cập đến sự thay đổi qua thời gian) đến CIWB : Nghiên cứu của Briscoe và các cộng sự (2021) đề cập đến tác động của tiêu thụ năng lượng đến CIWB tại Mỹ trong giai đoạn 1998-2009. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tác động của tiêu thụ năng lượng làm giảm CIWB phân loại theo phụ nữ, trong khi đó bằng chứng về tác động của tiêu thụ năng lượng đối với CIWB phân loại theo nam giới không tìm thấy. Trong khi đó, nghiên cứu của Jorgenson và các cộng sự (2017) cũng tại Mỹ vào các năm 2000, 2005 và 2010 thì không tìm thấy bằng chứng thấy bằng chứng tác động của tiêu thụ năng lượng đối với CIWB trong cả hai trường hợp phân loại theo nam giới và phân loại theo phụ nữ. 2.7. Lược khảo các nghiên cứu trước về tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB) Egras và các cộng sự (2021) đề cập đến tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (gọi tắt là FDI) đến CIWB tại 70 quốc gia trong giai đoạn 1995-2013. Tuy nhiên, các tác giả không tìm thấy bằng chứng về FDI tác động đến CIWB. Ngược lại, nghiên cứu của nhóm nghiên cứu sinh (Nguyen và Dang 2021 và Dang và các cộng sự, 2023) thì tìm thấy bằng chứng FDI tác động làm giảm CIWB tại 9 nước có thu nhập trung bình thấp hơn.
  16. 14 2.8. Lược khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa đô thị hoá, giới và giáo dục với CO2 và với phúc lợi con người 2.8.1. Mối quan hệ giữa đô thị hoá với CO2 và với phúc lợi con người Mối quan hệ giữa đô thị hoá và CO2 có thể tìm thấy qua nhiều nghiên cứu nhưng kết quả của các nghiên cứu thì vẫn chưa đạt được sự đồng nhất. Hầu hết các nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa đô thị hoá và khí thải CO2 (York và các cộng sự, 2003; Ying và các cộng sự, 2006; York, 2007; Poumanyvong và các cộng sự, 2012; Menz và Jan, 2011; Zhu và các cộng sự, 2012). Trong khi đó, Jorgenson (2007); Jorgenson (2012) và Jorgenson và Clark (2012) tìm thấy đô thị hoá ảnh hưởng nhỏ đến việc làm tăng khí thải CO2. Ngược lại, Liddle (2004) kết luận rằng đô thị hoá càng tăng càng làm giảm nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân ở các nước OECD. Theo tài liệu kinh tế học đô thị, người dân ở các thành phố lớn không chỉ giàu có hơn mà còn hạnh phúc hơn (Glaeser, 2011; Albouy, 2008). Ở những nơi đây, người dân có nhiều cơ hội hơn cho nhiều loại hàng hóa như bảo tàng, nhà hát, âm nhạc, thể thao chuyên nghiệp, phương tiện công cộng, chăm sóc sức khỏe và các nhà hàng chuyên biệt (Glaeser và cộng sự, 2001; Albouy, 2008; Berry và Waldfogel, 2010). Tác động của đô thị hoá đến CIWB cũng tìm thấy qua một số các nghiên cứu của: Greiner và McGee (2019), Mc Gee và các cộng sự (2017), Egras và các cộng sự (2021) và Wang và các cộng sự (2022). 2.8.2. Mối quan hệ giữa giới với CO2 và với phúc lợi con người Một nhóm nghiên cứu quan trọng về thái độ môi trường và nhận thức rủi ro xem xét nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau, cho thấy rằng phụ nữ có xu hướng bày tỏ các mối quan tâm khác nhau về môi trường hơn nam giới. Phụ nữ tích cực hơn trong các dự án cải cách môi trường và có xu hướng nhận thức hơn về môi trường rủi ro càng đe dọa (Buckingham, 2010; Flynn và các cộng sự, 1994; Bord và O’Connor, 1997; Davidson và Freudenburg, 1996). Sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong một số chỉ số sức khỏe đã được xem xét trong nhiều nghiên cứu (Denton và các cộng sự, 2004; Gorman và Read, 2006; Crimmins và các cộng sự ,2011 và Heise và các cộng sự, 2019). Singh-Manoux và cộng sự (2008) tìm thấy tỷ lệ tử vong ở nam giới và một số trường hợp vượt qua tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ.
  17. 15 Tác động của phụ nữ đến CIWB chỉ mới được thể hiện qua nghiên cứu của Egras và các cộng sự (2021). 2.8.3. Mối quan hệ giữa giáo dục với CO2 và với phúc lợi con người Giáo dục có thể đóng góp vào chất lượng môi trường bằng sự gia tăng ý thức môi trường, phát triển những công nghệ xanh và sử dụng năng lượng hiệu quả và sản xuất năng lượng tái tạo ( Uddin, 2014; Khattak và các cộng sự, 2020). Giáo dục giúp phát triển chức năng nhận thức như biết đọc, biết viết, thông tin và dạy cho các cá nhân suy nghĩ hợp lý như thế nào, biết phân tích dữ liệu, biết giải quyết vấn đề và biết đưa ra kế hoạch (Kingston và các cộng sự, 2003). Học vấn càng cao rất quan trọng để có những công việc ổn định và công việc trả lương cao và thu nhập gia tăng sẽ giúp cho việc chi trả cho các bữa ăn, ở nhà tiện nghi và dịch vụ y tế chất lượng cao trở nên dễ dàng (Mirowsky và Ross, 2003). Tác động của giáo dục đến CIWB có thể tìm thấy qua các nghiên cứu của: Egras và các cộng sự (2021), Briscoe và các cộng sự (2021) và Jorgenson và các cộng sự (2018). 2.9. Kết luận về lược khảo các công trình nghiên cứu trước Dựa vào lược khảo về các công trình nghiên cứu ở trên, luận án có các kết luận như sau: Thứ nhất, nghiên cứu về CIWB là một hướng nghiên cứu về phát triển bền vững còn tương đối mới đối với các nhà nghiên cứu trong nước. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến khí thải CO2 và phúc lợi con người. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố đô thị hoá, phụ nữ và giáo dục với khí thải CO2 và phúc lợi con người không nhiều, nhưng kết quả các nghiên cứu cũng đã chứng minh được phần nào đó tính cần thiết của các yếu tố này trong việc lý giải về sự thay đổi khí thải CO2 và phúc lợi con người. Thứ ba, ngoại trừ nhóm nghiên cứu của nghiên cứu sinh ( Nguyen và Dang, 2021 và Dang và các cộng sự, 2023) thì chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến tác động của
  18. 16 tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến CIWB trong cùng một khung phân tích). Thứ tư, nghiên cứu sự thay đổi qua thời gian về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến CIWB thì vẫn chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến. Thứ năm, nghiên cứu sự thay đổi qua thời gian về tiêu thụ năng lượng tác động thì chỉ mới tìm thấy được qua hai nghiên cứu của Sweidan (2017) và Nguyen và Dang (2021). Tuy nhiên, việc lựa chọn mẫu nghiên cứu trong hai nghiên cứu đã dẫn đến sự sự khác biệt về kết quả nghiên cứu. Thứ sáu, các nước thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình với dân số đông và khí thải CO2 cao được xem là một nhóm riêng thì chưa thấy được xem xét trong các nghiên cứu về CIWB. Thứ bảy, phương pháp hồi quy PCSE với các sai số chuẩn điều chỉnh dữ liệu bảng và kỹ thuật tự tương quan bậc nhất (AR1) thường được các tác giả lựa chọn để phân tích tác động của các hoạt động kinh tế đến mối quan hệ giữa khí thải CO2 với phúc lợi con người (CIWB). 2.10. Đề xuất các hướng nghiên cứu Dựa vào nội dung kết luận về lược khảo các công trình nghiên cứu luận án đề xuất các hướng nghiên cứu như sau:
  19. 17 2.10.1. Nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB) tại tại nhóm quốc gia đã đề cập trong giai đoạn (2000-2019)-Hướng nghiên cứu thứ nhất Tăng trưởng kinh tế Tiêu thụ năng Đô thị hoá, phụ nữ tham gia CIWB lượng lao động và giáo dục Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.10.2. Nghiên cứu riêng rẻ sự thay đổi qua thời gian về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu thụ năng lượng tác động đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB) tại nhóm quốc gia đã đề cập trong giai đoạn (2000-2019)- Hướng nghiên cứu thứ hai: Thứ nhất, nghiên cứu sự thay đổi qua thời gian về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB)
  20. 18 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2000 Vốn đầu tư trực tiếp CIWB nước ngoài năm 2001 …. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2019 Thứ hai, nghiên cứu sự thay đổi qua thời gian về tiêu thụ năng lượng tác động đến mật độ CO2 đối với phúc lợi con người (CIWB) Tiêu thụ năng lượng năm 2000 Tiêu thụ năng lượng năm CIWB 2001 …. Tiêu thụ năng lượng năm 2019 3. CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích các kết quả trong các mô hình hồi quy bao gồm: phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
56=>2