Tiểu luận: Quản trị marketing tại công ty sữa Việt Nam - Vinamilk
lượt xem 140
download
Sơ lược hình thành và phát triển của VINAMILK Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1976 với tiền thân là Công ty Sữa - Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. Sau hai năm công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Quản trị marketing tại công ty sữa Việt Nam - Vinamilk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Tiểu luận Quản trị marketing tại công ty sữa Việt Nam - Vinamilk
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK 1.1 Sơ lược hình thành và phát triển của VINAMILK Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1976 với tiền thân là Công ty Sữa - Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. Sau hai năm công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. Và sau nhiều năm hoạt động công ty không ngừng phát triển mạnh mẽ, và để phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty hiện tại. Nên công ty đã Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã đưa ra chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam qua những chiến lược cụ thể: xây dựng nhà máy sữa Hà Nội năm 1994 nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. Sau hai năm công ty liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. Cho đến năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ được xây dựng, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty không chỉ xây dựng nhà máy để mở rông thị trường mà công ty đã Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng năm 2004 và : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. Với những thành tựu trên công ty đã chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 1
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. 1.2 Cơ cấu tổ chức 1.2.1 Cơ cấu tổ chức theo hệ thống Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức theo hệ thống của công ty Vinamilk 1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý Sơ đồ 1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Vinamilk 1.3 Nhiệm vụ của các phòng ban 1.3.1. Phòng Kinh Doanh • Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạc kinh doanh, theo dõi và thực hiện các kế hoach kinh doanh. • Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân phối, chính sách giá cả. • Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm. Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 2
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn • Phối hợp với phòng Kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu của thị trường 1.3.2 Phòng Marketing • Hoạch định chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm và nhóm sản phẩm, xây dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối, khuyến mại. • Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ nhằm phát triển thương hiệu. • Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. • Thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị trường và các đối thủ cạnh tranh. 1.3.3 Phòng Nhân sự • Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính và nhấn sự của toàn công ty. • Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực. • Tư vấn cho Ban giám đốc điều hành các hoạt động hành chính nhân sự • Làm việc chặt chẽ với bộ phận Hành chính, Nhan sự của các Chi nhánh, Nhà máy nhằm hỗ trợ họ về các vấn đề hành chính, nhân sự một cách tốt nhất. • Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính và nhân sự cho toàn công ty. • Tư vấn cho nhân viên trong công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên trong công ty. 1.3.4 Phòng Dự án • Lâp kế hoạch và triển khai, giám sát dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất cho các nhà máy. • Quản lý và giám sát tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định • Quản lý và giám sát công tác xây dựng cơ bản toàn công ty. • Xây dựng, ban hành và giám sát định mức kinh tế kỹ thuật. • Nghiên cứu, đề xuất các phương án thiết kế xây dựng dự án, giám sát chất lượng xây dựng công trình và theo dõi tiến độ xây dựng nhà máy. • Theo dõi công tác quản lý kỹ thuật. Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 3
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn • Lập kế hoạch và tôt chức đấu thầu để chọn lựa nhà cung cấp phù hợp, có chất lượng đáp ứng được tiêu chuẩn công ty đề ra cho từng dự án. 1.3.5 Phòng Cung ứng điều vận • Xây dựng chiến lược, phát triển các chính sách, quy trình cung ứng và điều vận. • Thực hiện múa sắm, cung cấp toàn bộ nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật. • Thực hiện các công tác xuất nhập khấu cho toàn công ty, cập nhât và vận dụng chính xác, kịp thời các quy định, chính sách liên quan do Nhà nước ban hành. • Dự báo về nhu cầu thị trường giúp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nội địa và xuất khẩu hiệu quả. • Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp chuyển cho Xí nghiệp Kho vận. Phối hợp với nhân viên Xí nghiệp Kho vận theo dõi công nợ của khách hàng. 1.3.6 Phòng Tài chính Kế toán • Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán • Tư vấn cho Ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính. • Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. • Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. • Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán. • Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của công ty có hiệu quả. 1.3.7 Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm • Nghiên cứu, quản lý, điều hành các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm mới, sản phẩm gia công, xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm. • Chịu trách nhiệm về công tác đăng ký công bố các sản phẩm, công tác đăng ký bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước. • Xây dựng và giám sát hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và trong nước (ISO, HACCP) • Thiết lập, quản lý, giám sát thực hiện quy trình công nghệ, quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng. Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 4
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn • Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng để phát triển những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. 1.3.8 Phòng khám Đa khoa • Khám, tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe cho người bệnh (khách hàng), tư vấn các sản phẩm của công ty cho khách hàng. • Tư vấn dinh dưỡng gián tiếp cho người bệnh (khách hàng) qua điện thoại hoặc cho thân nhân. • Phỗi hợp với Trung tâm nghiêm cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm mới trong việc đưa ra các sản phẩm có thành phần dinh dưỡng phù hợp với các nhu cầu cần thiết của khách hàng. 1.4 Một vài sản phẩm của công ty 1.4.1 Những dòng sản phẩm chung của công ty Vinamilk Công ty Vinamilk có rất nhiều sản phẩm, dưới đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài sản phẩm tiêu biểu của Vinamilk. • Sữa đặc có đường (vd: sữa Ông Thọ,..), • Sữa bột: Dielac Pedia – dành cho trẻ biếng ăn, Dielac Diecerna – dành cho người tiểu đường, Dielac Mama,… • Bột dinh dưỡng: Ridelac Alpha- sữa ngũ cốc, Ridelac Alpha-thịt tôm ngũ côc (dành cho bé ăn dặm),… • Sữa tươi: Sữa tươi 100%, Sữa tiệt trùng giàu canxi, ít béo; Sữa tiệt trùng Milk Kid • Sữa chua uống: Sữa chua, Sữa chua men sống Probi,… • Nước ép trái cây: Vfresh,… • Sữa đậu nành: Sữa đậu nành,…. • Sữa chua: Sữa chua Probi lợi khuẩn, Sữa chua Có Đường, Sữa chua Trái Cây, Sữa chua Nha Đam, Sữa chua SuSu,… • Một số sản phẩm khác: kem, Phô Mai, Nước uống ICY, Café, …. 1.4.2 Giới thiệu về sản phẩm sữa chua Probi Sữa chua Vinamilk Probi là sữa chua chứa men sống Probiotic giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Sản phẩm được giới thiệu ra thị trường đầu năm 2010, là sản phẩm Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 5
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn sữa chua dạng ăn, bổ sung thêm dòng sản phẩm sữa chua của Vinamilk, trong đó trước năm 2008 cũng có sữa chua uống Probi được Vinamilk giới thiệu. Men sống Probiotic trong Sữa chua Vinamilk Probi sẽ bổ sung trực tiếp 01 tỉ những lợi khuẩn cho đường ruột, làm ức chế những vi khuẩn có hại, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Bất kì ai cũng có thể sử dụng Sữa chua Vinamilk Probi để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: từ trẻ em, người trưởng thành và người cao niên. Sữa chua Vinamilk Probi cũng là lựa chọn tốt như một phần trong thực đơn ăn kiêng. Sữa chua Vinamilk Probi phù hợp cho trẻ bắt đầu có chế độ ăn uống đa dạng Sữa chua Vinamilk Probi có thể sử dụng được chọ phụ nữ mang thai như một phần trong chế độ ăn uống thường ngày nhằm bổ sung tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Sữa chua Vinamilk Probi là lựa chọn tốt dành cho những người không chịu được sữa, vì nguyên nhân chính của tình trạng này chính là trong sữa có đường lactose, nếu ruột non của bạn không có men latase để "cắt" lactose thành đường glucose, hoặc do là từ nhỏ bạn không được uống sữa, nay bắt đầu uống thì dây chuyền chuyển hóa đường lactose không vận hành được tốt. Sữa chua là giải pháp thích hợp nhất, vì men trong sữa chua đã biến thành dạng dể tiêu hóa rồi. Sữa chua Vinamilk Probi được bày bán tại các cửa hàng bán lẻ, siêu thị trên toàn quốc. Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 6
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY VINAMILK 2.1 Phân tích cơ hội thị trường Môi trường kinh doanh của công ty bao gồm môi trường vi mô, môi trường vĩ mô và môi trường nội bộ. Mỗi môi trường có một sự ảnh hưởng riêng tới công ty. Do vậy chúng tôi ở đây sẽ phân tích rõ sự ảnh hưởng của từng môi trường. 2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô 2.1.1.1 Kinh tế Tổng quan ngành sữa thế giới: Việc phục hồi của giá sữa trên thị trường quốc tế được đánh giá như là một hiện tượng ngắn hạn bị cứng hoá do giá sữa bột gày đạt trên 3.000 USD/tấn (giá FOB tại cảng EU). Trong khi đó giá bơ được bán với giá trên trên 4.000 USD/tấn (giá FOB tại cảng EU). Hoạt động thương mại này trái ngược hẳn với trước đó 6 tháng khi giá xuất khẩu sữa bột gày và bơ dưới 2.500 USD/tấn. Hiện tượng phục hồi nhanh chóng này cho thấy nhu cầu nhập khẩu đã quay trở lại và có thể vượt qua được những ảnh hưởng bất lợi từ cuộc suy thoái kinh thế giới như đã dự báo. Hơn nữa, các nguồn xuất khẩu hiện có còn hạn chế khi sản xuất sữa ở Hoa Kỳ và EU được dự báo là sẽ giảm trong năm 2010 trong khi dự báo sản xuất sữa ở châu Đại Dương lại chưa rõ. Giá sữa trên thị trường quốc tế sáu tháng đầu năm 2010 rất khó dự báo. Trong khi các nhà sản xuất đang vui mừng vì bán được giá cao thì người ta cũng cần quan tâm tới hiện tượng tăng đột biến về giá sẽ nhanh chóng đi qua khi nhu cầu nhập khẩu chững lại. Người ta cũng đặt câu hỏi làm thế nào để EU có thể xuất hết kho dự trữ dùng để can thiệp mạnh vào thị trường với trữ lượng lên tới 76.000 tấn bơ và 259.300 tấn sữa gày vào thời điểm 10/12/2009. Trong khi đó ở Hoa Kỳ các kho dự trữ sữa gầy của Liên bang có trữ lượng hiện có khoảng 27.000 tấn trong khi Liên bang cam kết đưa ra thị trường nội địa 90.000 tấn. Tuy nhiên, việc tiêu dùng sữa trong trong khuông khổ chương trình hỗ trợ giá của chính phủ khó có thể xảy ra trong năm 2010 khi sản lượng sữa được dự báo sẽ thấp hơn do ảnh hưởng bất lợi từ việc thu hẹp thị trường đối với các sản phẩm sữa. Dù cho giá thị trường có thể được điều chỉnh thế nào thì nhu cầu tiêu dùng sữa trong năm 2010 cũng được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP ở các nước phát triển được dự báo vào khoảng 1,7%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng này ở các nước đang phát triển Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 7
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn là 5,5%. Tại thị trường chính châu Á, Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng GDP là 9,3% trong khi GDP của khu vực chỉ khoảng 7%. Trong khi các tỷ lệ GDP này có vẻ tương đối thấp với tốc độ tăng trưởng GDP nóng trong năm 2008, nhưng lại hứa hiện hơn so với năm 2009 là năm mà tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới giảm 2,2%. Tổng quan ngành sữa Việt Nam: Việt Nam phát triển ngành sữa từ những năm 1970 nhưng tốc độ phát triển chậm. Đến năm 1980 mức tiêu thụ sữa chỉ đạt 0,3kg/người, năm 1990 đạt 0,5kg và năm 2007 ước đạt 7 kg. Sữa tươi trong nước hiện mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường sữa từ năm 2000 đến 2009 đạt 9,06%/năm; mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người đạt mức 14,8 lít/năm/người. Số lượng bò sữa cả nước là 114.461 con (năm 2009) cho sản lượng sữa 278.190 tấn. Lượng sữa hàng hóa ước đạt khoảng 250.000 tấn/năm. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, số lượng bò sữa trong toàn quốc năm 2009 là 114.461 con (tăng 6% so năm 2008); sản lượng sữa sản xuất trong nước ước khoảng 278.190 tấn (tăng 6,1%). Tại Việt Nam, lượng sữa tươi trong nước mới chỉ đáp ứng được 20 - 22% nhu cầu nguyên liệu, chất lượng sữa tươi không ổn định khiến các nhà chế biến gặp khó khăn và thu nhập của nông dân nuôi bò sữa cũng chưa cao. Trên thị trường sữa hiện nay, các hãng sữa ngoại chiếm tới hơn 60%, mức giá bán sữa nội và sữa ngoại chênh lệch cả chục lần. Mặc dù có một thị trường nội địa to lớn, nhưng sản xuất sữa ở Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Đó là giá thành sản xuất sữa của ta còn cao. Giá sữa tươi hiện nay các công ty Vinamilk và Foremost mua “nóng” tại trạm thu mua khoảng 0,4037 USD/Kg. Nếu tính cả chi phí sau làm lạnh thì ước tính khoảng 0,47 USD/Kg, cao hơn Nga, Hungari, Ba Lan (0,43 USD/Kg sữa lạnh), New Zealand, Úc, Ấn Độ 0,35 – 0,37 USD/Kg. Giá thành sản xuất cao trước hết là do giá thức ăn tinh cho bò sữa cao và giá bò giống cao. Đối với bò sinh sản cho sữa, chi phí thức ăn tinh chiếm khoảng 50% tổng chi phí thức ăn. Giảm chi phí thức ăn tinh có ý nghĩa lớn đến giảm giá thành sản xuất sữa. Theo Bộ Công Thương, giá sữa trong nước tiếp tục tăng đã ảnh hưởng phần nào đến tâm lý người tiêu dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành sữa cần tăng cường sử dụng Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 8
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn nguyên liệu sữa trong nước, tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, góp phần bình ổn thị trường trong nước. 2.1.1.2 Dân số Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2006 là 7,6 triệu đồng. Người thành thị thu nhập bình quân cao hơn người nông thôn 2,04 lần. Chênh lệch giữa nhóm 10% người giàu nhất với nhóm 10% người nghèo nhất là 13,5 lần (2004) và ngày càng tăng. Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung bình cả nước. Con số này cho thấy đại bộ phận người Việt Nam có mức sống thấp. Giá 1kg sữa tươi tiệt trùng bằng 3kg gạo, vì vậy người dân nghèo chưa có tiền uống sữa. Trong tình hình lạm phát ngày càng tăng như hiện nay, chỉ một nhóm ít người đủ tiềm lực kinh tế mua sản phẩm sữa. Thực tế cho thấy người Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiêu thụ 80% lượng sữa cả nước. Nâng cao mức sống người dân sẽ tăng thêm lượng khách hàng tiêu thụ sữa. Vinamilk đang có chương trình “1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo”và “Vươn cao Việt Nam” . Nhưng đây không phải là việc của một công ty hay các tổ chức từ thiện, Chính phủ phải làm. Dự án cải thiện dinh dưỡng người Việt Nam cần dành một khoản kinh phí thích đáng cho người nghèo được tiếp cận với sản phẩm sữa. 2.1.1.3 Tự nhiên Việt Nam là nước nông nghiệp trong đó bò là động vật phục vụ sản xuất rất tốt, khoảng vài chục năm trở lại đây bò sữa mới trở nên quen thuộc với người dân qua nhiều dự án phủ rộng diện tích đàn bò làm nguyên liệu. Cho đến cuối năm 2006, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào trong nước chỉ đảm bảo khoảng 20%, những dự án nuôi bò thất bại đã khiến nguồn cung đầu vào đã ít còn thêm khan hiếm. Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn thức ăn và đồng cỏ không tương xứng với tốc độ tăng đàn bò sữa. Thức ăn cho bò sữa mà đặc biệt là thức ăn tho xanh không đủ về số lượng, kém về chất lượng. Việc phát triển đồng cỏ làm thức ăn cho bò sữa hiện nay rất khó khăn. Vùng tập trung chăn nuôi bò như các thành phố lớn, thị xã thì giá đất đai là trở ngại lớn nhất để người chăn nuôi dành đất để trồng cỏ nuôi bò. Vùng còn quỹ đất thì chưa hội đủ điều kiện để phát triển đàn bò sữa. Có những vùng nuôi bò dựa chủ yếu vào nguông cỏ ở bãi chăn thả kém chất lượng và không an toàn cho sức khỏe bò sữa do ảnh hưởng của chất hóa học để diệt có, diệt côn trùng các loại hoặc chất thải độc hại của các Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 9
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn nhà máy công nghiệp. Ước tính lượng cỏ xanh tự nhiên và cỏ trồng hiện nay mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn thô xanh của đàn bò sữa. Những tháng mùa khô cỏ xanh thiếu trầm trọng, ngay cả rơm rạ cũng không đủ. Nguồn thức ăn tho dự trữ chủ yếu là rơm rạ có giá trị dinh dưỡng thấp. 2.1.1.4 Chính sách về xuất nhập khẩu sữa Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu tăng đàn bò sữa từ 104 ngàn con năm 2005 lên 200 ngàn con vào năm 2010. Sản lượng sữa từ 200 ngàn tấn tăng lên 377 ngàn tấn. Tốc độ tăng đàn dự kiến từ năm 2005- 2010 là 13%; đến năm 2015 sẽ có 350 ngàn bò sữa sản xuất ra 700 ngàn tấn sữa, nâng lượng sữa tươi sản xuất trong nước lên 7,5kg/người/năm. Theo quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam từ nay đến năm 2025, đàn bò sữa cả nước năm 2010 đạt 146.093 con, năm 2015 đạt 293.562 con, năm 2025 đạt 705.837 con. Đây là mục tiêu không quá lớn, tuy vậy đang tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển ngành sữa ở Việt nam cần được phân tích, đánh giá để có giải pháp thích hợp. Chính sách của nhà nước về sữa nhập khẩu trong những năm qua chưa thúc đẩy được phát triển sữa nội địa. Cần có chính sách thích đáng khuyến khích các công ty chế biến sữa Việt Nam giảm dần lượng sữa bột nhập khẩu tái chế, tăng dần tỷ trọng sữa tươi sản xuất trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam đã ra nhập WTO, từ 2010 nếu dùng chính sách thuế để khuyến khích hay hạn chế nhập sữa bột sẽ không khả thi, vì vậy cần có những chính sách thích hợp cho lộ trình đến năm 2015 trở đi nguồn nguyên liệu từ sữa tươi sản xuất trong nước tối thiểu phải đáp ứng được trên 40% nhu cầu sữa nguyên liệu. Hơn một năm qua giá sữa bột trên thị trường thế giới tăng gấp 2 lần và luôn biến động. Các Công ty chế biến sữa như Vinamilk, Dutchlady đã quan tâm hơn đến phát triển nguồn sữa nguyên liệu tại chỗ. Tuy vậy vẫn chưa có gì đảm bảo chắc chắn chương trình tăng tỷ lệ sữa nội địa của họ cho những năm tiếp theo. 2.1.1.5 Công nghệ Việt Nam có 2 công ty thu mua và chế biến sữa chủ yếu là Vinamilk trên 50% và Dutchlady khoảng 25% lượng sữa sản xuất trong nước. Có rất ít nhà máy chế biến nhỏ công nghệ thấp và thị phần cũng không đáng kể. Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 10
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một khoản đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy. Trong quy trình sản xuất, cộng đoạn quản trị chất lượng (KSC) nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan trọng vì nó ảnh hướng đến chất lượng của người tiêu dùng, sữa đầu vào nguyên liệu đã ít nhưng chất lượng không đảm bảo nên có nhiều nhà máy khi thu mua sữa tươi về phải bỏ đi vì chất lượng kém, không qua được KCS đầu vào gây thất thu. Trong khi sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng còn nhiều bất cập vì các tỉ lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng, có thông tin đầy đủ trên bao bì, nhưng quy trình pha chế vẫn là "bí mật" với nhiều công ty, bản thân người tiêu dùng muốn tìm hiểu cũng mù mờ vì chỉ biết có những chất đó, quy trình đó mà không biết liệu chúng có được pha chế đúng hàm lượng, đúng quy cách kỹ thuật hay không. Và bản thân những nhân viên KCS đầu ra của các công ty sữa cũng gặp phải nhiều khó khăn trong khâu kiểm định chất lượng sữa Hình 1.1: Quy trình sản xuất sữa Tuy nhiên, tại Việt Nam đã xuất hiện một số trang trại bò sữa quy mô lớn, chuồng trại hiện đại, công nghệ tiên tiến, những mô hình này sẽ là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. 2.1.1.6 Văn hóa Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy đại bộ phận dân chúng chưa có thói quen tiêu thụ sữa. Trẻ em giai đoạn bú sữa mẹ trong cơ thể có men tiêu hoá đường sữa (đường lactose). Khi thôi bú mẹ, nếu không được uống sữa tiếp thì cơ thể mất dần khả năng sản xuất men này. Khi đó đường sữa không được tiêu hoá gây hiện tượng tiêu chảy nhất thời sau khi uống sữa. Chính vì vậy nhiều người lớn không thể uống sữa tươi (sữa chua thì không xảy ra hiện tượng này, vì đường sữa đã chuyển thành axit Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 11
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn lactic). Tập cho trẻ em uống sữa đều đặn từ nhỏ, giúp duy trì sự sản sinh men tiêu hoá đường sữa, sẽ tránh được hiện tượng tiêu chảy nói trên. Những nước có điều kiện kinh tế khá đã xây dựng chương trình sữa học đường, cung cấp miễn phí hoặc giá rất rẻ cho các cháu mẫu giáo và học sinh tiểu học. Điều này không chỉ giúp các cháu phát triển thể chất, còn giúp các cháu có thói quen tiêu thụ sữa khi lớn lên. Chúng ta đã bàn đến chương trình này nhưng chưa thực hiện được. Bà Rịa Vũng Tàu đang thưc hiện “chương trình sữa học đường” với ngân sách của nhà nước là một điểm sáng cần nghiên cứu nhân rộng cho cả nước. 2.1.2 Phân tích môi trường vi mô 2.1.2.1 Đối Thủ Cạnh Tranh Đối Thủ Cạnh Tranh Trực Tiếp: Là những ngành đã và đang hoạt động trong ngành, có ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện có khoảng 50 công ty sữa ở Việt Nam, phần lớn là các công ty vừa và nhỏ. Các nhà sản xuất qui mô lớn gồm Vinamilk, Dutch Lady Việt Nam, Nestle Việt Nam, Nutifood, F&N Việt Nam, và Hanoimilk. Tuy nhiên thị trường rất tập trung và 60% thị phần thuộc về 2 nhà sản xuất lớn nhất là Vinamilk và Dutch Lady; với thị phần tương ứng ở mức 36% và 24%. Các sản phẩm nhập khẩu chiếm khoảng 30% thị phần, và phần còn lại bao gồm Nestle, Nutifood, F&N, Sữa Hà Nội, Long Thành, Mộc Châu, Tân Việt Xuân,... chia sẻ 7% thị phần. Mỗi công ty chiếm không nhiều hơn 3% thị phần. Vậy đối thủ cạnh tranh mà công ty Vinamilk cần quan tâm tới là Công ty Dutch Lady Việt Nam. Dutch Lady Việt Nam Công ty TNHH Thực Phẩm và Nước Giải Khát Dutch Lady Việt Nam là liên doanh giữa một công ty Hà Lan là Friesland Vietnam Holding B.V (có công ty mẹ là Royal Friesland Foods Holdingn N.V) và Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Sông Bé, Việt Nam. Dutch Lady Việt Nam có một chiến lược sản phẩm đa dạng và tập trung vào sữa đóng hộp, sữa chua uống, sữa bột và sữa đặc. Các nhãn hàng chính là Cô gái Hà Lan, Yomost và Friso. Năm ngoái các sản phẩm của Dutch Lady chiếm 24% thị phần trên thị Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 12
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn trường nội địa với xấp xỉ 4.000 tỷ đồng doanh số và 500 tỷ đồng lợi nhuận ròng. Doanh thu năm 2007 tăng 10% so với năm 2006 chủ yếu do doanh thu sữa bột tăng. Thành công này là nhờ vào sự cải thiện vị trí của nhãn hàng Friso. Nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 7,4% so với năm 2006, chủ yếu do tăng các chi phí quảng cáo và khuyến mãi, và việc công ty không thể chuyển hoàn toàn sự tăng giá nguyên liệu đầu vào vào giá bán cho người tiêu dùng. Các sản phẩm của Dutch Lady Việt Nam được bán ở khoảng 80.000 điểm bán hàng từ 3 trung tâm phân phối và 5 phòng kinh doanh. Với một mạng lưới phân phối dày đặc, sản phẩm của công ty có thể tìm được ở hầu như mọi nơi, cả thành thị và nông thôn. Ngoài ra còn các đối thủ cạnh tranh khác Một vài nhãn hiệu sữa chua nhập khẩu như Yogood, Casei, Betagen... (đều được nhập từ Thái Lan) cũng đã khiến các doanh nghiệp phải dè chừng. Đại diện của Yakult Việt Nam xác nhận ngoài Probi (sản phẩm sữa chua men sống dạng uống của Vinamilk), sản phẩm nhập khẩu cũng là những đối thủ đáng gờm của họ. Không những thế, những công ty sản xuất sữa cũng đang gia nhập vào thị trường sữa chua như: Kido’s, Nutifood,… cũng là những đối tượng mà công ty Vinamilk cần quan tâm. 2.1.2.2. Sản Phẩm Thay Thế Sữa chua uống: Công ty TNHH Yakult Việt Nam là công ty đầu tiên trên thế giới của Nhật Bản chuyên SX thức uống chứa khuẩn sữa sống chủng Lactobacillus casei Shirota. Yakult là dạng sữa chua uống được lên men. Trong sữa còn chứa axit lactic, giúp đường ruột khoẻ mạnh, từ đó khiến hệ tiêu hoá của bé hoạt động tốt hơn. Sữa chua uống YoMost có sự kết hợp của sữa chua lên men và trái cây, vừa có lợi cho sức khoẻ như tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, tăng sức đề kháng mà vừa làm chậm quá trình lão hoá, giúp da mịn màng, không nếp nhăn và cho cơ thể vóc dáng cân đối. Sữa tươi Sữa tươi được xem là thực phẩm rất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất từ thiên nhiên, rất tốt cho cơ thể. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người tiêu dùng uống sữa tươi 100% thiên nhiên vì không chỉ dễ uống, mùi vị thơm ngon, Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 13
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn sữa tươi còn dễ hấp thu và có thể uống thường xuyên, liên tục dễ dàng với các hình thức bao bì đóng gói tiện dụng. Phô mai Được chế biến từ sữa, phô mai Con Bò Cười giàu canxi, vitamin thiết yếu, phốt pho và protein-những dưỡng chất cần thiết cho cả người lớn và trẻ em, giúp xương chắc khỏe, dễ hấp thu, ngăn ngừa sâu răng và rất tiện dụng. 2.1.2.3 Nhà cung ứng Nguồn nguyên vật liệu chính cho ngành chế biến sữa Việt Nam cũng như của Công ty Vinamilk được lấy từ hai nguồn chính: sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi bò sữa trong nước và nguồn sữa bột ngoại nhập. Hiện nay, sữa tươi thu mua từ các hộ dân cung cấp khoảng 25% nguyên liệu cho Công ty. Bên cạnh việc hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước, để ổn định và phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Công ty Vinamilk đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bị bảo quản sữa tươi. Vinamilk là công ty đi đầu trong việc đầu tư vùng nguyên liệu có bài bản và theo kế hoạch. Mười năm nay kiên trì theo đuổi việc phát triển đàn bò sữa với phương thức ứng trước tiền mặt và bao tiêu toàn bộ sản phẩm tiêu thụ theo mức bảo đảm có lợi cho người nuôi bò sữa. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất và chất lượng cao nhất. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý, Công ty Vinamilk đã giúp người nông dân gắn bó với Công ty và với nghề nuôi bò sữa, góp phần tăng đàn bò từ 35.000 con năm 2000 lên 107.600 con tháng 7 năm 2005. Điều này giúp Vinamilk có được nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng. Hiện nay mỗi ngày Vinamilk thu mua trung bình 260 tấn sữa tươi. Với đà phát triển này dự kiến đến năm 2010, vùng nguyên liệu sữa trong nước sẽ đáp ứng 50% nhu cầu của Công ty. Như vậy, nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính khá ổn định trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước. Đối với các nguyên vật liệu phụ khác được cung cấp từ các nhà sản xuất trong Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 14
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn nước. Hiện nay số lượng các Công ty sản xuất các nguyên liệu như đường, đậu nành hạt, bao bì…ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng và với mức giá cạnh tranh. Do vậy không có bất cứ hạn chế nào về lượng đối với nguồn nguyên vật liệu này 2.1.3 Phân tích môi trường nội bộ 2.1.3.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của Vinamilk năm 2007-2009 Về thị trường đầu ra, 30% doanh thu của Vinamilk là thu được từ thị trường quốc tế còn lại 70% doanh thu của Vinamilk là thu được từ thị trường nội địa. Vinamilk chiếm 75% thị trường cả nước, mạng lưới phân phối rất mạnh phủ đều trên khắp các tỉnh thành. Ngoài ra, Vinamilk còn xuất khẩu các sản phẩm sang các nước Mỹ, Đức, Canada, Trung Quốc... Tốc độ tăng/giảm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Tổng doanh thu 6.821,86 8.238,54 10.614,83 20,76% 28,84% Lợi nhuận ròng 970,87 1.246,65 2.380,70 28,41% 90,96% Bảng2.1: Doanh thu và lợi nhuận ròng của công ty Vinamilk năm 2007, 2008, 2009 Doanh thu năm 2008 của Vinamilk là 8.238,54 tăng 20,76% so với năm 2007 và lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2007 là 28,41%. Doanh thu năm 2008 tăng chủ yếu do tăng trưởng nhóm sữa bột - bột dinh dưỡng, nhóm sữa nước và nhóm sữa chua với tốc độ tăng trưởng của cả 3 nhóm này đều trên 30%. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, Vinamilk đã tung ra chiến dịch quảng cáo, marketing toàn diện cho sữa chua như một loại thức ăn thiết yếu cho sức khoẻ mọi đối tượng trong gia đình. Từ chỗ lo ngại suy giảm, sản phẩm sữa chua Vinamilk đã tăng đột biến, trở thành nhu cầu không thể cắt bỏ, làm thay đổi cục diện của Vinamilk, biến rủi ro tiềm tàng thành cơ hội. Đặc biệt trong năm này có sự kiện sữa nhiễm melamine của các hãng sữa Trung Quốc, khách hàng có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế , tạo cơ hội cho sự phát triển của Vinamilk. Kết thúc năm 2009, doanh thu của Vinamilk đạt 10.614,83 tỷ đồng, tăng 28,84% so với năm 2008. Đặc biệt lợi nhuận sau thuế tăng 90,96% so với năm 2008. Trong năm 2009 nhóm 4 sản phẩm chủ lực chiếm 96,8% doanh thu bao gồm: sữa bột và bột dinh dưỡng; sữa đặc; sữa nước; sữa chua. Năm 2009, tỷ trọng doanh thu nhóm Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 15
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn sữa đặc và nhóm sữa bột, bột dinh dưỡng giảm tương ứng khoảng 3% và 4%; trong khi đó nhóm sữa tươi tăng 4% và nhóm sữa chua tăng 2% so với 2008. Thị phần sữa nước đã tăng và chiếm 55,4% thị phần sữa nước trên 36 thành phố và tính trên toàn thị trường sữa nước của Vinamilk chiếm 39% về sản lượng và 41% giá trị.Vinamilk xuất khẩu chính sản phẩm sữa đặc sang Trung Đông và Philipine. Năm 2009, doanh thu từ xuất khẩu đạt 1.300 tỷ đồng. Vinamilk có xuất khẩu sang Mỹ sản phẩm sữa đặc Phúc Lộc Thọ. Ngoài ra, lợi nhuận năm 2009 tăng cao là do sản lượng tiêu thu tặng 25%, chuyển nhượng dự án Sabmiller lãi hơn 100 tỷ đồng, hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính, quản lý chi phí tốt đã làm tăng tỷ lệ lợi nhuận gộp 4,9%. Vinamilk dự kiến năm 2010 tổng doanh thu đạt 14,428, tăng 33% so với năm 2009, lợi nhuận trước thuế đạt 3.137 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 2.666 tỷ đồng. 2.1.3.2 Phân tích marketing Thị trường Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần toàn quốc. Hiện tại công ty có trên 220 nhà phân phối (NPP) trên hệ thống phân phối sản phẩm Vinamilk và có trên 140.000 điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốc. Lợi thế cạnh tranh của thị trường nội địa • Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt. • Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh. • Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp. • Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy. • Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường. • Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững. • Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế. Và Vinamilk đã thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng cáo, tiếp thị và không ngừng đổi mới sản phẩm, đảm bảo chất lượng. Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng. Các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 16
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn người lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh doanh như quán café. Bên cạnh đó, thông qua việc cung cấp các sản phẩm đa dạng đến người tiêu dùng với các kích cỡ bao bì khác nhau. Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động, chiếm được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới, các chiến lược tiếp thị hiệu quả trong cả nước. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, Vinamilk đã bán sản phẩm thông qua 201 nhà phân phối cùng với 141.000 điểm bán hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước. Ngoài ra, Vinamilk còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên khắp đất nước. Vinamilk tập trung hiệu quả kinh doanh chủ yếu tại thị trường Việt nam, nơi chiếm khoảng 80% doanh thu. Cùng với mạng lưới phân phối trong nước hiện nay, Vinamilk cũng xuất khẩu sản phẩm sang các nước như: Úc, Cambodia, Iraq, Philippines, Mỹ… Khách hàng Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mộ khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Vì vậy khách hàng mà Vinamilk muốn hướng đến không chỉ là giới trẻ mà còn vào sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi. Công ty Vinamilk với sản phẩm đa dạng, có lợi thế về hệ thống phân phối rộng khắp, do đó ngành hàng sữa tươi tiệt trùng được dự báo vẫn sẽ được người tiêu dùng tin tưởng trong thời gian tới. Đối với các sản phẩm sữa chua, Vinamilk chiếm vị trí gần như độc tôn. Với lợi thế phong phú về chủng loại, có thị trường rộng lớn, sữa chua Vinamilk là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng. Dự định tiêu dùng ngành hàng sữa trong tương lai chủ yếu tập trung vào các sản phẩm sữa chua của Vinamilk. Có 72,1% người tiêu dùng cho biết sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk có đường; 23,8% cho biết sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk trái cây; 20,0% sẽ sử dụng sữa chua ăn Vinamilk dâu… Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam đang ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship Management-CRM), với nỗ lực đầu tư trang bị hệ thống CRM, Vinamilk mong muốn có một công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 17
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn với trung tâm trong cả hai tình huống online hoặc offline. Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các xử lý kịp thời cũng như hỗ trợ chính xác việc lập kế hoạch. Việc thu thập và quản lý các thông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn. Qua đó tạo được sự tin tưởng của khách hàng đặc biệt là đối với các bậc phụ huynh của con nhỏ có thể trực tiếp hỏi và đưa ra những thắc mắc qua đó được Vinamilk giải quyết mọi thắc mắc một cách chu đáo, tận tình. Sản phẩm Chính sách sản phẩm giữ vị trí nền tảng, xương sống quyết định trực tiếp đến hiệu quả và uy tín của công ty. Để một sản phẩm khi tung ra thị trường tồn tại và phát triển được thì bất kì công ty nào cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm đúng đắn phù hợp với tình hình thị trường cũng như của công ty.Cùng với các chiến lược khác, chiến lược sản phẩm là một trong những chiến lược quan trọng ảnh hưởng quyết định đến doanh thu, lợi nhuận cũng như sự sống còn của doanh nghiệp.Vì vậy việc xây dựng chiến lược sản phẩm là khâu thiết yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng phong phú về chủng loại với trên 250 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô – mai. Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, Cà phê hòa tan, nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan. Với nhiều chủng loại sản phẩm, Vinamilk đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và góp phần phân tán rủi ro cho công ty. Tuy nhiên cũng có những khó khăn ví dụ như công tác quản lý, bảo quản sản phẩm, phân phối sản phẩm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, Năm 1999 Vinamilk đã áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và hiện đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 18
- Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn 9001:2000 . Việc này đa xua tan phần nào khoảng cách chất lượng so với sữa ngoại nhập và làm tăng lòng tin, uy tín của công ty trên thị trường cạnh tranh. Một trong các chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm được cho là có tầm ảnh hưởng đó là việc hợp tác vơi Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Theo đó chất lượng sản phẩm vinamilk sẽ được đảm bảo bằng uy tín Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Việc này sẽ tạo ra được lòng tin đối với người sử dụng khiến việc tiêu thụ hàng hóa trở lên nhanh hơn Chính sách giá Giá là giá trị (thường dưới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để được thoả mãn nhu cầu (thường là một sản phẩm hoặc dịch vụ). Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc đưa ra được chính sách giá phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp cho Vinamilk có chiến lược kinh doanh hiệu quả. Sự hình thành và vận động của giá sữa chịu sự tác động của nhiều nhân tố, nên khi đưa ra những quyết định về giá, đòi hỏi Vinamilk phải xem xét, cân nhắc, giải quyết nhiều vấn đề như: các nhân tố ảnh hưởng tới giá sữa, các chính sách thông dụng, thông tin về giá cả các loại sữa có trên thị trường và việc điều chỉnh giá Với dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh và bền vững nhất tại thị trường Việt Nam và có lợi thế cạnh tranh dài hạn Vinanmilk chấp nhận hạ giá bán tới mức có thể để đạt quy mô thị trường lớn nhất. Còn với dòng sản phẩm với chất lượng quốc tế, luôn hướng tới sự đáp ứng hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định thì Vinanmilk thường định giá cao bên cạnh đó cố gắng tác động vào tâm lý của người tiêu dùng trong mối quan hệ tương tác giữa giá cả và chất lượng. Phần định giá của Vinamilk còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố như: • Chi phí sản xuất kinh doanh với phần đầu tư cho công nghệ cao làm đội giá thành của sản phẩm lên rất nhiều • Chi phí nguyên liệu đầu vào với nguồn bột sữa nhập khẩu giá hay tăng giảm đột ngột khó dự đoán cũng làm ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của công ty Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Quản trị marketing: Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty Starbucks Coffee
22 p | 2269 | 454
-
Tiểu luận Quản trị marketing: Chiến lược marketing bánh trung thu tập đoàn Kinh Đô
47 p | 1060 | 325
-
Tiểu luận Quản trị marketing: Chiến lược marketing công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
15 p | 1111 | 284
-
Tiểu luận quản trị marketing: Kế hoạch Marketing cho trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ trong năm 2014
17 p | 1462 | 262
-
Tiểu luận quản trị marketing: Xây dựng kế hoạch e-marketing tại công ty Vissan
39 p | 1065 | 205
-
Tiểu luận quản trị marketing: Xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm sữa dưỡng thể Nivea giai đoạn 2013 – 2014
23 p | 895 | 204
-
Tiểu luận quản trị marketing: Sản phẩm bia chai và bia lon Thanh Hoa
30 p | 683 | 175
-
Tiểu luận quản trị marketing: Phân tích cơ hội thị trường của sản phẩm Nutri Boost (Coca Cola)
17 p | 1339 | 164
-
Tiểu luận Quản trị marketing: Xây dựng kế hoạch marketing cho dịch vụ internet banking của ngân hàng ACB
14 p | 599 | 159
-
Tiểu luận Quản trị dự án đầu tư: Lập dự án kinh doanh Restaurants Cake and Café
18 p | 924 | 115
-
Tiểu luận: Quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp và Nghệ thuật quản trị sự thay đổi của Lee Kun Hee.
32 p | 561 | 97
-
Tiểu luận quản trị marketing: Chiến lược marketing cho sản phẩm thiết bị giám sát hành trình của công ty TNHH INFONAM
21 p | 354 | 80
-
Tiểu luận: Quản trị kinh doanh - dịch vụ nhà hàng Tàu Bến Nghé
24 p | 511 | 77
-
Tiểu luận Quản trị marketing: Bao bì sản phẩm-cái áo có làm nên thầy tu?
41 p | 307 | 68
-
Tiểu luận Quản trị Marketing: Chiến lược marketing - mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast của Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh Vinfast
22 p | 84 | 30
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty Biti’s
22 p | 72 | 24
-
Bài tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần Ichiba
24 p | 49 | 22
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn