Tiểu luận: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro
lượt xem 73
download
Tiểu luận: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro nhằm trình bày một số vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro Tiểu luận Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 2/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro CHƯƠ NG 1 MỘ T SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ...........4 1.1 Khái n iệm cơ bản về tín dụn g v à rủi ro tín dụn g: .................................................................4 1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụn g:...................................................................................5 1.2.1 Nhữn g n guyên nhân thuộc v ề năng lực quản trị của n gân h àn g: ...................................6 1.2.2 Các n guyên nhân th uộc về phía khá ch hàn g: .................................................................7 1.2.3 Các n guyên nhân kh ách quan có liên quan đến môi trườn g hoạt động kinh doanh : .....7 1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội: ..............................................................................................................................................7 1.3.1 Ảnh hưởng đến hoạt độn g kinh doanh của ngân hàng: ..................................................7 1.3.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội: ................................................................................8 1.4 Một số phươn g pháp quản lý rủi ro tín dụn g. .......................................................................9 1.4.1 Lượn g hó a r ủi ro tín dụn g: .............................................................................................9 1.4.1.1 Mô hình chất lượn g 6 C: .........................................................................................9 1.4.1.2 Mô hình xếp hạng của Moo dy và Stan dar d & poor:.............................................10 1.4.1.3 Mô hình xếp hạng của côn g ty Moody và Stan dar d & Poor.................................10 1.4.1.4 Mô hình điểm số Z (Z – Cr edit scor in g model): ...................................................11 1.4.1.5 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùn g: ....................................................................12 1.4.2 Đánh giá rủi ro tín dụn g: ..............................................................................................14 1.4.3 Phương pháp quản lý r ủi ro tín dụn g: ..........................................................................14 1.5 Hậu quả của r ủi ro tín dụng :...............................................................................................15 CH ƯƠ NG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG T NGÂN H ÀNG TMCP PH ÁT ẠI TRIỂN NH À TP.H CM (HDBANK) ..........................................................................................16 2.1 Thực trạng hoạt độn g tín dụn g tại HDBank: .......................................................................16 2.1.1 Tổng quan về thực trạn g hoạt động tín dụn g tại HDBank: ..........................................16 Nguồn: báo cáo nội bộ tình hình hoạt động kinh doanh 08 tháng đầu năm 2008 HDBank .....17 2.2 Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụn g tại HDBank: .................................................18 2.2.1 Nguyên nhân rủi ro thuộc v ề phía n gân hàng: .............................................................18 2.2.2 Nguyên nhân rủi ro thuộc v ề phía khách hàng: ...........................................................18 2.2.3 Nguyên nhân kh ách quan: ............................................................................................18 CH ƯƠ NG 3 MỘ T SỐ G IẢI PH ÁP NH ẰM NÂNG C AO NĂNG LỰC Q UẢN TRỊ RỦI RO TẠI NG ÂN H ÀNG TMC P PHÁ T TRI ỂN NH À TP.H CM .............................................19 3.1 Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà T P.HCM. ...................................................................................................................................................19 3.1.1 Xây dựn g h ệ thống xếp hạn g nội bộ hoàn chỉnh:.........................................................19 3.1.2 Hoàn thiện hệ thốn g quản trị r ủi ro tín dụn g tại HDBank............................................19 3.1.3 Nân g cao vai trò của côn g tác kiểm so át nội bộ ngân hàn g . .......................................19 3.2 Một số kiến ngh ị khác:........................................................................................................20 3.2.1 Kiến nghị đối với n gân hàn g nh à nước: .......................................................................20 3.2.1.1 Nân g cao chất lượn g quản lý, điều hành:..............................................................20 3.2.1.2 Tăng cường côn g tác thanh tra, kiểm soát: ...........................................................20 3.2.1.3 Nân g cao chất lượn g của Tr un g tâm t hông tin t ín dụn g ( CI C) : ............................20 3.2.2 Kiến nghị đối với Chính ph ủ:.......................................................................................21 3.3 Một số khó khăn trong việc x ây dựn g hoàn thiện m ô hình quản trị rủi ro tại HDBank. ....21 3.4 Mô hình quản trị rủi ro đề x uất: ..........................................................................................22 KẾT LUẬN...................................................................................................................................28 Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 3/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 1.1 Khái niệm cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng: 1.1.1. Khái niệm cơ bản về tín dụng: - Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. - Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHN N ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” - Căn cứ theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 thì “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng” - Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “Cấp tín dụng” thì Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước 1.1.2. Khái niệm cơ bản về rủi ro tín dung: - Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. - Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 4/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro (Ban hành theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHN N ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” - Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. - Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng nằm ở đâu? Rủi ro tín dụng Vở nợ đối với Vở nợ do tập trung hóa Lỗ do các nguyên nhân Khoản vay cá nhân đến từ nền kinh tế vĩ mô Các lĩnh vực, địa lý, ngành, Những khách hàng vay lớn ngành có liên quan Cho vay các đối tác có liên hệ lẫn nhau, nhóm khách hàng Có thể khái quát 03 nhóm nguyên nhân chính sau đây dẫn đến rủi ro tín dụng: Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 5/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro 1.2.1 Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng: - Phân tích tình hình tài chính không đầy đủ. - Cơ cấu khoản cho vay thiếu đồng bộ hoặc không phù hợp. - Không chú trọng dòng tiền ,phân tích sơ sài hoặc không phân tích lưu chuyển tiền tệ. - Quá tin cậy vào tài sản thế chấp, lơi lỏng trong việc định giá tài sản thế chấp (định giá cao hơn giá trị thị trường), không dự tính được sự sụt giảm giá bất động sản. - Tỷ lệ tài trợ trên trị giá tài sản thế chấp quá cao. - Thiếu quản lý và kiểm tra, lơi lỏng hoặc không quản lý quan hệ khách hàng. - Thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề. - Nguồn trả nợ không chắc chắn. - Sử dụng vốn vay không đúng mục đích. - Cho vay chỉ dựa vào tên tuổi của người vay. - Cho vay mang tính chất chính trị. Chạy theo dư nợ Thiếu kiểm tra giám sát Lơi lỏng các nguyên tắc cho vay Trình độ chuyên môn thấp, phát hiện rủi ro kém Thông tin tín dụng không đầy đủ Cho vay quá khả năng trả nợ của khách hàng Bỏ qua thỏa thuận trả nợ, hoặc không áp Cạnh tranh, tự thỏa mãn. chế cam kết thực hiện trả nợ - Theo số liệu thống kê từ ngân hàng Standard chartered một số nguyên nhân gây ra các khoản vay có vấn đề như sau: Nguyên nhân Tỷ lệ Trình độ quản lý kém/thiếu kinh nghiệm 53% Các hệ thống kiểm soát trong công ty (DN) kém 51% Tình hình kinh tế biến đổi 40% Phân tích thẩm định không đầy đủ 39% Ngân hàng giám sát lỏng lẻo 38% Gian lận – sử dụng vốn vay sai mục đích 22% Không thích ứng với thay đổi trên thị trường 18% Khiếm khuyết của tài sản thế chấp 14% Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 6/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro 1.2.2 Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng: - Quản lý yếu kém thiếu chuyên môn - Không có hoặc giám sát hoạt động kinh doanh và tài chính thiếu chặt chẻ và không toàn diện. - Chạy theo doanh thu, mở rộng sản xuất kinh doanh quá mức kiểm soát. - Thiếu hiểu biết về các tác động của các giai đoạn của vòng đời sản phẩm. - Dự án bị trì hoãn chậm tiến độ. Chi phí đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới quá cao. - Quá phụ thuộc vào một hay vài khách hàng hay thị trường chủ chốt, các hợp đồng lớn (bỏ trứng vào 01 giỏ). Hoạch định đa dạng hóa kém. 1.2.3 Các nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trườ ng hoạt động kinh doanh: - Do hoàn cảnh bên ngoài: + Các bất ổn rủi ro về chính trị, rủi ro thảm họa bất ngờ. + Chính sách vĩ mô, môi trường pháp lý. + Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới. + Bị kiện cào bởi bên thứ 3. + Các yếu tố kinh tế. - Do ảnh hưởng ngành kinh tế: + Nhà nước ban hành các qui chế mới hoặc nới lỏng các quy chế như: chính sách bắt buộc đội nón bản hiểm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh một số doanh nghiệp sản xuất nón thời trang, nón sơn… + Các thay đổi trong chu kỳ kinh doanh, thay đổi về cung ứng. + Thị trường chuyển hướng về nhu cầu sản phẩm chẳng hạn như trường hợp về nón bảo hiểm nêu trên. + Đối thủ cạnh tranh mới 1.3 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền kinh tế xã hội: 1.3.1 Ảnh hưở ng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: - Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 7/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến. - Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng dự phòng rủi roc ho khoản vay dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm. - Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao, ngân hàng không đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền khi đến kỳ hạn thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. 1.3.2 Ảnh hưở ng đến nền kinh tế xã hội: Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn. Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Nam M ỹ (2001-2002) đã làm rung chuyển toàn cầu. M ặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 8/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro * Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nến kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. 1.4 Một số phương pháp quản lý rủi ro tín dụng. 1.4.1 Lượng hóa rủi ro tín dụng: 1.4.1.1 M ô hình chất lượng 6 C: - (1)Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng,… - (2) Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. - (3) Thu nhập của người đi vay (Cash): Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán,… - (4) Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. - (5) Các điều kiện (Conditions) Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 9/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo từng thời kỳ. - (6) Kiểm soát (Control) Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không? 1.4.1.2 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & poor: Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất. Đối với M oody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AA A. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tư (không cho vay). Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại co lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán (cho vay) này. 1.4.1.3 M ô hình xếp hạng của công ty M oody và Standard & Poor Nguồn Xếp hạng Tình trạng Standard & Poor Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất* Aa Chất lượng cao* A Chất lượng trên trung bình* Baa Chất lượng trung bình* Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 10/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro B Chất lượng dưới trung bình Caa Chất lượng kém Ca M ang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu Moody AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất* AA Chất lượng cao* A Chất lượng trên trung bình* BBB Chất lượng trung bình* BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình CCC Chất lượng kém CC M ang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu 1.4.1.4 Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model): Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào: - Trị số của các chỉ số tài chính của người vay. - Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 Trong đó: X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của nợ Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 11/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. 1.4.1.5 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Bảng dưới đây là những hạn mục và điểm thường được sử dụng ở các ngân hàng của Hoa Kỳ. STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm 1 Nghề nghiệp của người vay - Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 10 - Công nhân có kinh nghiệm 8 - Nhân viên văn phòng 7 - Sinh viên 5 - Công nhân không có kinh nghiệm 4 - Công nhân bán thất nghiệp 2 2 Trạng thái nhà ở - Nhà riêng 6 - Nhà thuê hay căn hộ 4 - Sống cùng bạn hay người thân 2 3 Xếp hạng tín dụng - Tốt 10 - Trung bình 5 - Không có hồ sơ 2 - Tồi 0 4 Kinh nghiệm nghề nghiệp Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 12/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro - Nhiều hơn 1 năm 5 - Từ 1 năm trở xuống 2 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành - Nhiều hơn 1 năm 2 - Từ một năm trở xuống 1 6 Điện thoại cố định - Có 2 - Không có 0 7 Số người sống cùng (phụ thuộc) - Không 3 - M ột 3 - Hai 4 - Ba 4 - Nhiều hơn ba 2 8 Các tài khoản tại ngân hàng - Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Sec 4 - Chỉ tài khoản tiết kiệm 3 - Chỉ tài khoản phát hành Sec 2 - Không có 0 Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục tiêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số như sau: Tổng số điểm của khách hàng Quyết định tín dụng Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng 29 - 30 điểm Cho vay đến 500 USD 31 - 33 điểm Cho vay đến 1.000 USD 34 – 36 điểm Cho vay đến 2.500 USD 37 – 38 điểm Cho vay đến 3.500 USD 39 – 40 điểm Cho vay đến 5.000 USD Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 13/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro 41 – 43 điểm Cho vay đến 5.000 USD 1.4.2 Đánh giá rủi ro tín dụng: - Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay) x 100% - Nợ quá hạn (non performing loan-NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. M ột cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. - Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay: Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu. Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được Chính phủ xử lý rủi ro. - Hệ số rủi ro tín dụng: Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. - Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản có) x 100% - Tỷ lệ xóa nợ: Tỷ lệ xoá nợ = (Các khoản xoá nợ ròng/Tổng dư nợ cho vay)x100% - Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dư nợ cho vay hay với tổng vốn chủ sở hữu. 1.4.3 Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng: - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác. - Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng. - Thực hiện các quy định bảo đảm kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng. Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu. - Phân tán rủi ro trong cho vay: không nên tập trung quá dư nợ quá lớn vào một khách hàng, cùng ngành nghề (bỏ trừng vào một rổ) đề phòng trường hợp rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Phân tán rủi ro bằng cách mở rộng đối Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 14/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro tượng cho vay. - Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro. 1.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng : - Rủi ro tín dụng của một NH xảy ra ở những mức độ khác nhau, dẫn đến giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi vay hoặc khi không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến NH bị mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài mà không khắc phục được, NH sẽ bị lâm vào tình thế khó khăn, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và cho hệ thống NH nói riêng. - Điển hình là cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu đã giáng một đòn mạnh vào hệ thống ngân hàng. - Những dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ dưới tiêu chuẩn tại Mỹ đã xuất hiện từ cuối 2006. Chỉ trong vòng khoảng 9 tháng, khủng hoảng đã lan rộng trên toàn cầu. Các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu khả năng thanh khoản, bảng cân đối kế toán ngày càng xấu đi, và nghiêm trọng hơn là nỗi lo sợ phản ứng dây chuyền. Khủng hoảng thanh khoản không chỉ còn là vấn đề tranh cãi tại hậu cứ của các ngân hàng mà đã lan truyền ra bên ngoài. Sự sụp đổ của Bear Stears, sau đó nó bị thâu tóm bởi JP Morgan Chase, là dấu hiệu của cao trào khủng hoảng. - Các hiệu ứng từ cuộc khủng hoảng thật to lớn. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, cuộc khủng hoảng tín dụng đã làm thiệt hại khoảng 2% tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người và giảm khoảng 5 điểm phần trăm tăng trưởng so với thời kỳ trước đó. Nghiên cứu này cũng dự báo là phải mất ba năm nữa, kinh tế thế giới mới có thể hồi phục lại như thời kỳ hoàng kim trước đó. Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 15/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM (HDBANK) 2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại HDBank: 2.1.1 Tổng quan về thực trạng hoạt động tín dụng tại HDBank: - Trong các năm qua, hoạt động tín dụng tại HDBank tăng trưởng cao. Tổng dư nợ quy đổi VNĐ đến 31/12/2007: 8.912 tỷ đồng, chiếm 71,60% vốn huy động, tăng 233% so với năm 2006, vượt kế hoạch 95%. Trong đó nợ xấu chỉ chiếm 0,30%/ tổng dư nợ 27,90 tỷ đồng, số nợ xấu có khả năng mất vốn chiếm 9,65 tỷ đồng (chiếm 0,1%/tổng dư nợ). Dư nợ cho vay theo loại tiền Dư nợ cho vay theo thời hạn % Ngắn Hạ , 35.00 % n Ngoại tệ Vàng 3% 8% N gắn Hạn Ngoại tệ Trung - Dài hạ n , 65.00% Tr un - D ài hạn g Vàn g VNĐ VNĐ 89% Ta có thể thấy, dư nợ tín dụng mỗi năm mỗi tăng, năm sau lai tăng so với năm trước. Điều đó càng được thể hiện cụ thể qua biểu đồ dưới đây: Tỷ đồng 28 10,000 8,000 6,000 8 8,912 4,000 12 0 5 2,000 2,678 627 1,065 1,375 0 2003 2004 2005 2006 2007 Năm DƯ NỢ NỢ XẤU Nguồn: báo cáo thường niên của HDBank Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 16/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro Biểu đồ 2.1 : Dư nợ qua các năm tại HDBank 2003-2007 (Đơn vị: tỷ đồng) - Tình hình huy động vốn tại HD Bank 08 tháng đầu năm 2008: Đơn vị tính: tỷ đồng Loại tiền VNĐ Ngoại tệ Vàng Tổng cộng Vốn huy động 6.901 1.132 478 8.511 Kỳ hạn Không kỳ hạn Kỳ hạn Kỳ hạn dưới 12 tháng từ 12 tháng trở lên Vốn huy động 548 6.247 1.716 8.511 - Dư nợ tín dụng HDBank đến ngày 31/08/2008 : 7.142 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 1,05% dư nợ tín dụng Đơn vị tính: tỷ đồng Loại tiền VNĐ Ngoại tệ Vàng Tổng cộng Dư nợ tín dụng 6.040 362 740 7.142 Thời hạn vay Ngắn hạn Trung – Dài hạn Dư nợ tín dụng 3.301 3.841 7.142 Nguồn: báo cáo nội bộ tình hình hoạt động kinh doanh 08 tháng đầu năm 2008 HD Bank - Có thể xác định 4 nguyên nhân chính dẫn tới tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại. + Thứ nhất: căng thẳng vốn khả dụng và thanh khoản. + Thứ hai: rào cản lãi suất cao. Từ tháng 4, lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu bước vào cuộc đua nóng sốt nhất trong lịch sử. Lãi suất cho vay đầu ra được điều chỉnh tăng theo cân đối. Nhưng mức lãi suất 24% - 25% đối với VND trở thành một thách thức lớn đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vay vốn, cũng như hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân. Hiện lãi suất cho vay đã thực hiện theo cơ chế mới nhưng mức tối đa 21%/năm vẫn là một chi phí lớn. + Thứ ba: hạn chế giải ngân những “điểm nóng”. Đó là khó khăn từ thị trường chứng khoán và bất động sản. + Thứ tư: hạn mức 30%. Nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước “chốt” mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 30%. Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 17/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro - Theo số liệu thống kê nêu trên ta thấy tình hình nợ xấu tại HDBank trong thời gian quan có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp so mặt bằng ngành ngân hàng hiên nay. Tỷ lệ nợ xấu trong thời gian qua tăng nhanh do một số nguyên nhân chủ yếu sau. 2.2 Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại HDBank: 2.2.1 Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía ngân hàng: - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mang tính định tính, không lượng hóa các yếu tố rủi ro. - Do áp lực trả cố tức từ việc tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng giữa năm 2007 lên 1000 tỷ đồng cuối năm 2008, đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng (dư nợ tín dụng từ 2.678 tỷ đồng năm 2006 lên 8.912 tỷ đổng), do đó nới lỏng các nguyên tắc tín dụng, thiếu giám sát kiểm tra sử dụng vốn dẫn đến rủi ro tín dụng tăng. Chẳng như nới lỏng tỷ lệ cho vay trên trị giá tài sản đảm bảo tiền vay (có thể tài trợ tối đa 100% trị giá tài sản bảo đảm). - Trong điều kiện khan hiếm nguồn nhân lực trong ngành NH như hiện nay, một số cán bộ chưa đủ năng lực và đi trái ngành được tuyển dụng vào vị trí công tác tín dụng là khó tránh khỏi. Ngoài ra, một số đối tượng phải qua quá trình đào tạo, học việc, đào tạo nghiệp vụ… phải mất một khoảng thời gian đào tạo. - Do áp lực chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2007 một số cán bộ tín dụng dã lơi lỏng các nguyên tắc tín dụng, thiếu kiểm tra giám sát sử dụng vốn dẫn đến một số rủi ro tín dụng. 2.2.2 Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía khách hàng: - Do trình độ quản lý kinh doanh của khách hàng yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, khả năng chống đỡ thị trường còn nhiều hạn chế, do đó làm cho một số doanh nghiệp không vượt qua được, thậm chí phá sản gây ra rủi ro tín dụng. - Một nguyên nhân quan trọng gây nên rủi ro tín dụng là khách hàng vay vốn cố tình lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, hoặc lừa đảo không có ý định trả nợ. 2.2.3 Nguyên nhân khách quan: - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thị trường cho vay dưới chuẩn và cuộc khủng hoảng tài chính M ỹ. Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 18/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro - Lạm phát tăng cao lien tục trong 06 tháng đầu năm 2008 và chính sách tiền tệ thắt chặt của NHN N mà đặt biệt là việc mua tín phiếu bắt buộc ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. ………… CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM 3.1 Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM. 3.1.1 Xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ hoàn chỉnh: - Hiện tại HDBank đang áp dụng hệ thống xếp hạng mang tính định tính, hệ thống xếp hạng tính điểm không lượng hóa được rủi ro. Do đó ảnh hưởng đến chính sách đối với từng khách hàng và có biện pháp quản lý rủi ro hợp lý. Hiện tại HDBank đang triển khai hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn Moody do công ty kiểm toán Earnst and Young. 3.1.2 Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank - Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư … - Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…). Các ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, VIB, VPB, SCB… đã và đang tiến hành quá trình cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. 3.1.3 Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng . Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 19/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro 3.2 Một số kiến nghị khác: 3.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước: 3.2.1.1 Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành: - Thông qua chính sách điều tiết bằng công cụ lãi suất cơ bản, kiềm chế lạm phát trong thời gian qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. Ngân hàng nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ các ngân hàng thương mại sử dụng các công cụ trên thị trường mở để tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp (hiện tại ngân hàng nhà nước đã cho phép chiết khấu tín phiếu bắc buộc), giảm thiểu rủi ro thanh khoản các ngân hàng gặp trong thời gian qua. 3.2.1.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát: - Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp. 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC): - Một trong những bộ phận được ngân hàng thương mại sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các Tổ chức Tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời. - Cần xem xét việc khống chế tăng trưởng dư nợ tín dụng, theo quan điểm tôi đề nghị ngân hàng nước áp dụng việc khống chế tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao. Chẳng hạn quy định về tỷ lệ nợ xấu không quá 3%/tổng dư nợ, nếu ngân hàng TM CP nào thường xuyên từ 01 – 02 năm tỷ lệ nợ xấu ở mức 2%/ tổng dư nợ thì NHNN áp dụng khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. (có thể kèm theo một số chỉ tiêu đánh giá về tài sản nợ, có…). Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 20/27
- Đề tài: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà TP.HCM, phương pháp quản trị rủi ro 3.2.2 Kiến nghị đối với Chính phủ: - Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng thương mại. - Xây dựng trung tâm thông tin ở các bộ ngành liên quan để kết hợp với trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm hỗ trợ các NH trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. 3.3 Một số khó khăn trong việc xây dựng hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tại HD Bank. Theo các chuyên gia thì vẫn còn một chặng đường dài nữa các ngân hàng thương mại Việt Nam mới đạt được một mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại theo đúng nghĩa. - Trước hết, khó khăn lớn nhất xuất phát từ yếu tố con người bởi sự thay đổi mô hình tổ chức đã ảnh hưởng đến quyền hạn của các cán bộ có liên quan đến quá trình cấp tín dụng. Thật khó khăn khi phải thay đổi, p hải tiếp nhận cái mới, đặc biệt khi mà sự thay đổi đó ảnh hưởng đến quyền lực mà trước đây người ta có được. Giờ đây, một quyết định tín dụng không phụ thuộc vào một cá nhân mà là sự đồng thuận của các lãnh đạo các bộ phận chức năng có vai trò độc lập trong quá trình tác nghiệp. Đây là một lực cản không nhỏ trong quá trình triển khai mô hình này trên thực tế. - Khó khăn thứ hai có thể kể đến là môi trường thông tin, trong đó tính minh bạch, chính xác, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, cung cấp các thông tin cảnh báo…, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an toàn, hiệu quả nhưng những đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của các báo cáo chưa cao. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc p hục Nhóm 10 - Lớp Ngân hàng Đêm 2 Khóa 16 GVHD: P.GS TS Trần Huy Hoàng Trang 21/27
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ
85 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Vân - Đà Nẵng
118 p | 13 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng
107 p | 8 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân
84 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc An Giang
111 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
98 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
71 p | 5 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu chi nhánh Gia Lai
26 p | 11 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Gia Lai
26 p | 10 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Sacombank - Chi nhánh Đà Nẵng
119 p | 10 | 1
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh TP Hồ Chí Minh
75 p | 8 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
106 p | 11 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Đà Nẵng
91 p | 7 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
27 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội
93 p | 8 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
94 p | 1 | 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Ngũ Hành Sơn
116 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn