Tiểu luận tài chính quốc tế: Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu
lượt xem 47
download
Tiểu luận tài chính quốc tế: Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu nhằm trình bày về những hệ lụy và chuyển đổi trật tự toàn cầu, vị thế mới của các nền kinh tế lớn trên thế giới chương, kết luận và thông điệp đối với Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận tài chính quốc tế: Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN Môn học: Tài chính quốc tế Phân tích tình hình kinh tế thế giới hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu Giáo viên: TS. MAI THU HIỀN Lớp TCNH – 19A Nhóm thực hiện: - Nguyễn Như Trinh - Đậu Huy Ngọc - Ngô Hoài Nam - Đào Thị Thu Thủy - Trần Thị Thu Nga 1
- LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I. NHỮNG HỆ LỤY VÀ CHUYỂN ĐỔI TRẬT TỰ TOÀN CẦU CHƯƠNG II. VỊ THẾ MỚI CỦA CÁC NỀN KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ THÔNG ĐIỆP ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2
- LỜI NÓI ĐẦU Thế giới đã trải qua một cơn chấn động mạnh với cuộc suy thoái từ năm 2008 đã suýt tạo ra một cuộc Đại khủng hoảng thứ hai trên quy mô toàn cầu. Đợt suy thoái quy mô ớn này, bên cạnh việc để lại những hậu quả nghiêm trọng, đã tạo ra những tranh luận nghiêm túc về kinh tế học hiện đại với những trận chiến giữa các luồng tư tưởng. Cuộc khủng hoảng kinh tế lần này đã để lại những hệ lụy nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế bị ảnh hưởng nói riêng. Trong phạm vi môn học, nhóm thực hiện tiểu luận cố gắng mô tả những tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua để thấy được kết cấu mong manh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới. Tất cả các nước tại mọi nền kinh tế đều phải đối mặt với những hậu quả này và phải chật vật tìm kiếm những giải pháp và điều chỉnh những kế hoạch trung và dài hạn. Cho đến nay, cuộc khủng hoảng này là tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng năm 1929-1933, làm cho hàng triệu người trên khắp thế giới mất việc làm. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu và kéo theo toàn bộ nền kinh tế thế giới xuống dốc. Trong khi người ta nghĩ rằng Mỹ là một trong những động lực của nền kinh tế toàn cầu với những chính sách kinh tế đúng đắn thì cuộc khủng hoảng là một sản phẩm mang nhãn hiệu Mỹ được xuất khẩu ra toàn thế giới với khoảng một phần tư các khoản vay thế chấp của Mỹ đã được chuyển sang nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng đã làm nhiều nền kinh tế gánh chịu tổn thất do lượng cầu của thế giới tụt giảm. Các nước đang phát triển cũng gánh chịu những hậu quả nặng nề, đặc biệt là dòng vốn giảm mạnh, trong một số trường hợp là đảo chiều. Mặc dù đã có những phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của nhiều chính phủ, nền kinh tế thế giới tưởng như đã thoát khỏi suy thoái với những tín hiệu lạc quan vào cuối năm 2010, nhưng tâm lý lo ngại vẫn bao trùm viễn cảnh kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã bắt đầu từ năm 2008 đã để lại một hệ lụy là nền kinh tế suy yếu, những khoản nợ chồng chất, giá cả tăng vọt, lạm phát leo thang, thất nghiệp tăng cao và các chính sách thắt lưng buộc bụng đã gây ra bất ổn xã hội ở nhiều quốc gia. Trong cuộc khủng hoảng, người ta cũng chứng kiến một xu hướng bổ sung là sự thay đổi vị thế sản xuất và lợi thế so sánh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil và các nước đang phát triển khác. Sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển cũng cho 3
- thấy những nền kinh tế lớn trở nên ngày càng quan trọng hơn. Sự phát triển của những nước này tác động lẫn nhau một cách đáng kể và tác động tới những nước phát triển. Những nền kinh tế mới nổi đã bật lên được từ cuộc khủng hoảng và trở thành động lực của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn này. Trong khi đó, các nước phát triển lại phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như tăng trưởng thấp và nợ nần. Trong môi trường phức tạp đó, nền kinh tế thế giới đang hình thành một cục diện mới theo hướng hợp tác để cân bằng và ổn định lại, thiết lập các điều kiện mới để có thể giúp các nước tăng trưởng trở lại. Cuộc khủng hoảng rồi sẽ là quá khứ, thế giới cũng sẽ thay đổi. Sẽ có các quy định mới, những điều chỉnh chính sách để thay đổi tình trạng thất bại và sự không hoàn hảo của nền kinh tế thế giới vừa qua. Từ hậu quả của cuộc suy thoái, người ta rồi sẽ thành công trong việc tạo ra một cấu trúc mới hiệu quả hơn để thúc đẩy tăng trưởng và ổn định. CHƯƠNG I. NHỮNG HỆ LỤY VÀ CHUYỂN ĐỔI TRẬT TỰ TOÀN CẦU 1.1. Những hệ lụy của cuộc khủng hoảng Điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới trong thập kỷ vừa qua là cuộc khủng hoảng nặng nề diễn ra sau sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế toàn cầu lên đến đỉnh cao vào năm 2007. Sự “rơi tự do” của nền kinh tế Mỹ vào năm 2008 – 2009 đã kéo theo hàng loạt hệ lụy trong đó có khủng hoảng nợ ở châu Âu. Kinh tế thế giới phát triển mạnh nhưng không vững chắc trước năm 2007 chủ yếu bắt nguồn từ chính sách vĩ mô nới lỏng thái quá của chính phủ Mỹ sau cuộc khủng hoảng công ty internet, thường được gọi là “dot.com” vào năm 2000. Sự mất cân đối vĩ mô toàn cầu đã tạo điều kiện cho các dòng tài chính dịch chuyển với khối lượng chưa từng thấy trong lịch sử, vượt qua tầm hiểu biết và kiểm soát của giới chính sách, châm ngòi cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, sau đó lan ra các nước phát triển và kéo theo sự suy giảm về kinh tế trên toàn thế giới. Vấn đề của nền KTTG ngày nay mang tính cơ cấu hơn là những biểu hiện mang tính chu kỳ. Việc đầu tư quá nhiều gây ra dư thừa về năng lực sản xuất thường kéo theo kết quả là suy thoái. Nhưng đó là sự giảm sút tạm thời về sản lượng như một phản ứng của việc tái định giá hoặc khấu hao sản lượng dư thừa. Thường là sau khi những sai lầm này được chỉnh sửa, nền kinh tế sẽ tăng trưởng bình thường và thời 4
- gian của các đợt suy thoái này thường là một năm. Khác với chu kỳ kinh tế, các vấn đề cơ cấu thường diễn ra trong một thời gian dài trong cả thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh cũng như tăng trưởng chậm. Ví dụ, tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) hay thâm hụt cán cân thanh toán của Mỹ và việc không tạo thêm việc làm trong nhiều năm ở Nhật Bản. Tất cả các khu vực giàu có trên thế giới đang gặp nhiều vấn nạn. Nhật Bản với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trên đầu người gần như bằng không, tỷ lệ tăng trưởng ở mức âm. Eurozone liên tục gặp tỷ lệ thất nghiệp cao, phúc lợi xã hội không bền vững, tỷ lệ sinh sản thấp hơn nhiều so với mức đủ thay thế lực lượng lao động. Mỹ đạt kết quả tốt hơn một chút xét về mặt tăng trưởng GDP bình quân đầu người nhưng cán cân thanh toán của Mỹ bị thâm hụt triển miên. Tăng trưởng trì trệ Nền kinh tế thế giới đã trải qua một giai đoàn phát triển tương đối ổn định, trung bình khoảng 5% cho đến trước khi cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra vào quý I/2008. Các nước đang phát triển đã đạt mức tăng trưởng trung bình cao hơn 8%/năm so với mức 3%/năm của các nước phát triển trong giai đoạn này. Cuộc khủng hoảng kéo dài sang năm 2009 lan trộng trên toàn thế giới đã khiến GDP toàn cầu năm 2009 giảm 5.826 tỷ USD so với năm 2008 (đây là lần đầu tiên GDP toàn cầu tăng trưởng âm trong vòng 20 năm trở lại đây). Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, các nền kinh tế phát triển bị ảnh hưởng nặng nề hơn, chạm đáy ở mức -8% vào quý 4/2008, trong khi các nền kinh tế đang phát triển bị kéo lùi mức tăng tưởng -4% vào quý I/2009. Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006 đến nay có biên độ biến động rộng hơn hẳn so với thới kỳ trước. Sau một giai đoạn tương đối ổn định, tăng trưởng kinh tế thế giới đã suy giảm mạnh vào những năm 2008- 2009 do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Biên độ biến động rộng của tốc độ tăng trưởng cho thấy cùng với quá trình phát triển nhanh, có nhiều nhân tố rủi ro tiềm ẩn, kinh tế thế giới ngày càng trở nên khó dự báo và kiểm soát. Cơ cấu GDP của nhóm các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự thay đổi rõ rệt. Nhóm các nước đang phát triển có sự thay đổi rõ rệt. Nhóm các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng GDP của thế giới, đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức trên 6 % trong suốt thời kỳ từ 2003 đến 2008, và là động lực để kiềm chế độ suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong thời kỳ suy thoái 2008 – 2009. Tuy vậy nhóm nước phát triển vẫn chiếm trên 70% giá trị GDP của toàn thế giới. 5
- Hình 1.1. Tăng trưởng GDP thế giới và một số nền kinh tế chủ chốt, giai đoạn 2004-2012 (%) 20 15 Mỹ 10 Nhật Bản Trung Quốc 5 Thế Giới EU 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 -5 -10 Nguồn: worldbank.org Thất nghiệp tràn lan Sự trì trệ trở lại của nền kinh tế toàn cầu đã bắt đầu tác động nghiêm trọng đến thị trường lao động. Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO 2011), vừa qua chỉ có 50% số việc làm cần thiết được tạo ra. Thị trường lao động tại các nước phát triển chỉ có thể trở lại mức trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau ít nhất 5 năm nữa. Điều đó chỉ có thể xảy ra nếu nền kinh tế toàn cầu tạo ra khoảng 80 triệu việc làm trong hai năm tới. Việc chính phủ nhiều quốc gia phải thực hiện các chính sách thắt chặt ngân sách với mục tiêu đối phó với khủng hoảng tài chính hiện hữu trong năm 2011 đã dẫn tới khủng hoảng việc làm với hơn 200 triệu người là nạn nhân. Theo cơ quan thống kê của EU (Eurostat 2012), tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone đã lên tới mức kỷ lục trên 10,2 % trong quý IV của năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo mùa của 27 nước EU đạt mức 10% vào 3 tháng cuối năm 2011 và lên mức 10,2 % trong 2 tháng đầu năm 2012, tương đương với hơn 27,7 triệu người không có việc làm ở 27 nước EU và gần 17,4 triệu người tại 17 nước sử dụng đồng Euro. Bảng 1.1. Tỷ lệ thất nghiệp tại một số quốc gia và khu vực 2008 – 2012 (%) 6
- 2008 2009 2010 2011 2012 Các nền kinh tế phát triển 5,8 8,0 8,3 7,9 7,9 Mỹ 5,8 9,3 9,6 9,1 9,0 Khu vực Euro 7,7 9,6 10,1 9,9 9,9 Nhật Bản 4,0 5,1 5,1 4,9 4,8 Anh 5,6 7,5 7,9 7,8 7,8 Canada 6,2 8,3 8,0 7,6 7,7 Hàn Quốc 3,2 3,7 3,7 3,3 3,3 Nguồn: IMF, 2012 Thất nghiệp sẽ làm trì trệ hơn nữa tiến trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và có thể làm bùng lên rối loạn xã hội hơn nữa ở một loạt các nước. Phục hồi kinh tế trì trệ đã tác động nghiêm trọng đến các thị trường lao động, với 3 lý do chính: i) so với thời kỳ bắt đầu khủng hoảng, các công ty nay đã ở vị thế yếu hơn rất nhiều; ii) khi sức ép thực hiện chính sách khắc khổ về tài chính tăng lên, các chính phủ không sốt sắng thúc đẩy các chương trình hỗ trợ thu nhập hoặc tạo việc làm mới; iii) các nước phải hành động riêng rẽ vì thiếu sự phối hợp chính sách quốc tế. Trong năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới lên tới 7,4%, có nghĩa là thêm 59 triệu người lao động mất việc làm, đưa tổng số người thất nghiệp trên thế giới lên 239 triệu, lần đầu tiên vượt ngưỡng 7%. Tỷ lệ người nghèo và những người sống với chưa đầy 2 USD/ ngày trên thế giới trong năm 2011 dự tính tăng gần 200 triệu người so với năm 2007. Đồng thời, số người sống với 1,25 USD/ ngày trên thế giới sẽ tăng 53triệu. Nợ công tăng cao Gánh nặng nợ nần không chỉ là hiện tượng đơn lẻ ở Hy Lạp hay Ireland và Dubai. Nó đã trở nên khá phổ biến trên thế giới và không còn là đặc quyền của các nước đang phát triển. Hiện nay, các nước phát triển giàu có cũng là những “chúa chổm” khổng lồ. Thời gian qua, các nước đã vay nợ với tốc độ chóng mặt do suy thoái làm giảm số tiền thuế thu về trong khi các khoản chi phì tăng vùn vụt vì hoạt động giải cứu, hỗ trợ thất nghiệp và những nỗ lực kích thích kinh tế. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), chính phủ của 10 quốc gia giàu nhất thế giới đang có món nợ 50.000 USD tính trên mỗi đầu công dân của họ. 7
- Chỉ trong vòng hai tuần đầu tháng 8/2011 những nỗ lực kém hiệu quả trong việc ngăn chặn khủng hoảng nợ công ở châu Âu và việc Chính quyền Mỹ với Quốc hội không đạt được thỏa thuận về lộ trình và liều lượng cắt giảm ngân sách khiến cho giới đầu tư mất niềm tin vào khả năng lãnh đạo và phối hợp chính sách kinh tế toàn cầu của nhiều quốc gia chủ chốt. Bảng 1.2. Nợ chính phủ năm 2011 của một số quốc gia Quốc gia % GDP Quốc gia % GDP Mỹ 93,2 Hy Lạp 142,8 Eurozone 85,1 Bồ Đào Nha 93,0 Trung Quốc 17,1 Singapore 97,2 Nhật Bản 220,3 Iceland 96,2 Đức 83,2 Italia 119 Pháp 81,7 Canada 84 Anh 80 Bỉ 96,8 Nguồn: CIA Factbook 2011 Hiện tại, Mỹ - con nợ lớn nhất thế giới với tổng số nợ đã tăng lên trên 500 tr USD mỗi năm kể từ năm tài chính 2003, với mức tăng 1000 tỷ USD năm 2008, lên 1,9 nghìn tỷ trong năm 2009, và 1,7 nghìn tỷ USD trong năm 2010. Tổng số nợ công cộng đã đạt mức 100% GDP và món nợ này là một trong những lý do được đưa ra bởi Standard & Poor’s hạ cấp triển vọng tín dụng Hoa Kỳ xuống mức AA+ từ mức AAA vào ngày 06/8/2011, lần đầu tiên trong lịch sử của quốc gia này. Năm 2011, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu diễn biến hết sức phức tạp. Sau khi từ Hy Lạp lan sang Ireland và Bồ Đào Nha, “bệnh nợ công” đã tấn công những nền kinh tế chủ chốt của Khu vực đồng euro là Pháp, Italia và Tây Ban Nha. Sự trợ giúp của IMF chưa đủ để dập tắt nguy cơ khủng hoảng nợ công biến thành khủng hoảng xã hội và thể chế trong khu vực. 1.2. Chuyển đổi trật tự toàn cầu Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng trưởng và các nước phát triển bị đình đốn thì con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay bằng hai tốc độ trái ngược đang thúc đẩy quá trình tiếp cận giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển, giúp cơ cấu lại luồng lưu thông thương mại và tài chính thế giới và đặc biệt là đang đặt ra một trật tự thế giới mới. 8
- Trong khi các nền kinh tế mới nổi tiếp tục tăng trưởng nhờ biết đối phó với khủng hoảng và gần như lấy lại được tốc độ tăng trưởng có được trước khi diễn ra vụ ngân hàng Mỹ Lehman Brothers bị đổ bể, thì các quốc gia phát triển bị chìm ngập trong nợ công và tương lai mờ mịt, trong đó nổi bật là tỷ lệ thất nghiệp cao và dân số già, đang đón chờ họ. Điều này vô tình nâng cao vai trò của các nền kinh tế mới nổi trong khuôn khổ kinh tế thế giới và trong quan hệ so sánh với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Sự thay đổi trong cán cân quyền lực kinh tế có lợi cho các nước châu Á và trong chừng mực nao đó là cả Mỹ Latinh, đáng lẽ phải diễn ra trong thời gian hàng chục năm, nhưng cuộc suy thoái 2008-2009 vừa qua đã đẩy nhanh tiến trình này, khiến các nước giàu, đặc biệt là châu Âu, phải hứng chịu một thảm hoạ được coi như lớn nhất mà người ta có thể tưởng tượng được trong vòng 1 thập kỷ qua. Cho dù các nước phát triển tiếp tục giữ ngôi vị cao về thu nhập tính theo đầu người so với các nước lớn mới trỗi dậy và vai trò của họ trong các tổ chức tài chính – kinh tế thế giới tiếp tục là chủ đạo, nhưng trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, sự hiện diện, ảnh hưởng và uy tín của họ đang bị đe doạ nghiêm trọng. Khu vực tài chính trở thành tâm điểm của kinh tế toàn cầu Cùng với quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn và sự luân chuyển mạnh mẽ của các dòng vón đã tạo nên động lực thúc đẩy khu vực tài chính tăng trưởng nhanh chóng. Chứng khoán vốn, chứng khoán nợ tư nhân và tín dụng ngân hàng là 3 thành tố chủ yếu trong cơ cấu tổng tài sản tài chính toàn cầu. Năm 2008, tổng giá trị tín dụng ngân hàng của toàn thế giới là 61,1 nghìn tỷ USD (bằng 101% tổng GDP), tăng 221% so với năm 1990, trong đó tín dụng ngân hàng tại Mỹ đạt 12,5 tỷ USD (chiếm 20,4%). Quy mô của nợ chính phủ tăng trưởng chậm hơn và dần chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng cơ cấu thị trường tài chính. Tuy nhiên cơ cấu này cũng khác nhau giữa các quốc gia và thay đổi giữa các thời kỳ trong cùng một quốc gia. Như tại thị trường Nhật Bản, chứng khoán vốn chiếm tới 68% tổng giá trị tài sản, tỷ lệ này ở EU là 36%, Hoa Kỳ là 22% và ở các nền kinh tế mới nổi là 56%, nợ chính phủ chiếm tỷ trọng đặc biệt lớn tại Nhật Bản (26%). Chứng khoán nợ tư nhân phát triển mạnh tại thị trường Hoa Kỳ (42%) và EU (36%), ít phát triển tại thị trường các nước mới nổi (6%) và chưa xuất hiện tại thị trường Nhật Bản (theo số liệu 2004 - 2005). Tuy nhiên đến năm 2008, chứng khoán nợ tư nhân đã tăng lên 9% tại thị trường Nhật Bản, thị trường cổ phiếu thu hẹp chỉ còn 12%, tín dụng ngân hàng tăng lên 44%, nợ chính phủ tiếp tục duy trì ở mức cao. 9
- Quy mô thị trường vốn quốc tế đã tăng liên tục từ năm 2002. Cho vay và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu, tiếp theo là giao dịch trái phiếu. Đầu tư trực tiếp chỉ chiếm 20% năm 2007 nhưng đứng khá vững trong năm 2008 – khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Trong khi đó, sự giảm sút đột ngột của dòng vốn cho vay và cấp tín dụng năm 2008 là nguyên nhân cơ bản dẫn đến giảm sút thị trường vốn toàn cầu. Thị trường bất động sản đạt mức cao nhất trong năm 2007 với tổng giá trị thị trường lên tới 90 nghìn tỷ USD, tuy nhiên thị trường này đã giảm xuống 87,4 nghìn tỷ vào năm 2008. Sự tăng trưởng liên tục của thị trường bất động sản từ 1990 cho đến 2007 chính là nguyên nhân tạo nên các bong bóng bất động sản gây ra các cuộc đổ vỡ tài chính nghiêm trọng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, hệ thống tài chính thế giới được nhận định có sự cải biến tổng thể. Cơ chế kiểm soát rủi ro, an toàn về vốn, cơ chế kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh đã được nhìn nhận lại và đòi hỏi những sự thay đổi cơ bản trong hoạt động của các định chế tài chính trên toàn thế giới. Mặc dù các dấu hiệu phục hồi là khá rõ rệt, sự phục hồi của tài chính thế giứoi hiện nay được đánh giá là chưa bền vững. Rõ ràng nền kinh tế thế giới đang hoạt động vượt ra ngoài số lượng của cải thực có. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới đã tăng gần 8 lần trong vòng 30 năm, từ 10,1 nghìn tỷ USD vào năm 1980 lên 78,9 nghìn tỷ USD vào năm 2011. Trong khi đó, quy mô tài sản tài chính của thế giới đã tăng gần 18 lần, từ 12 nghìn tỷ USD vào năm 1980 lên 212 nghìn tỷ năm 2010 (McKinsey 2011). Mặc dù, không thể so sánh một cách giản đơn về GDP toàn cầu với quy mô tài sản tài chính toàn cầu, nhưng có thể thấy rằng trong 30 năm qua, quy mô của nền kinh tế thực ngày càng nhỏ lại so với nền kinh tế “ảo”. Nói cách khác, hệ thống tài chính toàn cầu đã vượt xa và đang tiếp tục tăng mạnh so với hệ thống vật chất của nền kinh tế thực. Vai trò động lực tăng trưởng của các nước đang phát triển Năm 2007 đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng mà trong đó Mỹ cho rằng có thể các nền kinh tế mới nổi vốn có cơ sở kinh tế vĩ mô vững chắc và nền tài chính lành mạnh sẽ tách ra khỏi quỹ đạo của các nước giàu và dường như không bị cuốn vào cuộc khủng hoảng đó. Tuy nhiên sự “chia tay” này đã không xảy ra vì cuộc khủng hoảng đó đã lan tới các nước đang phát triển bằng hai kênh. Đó là kênh tài chính trong đó cơ hội tiếp cận tín dụng bị giảm sút đáng kể và 10
- kênh thương mại, theo đó xuất khẩu của các nước đang phát triển sang thế giới phát triển bị hạn chế bởi nhu cầu giảm. Cho dù bị ảnh hưởng ít nhiều vì kinh tế các nước phát triển bị chững lại, các nước đang phát triển lại dường như tập trung vào đối phó với việc nền kinh tế phát triển nóng, lạm phát cao và kiểm soát luồng vốn đang tràn vào lãnh thổ quốc gia đe doạ tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ mạnh và đồng nội tệ. Những diễn biến này hoàn toàn trái ngược với những gì xảy ra tại các nền kinh tế phát triển: nợ công và nợ nước ngoài quá tầm kiểm soát, tỷ lệ thất nghiệp cao, vốn đầu tư quá mỏng, hệ thống tài chính yếu, không đủ sức để trang trải những gánh nặng do dân số già đặt ra. Trong một vài thập kỷ tới, chúng ta sẽ chứng kiến một quá trình tái cân bằng nền kinh tế thế giới, và điều này càng làm cho thuyết phân biệt giữa trung tâm và ngoại vi của chủ nghĩa cấu trúc đưa ra cách đây nửa thế kỷ càng trở nên lỗi thời. Đặc biệt là Châu Á sẽ từng bước khôi phục vai trò kinh tế đã từng có của mình trước khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra và cũng không loại trừ một điều là nhiều ước Mỹ Latinh cũng sẽ có tiếng nói riêng đối trọng lại các nước châu Âu, Nhật Bản và trong một chừng mực nào đó cả với Mỹ. Tương quan sức mạnh kinh tế thay đổi Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, những người khổng lồ châu Á – Trung Quốc và Ấn Độ - đang dẫn dắt châu Á tiếp tục phát triển trong khi các nền kinh tế phương Tây vẫn đang khó khăn bởi cuộc khủng hoảng. Thực tế là sự vững mạnh của khu vực tài chính các nước châu Á có được nhờ những cải cách thực hiện trong thởi gian khủng hoảng tài chính châu Á đã giúp họ đứng vững, trái ngược với tình trạng kinh tế bị khủng hoảng nặng nề của các nước phương Tây. Trung Quốc vẫn tiếp tục là tâm điểm của kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức cao trên 8%. Dự trữ ngoại hối của nước này lớn nhất thế giới với mức trên 3,2 nghìn tỷ USD và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Và mặc dù đã có nhiều kêu gọi “tái cân bằng” lại nền kinh tế toàn cầu nhưng đà xuất khẩu của Trung Quốc không suy giảm mà chỉ chuyển hướng từ thị trường Mỹ và Châu Âu sang Mỹ Latinh và châu Phi. “Công xưởng thế giới” vẫn tiếp tục sản xuất ra hàng hoá vật chất cho thế giới nên gia tăng nhu cầu với tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô trên thế giới, tạo ra áp lực khiến giá cả tăng cao. Trong những năm qua, các nước công nghiệp hoá đã phải đối phó với hệ quả của cuộc khủng hoảng như vấn đề nợ công lan rộng và thất nghiệp tăng cao. Tăng 11
- trưởng kinh tế của các nước này sẽ không còn tạo đà cho các nền kinh tế đang phát triển như trong thời kỳ bùng nổ trước khủng hoảng. Trong lúc đó, những nền kinh tế mới nổi, từng được xem là rất dễ tổn thương, lại có khả năng chống chọi bền bỉ. Các nền kinh tế mới nổi đã tăng cường đối phó bằng chính sách tiền tệ và tài khoá đã ít nhiều có hiệu quả và trở thành động lực cho nền kinh tế thế giới trong giai đoạn khủng hoảng. Nhưng những biện pháp mang tính đối phó khẩn cấp này không thể kéo dài. Vì vậy, liệu các nước này có chuyển tiếp sang một mô hình tăng trưởng cao khác nhưng bền vững không, trong khi các nền kinh tế phát triển còn đang chật vật. Tăng trưởng cao và ổn định tài chính ở các nền kinh tế đang phát triển giúp tạo điều kiện cho việc điều chỉnh quy mô lớn ở các nước công nghiệp hoá. Đồng thời, điều này có ý nghĩa dài hạn vì nếu các nền kinh tế đang phát triển duy trì mức tăng trưởng như hiện nay thì nền kinh tế toàn cầu sẽ biến đổi với việc chưa đầy một thập kỷ nữa, các nước đang phát triển sẽ đóng góp hơn 50% vào GDP toàn cầu. Trong giai đoạn khủng hoảng, nhiều nước đang phát triển đã có đệm bảo vệ giảm sốc với dự trữ ngoại tệ lớn, thạng dư ngân sách và cán cân thanh toán, và các ngân hàng đã vốn hoá cao độ. Các nước này không bị cạn kiệt ngân sách hay thanh khoản tài chính – vì thế cũng không mất đi khả năng phản ứng với những cú sốc tương lai. Nói chung, những nước đang phát triển vẫn đang dư sức để tiếp tục lèo lái thành công trong một thế giới vẫn còn bất ổn vì khủng hoảng ở các nước phát triển. Dòng chảy tri thức, tài chính, và công nghệ, nền tảng của mức tăng trưởng cao bền vững ở các nước đang phát triển có quan hệ mật thiết với một nền kinh tế toàn cầu hoá mở, vận hành dựa trên luật lệ. Một thế giới như thế đòi hỏi một nền kỹ trị toàn cầu tốt hơn, và cần tiến hành những cải cách cơ cấu mạnh mẽ, và vai trò của các nước đang phát triển gia tăng trong các định chết toàn cầu. CHƯƠNG II. VỊ THẾ MỚI CỦA CÁC NỀN KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI Trật tự kinh tế thế giới trong những thập kỷ qua được thúc đẩy bởi quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế không chỉ đơn thuần kết nối các nền kinh tế riêng lẻ vào một mạng lưới sản xuất và tiêu thụ chung, làm gia tăng mức độ tuỳ thuộc lẫn nhau, mà còn tạo ra sức hút hướng tâm, quy tụ, sắp xếp các nền kinh tế theo một trật tự có tính chất bất đối xứng giữa khu vực trung tâm gồm các nền kinh tế phát triển và vùng ngoại vi gồm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tuy 12
- nhiên, trong khu vực ngoại vi cũng nổi lên những sức mạnh kinh tế mới có thể làm thay đổi trật tự này. Trong những thập kỷ tiếp theo, các nước phát triển vẫn là đầu tàu của nền kinh tế thế giới như trước đây và thế giới vẫn sẽ phân chia thành nhóm các nước giàu, nhóm các nước nghèo. Nhưng nhìn xa hơn, cấu trúc này sẽ thay đổi bởi sự trỗi dậy của các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ. 2.1. Mỹ: Tiếp tục là động lực chính yếu Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của kinh tế Mỹ tính từ sau cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Mặc dù chính phủ Mỹ đưa ra nhiều gói cứu trợ và đã có một số chính sách cải cách kinh tế, nhưng nền kinh tế Mỹ cho đến nay vẫn chưa thoát ra khỏi giai đoạn đình trệ. Về mặt tổng quát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ còn thấp và thiếu ổn định, thất nghiệp vẫn cao, thâm hụt ngân sách gia tăng mạnh và khó kiểm soát, thâm hụt thương mại vẫn còn ở mức cao. Việc giải quyết những khó khăn này một mặt đòi hỏi chính phủ Mỹ phải có những giải pháp ngắn hạn thỏa đáng, nhưng mặt khác những khó khăn này là kết cục của những tương quan mất cân bằng kinh tế toàn cầu và vì vậy, chúng chỉ có thể giải quyết khi các cân bằng kinh tế toàn cầu được thiết lập. Với tình hình kinh tế ảm đạm từ năm 2008, những cảm nghĩ về một nước Mỹ suy tàn và khủng hoảng đã lại xuất hiện khi nhìn vào những khoản thâm hụt tài khóa lớn của Mỹ mà nếu kết hợp với mức tăng trưởng liên tục của Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và các nền kinh tế khác thì dường như báo trước một sự dịch chuyển quan trọng và không thể đảo ngược của sức mạnh kinh tế toàn cầu. Nhưng một đợt suy thoái hay thậm chí một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, không nhất thiết đồng nghĩa với việc khởi đầu của sự kết liễu một siêu cường. Như đã biết, Mỹ đã chịu những cuộc khủng hoảng nặng nề và kéo dài trong những thập niên 1890, 1930 và 1970. Mỗi lần như thế, nước Mỹ lại hồi phục trong thập niên tiếp theo và thực sự lại đạt đến vị thế mạnh hơn so với các cường quốc khác, hơn cả trước thời khủng hoảng. Những thập niên 1910, 1940 và 1980 đều là những cao điểm của sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu. Tổn thương sau khủng hoảng Khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu là sự đổ vỡ của thị trường bất động sản và chính từ sự đổ vỡ này đã gây ra những hệ lụy to lớn cho nền kinh tế Mỹ, mà trước hết là khu vực tài chính, với sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng lớn, và sau đó là 13
- các ngân hàng công nghiệp có liên quan đến khu vực nhà đất và toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Sự sụp đổ của thị trường Bất động sản làm cho nhiều người dân Mỹ rơi vào cảnh nợ nần và họ phải chuyển sang xu thế tiết kiệm để thanh toán các khoản vay nợ ngân hàng. Việc chuyển từ tiêu dung sang tiết kiệm đã làm thay đổi căn bản tổng cầu của nền kinh tế và làm cho nhiều ngành công nghiệp gặp khó khăn, thu hẹp và giãn nợ. Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ theo quý, 2008 – 2012 (%) 6 I/2008 4 II/2008 III/2008 2 IV/2008 0 I/2009 1 -2 II/2009 III/2009 -4 IV/2009 -6 I/2010 II/2010 -8 III/2010 -10 Nguồn: Bureau of Economics Analysis Gói kích thích kinh tế năm 2009 trên thực tế đã đem lại một số tác dụng tích cực cho quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ với tốc độ tăng GDP tương đối khả quan vào năm 2010 ở mức 3%. Tuy nhiên, những tác động của gói kích thích không tồn tại lâu và từ cuối năm 2010 đến nay, tốc độ tăng GDP của Mỹ có xu hướng chậm lại. Trước xu hướng chậm lại của quá trình phục hồi kinh tế, một biện pháp kích thích kinh điển khác lại được áp dụng cho nền kinh tế Mỹ, bằng việc nới lỏng tiền tệ với quy mô khoảng 600 tỷ USD vào cuối năm 2010. Mức tăng trưởng thấp của Mỹ trong năm 2011 chủ yếu là do chi tiêu tiêu dung chỉ tăng lên chậm chạp và mức thất nghiệp không được cải thiện. Trong điều kiện mức thất nghiệp không được cải thiện thì khó có thể tăng được tiêu dung để từ đó thức đẩy tăng trưởng, bởi tiêu dung chiếm tới hơn 70% GDP của Mỹ. 14
- Bên cạnh đó, sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ do tác động của khủng hoảng đã làm cho vấn đề thất nghiệp trở nên trầm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp vào cuối năm 2009 đã vượt lên mức hai con số khi tỷ lệ này đạt mức 10,2 %. Tình hình thất nghiệp không có những cải thiện đáng kể mặc dù chương trình tạo việc làm đã được Chính quyền của Tổng thống Obama rất quan tâm và giành nhiều nguồn tài chính. Việc làm là một trong những yếu tố phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng thực tế cho thấy, từ tháng 12 năm 2007 cho đến giữa năm 2011, khoảng 7 triệu người Mỹ bị mất việc làm, và hiện nay tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc nhóm thanh niên trẻ, khoảng 25,4%. Tuy nhiên đến đầu năm 2012, đã có nhiều điểm sáng về việc làm. Thị trường lao động được cải thiện là một thực tế rõ nét nhất chứng tỏ kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi khá ổn định. Nhưng với tổng số lao động bị thất nghiệp ở Mỹ đến thời điểm đầu tháng 3 vẫn ở mức 12,8 triệu người, kinh tế Mỹ cần tạo ra 5 triệu việc làm mới nữa mới giảm được số người thất nghiệp xuống mức thấp như trước khi nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng 2008 – 2009. Nợ công ở Mỹ cũng đang trở thành một vấn đề lớn khi tỷ lệ nợ công này đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, mức nợ công của Mỹ là khoảng 70% GDP, nhưng tỷ lệ này đã tăng lên 90% GDP vào năm 2010. Đến tháng 9 năm 2011, nợ công của Mỹ là khoảng 14.700 tỷ USD, tương đương gần 100% GDP. Mặc dù nợ công không phải là vấn đề tồi tệ đối với nền kinh tế Mỹ, song nếu nợ công vượt ngưỡng 100% GDP và tồn tại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến những mất cân đối lớn khác của nền kinh tế, trước hết là khả năng trả nợ của Chính phủ và tiếp sau là các vấn đề về cân bằng tài khoản vãng lai và các cân bằng khác. Trong điều kiện hiện nay của Mỹ, việc gia tăng nợ công làm trầm trọng thêm vấn đề thâm hụt thương mại và cản trở lớn cho việc phục hồi nền kinh tế. Hình thái dân số lành mạnh Vào ngày 14 tháng 8 năm 2012, những người làm ở Tổng cục Thống kê Mỹ đã ăn mừng vì dân số Mỹ đã chạm mốc 314.159.265 người. Con số này tương đương với số Pi. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra một lần trong nhiều thế hệ. Con số này cũng cho thấy Mỹ là quốc gia có dân số lớn thứ 3 thế giới và đông nhất trong số nền kinh tế phát triển với hơn 82% dân số sống ở đô thị, so với mức 50,5 % của toàn thế giới vào năm 2008. 15
- Mức sinh cao và dân nhập cư không những làm dân số của Mỹ tăng lên mà còn làm thay đổi biểu đồ dân số. Theo phân phối tuổi hiện tại ở Mỹ, số người lớn da trắng đông hơn so với các nhóm người khác, và trong số những người da màu, trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Hiện nay, tại những khu vực có người nhập cư đông nhất ở Mỹ, như các thành phố Los Angeles và Houston, một nửa số người Mỹ Latinh là trẻ em dưới 14 tuổi. Như vậy, khi mà số trẻ em Mỹ Latinh này đến độ tuổi sinh sản trong một hai thập kỷ tới thì số người Mỹ Latinh ở Mỹ sẽ tăng lên nhanh chóng. Trong tương lai Mỹ sẽ có một xã hội trẻ trung hơn với nhiều dân tộc hơn, và như vậy sẽ năng động hơn. Một bằng chứng đơn giản nhất là tuổi trung vị ở Mỹ và châu Âu đang ngày càng mở rộng và tuổi trung vị ở châu Âu có xu hướng tăng lên nhanh hơn nhiều. Điều này cho thấy một thực tế về sự lão hóa dân số ở châu Âu và sự ổn định ở Mỹ vì hiện tại, tuổi trung vị của Mỹ là 36,9 (US Census, 2010) và của 27 nước EU là 40,9 (Eurostats 2012). Vai trò toàn cầu không thay đổi Nhìn chung người ta cảm nhận rằng sự kết thúc của thế thống trị mà nước Mỹ đang nắm giữ, nếu nó đến, không có nghĩa nước Mỹ mất đi vị thế hiện tại đối với quốc tế. Ít quốc gia có được quan điểm tự do rộng khắp và sự thịnh vượng như ở Mỹ, ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Sức mạnh của nước Mỹ có thể giảm đi, nhưng những yếu tố căn bản làm nên vị thế của nước Mỹ vẫn tồn tại và phát triển. Ngay cả khi thế cân bằng trở nên bất lợi với Mỹ, thế giới sẽ vẫn chỉ tiếp tục tồn tại trong khuôn khổ hệ thống hiện tại. Nói cách khác, thế giới “hậu Mỹ” sẽ không khác nhiều so với thế giới hiện nay bởi vì trật tự thế giới hiện đại được định hình bởi sức mạnh của nước Mỹ và phản ánh về quyền lợi cũng như lựa chọn ưu tiện của người Mỹ. Nếu cán cân quyền lực thế giới chuyển hướng sang một hoặc một nhóm nước khác, trật tự thế giới sẽ thay đổi để phù hợp với quyền lợi và lợi ích của người Mỹ. Nhiều người mặc nhiên thừa nhận thế giới như nó vốn có hiện nay mà không hề tự hỏi rằng mọi chuyện sẽ rất khác như thế nào nếu không có nước Mỹ đứng đầu. Nếu nhìn vào thành tích của một vài năm qua người ta dễ bị thất vọng. Nước Mỹ đã phải trả một giá đắt để bù đắp cho những tổn thất về nhà ở và việc làm. Sự hồi sinh của khu vực doanh nghiệp, mang lại nhiều lý do để lạc quan, nhưng đã không mang lại nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, kể từ tháng 2/2010, khu vực tư nhân, 16
- chiếm 83% toàn bộ công ăn việc làm, đã bổ sung gần 4,1 triệu việc làm, hay khoảng 160.000 việc làm mỗi tháng. Điều đó là không đủ, nhưng nó là dấu hiệu cho thấy bộ máy tạo công ăn việc làm rõ ràng đang hoạt động trở lại. Khu vực nhà nước là nguồn duy nhất gây mất việc: các cơ quan chính phủ đã cắt giảm một triệu việc làm kể từ năm 2010. Nhưng sự cắt giảm mạnh mẽ này cũng đã ngừng lại. Như vậy, kể từ sự thảm bại của Lehman Brothers, Mỹ đã phải trải qua một cú sốc mạnh mẽ nhưng đã tái tạo được những khả năng phát triển và đổi mới. Những thay đổi bên trong là những bằng chứng để tin rằng nước Mỹ sẽ một lần nữa tái sinh và phát triển. Và mặc dù còn có những vấn đề, nhưng sẽ tiếp tục thống trị kinh tế thế giới và trong hướng đi đó, các quốc gia khác cũng trở nên thịnh vượng hơn. 2.2. Châu Âu: Đối mặt với vô vàn khó khăn và tình hình kinh tế ảm đạm kéo dài Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, dân số già đi, mức sinh thấp đột ngột, sức mạnh quân sự suy yếu và các quốc gia ở các châu lục khác đang nổi lên đe dọa sẽ dẫn tới một tương lai ảm đạm của châu Âu. Do không thể có sự tăng trưởng kinh tế đột biến trong nhiều năm tới, hàng triệu người dân châu Âu đang phải đối mặt với một thập kỷ suy giảm mức sống, giảm các phúc lợi và kéo dài tuổi thọ… Kinh tế tăng trưởng chậm chạp Các nước châu Âu hầu hết chỉ đạt tăng trưởng kinh tế thấp hoặc tăng trưởng âm. Nền tài chính của nhiều nước đang bị suy yếu nghiêm trọng và sẽ phải mất nhiều năm mới có thể phục hồi. Các ngân hàng gặp nguy hiểm trước khả năng khu vực đồng tiền chung châu Âu bị tan vỡ. Hơn thế nữa, ngay cả nếu liên minh tiền tệ sống sót được qua cơn khủng hoảng thì các quốc gia châu Âu vẫn phải đối mặt với vấn đề chi phí quá cao nhưng thiuu bền vưng cho các dịch vụ công. Tăng trưởng của kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu không theo kịp Mỹ, nước công bố tăng trưởng GDP quý III/2011 đạt 0.6%. Kinh tế Anh quý III/2011 tăng trưởng 0.5%. GDP của Đức có mức tăng trưởng dự báo cả năm là 0.5%. Pháp công bố GDP quý 3/2011 tăng trưởng 0.4%. Hà Lan bất ngờ công bố GDP quý III/2011 sụt giảm 0.3% trong khi trước đây kinh tế Hà Lan tăng trưởng thuộc loại tốt nhất khu vực. Đây có thể coi như hậu quả trực tiếp từ các biện pháp thắt chặt ngân sách cũng như tác động từ khủng hoảng nợ của Eurozone. Liên minh châu Âu đã dự báo tăng trưởng năm 2011 từ 1.8% xuống còn 0.5% trong năm 2012. Nền kinh tế khu vực này đang tăng trưởng chậm lại và có nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới. Mặc dù đã có dấu hiệu tạm lắng nhưng vấn đề nợ 17
- công cao đã tác động đến hoạt động sản xuất của các nhà máy, có thể tăng trưởng chậm lại và có nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái mới. Mặc dù đã có dấu hiệu tạm lắng nhưng vấn đề nợ công cao đã tác động đến hoạt động sản xuất của các nhà máy, có thể tăng trưởng kinh tế sẽ đảo ngược. Hình 2.2. Tăng trưởng GDP khu vực đồng Euro, 2008 – 2011 3 II/2008 2 III/2008 1 IV/2008 0 I/2009 -1 II/2009 -2 III/2009 -3 IV/2009 -4 I/2010 -5 II/2010 -6 Nguồn: Eurostat Cơn bão nợ công trở thành cuộc khủng hoảng của liên minh tiền tệ Cuộc khủng hoảng tài chính của châu Âu đã biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính công ngăn cản mọi sự phục hồi kinh tế ở Eurozone. Vô số biện pháp được tiến hành cho đến nay đã tỏ ra không có hiệu quả. Tất nhiên, cần phải tìm ra một giải pháp cho phép châu Âu hóa những khoản nợ của các nhà nước. Đồng thời, cần thiết phải sử dụng các biện pháp ngắn hạn để phục hồi tăng trưởng và để giảm bớt sự mắc nợ toàn cầu của Eurozone, nhưng điều này chỉ có thể là về lâu dài. Vào thời điểm nền kinh tế thế giới có hai năm phục hồi, cho dù không đồng đều giữa các khu vực nhưng được giữ vững một cách tương đối. Trong liên minh tiền tệ châu Âu, sự phục hồi này được ghi nhận ít hơn ở phần còn lại của thế giới. Khối lượng hàng hóa xuất khẩu sang các nước mới nổi đang gia tăng mạnh mẽ đã dẫn đến sử bùng nổ kinh tế nào đó ở một số nước như Đức, Áo, Hà Lan, Cộng hòa Séc… đã làm người ta tin rẳng cuộc khủng hoảng của những năm 2008 – 2009 đã qua và có thể chỉ còn kéo dài ở các nhà nước “ngoại vi”, những nước vẫn đang đấu tranh chống thâm hụt ngân sách lớn hay một khoản nợ công cao. 18
- Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính chưa được vượt qua ở châu Âu mà đã biến thành một cuộc khủng hoảng nợ, kìm hãm sự tăng trưởng và ngăn cản sự phục hồi kinh tế của Eurozone. “Cuộc khủng hoảng đồng euro” xuất phát từ những mất cân bằng về kinh tế vĩ mô của liên minh tiền tệ, những biện pháp hỗ trợ của các nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và một mức độ mắc nợ tư và công cao đã tồn tại một phần trước cuộc khủng hoảng. Tất cả những toàn tính của các nước châu Âu để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này cho đến nay đều thất bại… Thất nghiệp, các vấn đề xã hội và dân số trở nên nghiêm trọng Thất nghiệp cao là một đặc trưng của “kỷ nguyên lạnh lẽo” của châu Âu. Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay đang chiếm hơn 20% lực lượng lao động, và được dự báo là sẽ không giảm xuống 16% cho đến năm 2016. Điều đó không phải chỉ do những việc làm được tạo ra trong thời kỳ bùng nổ bong bong xây dựng và bất động sản của Tây Ban Nha nay đã biến mất. Trong một thập kỷ tới, vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ là việc những nhóm đặc lợi giữ chặt những việc làm trong lĩnh vực tư nhân được trả lương cao và lâu dài. Nếu không có cải cách mở ra phân khúc này của thị trường lao động thì ở các nước như Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp và Italia sẽ có số lượng rất lớn sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng không có khả năng kiếm được việc làm. Trong suốt thập kỷ này, áp lực về ngân sách cho hệ thống y tế, hưu trí và giáo dục sẽ ngày càng gia tăng. Một số nhóm xã hội nhất định sẽ dễ bị rơi vào vòng nghèo khổ và bạo lực. Các quỹ hưu trí mất đi do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng của các thị trường tài chính, lợi ích của các lao động trẻ bị cắt giảm trong tương lai, kích động một cuộc xung đột thế hệ với những người lớn tuổi hơn. Bất bình đẳng thu nhập gia tăng, bởi vì người giàu thì càng giàu và người nghèo càng nghèo hơn, sự bất bình đẳng trong công việc và thu nhập sẽ ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ và thanh thiếu niên. Các trường đại học và trường phổ thông của nhà nước sẽ có chất lượng giáo dục thấp hơn. Một vấn đề khác đang nổi lên su một thập kỷ nhưng không được chú ý là tỷ lệ sinh giảm sút ở khu vực này. Trong số 15 nước có số liệu báo cáo cho tới năm 2012 (Eurostat 2012), 11 nước có tỷ lệ sinh giảm trong năm 2011 theo cách tính tỷ lệ sinh là số trẻ em mà một người phụ nữ có thể có trong suốt cuộc đời mình. Ở những nước bị tác động mạnh mẽ nhất bởi cuộc khủng hoảng đồng euro có tỷ lệ suy giảm lớn nhất. 19
- Tỷ lệ sinh của Tây Ban Nha giảm từ 1,46 vào năm 2008 xuống khoảng 1,38 vào năm 2011. Tỷ lệ sinh của Latvia giảm từ 1,44 xuống dưới 1,20. Sự gia tăng sinh đẻ trong 10 năm trước đã bị xóa sạch chỉ trong 3 năm. Sự giảm lớn cũng đã xảy ra ở các nước Bắc Âu không có tình trạng thất nghiệp tăng nhanh hay những cắt giảm mạnh chi tiêu của nhà nước. Tỷ lệ sinh của Na uy giảm từ 1,95 xuống 1,88 trong những năm 2010 – 2011; của Đan Mạch giảm từ 1,88 xuống 1,76. Nhưng bất kể các nước có tỷ lệ sinh cao như Anh hay thấp như Hungary, xu hướng là giống nhau: sự gia tăng sinh sản trong 10 năm đã kết thúc vào khoảng năm 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tế tác động lớn, và bắt đầu trượt dài vào năm 2011. Cuộc suy thoái cũng đã tác động đến tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh của những công dân bản địa. Nếu các cặp đôi trẻ chờ cho đến khi họ có một thu nhập đảm bảo trước khi xây dựng gia đình và có con, sẽ có một sự liên hệ giữa việc lập gia đình và tình trạng thất nghiệp (đặc biệt là thất nghiệp trong nam giới). Châu Âu đã phát triển được nghệ thuật quản trị chính trị và xã hội hàng đầu trong năm thập kỷ qua về phúc lợi xã hội. Nhiều nước đang phát triển có xu hướng học tập mô hình phúc lợi xã hội của châu Âu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiện nay của châu Âu thực sự là nguy hiểm và đã ảnh huwongr nghiêm trọng đến những thành tựu đó khiến các nhà lãnh đạo châu lục này đang phải nỗ lực tìm kiếm những giải pháp lâu dài. Sắp tới hình ảnh một châu Âu phồn vinh như thường thấy trong những thập kỷ qua có thể phần nào bị lu mờ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những cuộc khủng hoảng khác đã quét qua châu Âu, mặc dù nó không phá hủy toàn bộ chuẩn mực đời sống châu Âu hay chất lượng tinh tế của nó nhưng nó sẽ làm suy yếu hình ảnh của châu Âu như là nơi có cuộc sống tuyệt vời trên thế giới. Và lần đầu tiên trong nhiều năm qua, đời sống của người dân châu Âu sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với thế hệ trước của họ. 2.3. Trung Quốc: một nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhưng còn nhiều hoài nghi Những nền kinh tế mới nổi, từng được xem là dễ bị tổn thương, lại có khả năng chống chọi bền bỉ. Tương lai của tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những quốc gia lớn mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Khi Trung Quốc lớn mạnh, quy mô của họ sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu vì phần đóng góp của họ vào GDP toàn cầu gia tăng. Cuối cùng, khi thu nhập tăng lên và tiệm tiến đến thu nhập của các nước phát triển thì có hai điều xảy ra đồng thời. Thứ nhất, Trung Quốc sẽ trở thành nước lớn nhất thế giới, và thứ hai, tốc độ tăng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
52 p | 1286 | 299
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam
30 p | 538 | 170
-
Tiểu luận Tài chính quốc tế: Chính sách đồng tiền nhân dân tệ yếu của Trung Quốc
23 p | 586 | 107
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Chính sách quản lý ngoại hối của NHNN trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
24 p | 336 | 95
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Tỷ giá hối đoái – mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế và giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam
26 p | 394 | 91
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Khủng hoảng tài chính thế giới
65 p | 373 | 89
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Tác động của chính phủ đối với tỷ giá hối đoái
13 p | 387 | 82
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Các tổ chức tài chính WTO, WB, IMF
28 p | 333 | 80
-
Tiểu luận Tài chính quốc tế: Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ quốc tế rủi ro tiềm ẩn của Việt Nam
26 p | 504 | 79
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Liên minh tiền tệ châu Âu
19 p | 509 | 74
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Thị trường chứng khoán quốc tế và những tác động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 304 | 55
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế
31 p | 255 | 47
-
Tiểu luận Tài chính quốc tế: Phân tích thực trạng quản lý thị trường ngoại tệ (Chợ đen) ở Việt Nam và trình bày các giải pháp để khắc phục hạn chế nêu trên
11 p | 221 | 31
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Vai trò của các ngân hàng đầu tư lớn trong nền tài chính toàn cầu
13 p | 192 | 29
-
Tiểu luận Tài chính quốc tế: Sự can thiệp vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính quốc tế
29 p | 196 | 29
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Khủng hoảng tài chính
29 p | 247 | 22
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Asia Confronts the Impossible Trinity
25 p | 132 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn