intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Tài chính tiền tệ: Những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) của các nước trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương (NHTW) đối với những vấn đề này

Chia sẻ: Nguyen Triu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:66

259
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Tài chính tiền tệ: Những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) của các nước trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương (NHTW) đối với những vấn đề này nhằm mục đích nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về những bất ổn của ngân hàng thương mại; phân tích thực trạng những bất ổn này của các ngân hàng thương mại trên thế giới; đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ứng phó với những bất ổn của ngân hàng trung ương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Tài chính tiền tệ: Những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) của các nước trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương (NHTW) đối với những vấn đề này

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ------------------ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài: PHÂN TÍCH NHỮNG BẤT ỔN THƯỜNG GẶP HIỆN NAY TRONG HỆ THỐNG CÁC NHTM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG ỨNG PHÓ CỦA NHTW ĐỐI VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ TRÊN Sinh viên thực hiện : Lưu Khánh Linh MSSV: 1211110366 (STT: 63) Nguyễn Thị Tuyết Mai MSSV: 1211110435(STT: 82) Lớp : Tài chính tiền tệ. 4 Khóa : 51 Giáo viên hướng dẫn : GV. Nguyễn Thị Lan 1
  2. Hà Nội, tháng 10 năm 2013 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới do sự hội nhập sâu rộng của các nước về tất cả các lĩnh vực cả kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,… mà đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại thế giới đang phát triển và hoàn thiện để thực hiện tốt các mục tiêu và vai trò của mình. Nhưng, sự khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và sự hồi phục nền kinh tế còn chậm của các nước trên thế giới đã tác động rất lớn tới thị trường tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Trong thời gian vừa qua, trước những tác động tiêu cực của sự bất ổn định nền kinh tế vĩ mô (lạm phát leo thang) và các chính sách của Nhà nước (kiềm chế lạm phát), hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cá biệt có một số ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đếnhoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn tác động đến thị trường tiền tệ và toàn bộnền kinh tế nói chung. Đứng trước những vấn đề đó, các ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa những bất ổn trong hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc tìm hiểu cách tiếp cận hiện đại những bất ổn của ngân hàng thương mại và ứng dụng nó để phân tích hoạt động trong hệ thống NHTM thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng làcần thiết, góp phần hoàn thiện một bước quy trình và nâng cao chất lượng các hoạt động trong ngân hàng. Đề tài “Những bất ổn thường gặp hiện nay trong hệ thống ngân hàng thương mại(NHTM) của các nước trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương(NHTW) đối với những vấn đề này” được lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu trên. 2. Tình hình nghiên cứu: Liên quan đến bất ổn trong hệ thống NHTM đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài, đề án có giá trị cao. Tuy nhiên, trên thực tế các NHTM thường không thực sự chú trọng đầy đủ đến các bất ổn của ngân hàng và thực hiện nó một cách khoa học, hiệu quả (hầu như chỉ thực hiện xử lý sau khi đã xuất hiện rủi ro hoặc quản trị rủi ro trong ngắn hạn). Do đó, khi tiến hành nghiên cứu vấn đề này, chúng ta gặp khó khăn trong việc tiếp cận, khai thác thông tin, số liệu liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM thế giới nói chung và NHTM Việt Nam nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về những bất ổn của ngân hàngthương mại. - Phân tích thực trạng những bất ổn này của các ngân hàng thương mại trên thế giới. 2
  3. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ứng phó với những bất ổn của ngân hàng trung ương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tiểu luận tập trung phân tích những bất ổn của các ngân hàng thương mại trên thế giới và những ứng phó của ngân hàng trung ương các nước đối với những vấn đề này. - Các số liệu, thông tin chỉ tập trung nghiên cứu cho giai đoạn 2006– 2013 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp triết học biện chứng và lịch sử thường được dùng trong nghiên cứu khoa học, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như hệ thống, diễn dịch, phân tích tổng hợp, so sánh và các công cụ như bảng biểu, đồ thị để chứng minh làm sáng tỏ các luận cứđược nêu ra. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ thực trạng bất ổn của các ngân hàng thương mại trên thế giới. - Đóng góp cho ngân hàng trung ương những giải pháp để ứng phó với các vấn đề bất ổn của ngân hàng thương mại. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương: Chương I: Những bất ổn thường gặp trong hệ thống NHTM của các nước trên thế giới hiện nay. Chương II: Các biện pháp ứng phó của Ngân hàng trung ương với những bất cập của ngân hàng thương mại hiện nay. Với, Chương I do bạn Nguyễn Thị Tuyết Mai trình bày và Chương II do bạn Lưu Khánh Linh trình bày. 3
  4. Contents Contents...........................................................................................................................................4 CHƯƠNG I: NHỮNG BẤT ỔN THƯỜNG GẶPTRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.......................................................................6 1.Rủi ro ngân hàng.......................................................................................................................6 1.1.Rủi ro thanh khoản.............................................................................................................6 1.2.Rủi ro lãi suất....................................................................................................................10 1.3.Rủi ro tín dụng..................................................................................................................11 1.4.Rủi ro về tỷ giá hối đoái...................................................................................................16 1.5.Công nghệ và hoạt động tác nghiệp................................................................................17 1.6.Rủi ro hoạt động ngoại bảng...........................................................................................20 1.7Rủi ro quốc gia và rủi ro khác............................................................................................23 2.Thiếu vốn tự có và hiện tượng đầu tư chéo............................................................................24 a.Thiếu vốn tự có....................................................................................................................24 b.Sở hữu chéo và đầu tư chéo...............................................................................................25 3.Sự gia tăng ồ ạt của các ngân hàng và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. ....................................................................................................................................................26 a.Số lượng các ngân hàng tăng ồ ạt......................................................................................26 b.Sự cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng..........................................................26 II – Các biện pháp ứng phó của Ngân hàng trung ương với những bất cập của ngân hàng thương mại hiện nay......................................................................................................................33 1.Đối với vấn đề thanh khoản của các NHTM...........................................................................33 1.1.Quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc..........................................................................................33 1.2. Bảo hiểm tiền gửi (BHTG)..............................................................................................36 1.3.Hạn chế tài sản được nắm giữ.........................................................................................43 2.Đối với các vấn đề rủi ro khác mà NHTM phải đối mặt..........................................................43 2.1.Rủi ro tín dụng..................................................................................................................43 2.2.Rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp...............................................................................45 2.3.Khủng hoảng hệ thống.....................................................................................................47 3.Đối với vấn đề thông tin bất cân xứng....................................................................................51 4.Đối với vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại..................................................52 4
  5. 4.1.Hạn chế thành lập ngân hàng..........................................................................................52 4.2.Hạn chế về nghiệp vụ của NHTM....................................................................................53 4.3.Hạn chế về lãi suất...........................................................................................................54 5.Giám sát hệ thống ngân hàng thương mại.............................................................................56 5
  6. NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG BẤT ỔN THƯỜNG GẶPTRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY Những bất cập chính mà hệ thống NHTM thế giới thường gặp là (i) các rủi ro liên quan đến lãi suất, thanh khoản, tín dụng, tỷ giá, công nghệ và hoạt động tác nghiệp, hoạt động ngoại bảng, rủi ro quốc gia và các rủi ro khác, (ii) thiếu vốn tự có và hiện tượng đầu tư chéo, (iii) sự gia tăng ồ ạt của các ngân hàng và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. 1. Rủi ro ngân hàng 1.1. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản được phát sinh khi những người gửi tiền đồng loạt có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Nhưng bởi vì tiền mặt trong quỹ không đem lại thu nhập lãi suất, cho nên trong những trường hợp bình thường, ngân hàng chỉ duy trì một lượng tiền nhất định ở mức tối ưu đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền thường xuyên của người gửi tiền mà không gây ảnh hưởng đến độ thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng có thể làm được điều này, bởi vì qua kinh nghiệm công tác quỹ ngân hàng có th ể dự tính chính xác nhu cầu rút tiền gửi hàng ngày và trong những trường hợp thiếu hụt tạm thời thì ngân hàng chỉ cần đi vay bổ sung một cách thông thường trên th ị tr ường tiền tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên khi tự do thanh khoản xảy ra, các ngân hàng không dự tính trước được đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Các ngân hàng buộc phải bán thốc bán tháo tức thời ngay số tài sản của mình với giá rẻ mạt vì không có thời gian tìm đối tác, người mua cũng như điều kiện thương lượng về giá cả.Trong trường hợp rủi ro thanh khoản ngày càng nghiêm trọng, ngân hàng sẽ từ chỗ chỉ đối phó rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với nguy cơ phá sản, có thể làm cả hệ thống ngân hàng sụp đổ. Vậy rủi ro thanh khoản có những nguyên nhân nào dẫn đến? Chúng ta sẽ cùng làm rõ vấn đề này ngay sau đây: a. Những nguyên nhân làm phát sinh rủi ro thanh khoản - Nguyên nhân khách quan: + Thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ như tỷ 6
  7. lệ dự trữ bắt buộc, các loại lãi suất như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất thị trường mở… + Thay đổi lựa chọn kênh đầu tư của các nhà đầu tư. + Hiệu ứng dây chuyền trong tâm l ý khách hàng. - Nguyên nhân chủ quan: + Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có. + Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả. b. Tác động của rủi ro thanh khoản đến các NHTM - Tác động của rủi ro thanh khoản đến mỗi NHTM riêng lẻ: + Làm sụt giảm lợi nhuận và uy tín của ngân hàng (do chi phí huy động tăng đồng thời phải cắt giảm nguồn cung tín dụng). + Trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự phá sản và sụp đổ của ngân hàng. - Tác động của rủi ro thanh khoản đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế: + Việc phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của người gửi tiền, kéo theo sự rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng khác và lúc này kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống chứ không chỉ của một ngân hàng riêng lẻ. + Tăng trưởng của nền kinh tế bị giảm sút. c. Một số trường hợp trên thế giới và Việt Nam về rủi ro thanh khoản Trạng thái thanh khoản luôn ở trạng thái nóng và khó kiểm soát trong khi hệ số an toàn vốn thấp không chỉ xảy ra ở một nước mà còn ở nhiều nước đã, đang và chậm phát triển. 7
  8. Trường hợp Argentinian Banks (2001) Sau sự rút chạy của dòng vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Argentina đã thông qua một nhóm đạo luật mới được biết tới dưới cái tên Corralito.Theo đó, các tài khoản ngân hàng trong toàn quốc đều bị đóng băng trong vòng 12 tháng.Chủ tài khoản chỉ được phép rút một lượng nhỏ tiền, phục vụ cho chi tiêu cá nhân. Hệ thống ngân hàng bị "bóp nghẹt" khiến nạn thiếu tiền trở nên nghiêm trọng.Các cửa hàng, siêu thị bị người dân cướp sạch trong sự bất lực của nhà cầm quyền.Kinh tế Argentina rơi vào suy thoái nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%.Chỉ trong một năm, Buenos Aires từ đô thị đắt đỏ bậc nhất châu Mỹ Latin đã trở thành thành phố rẻ nhất khu vực. Suy thoái kinh tế kéo theo bất ổn về chính trị, Argentina chỉ trong thời gian ngắn đã qua lần lượt 4 đời Chính phủ khác nhau. 8
  9. Northern Rock (2007) Khách hàng chen chúc rút tiền khỏi Northen Rock. Ảnh: wikipedia.org. Bước ngoặt dẫn tới kết cục buồn của Northern Rock đến vào năm 2006 khi ngân hàng này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay thế chấp bằng bất động s ản v ới đ ối tác là Lehman Brothers. Khủng hoảng thị trường nhà đất và tín dụng đã đẩy cả hai gã khổng lồ tới bờ vực phá sản. Vài ngày sau khi yêu cầu Bank of England hỗ trợ thanh khoản, vào thứ sáu, ngày 17/9/2007, khoảng 4 tỷ đôla đã bị khách hàng rút khỏi ngân hàng. Northern Rock mất thanh khoản và được Chính phủ Anh tiếp quản vào ngày 22/3/2008. Bear Stearns (2008) Thứ ba, ngày 11/3/2008, từ nhà đầu tư, người cho vay, và khách hàng đều cố rút ra khỏi Bear Stearn, ngân hàng danh tiếng trên phố Wall. Bear Stearn ban đầu không phải là ngân hàng thương mại mà chủ yếu hoạt động thông qua các khoản đầu tư vào việc bán khống trái phiếu sắp đáo hạn, một hình thức kinh doanh đầy rủi ro. Những biến động bất thường của khối tài chính khiến hãng thua lỗ và gặp nhiều khó khăn.Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi Giám đốc tín dụng của một ngân hàng khác cho rằng Bear Stearn sẽ không thể đạt được lợi nhuận như đã công bố trước đó. Hệ quả là, chỉ trong hai ngày, vốn cổ phần của ngân hàng này từ 17 tỷ đôla tiền mặt chỉ còn lại 2 tỷ đôla.Trước tình hình trên, Bear Stearn không có lựa chọn nào khác ngoài tuyên bố phá sản. Trên là 3 trường hợp phá sản của các ngân hàng trên thế giới do r ủi ro thanh kho ản. ở Việt Nam tuy thị trường tài chính mới phát triển nhưng rủi ro thanh khoản vẫn luôn kề sát với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Và vụ việc của ngân hàng Á Châu (ACB) là một ví dụ điển hình. 9
  10. Đầu năm 2003, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu vẫn đang kinh doanh hiệu quả thì đến tháng 10/2003 có tin đồn “ Tổng giám đốc của ACB Phạm Văn Thiệt bỏ trốn” đã gây nên cú sốc trong dư luận của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đ ặc bi ệt là những người gửi tiền vào ACB. Từ ngày 14-15/10/2003 , hàng ngàn người dân đổ xô đi rút tiền ở trụ sở chính và các chi nhánh của ACB. Sau đó, Thống đ ốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy đã đứng ra bác bỏ tin đồn thất thiệt này. Sự việc mới đ ược giải quyết. Đây là lần đầu tiên, ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam phải đối phó với một tình huống đặc biệt như vậy. 1.2. Rủi ro lãi suất a. Khái niệm: Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về mặt tài s ản hoặc làm giảm thu nhập của các ngân hàng. b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất. + Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. - Kỳ hạn của tài sản có lớn hơn kỳ hạn của tài sản nợ: Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay, đầu tư dài hạn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy đ ộng trong những năm tiếp theo tăng lên, trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không thay đổi. - Kỳ hạn của tài sản có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản nợ: Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tư kỳ hạn ngắn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi, trong khi lãi suất cho vay và đ ầu t ư gi ảm xuống. +Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động v ốn và cho vay - Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay và đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập lãi giảm làm lợi nhuận của ngân hàng giảm. - Ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tư với lãi suất c ố đ ịnh. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi suất tăng theo lãi suất thị trường, trong khi thu nhập lãi không đổi làm lợi nhuận ngân hàng giảm. 10
  11. +Một số nguyên nhân khác - Do không có sự phù hợp về khối lượng giữa các nguồn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. - Do không có sự phù hợp về thời hạn giữa nguồn vốn huy động được với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. - Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm vốn ngân hàng không đạt được bảo toàn sau khi cho vay c. Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động ngân hàng. Từ những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất nêu trên, có thể thấy những ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng như sau: + Rủi ro lãi suất làm giảm thu nhập từ khối tài sản của ngân hàng. + Rủi ro lãi suất làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng. + Rủi ro lãi suất làm giảm giá trị thị trường của tài sản có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. d. Trường hợp ngân hàng thương mại gặp rủi ro lãi suất trên thế giới và Việt Nam. Từ năm 2004-2007 thì lãi suất của Ngân hàng liên tục biến động, đặc biệt là trong năm 2007. Cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng cuối năm 2007 đã gây tình trạng vốn chạy lòng vòng đẩy lãi suất lên cao trong nền kinh tế hiện nay, rõ ràng tác động tiêu cực chung đến tăng trưởng GDP, đến hiệu quả nền kinh tế và tính an toàn của hệ thống NHTM. Lãi suất tăng báo hiệu một chu kỳ sút giảm lợi tức của ngành ngân hàng, do GAP (chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay) sẽ bị thu hẹp lại. Lãi suất tăng cũng làm giảm đầu tư của doanh nghiệp, do chi phí lãi suất tăng lên và lợi nhuận giảm xuống. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng GDP. Đó cũng là cái giá phải trả cho ý tưởng dùng lạm phát để kích thích tăng trưởng điều này chỉ có thể đạt được trong ngắn hạn mà thôi. 1.3. Rủi ro tín dụng a. Khái niệm và phân loại + Khái niệm: Rủi ro tín dụng là một rủi ro phát sinh trong quá trình c ấp tín d ụng c ủa ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH. Tất cả các hình thức cấp tín dụng của NH bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu các chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh đều chứa rủi ro tín dụng. + Phân loại: Nếu căn cứ vào các hình thức phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng đ ược phân chia thành các loại biểu hiện qua sơ đồ sau: 11
  12. b. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng +Nguyên nhân từ phía khách hàng -Khách hàng gian lận,cố ý lừa ngân hàng . -Khách hàng không gian lận: Đó là khi khách hàng có trình độ kém, năng lực quản lý yếu, không có đầu óc kinh doanh nên không thể đưa phương án kinh doanh của mình đạt hiệu quả, không thể đưa doanh nghiệp của mình thắng trong cạnh tranh nên việc trả nợ ngân hàng là rất khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân rủi ro khách quan như thiên tai, trộm cắp có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp và có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. + Nguyên nhân từ phía ngân hàng. - Do thông tin không đầy đủ. - Tình độ chuyên môn của các cán bộ còn hạn chế. - Ngân hàng quá chú trọng vào lợi tức nên không cân nhắc kĩ trong các khoản vay. - Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. - Hoạt động kiểm tra kiểm soát còn chưa thường xuyên. + Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 12
  13. - Môi trường kinh tế: chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ không đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản. - Môi trường pháp lý:Môi trường cho vay có ảnh hưởng, tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động tín dụng, nó sẽ góp phần làm hạn chế hoặc tăng thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của các NHTM. - Nguyên nhân từ môi trường xã hội:Những thay đổi về chính trị có thể dẫn đến sự biến động trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động là các ngân hàng thương mại. c. Tác động của rủi ro tín dụng đến các ngân hàng thương mại +Đối với ngân hàng: - Về mặt tài chính: Ngân hàng không có khả năng bảo đảm vốn lưu động, hạn chế cả vai trò phục vụ và khả năng kinh doanh. - Về mặt xã hội: từ rủi ro tín dụng dẫn đến rủi ro thanh khoản làm mất lòng tin của nhân dân gây ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền. Đối với các cơ quan quản lý cấp trên thì mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng. - Về mặt tâm lý, các cán bộ hoạt động trong ngân hàng chán nản, không tin vào khả năng hoạt động của chính mình dẫn đến khả năng phá sản của ngân hàng. + Đối với nền kinh tế: Hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế, xí nghiệp và dân cư. Như vậy, hệ thống ngân hàng bị rung chuyển sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Nếu không cứu vãn được hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế. 13
  14. d. Một số trường hợp về rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam. Nợ xấu ngày càng gia tăng nhanh chóng và ở mức cao không chỉ ở Việt Nam mà còn cả các nước trên thế giới. Một số trường hợp các ngân hàng gặp rủi ro tín dụng: +Lehman Brothers (2008) Định chế tài chính 158 năm tuổi vừa phá sản ngày 15/9 khi mới chỉ 1 năm tr ước còn là ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ với số nhân viên lên tới hơn 26 nghìn. Thiệt hại mà ngân hàng này phải gánh chịu là kết quả của việc biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng khiến việc phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đ ảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh.Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư, trong đó có Lehman Brothers, l ần l ượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh. 14
  15. Giá trị vốn hóa đỉnh điểm khoảng 45 tỷ vào cuối năm 2007 của Lehman Brothers đã về số 0 chỉ sau gần 10 tháng, tạo nên một trong những vụ sụp đ ổ ngân hàng chóng vánh nhất. +Washington Mutual (2008) Trước khi phá sản, Washington Mutual là ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ. Ngân hàng này cũng sở hữu Washington Mutual Saving Bank, tổ chức cho vay và tiết kiệm hàng đầu quốc gia. Tương tự như Lehman Brothers, nguyên nhân đẩy Washington Mutual đến bờ phá sản cũng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng trăm năm mới có một lần tại thị trường tín dụng và bất động sản. Thiệt hại kéo dài đã khiến hãng phải đóng nhiều chi nhánh và cắt giảm nhân công. Giá cổ phiếu của Washington Mutual từ đó đi xuống thê thảm, từ 30 đôla, vào tháng 9/2007, thậm chí 45 đôla trong năm 2006, xuống chỉ còn 2 đôla vào tháng 2/2008. Sau nhiều nỗ lực cải tổ bằng cách sa thải ban giám đốc hoặc tìm đối tác mua lại cổ phần nhưng không thành công, ngân hàng trên lại bị giáng một đòn nặng khi chỉ trong 10 ngày các khách hàng đã đua nhau rút ra một khoản tiền kỷ lục lên tới 16,7 tỷ đôla. Vào ngày 26/9, Washington Mutual Bank đệ đơn xin phá sản.Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với số tài sản "bốc hơi" lên tới 307 tỷ đôla. Ở Việt Nam, rủi ro tín dụng cũng đang là một vấn đề nhức nhối đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Biểu đồ sau sẽ cho thấy rõ điều này: Hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu tăng lên chỉ có trường hợp ngân hàng Vietcombank và Bản Việt là có tỷ lệ nợ xấu giảm.Trong khi có nhiều ngân hàng năm 2010, có tỷ lệ nợ xấu rất thấp thì đến năm 2011 thì tỷ lệ tăng cao: NHTM Bảo Việt (gần 5 %), Habubank(gần 3%),… Nhưng cũng có nhiều ngân hàng đã giữ nguyên được tỷ lệ nợ xấu như Vietinbank, Sacombank, Đông Á,… 15
  16. 1.4. Rủi ro về tỷ giá hối đoái a. Khái niệm: Rủi ro tỷ giá hối đoái là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho khách hàng. b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá. Có hai nguyên nhân chính làm phát sinh rủi ro ngoại hối đối với một ngân hàng: + Rủi ro hối đoái trong kinh doanh ngoại tệ bao gồm 2 hoạt động sau: - Mua bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính ngân hàng, nhằm cân bằng trạng thái ngoại hối để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. - Mua bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động. + Sự không cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ đ ối với từng lo ại ngo ại t ệ. Hay nói cách khác là việc các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ.Giả sử, khi một ngân hàng Việt Nam cấp tín dụng bằng USD cho khách hàng c ủa mình. Khi đồng USD giảm giá so với VNĐ thì gốc và lãi của khoản vay bằng USD thu về sẽ bị giảm khi quy thành VNĐ. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại tệ ròng.Nếu tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối sẽ càng lớn, chính vì vậy, người ta thường coi rủi ro ngoại hối là rủi ro tỷ giá. c. Tác động của rủi ro tỷ giá đối với ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam - Rủi ro tỷ giá làm giảm thu nhập từ khối tài sản của ngân hàng. - Rủi ro tỷ giá làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng. - Rủi ro tỷ giá làm giảm giá trị thị trường của tài sản có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Các trường hợp trên thế giới và Việt Nam: + Trên thế giới: Điển hình là ngân hàng Bank of England (1992) Bank of England đóng vai trò là người cho vay cuối, cứu giúp các định chế tài chính.Thế nhưng, ngân hàng từng được quốc hữu hóa này đã phải trải qua thua lỗ và không tự cứu nổi mình. Sau khi thất bại trong việc neo giữ tỷ giá đồng bảng với các ngoại tệ lớn tại châu Âu do lạm phát tại Anh ở mức cao, giới đầu cơ đã bán mạnh nội tệ với hy vọng mua lại sau khi Bank of England điều chỉnh lại chính sách. Tuy nhiên, thay vì làm như vậy, ngân hàng này lại chống lại nhà đầu cơ bằng cách mua đồng bảng và tăng mạnh lãi suất.Kế hoạch thất bại và vào ngày thứ tư đen tối 16/9/1992, giới đầu cơ trong đó có cả George Soros danh tiếng đã bán khống l ượng bảng Anh có giá trị khoảng 10 tỷ đôla.Hệ quả là Bank of England buộc phải rút khỏi cơ 16
  17. chế một tỷ giá của hệ thống tiền tệ châu Âu và tiến hành phá giá đồng bảng. Soros và "bạn bè" đã kiếm được khoảng 1,1 tỷ đôla nhờ sự kiện này. Cũng từ đó, cái tên Soros còn được nhắc đến như kẻ đã phá hoại Bank of England. + Ở Việt Nam: Yếu tố tỷ giá trong thời gian gần đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng. Chỉ trong vòng năm 2010, ngân hàng Nhà nước đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá VNĐ/USD liên ngân hàng lần lượt ở mức tăng 3% và 2,1% và trong quý I năm 2011đã điều chỉnh tăng thêm 9,3%. Sau những lần điều chỉnh tỷ giá, cộng thêm tình hình nhập siêu, lạm phát ở mức hai con số, giá vàng có xu hướng tăng,... làm thị trường ngoại hối có dấu hiệu căng thẳng. Chênh lệch giữa tỷ giá thị trường tự do và niêm yết có lúc lên đến 2000 VNĐ/USD gây khó khăn không nhỏ cho hoạt đ ộng mua bán ngoại tệ của các ngân hàng. 1.5. Công nghệ và hoạt động tác nghiệp Đổi mới công nghệ ngân hàng đã trở thành một vấn đề được ngân hàng quan tâm hơn bao giờ hết trong những năm gần đây. Trong những năm 80 và 90, các ngân hàng đã tập trung đầu tư khổng lồ vào các lĩnh vực như máy tính, thông tin và cơ sở hạ tầng công nghệ. Có thể kể đến như công ty dịch vụ tài chính toàn cầu như Citicorp có mạng lưới hoạt động trên 80 quốc gia và đều được nối mạng trực tuyến với nhau bằng h ệ thống vệ tinh độc quyền. Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính khi mở rộng quy mô hoạt động. Tính không hiệu quả trongđầu tư công nghệ của ngân hàng phát sinh trong trường hợp như dung lượng đầu tư quá lớn dẫn đến công nghệ không sử dụng đ ến và hậu quả là tổ chức bộ máy trở nên quan liêu kém hiệu quả hoặc là quy mô hoạt động không được mở rộng, mặc dù đã đầu tư công nghệ mới.Rủi ro về công nghệ có thể gây nên hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống đáng kể và là nguyên nhân tiềm ẩn của sự phá sản ngân hàng trong tương lai. Sự phat triên cua công nghệ thông tin đã tao ra cac tiêm năng phat triên to lớn đôi với linh ́ ̉ ̉ ̣ ́ ̀ ́ ̉ ́ ̃ vực tai chinh – ngân hang trên hai goc đô. Thứ nhât, là vân đề kêt nôi, truyên thông, giai ̀ ́ ̀ ́ ̣ ́ ́ ́ ́ ̀ ̉ quyêt cac nhu câu san phâm, dich vụ moi nơi, moi luc theo yêu cầu của khach hang. Thứ ́ ́ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̀ hai là vân đề tai câu truc cac quá trinh kinh doanh, quá trinh quan tri, điêu hanh cua ngân ́ ́ ́ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ̣ ̀ ̀ ̉ hang. Công nghệ thông tin cho phep phat triên san phâm, dich vụ tinh vi, phức tap; cho ̀ ́ ́ ̉ ̉ ̉ ̣ ̣ phep thu thâp, xử lý thông tin, phân tich thị trường với qui mô dữ liêu lớn, phức tap trong ́ ̣ ́ ̣ ̣ thời gian ngăn và cho phep thực hiên viêc kiêm soat rui ro trong bôi canh mở rông đia ban, ́ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ́ ̉ ̣ ̣ ̀ qui mô hoat đông kinh doanh... Công nghệ thông tin cung cho phep tiêt kiêm chi phí liên ̣ ̣ ̃ ́ ́ ̣ quan tới viêc in ân, vân chuyển chứng từ; chi phí thiêt lâp cac chi nhanh cố định (được ̣ ́ ̣ ́ ̣ ́ ́ thay băng cac kênh phân phôi điên tử); chi phí nhân sự trong viêc thực hiên thủ công cac ̀ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ́ công viêc đã được tự đông hoa... Vì vây, NHTM nao câp nhât được cac tiên bộ khoa hoc ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̣ 17
  18. kỹ thuât, công nghệ thông tin, có khả năng ứng dung môt cach kip thời và có đôi ngũ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ nguôn nhân lực vân hanh môt cach hiêu qua, thì NHTM đó sẽ có cac lợi thế trong canh ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ̣ tranh, thu hut khach hang. Do đó công nghệ thông tin chinh là chia khoa để NHTM tăng ́ ́ ̀ ́ ̀ ́ cường năng lực canh tranh. ̣ Thực tế trong thời gian qua, nhiều NHTM đã ưu tiên tài chính cho việc ứng dung công ̣ nghệ thông tin vao hoat đông kinh doanh, quan tri, điêu hanh. Cac NHTM cung đã ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ ̀ ̀ ́ ̃ ứng dung công nghệ tin học để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại như ̣ internet banking, mobile banking, ví điện tử, cac dich vụ thanh toan hoa đơn…. đap ứng ́ ̣ ́ ́ ́ được nhu câu về thuân tiên, moi luc, moi nơi. Về quy trinh nghiêp vu, cac NHTM cung đã ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̃ và đang triển khai hàng loạt các dự án tự động hóa các nghiêp vụ lõi như phê duy ệt tín ̣ dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền, nghiệp vụ kiều hối… Viêc ứng dung ̣ ̣ công nghệ thông tin, tự đông hoa sẽ rút ngắn thời gian giao dich của khách hàng, nâng ̣ ́ ̣ cao năng suât lao đông và giảm thiểu rủi ro họat động. Môt số NHTM đã xây dựng cac ́ ̣ ̣ ́ hệ thông Call Center để giai quyêt nhanh chong moi thăc măc cua khach hang vao moi thời ́ ̉ ́ ́ ̣ ́ ́ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ điêm (hoat đông 24/7), tư vân và cung câp thông tin san phâm kip thời tới moi đôi tượng ̉ ̣ ̣ ́ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ́ khach hang. Ở qui mô lớn hơn, phức tap hơn, môt số NHTM đã đâu tư, ứng dung kiến ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ̣ trúc hệ thống công nghệ tiên tiến, có hiệu năng và độ mở rộng cao, bảo mật thông tin, hỗ trợ tich cực cho chiên lược mở rông nhanh chong hoat đông cua môi NHTM. Môt số ́ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ̃ ̣ NHTM đã có hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), thiêt kế hệ thông 360 độ view ́ ́ để giúp các nhân viên có thể chăm sóc khách hàng môt cach hiêu quả nhất; Ứng dung ̣ ́ ̣ công nghệ thông tin nâng cao hiêu quả công tac quan trị rui ro... Quá trinh nay đã và đang ̣ ́ ̉ ̉ ̀ ̀ tao ra cac lợi ich to lớn không chỉ đôi với ngân hang, mà còn tạo giá trị gia tăng cho khach ̣ ́ ́ ́ ̀ ́ ̀ hang. Bên trên là đầu tư vào công nghệ có hiệu quả, nó giúp các ngân hàng tăng sức cạnh tranh.Nhưng không phải lúc nào cũng đem lại sự hiệu quả, các ngân hàng vẫn xảy ra rủi ro công nghệ với xác suất khá cao.Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phát sinh bất cứ khi nào nếu hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc là khi hệ thống hỗ trợ bên trong ngừng hoạt động.Ví dụ, trong giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, ngân hàng có thể là người cho vay hoặc người đi vay.Việc thanh toán giữa các ngân hàng diễn ra hàng ngày. Thông thường, hệ thống máy tính của ngân hàng hoạt động hiệu quả nhưng đôi khi cũng xảy ra trục trặc và do đó rủi ro có thể phát sinh. Rủi ro có thể xảy ra khi hệ thống máy tính đã xử lí sai các khoản vay của ngân hàng ở mức quá cao, ảnh hưởng đ ến khả năng thanh toán của ngân hàng và buộc ngân hàng này phải lập tức vay tiền từ Ngân hàng Trung Ương để đảm bảo khả năng thanh toán. Không chỉ ở hệ thống công nghệ mà hiện nay, vấn đề đạo đức của các nhân viên ngân hàng đang được chú trọng. Có rất nhiều các cán bộ ngân hàng không tuân theo các quy định, quy trình của các NHTM, thực hiện các nghiệp vụ không được ủy quyền hay có 18
  19. hành vi lừa đảo hoặc phạm tội cấu kết với các đối tượng bên ngoài gây thiệt hại cho ngân hàng. Các vấn đề này tác động không nhỏ tới các ngân hàng mà có thể kể đến vụ phá sản ngân hàng Barings Bank (1995) Trước khi giải thể vào năm 1995, Baring Bank là ngân hàng thương mại lâu đời, thành lập vào năm 1762, và có uy tín nhất London.Đây cũng là Câu chuyện sai lầm của Nick Leeson ngân hàng cá nhân của Nữ Hoàng và đã từng tài đã được dựng thành trợ cho cuộc chiến của Napoleon vào thế kỷ 19. phim vào năm 2005. Ảnh: soxfirst.com. Căn nguyên của mọi chuyện bắt nguồn từ việc một trong những nhân viên của ngân hàng tại chi nhánh Singapore, Nick Leeson, 28 tuổi, gây nên khoản lỗ tới 827 triệu bảng, tương đương 1,4 tỷ đôla, do đầu cơ vào các hợp đồng tương lai. Thay vì công khai sai lầm của mình, Leeson che giấu mọi thứ bằng một serie các bản báo cáo kế toán phức tạp, với hy vọng kéo dài thời gian chờ thị trường hồi phục nhưng mọi việc đi theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, tới tận tháng 3/1995, mọi chuy ện mới được đưa ra ánh sáng. Thông tin được công bố, đã đặt dấu chấm hết cho ngân hàng thương mại lâu đời và uy tín nhất London. Baring Bank bị bán cho ING, Tập đoàn Tài chính có trụ sở tại Hà Lan, với giá 1 bảng. Nếu ngân hàng Baring Bank là do đạo đức của nhân viên thì ngân hàng Continental Illinois National Bank and Trust Company (1984) do đạo đức của người điều hành ngân hàng. Đã từng là ngân hàng lớn thứ 7 nước Mỹ xét trên lượng ký quỹ, Continental Illinois National Bank và Trust Company tan rã vào năm 1984 sau khi dư luận phát hiện ra cuộc sát nhập của ngân hàng này với Penn Square Bank là vô giá trị. John Lytle, Giám đốc Điều hành mảng cho vay đầu tư vào dầu mỏ, đã nhận 585 nghìn đôla tiền hối lộ. Đổi lại Lytle đã bỏ qua các khoản nợ khó đòi và ủng hộ việc sáp nhập giữa hai ngân hàng. Hậu quả là Continental Illinois National Bank and Trust Company vỡ nợ do nợ xấu, cho các nhà sản xuất dầu vay trong thời kỳ bùng nổ dầu mỏ những năm 1980 và 1990 tại Texas, của Penn Square Bank. Các chủ tài khoản khi biết thông tin trên đã rút tới hơn 10 tỷ đôla khỏi ngân hàng này chỉ trong vài ngày đầu tháng 5/1984. Continental Illinois National Bank and Trust Company do vậy bị mất thanh khoản và sụp đổ hoàn toàn. 19
  20. Vậy, chúng ta có thể thấy được tác động rất lớn của rủi ro hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.Nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản và dẫn đến sự phá sản của ngân hàng thương mại. 1.6. Rủi ro hoạt động ngoại bảng Một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong hoạt động của một ngân hàng hiện đại là việc mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng.Theo định nghĩa, hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản (nội bảng), bởi vì các hoạt động này không liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán hay giấy nhận nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại bảng có thể ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đ ối tài sản nội bảng bởi vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra những tài sản Có và tài sản Nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng. Do đó những nhà kế toán ghi chép các hoạt động ngoại bảng ở phía dưới bản cân đối tài sản nội bảng. Xuất phát từ tính chất của các hoạt động ngoại bảng là ngân hàng thu được phí trong khi không phải sử dụng đến vốn kinh doanh cho nên đã khuyến khích phát triển các hoạt động ngoại bảng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chẳng hạn, trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu phá sản thì ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty phát hành. Trong thực tế, những trường hợp thua lỗ nghiêm trọng trong các hoạt động ngoại bảng đã trở thành nguyên nhân chính khiến cho ngân hàng có thể phá sản. Ngày nay, hoạt động ngoại bảng rất phong phú và đa dạng. Trong khi một số hoạt động ngoại bảng được sử dụng tích cực vào việc phòng ngừa rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối và rủi ro tín dụng... thì nếu việc quản trị điều hành không hiệu quả hoặc không đánh giá đúng được tác dụng của các nghiệp vụ ngoại bảng có thể dẫn đến những tổn thất to lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 đã cho chúng ta một bài học về quản trị rủi ro trong ngân hàng. Theo tính toán của James Gohary – nhà quản trị hoạt động khu vực Trung Đông và Bắc Phi của IFC – vào tháng 12 năm 2006 tỷ lệ rủi ro ngoại bảng trên rủi ro nội bảng là: - Phần lớn các ngân hàng ở Mỹ rủi ro ngoại bảng cao hơn 2.5 lần so với nội bảng. - Phần lớn ngân hàng Anh là 2.3 lần so với nội bảng. - Phần lớn ngân hàng Đức là 2.2 lần so với nội bảng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1