Tiểu luận:" Tại sao phải nghiên cứu kinh tế vi mô"
lượt xem 98
download
Trong đời sống hằng ngày, con người cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vật chất và tinh thần. Nhu cầu của con người ngày càng tăng trong khi nguồn lực thì chỉ có hạn. Vì vậy, để tồn tại con người không còn cách nào khác là tiến hành các phương thức phân chia nguồn lực khan hiếm đó nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:" Tại sao phải nghiên cứu kinh tế vi mô"
- ĐẶT VẤN ĐỀ Trong đời sống hằng ngày, con người cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vật chất và tinh thần. Nhu cầu của con người ngày càng tăng trong khi nguồn lực thì chỉ có hạn. Vì vậy, để tồn tại con người không còn cách nào khác là tiến hành các phương thức phân chia nguồn l ực khan hi ếm đó nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Từ đó, các nhà kinh tế học đã cho hình thành một khái niệm là kinh tế học. Nó là một bộ môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách th ức vận hành nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng ch ủ th ể tham gia kinh tế nói riêng. Vấn đề khan hiếm nguồn lực yêu c ầu các n ền kinh tế hay các đơn vị kinh tế phải lựa chọn. các nhà kinh t ế cho r ằng kinh tế học chính là “Khoa học của sự lựa chọn”. Bộ phận của kinh tế học gồm: kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Trong đó kinh tế học vĩ mô đóng vai trò quan trọng trong sự phát tri ển nền kinh tế tổng thể của một quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu kinh t ế h ọc vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. NỘI DUNG I. Sơ lược về kinh tế học vĩ mô: 1. Khái niệm: Kinh tế vĩ mô là bộ môn khoa học nghiên cứu hoạt động nền kinh tế với tư cách là một tổng thể. Đây là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề của nền kinh tế tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế của “Một bức tranh lớn”. 2. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những cái gì? 1
- Kinh tế học Vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, mức giá chung, cán cân thương mại, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội, các chính sách kinh tế (chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập…). Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp các câu h ỏi như: Đi ều gì quyết định giá trị hiện tại của biến số này? Điều gì quy định những thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Trong kinh t ế vĩ mô, chúng ta sẽ khảo sát mỗi biến số ứng với mỗi khoảng thời gian khác nhau: Hiện tại, ngắn hạn, và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian lại đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quy ết định các biến số kinh tế vĩ mô này. 3. Phương pháp nghiên cứu: Các nhà kinh tế học nghiên cứu kinh tế học vĩ mô một cách khách quan. Khi nghiên cứu các nhà kinh tế sử dụng nhiều ph ương pháp khác nhau: tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình hóa kinh tế, mô hình kinh tế lượng,… Phương pháp nghiên cứu chủ yếu phân thành: Phương pháp quan sát, lý thuyết và tiếp tục quan sát. - - Phương pháp sử dụng các mô hình. II. Tại sao phải nghiên cứu kinh tế học vĩ mô? 1. Nghiên cứu kinh tế vĩ mô với tư cách là một tổng thể: Nền kinh tế nhà nước là một nền kinh tế tổng th ể, kinh t ế h ọc vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản như: lạm phát, th ất nghi ệp, s ản lượng bình quân,… theo thời gian. 2
- Các nhà kinh tế học vĩ mô thu nhập số liệu, giá cả và nhi ều bi ến s ố kinh tế khác nhau của một quốc gia theo từng th ời kỳ. Sau đó h ọ tìm cách xây dựng những lý thuyết tổng quát, góp phần giải thích các số liệu này. Các biến số kinh tế vĩ mô là những chỉ tiêu phản ánh rõ nét n ền kinh tế của một quốc gia. Để đánh giá một nền kinh tế, các nhà khoa học thường sử dụng các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu sau: - Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình. - Chu kỳ kinh tế (kinh doanh): là sự dao động của tổng sản phẩm quốc dân thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng lý thuyết (tiềm năng). Thất nghiệp: khi những người trong độ tuổi lao động không có - việc làm sẽ trở thành thất nghiệp. nạn thất nghiệp thực tế đã trở thành vấn đề nan giải của một quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Lạm phát: là sự tăng giá trung bình của hàng hóa d ịch v ụ theo th ời - gian. Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả, của toàn bộ hàng hóa cấu thành tổng sản phẩm quốc dân. Đây chính là GNP danh nghĩa trên GNP thực tế. Nhìn chung, các biến số kinh tế có mối quan hệ mật thiết vói nhau không tách rời. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là thước đo cơ b ản nh ất đánh giá thành tựu của một nền kinh tế. Liên quan đến chu kỳ kinh tế là sự đình trệ sản xuất, thất nghiệp và lạm phát, nghiên cứu s ự thi ếu h ụt sản lượng nhằm tìm ra các giải pháp ổn định kinh tế ch ống l ại các chu kỳ kinh tế, thiếu hụt kinh tế về bản chất đó chính là lỗ hổng GNP. Khi m ột 3
- nền kinh tế tăng trưởng, có nghĩa là lực lượng lao động đ ược s ử dụng t ốt hơn và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với việc lạm phát tăng lên và ngược lại. Trong thời kỳ ngắn h ạn, th ất nghiêp tỷ lệ nghịch với lạm phát còn trong dài hạn tỷ lệ th ất nghiệp c ơ b ản ph ụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát trong một thời gian dài. Các bi ến s ố kinh t ế gi ải thích các vấn đề kinh tế cơ bản có liên quan đến nhau. Khi một vấn đ ề kinh tế xảy ra chúng sẽ kéo theo các vấn đề kinh tế khác. Đứng trên vị trí nghiên cứu với tư cách là một tổng thể kinh tế. Ví dụ: … 2. Các biến số kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng của chúng: 2.1. Biến số kinh tế vĩ mô và đời sống xã hội: Tất cả các biến số kinh tế vĩ mô đều đụng ch ạm đến cu ộc sống c ủa chúng ta. Như: Khi dự báo nhu cầu sản phẩm của chính mình, h ội đồng quản trị ở các doanh nghiệp phải đoán xem thu nh ập của người tiêu dùng tăng nhanh đến mức nào; Người già sống bằng thu nhập cố định th ường băn khoăn về tốc độ tăng giá; Những công nhân thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm hi vọng nền kinh tế phục hồi và các doanh nghiệp tuyển thêm người… Tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi thực trạng của nền kinh tế. Để đánh giá được tầm quan trọng của kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế, chúng ta chỉ cần thường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí, các phương tiện truyền thông,… với các mục đề như: Quỹ thu nhập cá nhân tăng 4%, ngân hàng và biến động kinh tế vĩ mô, giá vàng b ất ng ờ tăng mạnh,… hầu như không ngày nào là xuất hiện trên báo chí. 4
- Biến số kinh tế vĩ mô đánh giá được cuộc sống của người dân qua từng thời kỳ. Các số liệu thống kê các chỉ số kinh t ế ảnh h ưởng tr ực ti ếp đến người dân, các doanh nghiệp các nhà kinh doanh,… Ví dụ: Trong lạm phát, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là người dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, do công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính hạn chế. Do vậy, doanh nghiệp cần cơ cấu lại sản xuất, tập trung vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mình có lợi thế cạnh tranh, thâm dụng lao động (lạm phát tăng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ diễn ra, cần sử dụng lực lượng lao động giá rẻ, có tay nghề để giải quy ết bài toán an sinh). Đ ể cân bằng cán cân tiền - hàng, giải quyết lạm phát phải có l ộ trình c ụ th ể. Song, cũng phải chấp nhận lạm phát, nhưng ở mức chịu đựng được của nền kinh tế để kích thích sản xuất phát triển. 2.2. Biến số kinh tế vĩ mô và chính sách phát tri ển kinh t ế c ủa chính phủ: Các chính sách kinh tế vĩ mô là biến số kinh tế vĩ mô chịu s ự chi ph ối trực tiếp hay gián tiếp của chính phủ. Thay đổi các chính sách này sẽ có tác động đến một hay nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước. Đó là các mục tiêu sau: • Mục tiêu sản lượng. • Mục tiêu công ăn việc làm. • Mục tiêu ổn định giá cả. • Mục tiêu kinh tế đối ngoại. • Mục tiêu phân phối công bằng 5
- Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, nhà nước có thể sử dụng nhiều chính sách khác nhau. Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu: • Chính sách tài khóa. • Chính sách tiền tệ. • Chính sách thu nhập. • Chính sách kinh tế đối ngoại. Các chính sách của chính phủ thông qua các kế hoạch đ ầu t ư phát triển, các nghị quyết của chính phủ,… những chính sách đó là công c ụ đ ể Nhà nước quản lý và phát triển nền kinh tế. Ví dụ: Ngày 24/2/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, sẽ mạnh tay thắt chặt đầu tư công, không rót vốn đầu tư đối với dự án mới chưa bức thiết. Biến số kinh tế vĩ mô cũng phản ánh rõ nét và trung th ực nh ất v ề hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước được triển khai qua từng thời kỳ (năm). Những chính sách kinh tế của nhà nước có hiệu quả hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ng ười dân với những bất ổn trong nền kinh tế hiện nay như: lạm phát tăng nhanh, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đồng tiền mất giá, … đã khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn, đặc biệt là đối với những người thu nhập thấp, những người sống dựa chủ yếu vào trợ cấp của chính phủ ( người già neo đơn, người tàn tật,…). Sự yếu kém của nhà nước trong các chính sách kinh tế không chỉ làm hao tổn nguồn 6
- lực quốc gia rất lớn mà còn làm suy giảm niềm tin c ủa ng ười dân đ ối v ới các môi trường chính sách vào năng lực quản trị vĩ mô. Ví dụ: Chỉ số CPI và GDP của Việt Nam qua 3 giai đoạn phát triển kinh tế ( Đơn vị: %) CPI GDP 1996 – 2000 3,4 6,96 2001 – 2005 5,1 7,51 2006 – 2010 11,4 7,2 Như vậy, trong vòng 5 năm, tính cộng dồn đơn giản, lạm phát đã tăng gần 60% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35,1%. Ch ưa tính đ ến việc phân bổ lợi ích tăng trưởng có xu hướng tập trung cho nhóm người giàu và đầu cơ, chỉ hai con số nêu trên đã đủ chứng tỏ thu nh ập thực tế và mức sống thực của người dân, nhất là tầng lớp nghèo, bị gi ảm sút r ất mạnh. Năm 2010, kinh tế việt nam có sự phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II 6,4%, quý III tăng lên 7,14%, quý IV là 7,41%. Đến năm 2010, tổng mức đ ầu t ư toàn xã hội lên tới 41% GDP thì tốc độ tăng trưởng ch ỉ đạt 6,7%, ch ỉ s ố ICOR đã tăng tới mức quá cao trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Khi kinh tế thế giới bị suy trầm thì đà sa sút của Việt Nam lại không quá n ặng vì kinh tế vẫn tăng trưởng hơn 5% vào năm 2009, là năm mà lợi tức bình quân một đầu người đã vượt cái ngưỡng tâm lý là 1.000 Mỹ kim một năm. Tuy nhiên, nguồn đầu tư quá lớn trong khi hiệu quả đầu tư không cao; sự y ếu kém trong môi tường đầu tư; nhập siêu quá lớn trong khi xuất khẩu không 7
- tăng, nhập khẩu thì vẫn quá nhiều để duy trì nhịp độ sản xuất khiến giữ trữ ngoại tệ trong nước bị bào mỏng – chỉ còn 14 tỷ đô la giữ trữ. Đó là bất trắc về cơ cấu kinh tế vĩ mô, thứ nhất là sự thiếu quân bình, thứ hai là khả đối yếu của quyền. năng phó quá chính Vì vậy, sự quản lý của nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô đã tác động trực tiếp lên các hoạt động kinh tế và đời sống của người dân. Nền kinh tế phát triển đi lên hay đi xuống đều do s ự qu ản lý c ủa nhà nước và hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô mang lại. 3. kinh tế học vĩ mô là một bộ môn khoa học chưa hoàn thiện: Kinh tế học vĩ mô là một ngành khoa học non trẻ và ch ưa hoàn ch ỉnh. Khả năng dự báo của các kinh tế vĩ mô về đường h ướng phát triển tương lai của các sự kiện kinh tế chưa thể nắm vững hoàn toàn. Song, nh ư các bạn sẽ thấy, chúng ta biết khá nhiều về ph ương th ức hoạt đ ộng c ủa n ền kinh tế. Mục tiêu của chúng ta trong việc nghiên cứu kinh tế vĩ mô không phải chỉ dừng lại ở phạm vi lí giải các biến cố kinh tế, mà còn nh ằm c ải thiện chất lượng của chính sách kinh tế. Các công cụ tài chính và tiền tệ của chính phủ có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế - bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực – và khoa kinh tế vĩ mô giúp cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá những chính sách khác nhau. Nhà kinh tế vĩ mô phải nghiên cứu nền kinh tế như nó đang tồn tại và suy ng ẫm xem chúng ta nên làm gì để cải thiện nó. KẾT LUẬN Qua bài tiểu luận trên, có thể nói rằng kinh tế h ọc vĩ mô tác đ ộng r ất lớn đến cuộc sống của chúng ta. 8
- Nghiên cứu kinh tế học vĩ mô, xây dựng các chính sách phát tri ển kinh tế hoàn thiện đưa nền kinh tế phát triển bền vững là mục tiêu của các quốc gia hiện nay. Mặc dù bộ môn khoa học kinh tế học vĩ mô còn non trẻ và ch ưa hoàn thiện. Nghiên cứu kinh tế học vĩ mô là công việc vô cùng quan tr ọng, c ần thiết để hoàn chỉnh bộ môn và nắm vững hơn các ph ương thức hoạt động kinh tế. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nứơc"
30 p | 3555 | 656
-
Tiểu luận triết học về - Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nứơc
29 p | 569 | 277
-
Tiểu luận: Chiến lược kinh doanh mì Hảo hảo
18 p | 1772 | 255
-
Đề tài "sản xuất thạch dừa từ vi khuẩn"
16 p | 660 | 249
-
Tiểu luận: Thực trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và những giải pháp
11 p | 889 | 241
-
Tiểu luận: Hiểu biết về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hãy đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc vận động
30 p | 990 | 239
-
Tiểu luận " Phân tích , làm rõ mối quan hệ chống đế quốc, chống phong kiến trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của hội nghị lần thứ 2 năm 1930 ? "
29 p | 1541 | 234
-
Tiểu luận: Thước đo lãnh đạo
11 p | 260 | 68
-
tiểu luận triết học: "nghiên cứu về phạm trù con người và vấn đề về con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá "
39 p | 228 | 61
-
Tiểu luận: Bạn phải làm gì để xác định nhu cầu đào tạo cho một nhóm nhân viên bán hàng nữ trang cao cấp
8 p | 205 | 23
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Thực thi chiến lược
85 p | 139 | 19
-
Tiểu luận: Nguyên lý sáng tạo ứng dụng trong sự phát triển Mạng xã hội
24 p | 119 | 18
-
Tiểu luận đề tài : Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nứơc
29 p | 98 | 14
-
Tiểu luận: Phương pháp dự thao tỷ số không đổi của độ cao xung (Constant Fraction – CF)
17 p | 122 | 13
-
Tiểu luận:NHỮNG NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ỨNG DỤNG TRONG MÔ HÌNH XỬ LÝ CÚ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CHO CÂU HỎI TIẾNG VIỆT TRONG HỆ THỐNG TÌM KIẾM THƯ VIỆN
31 p | 111 | 11
-
Tiểu luận: NHỮNG NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ỨNG DỤNG TRONG MÔ HÌNH XỬ LÝ CÚ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CHO CÂU HỎI TIẾNG VIỆT TRONG HỆ THỐNG TÌM KIẾM THƯ VIỆN
31 p | 93 | 9
-
Ứng dụng các công cụ Marketing thúc đẩy giai đoạn bán tại Cty cao su - 2
26 p | 67 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn