Tiểu luận Tâm lí y học: Theo các bạn vệ sinh tâm lí cho lứa tuổi nào là quan trọng nhất, phân tích rõ vì sao? Hãy phân tích những biện pháp vệ sinh tâm lý cho những lứa tuổi đó
lượt xem 11
download
Tiểu luận Tâm lí y học gồm có 3 nội dung chính cần tìm hiểu như: Tìm hiểu chung về vệ sinh tâm lí và lứa tuổi quan trọng để thực hiện vệ sinh tâm lí; Tại sao cần phải thực hiện vệ sinh tâm lí cho lứa tuổi từ 11-14? Hãy phân tích những biện pháp vệ sinh tâm lý cho lứa tuổi đó? Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Tâm lí y học: Theo các bạn vệ sinh tâm lí cho lứa tuổi nào là quan trọng nhất, phân tích rõ vì sao? Hãy phân tích những biện pháp vệ sinh tâm lý cho những lứa tuổi đó
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BUÔN MA THUỘT KHOA Y TIỂU LUẬN TÂM LÍ Y HỌC ĐỀ: THEO CÁC BẠN VỆ SINH TÂM LÍ CHO LỨA TUỔI NÀO LÀ QUAN TRỌNG NHẤT, PHÂN TÍCH RÕ VÌ SAO? HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG BIỆN PHÁP VỆ SINH TÂM LÝ CHO NHỮNG LỨA TUỔI ĐÓ. Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tú Trang Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1 Lớp :21YA1
- ĐakLak, 27 tháng 03 năm 2022 Nhóm sinh viên thực hiện gồm: 21YA1013 Nguyễn Trần Lương Duyên 7/11/2003 21YA1014 Võ Văn Tấn Đạt 2/5/2003 21YA1015 Nguyễn Ngọc Hương Giang 25/12/2003 21YA1016 Hoàng Nghĩa Nguyễn Giang 13/06/2003 21YA1018 Nguyễn Phúc Hậu 29/01/2003 21YA1019 Tạ Đình Hiếu 22/12/2003 21YA1020 Đỗ Thị Mỹ Hoàng 19/08/2003 21YA1021 Đào Nguyễn Hùng 5/3/2002 21YA1022 Huỳnh Phúc Huy 19/01/2003 21YA1024 Phạm Thị Mai Hương 28/12/1999 21YA1025 Hoàng Hoa Kbuôr 29/09/2003 21YA1026 Lê Huỳnh Anh Khoa 21/11/2003
- MỤC LỤC I. Tìm hiểu chung về vệ sinh tâm lí và lứa tuổi quan trọng để thực hiện vệ sinh tâm lí. I.1. Vệ sinh tâm lí là gì?Vai trò của vệ sinh tâm lí. I.2. Những đối tượng của vệ sinh tâm lí. I.3. Lứa tuổi quan trọng để thực hiện vệ sinh tâm lí. I.4. Lứa tuổi quan trọng để thực hiện vệ sinh tâm lí. II. Tại sao cần phải thực hiện vệ sinh tâm lí cho lứa tuổi từ 1114? II.1. Đặc điểm tâm lý và sự phát triển của trẻ vị thành niên. II.2. Lý do 1: ảnh hưởng từ việc học, thích nghi với phương pháp học tập mới. II.3. Lý do 2: hình thành “cái tôi”, bắt đầu mong muốn sự tự do, thoát khỏi sự kèm cặp của bố mẹ. II.4. Lý do 3: Nhận thức về giới tính. II.5. Lý do 4: Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. II.6. Lý do 5: Thời đại công nghệ phát triển nhanh. II.7. Lý do 6: Cha mẹ bỏ bê con cái, không quan tâm đến việc học tập của con. II.8. Lý do 7: Xem thường sức khỏe, mạng sống. III. Hãy phân tích những biện pháp vệ sinh tâm lý cho lứa tuổi đó ?
- NỘI DUNG I. Tìm hiểu chung về vệ sinh tâm lí và lứa tuổi quan trọng để thực hiện vệ sinh tâm lí. I.1. Vệ sinh tâm lí là gì? Các rối loạn tâm lý do nhiều nguyên nhân gây ra. Có những nguyên nhân gây bệnh rõ ràng như nhiễm khuẩn, tâm chấn (sang chấn tâm thần) mãnh liệt,... Lại có những yếu tố thuận lợi như: nhân cách yếu, ảnh hưởng xấu của tệ nạn xã hội và giáo dục không đúng, tâm chấn nhẹ nhưng kéo dài, thể trạng suy yếu. Vệ sinh tâm lý nhằm củng cố hệ thần kinh và loại trừ các nhân tố thuận lợi cho các rối loạn tâm lý và bệnh tâm thần phát sinh. Người khoẻ mạnh là người có trạng thái thoải mái về cơ thể, tâm lý và xã hội. Vệ sinh tâm lý chính là hệ thống các biện pháp củng cố, tăng cường sức khoẻ tâm lí và sức khoẻ thể chất của con người. I.2. Vai trò của vệ sinh tâm lí. Vệ sinh tâm lý có nhiệm vụ chủ yếu là giữ gìn sức khoẻ của hoạt động tâm lý của con người, phòng ngừa các bệnh tâm lý. “Vệ sinh tâm lý” theo nghĩa rộng là giữ gìn và nâng cao năng lực thích ứng của con người với môi trường xung quanh, đảm bảo cho con người sống khoẻ, sống lâu và sống có ích, nâng cao tố chất tâm lý và thể chất của giống nòi. Nhiệm vụ của vệ sinh tâm lý : Tạo điều kiện cho con người phát triển nhân cách khoẻ mạnh, hài hoà. Phát triển khả năng lao động, ngăn ngừa mệt mỏi, quá sức và các tác động stress. Giáo dục mối quan hệ phù hợp giữa ý trí và tình cảm... Hướng dẫn những thói quen có ích, ngăn ngừa thói quen xấu... Nội dung vệ sinh tâm lý phong phú và phức tạp. Những nội dung này gắn liền với các lĩnh vực hoạt động, các giai đoạn trưởng thành, với hoàn cảnh và điều kiện sống cụ thể của mỗi người. Nó liên quan chặt chẽ với vấn đề vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, phòng và chữa bệnh cho con người. I.3. Những đối tượng của VSTL:
- I.3.1. Vệ sinh tâm lý lứa tuổi a) Vệ sinh tâm lý lứa tuổi nhỏ Sự quan tâm đến sức khoẻ tâm lý của trẻ được bắt đầu từ lúc người mẹ mang thai. Trạng thái tâm lý của mẹ có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi, nhất là những tháng cuối. Lúc mang thai người mẹ không những tránh làm các việc nặng nhọc về thể lực mà còn phải tránh cả những gánh nặng về tâm lý, những tác động stress bệnh lý. Khi ra đời, tuy về mặt sinh học, đứa trẻ đã là một con người; song về mặt tâm lý, nhân cách, đây mới là giai đoạn đầu của quá trình hình thành và hoàn thiện. Nhờ có những tiến bộ của khoa học, của đời sống xã hội nên ngày nay, nhiều bà mẹ đã biết cách nuôi dưỡng, giáo dục con cái; biết cách tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của trẻ. Trong giai đoạn phát triển này, những biện pháp vệ sinh tâm lý cần đan xen và liên hệ chặt chẽ với các biện pháp giáo dục khoa học. Cần hết sức tránh tạo ra những thói quen xấu cho trẻ. Những nhu cầu thiết yếu của trẻ cần cố gắng đáp ứng đầy đủ, kịp thời; còn những nhu cầu khác cần đáp ứng có chọn lọc và không nên gây cho trẻ thói quen đòi gì được nấy. Cần dần dần hình thành thói quen tự lập cho trẻ. Đặc biệt không nên dùng những hình phạt nặng nề đối với trẻ, kể cả những hình phạt tâm lý. Vì những hình phạt này có thể để lại hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển nhân cách của trẻ em. Thực tế cho thấy, đôi khi hình phạt trở thành nguyên nhân bệnh rối loạn tâm căn, bệnh nhân cách của trẻ. b) Vệ sinh tâm lý tuổi thiếu niên: Ở lứa tuổi này, nhân cách của trẻ được phát triển một cách mạnh mẽ, trẻ đã tự ý thức, đã bắt đầu hình thành các quan niệm về cuộc sống rõ ràng hơn và quan hệ xã hội bước đầu được mở rộng... Hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này là học tập. Các biện pháp vệ sinh tâm lý được đan xen với hoạt động học tập và tổ chức học tập cho trẻ. Cần tránh tạo ra gánh nặng trí tuệ và tránh thúc ép các em học quá sức các môn học văn hoá, thể thao, âm nhạc, hội hoạ... Lứa tuổi này trẻ dễ có những khủng hoảng tâm lý đi kèm với những biến đổi mạnh mẽ về sinh lý. Đối với trẻ em gái, nếu không được chuẩn bị chu đáo về tâm lý cho lần thấy kinh nguyệt đầu trên thì các em dễ bị những mặc cảm nặng nề. Ở em trai, sự phát triển tâm lý giới tính cũng chuyển
- sang thời kỳ mới. Nếu các em bị những tác động xấu của video đen, phim ảnh đồi truỵ... thì dễ có những hành vi chống đối xã hội, phi đạo đức. c)Vệ sinh tâm lý lứa tuổi thanh niên và trưởng thành: Lứa tuổi thanh niên được đánh dấu bằng sự trưởng thành về tất cả các mặt của con người. Về mặt xã hội họ đã là một thành viên chính thức, tham gia tích cực vào các lĩnh vực hoạt động khác nhau của họ. Họ được công nhận là công dân và vì thế họ dần dần có định hình về ý thức cũng như các quan niệm xã hội... Nhiều người trong số họ lần đầu tiên tách khỏi gia đình, trở thành con người sống độc lập (độc lập về kinh tế, về dự định cuộc sống, tự mình quyết định suy nghĩ, hành động). Ở giai đoạn trưởng thành, con người phát triển và hoàn thiện hơn các nhân tố tâm lý và cơ thể. Đối với giai đoạn phát triển tuổi này, vệ sinh tâm lý gắn liền với từng loại hình hoạt động cụ thể mà cá nhân tham gia như hoạt động lao động, học tập vui chơi... d) Vệ sinh tâm lý người cao tuổi: Những người cao tuổi có những thay đổi lớn về mặt sinh học và xã hội. Hoạt động của các hệ thống tuần hoàn, hô hấp, miễn dịch, nội tiết... thay đổi theo hướng suy giảm. Về mặt xã hội họ được nghỉ ngơi theo luật định. Sự “nghỉ hưu” đã kéo theo những thay đổi trong quan hệ xã hội của họ. Những mối quan hệ công tác nơi công sở trước đây chiếm một tỷ trọng lớn trong đời sống, bây giờ họ chuyển sang những mối quan hệ với bạn bè thời thơ ấu, thuở học sinh, người đồng hương và các quan hệ gia đình, họ hàng.... Những thay đổi về sinh học, về xã hội để lại những dấu ấn đậm nét trên những biến đổi về tâm lý. Họ có trạng thái thiếu cân bằng trong hoạt động, có mặc cảm bị bỏ rơi, là người thừa, là gánh nặng của gia đình, xã hội, cũng có người đòi hỏi sự đền bù của xã hội và đề cao công lao của mình. Sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình, xã hội, đặc biệt là do chăm sóc y tế và bảo đảm các chế độ của xã hội, tổ chức hợp lý thời gian nghỉ ngơi có một ý nghĩa vệ sinh tâm lý rất to lớn đối với người cao tuổi. I.3.2. Vệ sinh tâm lý lao động: Điều quan trọng của vệ sinh tâm lý lao động là nghề nghiệp phải phù hợp với năng lực và hứng thú của cá nhân. Có như vậy thì năng suất mới cao,
- người lao động mới làm việc một cách sáng tạo và sức khoẻ tâm lý của họ mới được duy trì. Công tác hướng nghiệp cho thanh niên, học sinh không chỉ còn mang lợi ích về mặt kinh tế mà còn có lợi ích thiết thực về mặt vệ sinh tâm lý. Bất kỳ một dạng lao động cụ thể nào cũng phải tuân theo những nguyên tắc, những chế độ, kỷ luật nhất định. Kỷ luật lao động phải được người lao động ý thức một cách đầy đủ và trở thành nhu cầu thiết yếu, bên trong của hoạt động lao động. Kỷ luật và quy trình lao động hợp lý không những là cơ sở để nâng cao năng suất lao động mà còn tạo ra khả năng tự điều chỉnh, thích ứng đối với hoàn cảnh, giúp ngăn chặn những stress không đáng có của người lao động. Những hoạt động lao động đơn điệu như lao động theo dây truyền, đã gây ra mệt mỏi, căng thẳng tâm lý đáng kể cho người lao động. Cần bố trí, sắp xếp sao cho các thao tác, nhịp điệu công việc không đơn điệu. Cần thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh lao động đối với tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ nơi làm việc và các chế độ bảo hộ lao động khác. Trong bất kỳ loại lao động nào cũng đều có nhu cầu giao tiếp, đây cũng là nhu cầu phát triển, hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp của người lao động. Việc xây dựng một tập thể lao động đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để từng người hoàn thành nghĩa vụ và chức trách lao động của mình, không những có lợi về mặt vệ sinh tâm lý mà còn có lợi về mặt sản xuất. Lao động trí óc là một dạng lao động đặc biệt, mang tính chất cá nhân nhiều hơn. Hiệu quả của lao động này phụ thuộc vào từng con người cụ thể. Có nhiều người làm việc trong điều kiện một mình, yên tĩnh mới đạt hiệu quả cao; trái lại có những người thích làm việc với đông người, thích trao đổi, bàn luận. Tổ chức lao động hợp lý nhằm mục đích phát huy năng lực tâm thần của cá nhân, đồng thời tránh mệt mỏi thần kinh, suy nhược cơ thể. Xen kẽ điều hoà lao động trí óc và lao động chân tay, xen kẽ lao động và nghỉ ngơi, giải trí, thể dục thể thao. Có chế độ lao động riêng, thích hợp cho từng loại lao động trí óc; có quy chế học tập cho các loại lớp, loại trường v.v... Song dù trong trường hợp nào thì mỗi cá nhân cũng đều phải có một chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý. Có như vậy cá nhân mới duy trì được nhịp độ, hiệu quả lao động và mới giữ gìn được sức khoẻ, tâm lý. I.3.3. Vệ sinh tâm lý trong sinh hoạt: Các biện pháp vệ sinh tâm lý ở đây nhằm đảm bảo một môi trường lành mạnh cho sự phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi cá nhân.
- Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân một mặt phải tôn trọng những nguyên tắc giao tiếp, ứng xử chung, phù hợp với chuẩn mực, đạo đức, văn hoá xã hội; phải tôn trọng sở thích, hứng thú... của cá nhân. Trong thực tế, chúng ta có thể gặp những bệnh rối loạn thần kinh, tâm thần, thậm trí cả những bệnh thực thể, bắt đầu từ những xung đột, những va chạm thường xuyên trong cuộc sống. Một trong những khía cạnh đang nổi lên trong vệ sinh tâm lý sinh hoạt là vấn đề tổ chức vui chơi, giải trí, nhất là khi mỗi tuần có hai ngày nghỉ. Cần phải tổ chức chặt chẽ, lành mạnh các hoạt động thể thao, văn nghệ, hội hè. Cần chú trọng vệ sinh nhà cửa, chỗ làm việc (thoáng khí, ít trếng ồn, mát mẻ...), mặc đủ ấm, chế độ ăn uống hợp lý. Đặc biệt chú trọng đến giấc ngủ: ngủ đúng giờ, loại trừ các kích thích xấu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cần tránh những ảnh hưởng xấu của sách báo, tranh ảnh, phim video có nội dung kích động bạo lực hoặc tình dục. Cần xây dựng phong trào mọi người thực hiện chương trình phòng tránh các tệ nạn xã hội, nhất là phòng chống các tệ nạn ma tuý, mại dâm... I.3.4. Vệ sinh tâm lý gia đình: Vệ sinh tâm lý gia đình nhằm tạo nên một môi trường tâm lý thuận lợi cho sự phát triển nhân cách hài hoà của các thành viên trong gia đình, nhất là cho con trẻ. Vấn đề vệ sinh tâm lý ở đây bao hàm cả vấn đề mọi người trong gia đình quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và vấn đề gia đình làm công tác giáo dục con cái. Quá nuông chiều hay quá nghiêm khắc (mắng chửi, đánh đập) đều là hai cách giáo dục không đúng trong gia đình. Quá nuông chiều hay quá tâng bốc sẽ hình thành tính cách xấu cho đứa trẻ, tạo điều kiện cho các bệnh tâm căn hysteria phát triển sau này. Quá nghiêm khắc sẽ làm cho đứa trẻ nhút nhát lo sợ, tự ti, mất sáng kiến, tạo điều kiện cho bệnh tâm căn suy nhược tâm thần phát triển sau này. Cần giáo dục tính tập thể cho trẻ em, không nên kiềm chế mọi hoạt động của trẻ như không cho trẻ chơi, không cho làm, luôn giữ trẻ ở trong nhà, làm cho đứa trẻ trở nên thụ động, ỷ lại vào bố mẹ, không có khả năng tự lập, thiếu bản lĩnh về sau dễ bị lôi kéo vào chuyện xấu xa. Tuỳ từng lứa tuổi, tuỳ sức khoẻ động viên đứa trẻ lao động, tự giải quyết khó khăn rèn luyện lòng dũng cảm, trí kiên cường, chịu đựng gian khổ, tính tự giác, tính tổ chức, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và cả sự quyết đoán trong mọi tình huống.
- Giáo dục gia đình cần phải kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với giáo dục nhà trường và đoàn thể, tập thể. Đối với thanh thiếu niên ở lứa tuổi dậy thì và sau tuổi dậy thì, phải biết kết hợp khéo léo, giáo dục thái độ đúng đắn trong những vấn đề tình bạn, tình yêu, tình đồng chí; sống chân thực, tử tế, nhân hậu, có lòng vị tha, sống có trách nhiệm với bạn bè, với tập thể, tránh xu hướng chỉ biết sống gấp, chủ nghĩa thực dụng, ... Đặc biệt với nữ giới, phải giải thích các biến đổi tâm sinh lý qua các giai đoạn phát triển sinh dục (lúc bắt đầu có kinh, hành kinh, thai nghén, tắt kinh, ...) để tránh sự bỡ ngỡ, lo lắng quá mức trước các biến đổi ấy. I.4. Lứa tuổi quan trọng để thực hiện vệ sinh tâm lý: Giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ em từ 12 đến 15 tuổi. Đây là giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự phát triển của trẻ (biến đổi về tâm lý và thể chất). Những diễn biến phát triển tâm lý trẻ em giai đoạn này cũng khá phức tạp, bị ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan để chuẩn bị cho quá trình dậy thì, trưởng thành. Vì vậy việc thực hiện vệ sinh tâm lý ở lứa tuổi này rất quan trọng. II. Tại sao cần phải thực hiện vệ sinh tâm lí cho lứa tuổi từ 1114? II.1. Đặc điểm tâm lý và sự phát triển của trẻ vị thành niên. Đặc điểm tâm lý của trẻ ở giai đoạn này rất phức tạp, vì vậy trẻ cần có sự quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn của người lớn giúp các em từng bước tự chủ trong mọi hoạt động. Một chỗ dựa tình cảm vững chắc sẽ giúp các em thoải mái và có những suy nghĩ tích cực hơn trong giai đoạn này. a) Sự phát triển của trẻ: Trong giai đoạn thanh thiếu niên, các vùng nào điều khiển cảm xúc phát triển và trưởng thành. Giai đoạn này được đặc trưng bởi những bộc phát do tự phát mà có là thách thức đối với cha mẹ và giáo viên, những người thường xuyên phải hứng chịu. Thanh thiếu niên dần học cách kiềm chế những suy nghĩ và hành động không phù hợp và thay thế chúng bằng những hành vi định hướng có mục tiêu.
- Khía cạnh tăng trưởng về cảm xúc được thử nghiệm nhiều nhất, thường xuyên thử thách sự kiên nhẫn của cha mẹ, thầy cô. Tính không ổn định về cảm xúc là một kết quả trực tiếp của sự phát triển thần kinh trong thời kỳ này, như là phần của não kiểm soát sự trưởng thành cảm xúc. Sự thất vọng cũng có thể xảy ra từ sự tang trưởng trong nhiều lĩnh vực. Một xung đột lớn có thể xaỷ ra giữ mong muốn có them tự so của trẻ vị thành niên và bản năng mạnh mẽ của cha mẹ để bảo vệ con cái của họ khỏi những nguy hại. Cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ bằng việc nói chuyện với con về vai trò của họ và từ từ cho phép các con của họ được hưởng nhiều đặc quyền hơn cũng như mong muốn trẻ có trách nhiệm cao hơn với bản thân và gia đình. b) Sự phát triển tâm lý và xã hội: Gia đình là trung tâm của đời sống xã hội cho trẻ em, trong giai đoạn vị thành niên, nhóm bạn cùng tuổi bắt đầu đặt gia đình như là mối quan tâm xã hội hang đầu của trẻ. Các nhóm bạn cùng tuổi thường được thiết lập vì có sự khác biệt về trang phục, ngoại hình, thái độ, sở thích, mối quan tâm. Các nhóm này có vai trò quan trọng đối với thanh thiếu niên trong các tình huống căng thẳng. Thanh thiếu niên tự thấy mình không có một nhóm bạn bè thân đồng trang lứa có thể cảm thấy cô lập và khác biệt. Mặc dù những cảm giác này thường không kéo dài nhưng chúng có thể tăng khả năng xảy ra các hành vi không phù hợp hoặc phản xã hội. c) Phát triển hành vi và trí tuệ: Vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên ,trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy trừu tượng , tư duy logic .Suy nghĩ phức tạp ngày càng tang này dẫn đến tang cường nhận thức về bản thân và khả năng phản ánh về cái tôi cá nhân .Do nhiều thay đổi thể chất đáng chú ý của trẻ vị thành niên ,sự tự nhận thức này thường chuyển thành ý thức tự giác , kèm theo cảm giác lúng túng .Trẻ vị thành niên cũng có mối bậ tâm vẻ bề ngoài ,sức hấp dẫn và nhạy cảm cao đối với sựu khác biệt so với bạn đồng trang lứa. Thanh niên cũng áp dụng các khả năng phản ánh của mình vào các vấn đề đạo đức. Trẻ vị thành niên hiểu đúng và sai là cố định tuyệt đối. Các trẻ vị thành niên lớn hơn thường đặt câu hỏi về các chuẩn mực về hành vi và có thể phản đối với những quy tắc truyền thống, dẫn đến sự sững sốt của cha mẹ. Một cách lý tưởng các phản ánh này đạt đến đỉnh cao của sự phát triển và cá nhân hóa những quy tắc đạo đức của riêng lứa tuổi vị thành niên.
- II.2. Lý do 1: ảnh hưởng từ việc học, thích nghi với phương pháp học tập mới. Ở học sinh THCS, khôi l ́ ượng các đôi t ́ ượng tri giác được tăng rõ rệt. Tri ̉ giác cua các em co trình t ́ ự, co k ́ ế hoạch và hoàn thiện hơn. Các em co kh ́ ả năng phân tích và tống hợp phưc t ́ ạp khi tri giác sự vật, hiện tượng. Các em đã sử dụng hệ thông thông tin c ́ ảm tính linh hoạt tuỳ thuộc vào nhiệm vụ ̉ ư duy. Khả năng quan sát phát triển, trở thành thuộc tính ổn định của cua t cá nhân. Ghi nhớ chu đ̉ ịnh, ghi nhớ ý nghia, ghi nh ̃ ớ logic đang dần được chiếm ưu thế hơn ghi nhớ máy móc. Trong khi tái hiện tài liệu, học sinh THCS đã biết dựa vào logic cua v̉ ấn đê ̀ nên nhớ chính xác và lâu hơn. Các em co kh ́ ả năng sử dụng các loại tri nh ́ ớ một cách hợp lí, biết tìm các phuơng pháp ghi nhớ, nhớ lai thích h ̣ ợp, co ́ hiệu quả, biết phát huy vai trò cua t ̉ ư duy trong các quá trình ghi nhớ. Điều đó đòi hỏi các em cần phải thích nghi với phương pháp học tập mới, khó hơn nhiều so với tiểu học và dẫn đến việc các em vẫn chưa có đủ thời gian để rèn luyện. Thêm vào đó là sự kì vọng quá lớn từ gia đình, áp lực từ nhà trường, từ bạn bè khiến cho các em cảm thấy stress trong học tập và hậu quả là kết quả học tập sa sút. Thế nhưng, nhiều người cho rằng kết quả học tập sa sút, kém đi là do trẻ lười nhác, ham chơi. Tuy nhiên ít phụ huynh nào biết được những áp lực về việc học tập đè nặng trên vai cũng rất dễ khiến trẻ học tập sa sút. Sự kỳ vọng từ cha mẹ quá mức khiến tinh thần bất ổn, đầu óc căng thẳng một phần nào đó tác động đến trẻ, không thể tiếp thu kiến thức, trí nhớ cũng suy giảm đi rất nhiều. Học tập cao độ, lo lắng bài vở hằng ngày và đau đầu về vấn đề thi cử khiến trẻ khó ngủ thậm chí không ngủ được. Đầu óc căng thẳng cộng với chứng mất ngủ kéo dài khiến cho cơ thể trẻ nhanh chóng bị suy nhược về cả thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, một trong những biểu hiện thường thấy của chứng stress do áp lực học tập chính là trẻ không muốn đến lớp, sợ đi học, không muốn gặp thầy cô. Trẻ luôn lo lắng sẽ bị la mắng, trách móc vì bài vở ở trường, tình hình học tập khiến cho các em muốn trốn tránh, sợ đến trường lớp. Áp lực về điểm số, kết quả, cùng sự mong đợi của gia đình tạo áp lực về học tập cho trẻ vô cùng lớn. Làm cho các em luôn trong trạng thái mệt mỏi, cảm thấy lo lắng, không tự tin, luôn trong trạng thái bất an và căng thẳng cao độ. Áp lực học tập, stress cao độ còn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn. Người thường xuyên ở trạng thái lo lắng, căng thẳng sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, luôn cảm thấy ăn uống không ngon miệng, hay bị đầy bụng, buồn nôn. Biểu hiện của stress trong học tập tiếp theo mà cha mẹ cần phải nhận biết khi thấy lầm lì, ít nói, giao tiếp với mọi người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có nhiều trẻ khi chịu quá nhiều áp lực về việc học vô hình khiến chúng trở nên lầm lì, ít
- nói, ngại giao tiếp và tiếp xúc với mọi người xung quanh, muốn trốn tránh một mình. Chúng không muốn bất kỳ ai hỏi về việc học hành như kết quả học tập…. hoặc có tư tưởng chống đối và trở nên cộc cằn hơn rất nhiều. Áp lực của học hành khiến rất nhiều đứa trẻ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, không muốn nói chuyện, giao tiếp với bất kỳ ai và có biểu hiện thường xuyên cáu gắt mà không rõ nguyên nhân. Những lúc tinh thần bất ổn, lo lắng và mệt mỏi, stress cao độ thì trẻ rất nhạy cảm nếu ai đó hỏi han, quan tâm về việc học. Không phải đứa trẻ nào chịu áp lực cũng sẽ cố gắng để đạt được kết quả như mong muốn hoặc như các bậc phụ huynh đang có suy nghĩ sai lầm. Một số đứa trẻ khi bị stress vì học tập quá mức, khiến chúng có những biểu hiện chống đối, các biểu hiện tiêu cực đi kèm xuất hiện, bất hợp tác với bạn bè, thầy cô và gia đình. II.3. Lý do 2: hình thành “cái tôi”, bắt đầu mong muốn sự tự do, thoát khỏi sự kèm cặp của bố mẹ. Ở lứa tuổi từ 1114, do có sự thay đổi về tâm sinh lí, các em dần nhận ra giá trị của bản thân, vị trí của mình trong xã hội. Cùng với sự thay đổi về thể chất và tâm lí thì các em bắt đầu muốn bố mẹ cho mình cái quyền tự do và độc lập (được phát biểu ý kiến, có quyền được cất giấu bí mật cá nhân, …). Các em muốn bố mẹ phải tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của mình. Và nhiều bậc phụ huynh cảm thấy khó chịu đối với hành động này của con cái. Theo các chuyên viên tâm lí thì điều này không có gì là bất thường. Trái lại, nó giúp cho các bạn có tinh thần tự tin hơn vào chính mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bố mẹ hoàn toàn mặc kệ con, không có sự kiểm soát, thả con hoàn toàn tự do. Không ít các trường hợp bố mẹ bỏ bê, không quan tâm con đã gây ra những hệ lụy khôn lường. Và khi phát hiện những trường hợp con cất giấu những văn hóa phẩm đồi trụy, không phù hợp với
- thuần phong mỹ tục thì cha mẹ lại bắt đầu cáu gắt hơn và có hành động không đúng mực, vô tình tổn thương tâm lí của con. Và gần đây nhất là vợ của một nam nghệ sĩ lâu năm đã đăng tải những dòng tâm trạng trên mạng xã hội về việc giáo dục con cái, cảnh báo phụ huynh cần chú tâm hơn vào việc kiểm soát sự tham gia mạng xã hội của con em. Sự việc sẽ rất ý nghĩa nếu cô ấy không lấy con mình ra làm ví dụ, bêu rếu trước những người sử dụng mạng xã hội này trên cả nước, gây ra nhiều tranh cãi không đáng có. Đó là sự cảnh tỉnh dành cho những bậc cha mẹ vẫn chưa biết cách dạy con sao cho đúng đắn, phù hợp với thời đại. Khi bị so sánh với các bạn khác hay nghe những lời mà bản thân cảm thấy khó chịu từ bố mẹ, các em sẽ thường không đáp ứng những yêu cầu ấy mà trái lại khiến mối quan hệ giữa bố mẹ và con ngày càng rạn nứt. Ở tuổi này, các em rất dễ bị tổn thương và tự ái khi bị la rầy; các em muốn tự bản thân hoàn thành công việc theo cách riêng để khẳng định bản thân. Đôi khi, có rất nhiều lí do để giải thích tại sao lứa tuổi này thường không nghe lời cha mẹ. Các em sẽ cần một nơi để giải tỏa tâm trạng và người các em lựa chọn đầu tiên chính là cha mẹ. Có khi trong đầu các em đã có những suy nghĩ và giải pháp riêng, chỉ là chúng quá rời rạc và lộn xộn. Giải bày là cách trải vấn đề ra, cha mẹ giúp các em sắp xếp lại suy nghĩ hỗn loạn trong đầu, từ đó tự mình ổn định lại cảm xúc và chắt lọc giải pháp phù hợp. Khi tâm sự với cha mẹ, các em cần sự đồng cảm hơn là sự khuyên răn, dạy bảo. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại cho rằng việc này là bất thường và cảm thấy con cái thiếu tôn trọng với cha mẹ. Với những thay đổi về tâm lý cộng thêm những kiến thức thu nhận từ trường học, từ xã hội, thiếu niên ngày nay hiểu biết hơn và biết lý luận để bênh vực những hành động của mình. Một khi bị la mắng về những chuyện nhỏ hoặc không đúng, các em thường trả lời lại và nói lên những suy nghĩ riêng để bào chữa. Các em sẽ nhận ra được cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng, hoặc biết tất cả về mọi việc như các bạn tưởng khi còn nhỏ. Nhờ trường học, nhờ mạng lưới thông tin mở rộng và những khả năng sử dụng hệ thống điện tử thành thạo, thiếu niên ngày nay có nhiều hiểu biết hơn cha mẹnhững người được tiếp nhận nền giáo dục của vài thập niên trước. Sự hạn chế về kiến thức, năng lực giáo dục còn gặp nhiều cản trở, sự chênh lệch về tuổi tác, cha mẹ không thống nhất về các biện pháp nuôi dạy con cái hoặc con cái thường xuyên tiếp xúc với những mối quan hệ xấu, không biết cách bày tỏ những quan điểm, khó khăn của mình với cha mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn không đáng có giữa cha mẹ và con cái.
- II.4. Lý do 3: Nhận thức về giới tính. Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triền cơ thể ở lứa tuổi thiếu niên. Các em sẽ nhận ra ngay sự khác biệt của cơ thể so với khoảng thời gian trước đây. Dấu hiệu dậy thì ở em gái là sự xuất hiện kinh nguyệt, sự phát triển của tuyến vú ( vú và núm vú nhô lên. Quầng vú rộng ), còn ở em trai là hiện tượng “vỡ giọng”, sự tăng lên của thể tích tinh hoàn và bắt đầu có hiện tượng “mộng tinh” . Tuổi dậy thì ở các em gái Việt Nam vào khoảng từ 12 đến 14 tuổi, ở các em trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng từ 1,5 đến 2 năm. Tuy nhiên, hiện nay do gia tốc phát triển thể chất và phát dục nên tuổi dật thì có thể sớm từ 1,5 đến 2 năm. Việc dậy thì sớm khi các em chưa trưởng thành về mặt cơ thể, đặc biệt về mặt tâm lí và xã hội gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Hiện nay giáo dục Việt Nam vẫn chưa chú trọng vào việc giáo dục giới tính, những bậc phụ huynh còn cảm thấy “ngại” khi chia sẻ những vấn đề giới tính đối với con cái. Bởi vậy lứa tuổi học sinh THCS được xem là không còn sự cân đối giữa việc phát dục với mức độ trưởng thành về xã hội tâm lý. Nhiều em học sinh THCS tò mò với tình cảm nam nữ và bắt đầu yêu sớm. Việc không chia sẻ về sự khác biệt giới tính nam và nữ , không được giải đáp thắc mắc khiến các em muốn tự tìm hiểu với bạn trai/bạn gái . Và nhiều trường hợp mang thai khi đang đang ngồi trên ghế nhà trường do không biết cách tránh thai đã xảy ra . Điển hình nhất là việc em học sinh lớp 9 có thai do bị xâm hại: Những ngày qua, vụ việc nữ sinh lớp 9 tố cáo bạn học sinh có hành vi đồi bại dẫn đến mang thai đang khiến dư luận hết sức bất bình. Theo tìm hiểu, vụ việc xảy ra tại một trường THCS ở Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nạn nhân là em Đ.M.A, học sinh lớp 9B, người có hành vi đồi bại với M.A là một nam sinh trong trường. Tường trình lại sự việc A kể cháu bị Ng (lớp trưởng lớp 8A1) xâm hại 3 lần. Lần đầu tiên khoảng tháng 5/2020, khi A được bạn bè rủ tới nhà S chơi và Ng cũng có mặt ở đó. Tại đây, A bất ngờ bị Ng kéo vào phòng ngủ chốt cửa và bắt A cởi quần áo để Ng quan hệ, nhưng nạn nhân không đồng ý. Thấy vậy, Ng
- liền doạ A nếu không làm theo ý Ng thì Ng sẽ nói với các bạn trong lớp tẩy chay, không chơi cùng A nữa. Sợ bị cô lập trong lớp , A đã cởi đồ theo yêu cầu của Ng, không dám phản kháng kêu la, cũng không dám nói với người lớn. Thật ra, đã từng xảy ra những vụ việc tương tự như thế này ở nhiều trường học khác nhau trên cả nước, gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mang thai khi đang ngồi trên ghế nhà trường của nhiều em học sinh THCS cho các bậc phụ huynh và giáo viên II.5. Lý do 4: Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. a) Sự phát triển mạnh về thể chất, dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý, hưng phấn cao, các em muốn khẳng định vai trò của mình trong tập thể và xã hội, nhưng lại không biết thể hiện bằng cách nào, công thêm sự bồng bột, thiếu kiềm chế, do đó muốn dùng vũ lực như một cách thể hiện sự vượt trội của mình so với bạn bè. Học sinh không muốn học và thất bại trong việc học là những nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực học đường đang rất phổ biến hiện nay. Đồng thời, cũng có nguyên nhân xuất phát từ gia đình. Gia đình chính là nơi hình thành cho các em nhân cách sống và cách ứng xử trong xã hội văn minh, nơi giáo dục cho các em những cảm nhận đầu tiên về quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và giữa mỗi người với chính bản thân mình. Cho nên môi trường giáo dục gia đình không tốt sẽ tác động rất lớn đến hành vi bạo lực của các em. Môi trường giáo dục gia đình không tốt là môi trường chẳng hạn như: Cha mẹ có thu nhập và học lực thấp; nghiện ngập hay phạm pháp; bạo lực trong gia đình; cha mẹ thiếu quan tâm hay không tạo được quan hệ tình cảm với con cái; kém khả năng kiểm soát con cái; kém tình thương yêu và nối kết trong gia đình; chức năng giáo dục trong gia đình kém; biện pháp giáo dục và kỷ luật không nhất quán, quá dễ dãi hay quá khắc nghiệt; cha mẹ ly thân hoặc ly hôn; cha mẹ có tiền án, tiền sự hoặc đang ngồi tù; gia đình vừa trải qua những cú sốc về tinh thần như mất
- người thân, kiện cáo, phá sản,… Bên cạnh đó, cũng có những nguyên nhân xuất phát từ nhà trường. Sự quản lý giáo dục học sinh trong nhà trường còn lỏng lẻo, chưa sâu sát. Biện pháp kỷ luật của thầy cô và nhà trường không nhất quán, quá dễ dãi hay quá khắc nghiệt. Xử lý học sinh thiếu sự công bằng. Giáo viên thiếu quan tâm đến đời sống tâm lý, tình cảm của học sinh. Nhà trường, lớp học thiếu các gương tích cực trong đời sống và thiếu những hoạt động xã hội lành mạnh. Nhà trường không có mối liên hệ tích cực với gia đình học sinh cũng như các tổ chức xã hội khác; không có các hoạt động tham vấn học đường cần thiết. Và cuối cùng là nguyên nhân từ cộng đồng, xã hội và các phương tiện truyền thông. Với sự tác động của nền kinh tế thị trường, khoảng cách giàu nghèo giữa các gia đình và vùng miền ngày càng rõ nét, áp lực kinh tế dẫn đến sự giảm sút vai của gia đình đối với việc bảo vệ và chăm sóc con cái. Tình trạng bất bình đẳng về cơ hội phát triển của trẻ em giữa các vùng. Chức năng kinh tế của gia đình đã lấn áp chức năng giáo dục con cái của các bậc cha mẹ và những người thân trong gia đình, làm sao nhãng việc chia sẻ tình cảm, giáo dục phòng tránh những nguy cơ tiêu cực của môi trường sống có thể ảnh hưởng đến con trẻ. Bạo lực gia đình và bạo lực ngoài cộng đồng xã hội cũng tác động đến hành vi bạo lực của trẻ em Việt Nam. Một sự tác động rất lớn là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp cận với các trò chơi điện tử và mạng Internet từ khi còn rất nhỏ, từ đó dẫn đến các hiện tượng nghiện game online, nghiện Internet cũng như các trang mạng xã hội, ảnh hưởng từ các trò chơi mang tính bạo lực cao, các em bất chấp pháp luật, chuẩn mực đạo đức để được thỏa mãn “nhu cầu bạo lực” thông qua các trò chơi online, rời xa cuộc sống thực tìm đến thế ảo của Internet. Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip, phim ảnh mang tính bạo lực cũng góp phần hình thành “nhu cầu bạo lực” của học sinh THCS ở Việt Nam. b) Và bạo lực học đường đã gây ra những hậu quả đáng tiếc: Hậu quả đối với học sinh Về mặt thể xác: Các em có thể gặp các chấn thương trên cơ thể, nhiều hành vi bạo lực đã gây ra án mạng, làm mất đi vĩnh viễn cơ hội được sống, được học tập của chính mình và bạn bè. Về mặt tinh thần: Các em tham gia vào các hành vi bạo lực học đường, đặc biệt là các em “bị hại” thường có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, ảnh hưởng đến học tập, lao động, năng khiếu, ước mơ, sở thích của bản thân. Các em mất tự tin khi đến trường, trở nên lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, việc ăn ngủ cũng gặp khó khăn, cơ thể suy nhược. Có em trở nên trầm cảm, tự ti, lo sợ và có những trường hợp đã tìm đến cái chết để giải thoát chính mình. Về học tập: Lơ là việc học, kết quả học tập sa sút, có những trường hợp bỏ học thường xuyên hoặc bỏ học vĩnh viễn.
- Hậu quả đến với gia đình – nhà trường – xã hội Với gia đình: Cha mẹ, người thân gặp khó khăn trong việc hiểu con em mình, không biết nguyên nhân vì sao mà con em mình khác bình thường. Từ đó thường đưa ra những cách thức tìm hiểu làm tổn thương các em, tình cảm, hòa khí trong gia đình bị rạn nứt. Với nhà trường: Hành vi bạo lực học đường làm cho hoạt động giáo dục của nhà trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thay vì tổ chức các hoạt động giáo dục đầy ý nghĩa thì nhà trường phải tổ chức các Hội đồng kỷ luật, các cuộc họp phụ huynh và học sinh để giải quyết các hệ quả của các em. Thầy cô, bạn bè lo lắng, mất tinh thần giảng dạy và học tập, tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bị rạn nứt. Trường học trở thành “chiến trường” để các em “thể hiện mình”. Hơn thế, các hành vi bạo lực còn lôi kéo một bộ phận học sinh tham gia, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đạo đức học sinh và sự mô phạm của trường học. Với xã hội: Bạo lực học đường giống như những hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội về một bộ phận thế hệ trẻ đang “lệch lạc”, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là với thanh thiếu niên là lực lượng nòng cốt và thiết yếu của tương lai quốc gia. Biết bao nhiêu cuộc Hội thảo, các lực lượng xã hội phải tham gia để chung tay giải quyết vấn nạn bạo lực học đường, các đề tài, công trình nghiên cứu về vấn đề này cũng theo đó mà được triển khai. II.6. Lý do 5: Thời đại công nghệ phát triển nhanh. Thời đại công nghệ phát triển thì đồng nghĩa với việc các em được tiếp xúc nhiều hơn với mạng xã hội. Ở lứa tuổi này vẫn còn khá non nớt trong việc chọn lựa nội dung để xem. Đồng thời, có nhiều bố mẹ vẫn chưa quản lí kĩ con mình trong vấn đề sử dụng công nghệ. Chẳng hạn như gần đây một sự kiện nổi trội và đang được nhiều người quan tâm đó chính là trường hợp của cậu nhóc Bi béo con trai nghệ sĩ Xuân Bắc về việc mẹ cậu đã đăng tải dòng trạng thái trên facebook của mình về việc đã phát hiện ra Bi béo đã truy cập vào những trang web không lành mạnh và không phù hợp với lứa tuổi của cậu bé. Đây cũng là một trong những tác hại mà mạng xã hội đã gây nên vì vậy cần có sự quan tâm chăm sóc, dạy bảo, và có những biện pháp phòng ngừa hợp lý đến từ các bậc phụ huynh để tránh con cái của mình rơi vào trường hợp như ở trên. Nhưng những bậc cha mẹ cũng phải có những cách dạy bảo và khuyên nhủ con mình thích hợp chứ không phải bất cứ việc gì cũng đưa lên mạng xã hội như mẹ của Bi béo
- bởi vì như vậy rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như hoạt động của con trẻ sau này đặc biệt là đối với người có tầm ảnh hưởng và độ nổi tiếng nhất định như là Bi béo. Lý do 6: Cha mẹ bỏ bê con cái, không quan tâm đến việc học tập II.7. của con. Có một số trường hợp cha mẹ lơ là việc học của con cái, dẫn đến việc các em dần lười biếng hơn khi không còn sự quản lí, đốc thúc học tập từ cha mẹ và thầy cô. Nhiều học sinh rớt thi vào 10 hoặc học hết lớp 9 nhưng lại không muốn tiếp tục học nữa, bắt đầu học nghề, tiếp xúc với nhiều cám dỗ xã hội. Chẳng hạn như một trường hợp của một nữ sinh Quản Bình. Dù điều kiện kinh tế gia đình ổn định, có kết quả học lực khá nhưng học xong lớp 9, em Mai Thị Niển (SN 2000, ở thôn Cửa Thôn, xã Hải Ninh) vẫn không đăng ký thi tuyển vào cấp 3 để ở nhà đi làm thuê kiếm sống. Cách đây gần 2 tháng, Niển được giới thiệu vào làm giúp việc cho một gia đình ở thành phố Đồng Hới, (Quảng Bình) với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. Niển cho biết, gần cuối năm học, cứ đến lớp là các bạn lại bàn nhau về việc nghỉ học nên em cũng muốn nghỉ theo. Về phần gia đình, bố mẹ và các anh chị đều để em tự quyết định việc tiếp tục theo học hay không chứ không ai can thiệp. “Ở nhà không phải làm gì, giờ đến ở nhà họ, tuy không làm việc gì nặng nhưng phải làm nhiều việc nên em cũng thấy mệt”. Sống xa nhà, lại không mấy khi được về nên em thấy nhớ bố mẹ, anh chị lắm. Chỉ vì một phút nông nổi mà em nghỉ học, giờ em thấy hối hận rồi”, Niển nói. II.8. Lý do 7: Xem thường sức khỏe, mạng sống. Hầu hết các em ở độ tuổi này vẫn chưa suy nghĩ chín chắn về cuộc sống. Nhiều em không quý trọng sức khỏe, xem thường cái chết. Đặc biệt là có nhiều vụ rạch tay vì tình, đua đòi hút thuốc lá theo các bạn,...Và cũng chính vì những suy nghĩ thiếu chín chắn kia đã gây ra những hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng cho các em, gia đình và những người xung quanh.Và những suy nghĩ đó đến từ nhiều nguyên nhân chẳng hạn như: áp lực học hành, thi trượt, thất tình, mặc cảm giới tính, không tìm thấy ý nghĩa sống, thậm chí
- “đua đòi”, muốn chứng tỏ mình "ngầu” khiến nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng ngược đãi bản thân từ thể nhẹ đến nặng, nhất là ở lứa tuổi teen từ 1319 tuổi. Chẳng hạn như trước đây đã từng có một vụ việc đau lòng xảy ra khiến người lớn giật mình khi nữ sinh lớp 7A, trường THCS Tân Lâm (trú tại xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tử tự trong lớp học. Cô bé ngoan ngoãn, học giỏi quyết định ra đi sau khi để lại 2 bức thư viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt gửi lời xin lỗi đến bạn bè vì từ nay không thể tham gia học tập, vui chơi cùng các bạn trong lớp được nữa. Nữ sinh này xin lỗi vì kết quả học tập giảm sút trong thời gian gần đây, khi không đạt được kết quả tốt như kỳ vọng của bố mẹ và thầy cô. Trước đó, một nữ sinh Nghệ An rơi vào tình trạng mệt mỏi, tâm trạng thất thường, thậm chí chán sống. Người em gầy rộc, mắt thâm quầng, thường nhốt mình trong phòng. Những biểu hiện bất thường đó khiến gia đình lo lắng, vội đưa em đến khám. Kết quả cho thấy em mắc chứng trầm cảm, phải nhập viện điều trị tại khoa Tâm thần, Bệnh viện 103. Thực tế, em không phải trường hợp duy nhất rối loạn tâm thần vì áp lực học tập, thi cử. Câu chuyện của nữ sinh Thùy Trang (THPT Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) tự tử để lại 5 lá thư tuyệt mệnh cũng khiến nhiều người đọc xong xót xa, day dứt. Trong đó có 2 bức thư Trang gửi cho bố mẹ, 3 bức thư còn lại cô nữ sinh gửi cho chị gái và bạn bè. Tất cả đều thể hiện sự buồn chán vì kết quả học tập không đáp ứng được sự kỳ vọng của bố mẹ, chị. Trong thư, Trang viết: “Tương lai sau này của con cũng không còn nữa, con xin lỗi bố mẹ. Không, không, con không thể chịu nổi nữa rồi... Tương lai con mù mịt, suy nghĩ con mù mịt, con đường con đi cũng mù mịt, mọi thứ xung quanh con mù mịt... Hết rồi, tất cả kết thúc rồi”. III. Phân tích những biện pháp vệ sinh tâm lý cho lứa tuổi đó III.1. Vậy nguyên nhân do đâu mà các bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì thường xuyên mắc phải những vấn đề như này? Có rất nhiều lí do để khiến cho các bạn trong độ tuổi dậy thì cảm thấy stress? III.1.1. Áp lực học tập: Ở tuổi dậy thì đa phần trẻ sẽ chịu nhiều áp lực đến từ việc học tập, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự kì vọng quá lớn của cha mẹ. Đa phần trẻ sẽ bị lo lắng, suy nghĩ nhiều về thành tích, điểm số. Từ đó gây căng thẳng, sợ hãi mỗi khi không đạt được mục tiêu đã đề ra. III.1.2. Gia đình không hạnh phúc, gặp biến cố: Gia đình là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với nhận thức, cảm xúc, hành vi và sự phát triển của trẻ. Do đó, khi gia đình gặp phải biến cố hoặc cha mẹ không hạnh phúc cũng sẽ tác động rất nhiều đến tinh thần của trẻ, nhiều trường hợp dẫn đến trầm cảm. III.1.3. Thiếu sự đồng cảm: Bắt đầu ở tuổi dậy thì sẽ khiến cho con người dần thay đổi về ngoại hình, hành vi, cảm xúc. Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm
- thấy lo sợ nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức. Ngoài ra, khi trẻ không nhận được sự đồng cảm hoặc chia sẻ của bạn bè, người thân cũng sẽ khiến trẻ gặp nhiều trở ngại trong tâm lý. III.1.4. Lối suy nghĩ tiêu cực: Những đối tượng thường có suy nghĩ tiêu cực, luôn cảm thấy khó khăn và không thể tự giải quyết được các vấn đề của bản thân sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. III.1.5. Bạo lực học đường: Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang có xu hướng gia tăng, nhất là đối với các trẻ ở tuổi dậy thì. Hầu hết những nạn nhân của hiện tượng này đều có xu hướng tự chịu đựng, không muốn chia sẻ khiến cho tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dần dẫn đến trầm cảm. III.2. Các dấu hiệu cho thấy các bạn đang trong trạng thái stress và có thể dẫn đến trầm cảm ở độ tuổi dậy thì: III.2.1. Khí sắc trầm buồn: Hầu hết các đối tượng bị trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ có khí sắc buồn bã, chán nản, không có năng lượng. Tình trạng này sẽ thường xuyên diễn ra và kéo dài trong suốt nhiều tuần nhưng không biết rõ nguyên do. Lúc này trẻ sẽ ít nói, trở nên trầm tính hơn, không còn hứng thú đối với các hoạt động bên ngoài, luôn tỏ ra buồn bã, khuôn mặt trầm xuống. Đây cũng chính là một trong các dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì. III.2.2. Mất dần hứng thú: gười bệnh sẽ cảm thấy không còn hứng thú đối với những hoạt động xung quanh, kể cả những trò chơi, công việc đã từng yêu thích trước. Lúc này trẻ sẽ có xu hướng muốn cô lập bản thân, không muốn giao tiếp, trò chuyện với những người bên ngoài, kể cả người thân trong gia đình. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện rụt rè, nhút nhát, không muốn vận động, thay vào đó sẽ cảm thấy an toàn khi ngồi yên một chỗ, đặc biệt là những nơi không có nhiều ánh sáng. III.2.3. Giận dữ vô cớ: Khi các áp lực tác động đến trẻ thường xuyên và kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ khiến cho sẽ dễ tức giận và nóng tính, không thể tự kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Ngay cả khi không có vấn đề gì xảy ra hoặc một sự việc rất bình thường cũng có thể khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, giận dữ vô cớ. Đặc biệt, trong một số trường hợp nếu các cơn tức giận không thể giải tỏa được triệt để sẽ làm cho trẻ xuất hiện các hành động đập phá, la hét hoặc có thể tự gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh. III.2.4. Cảm thấy bi quan: Những bệnh nhân rơi vào tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì thường sẽ không có niềm tin vào cuộc sống, cảm thấy bi quan và luôn xem mình là nạn nhân của tất cả mọi việc. Họ luôn cảm thấy bị bỏ rơi, thậm chí còn có ý nghĩ cho rằng người khác đang thương hại mình. Cũng chính vì thế mà các đối tượng này có xu hướng muốn né tránh mọi người, tự tạo cho mình một lớp màn bảo vệ để lánh khỏi thế giới bên ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Tâm lí: Nhân cách làm một cá nhân có ý thức ,chiếm một vị trí nhất định trong xã họi và đời sống
10 p | 1172 | 280
-
Tiểu luận triết học "Vấn đề đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”
24 p | 832 | 190
-
TIỂU LUẬN VỀ MÔN TÂM LÝ
7 p | 690 | 155
-
Đề tài " MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG "
40 p | 170 | 55
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông
265 p | 171 | 30
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Trung Quốc năm 2020: Ba kịch bản chính trị "
12 p | 102 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu quá trình ghi nhớ ý nghĩa của học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội
67 p | 59 | 16
-
Đề tài hướng dẫn viết tiểu luận, khóa luận
4 p | 175 | 15
-
Tiểu luận Giáo dục tiểu học: Vấn đề về nhân cách sinh viên hiện nay
24 p | 37 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 36 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông
27 p | 130 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu kỹ năng học tập phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Thị trấn Sóc Sơn
76 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học tích hợp Hình học và Khoa học tự nhiên ở tiểu học
152 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm tự sự dòng ý thức trong sáng tác của William Faulkner (khảo sát qua hai tiểu thuyết nắng tháng tám và khi tôi nằm chết)
133 p | 30 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên năm 2017
120 p | 41 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Khái niệm tâm tỉ cự trong dạy học Toán và Vật lí
118 p | 42 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn