intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thể chế xã hội dân sự ở nông thôn

Chia sẻ: Dsczx Dsczx | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

127
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Thể chế xã hội dân sự ở nông thôn nêu sự hiện diện của các phường- hội truyền thống trong cộng đồng xã hội nông thôn đang là một phương diện quan trọng của quản lý xã hội, nó bổ sung cho quản lý nhà nước trong xã hội nông thôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thể chế xã hội dân sự ở nông thôn

  1. Tiểu luận THỂ CHẾ XÃ HỘI DÂN SỰ Ở NÔNG THÔN
  2. I. Đặt vấn đề Nhà nước- đại diện cho ý chí của người dân thông qua việc bầu cử các đại biểu đại diện cho mình trên nguyên tắc ủy quyền, nghĩa là bầu đại biểu đại diện cho mình vào các cơ quan quyền lực “theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”. Với cơ quan quyền lực cao nhất – Quốc hội , “ là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt của Nhà nước”. Hiến pháp cũng quy định rõ về vai trò của công dân Việt Nam, trong đó “ Công dân có quyền … hội họp, lập hội … theo quy định của pháp luật”. Tuy vậy, trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam, duy nhất chỉ có Luật về quyền tự do hội họp được ban hành 1975, và đã hết hiệu lực vào năm 1990. Chưa có một đạo luật nào quy định để kiểm soát việc thành lập các hội ( nhóm ) dân sự. Đây là một khoảng trống trong hệ thống các đạo Luật hiện hành. Chính vì thế, để bổ sung cho nó, pháp lệnh về “thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” (2003) đã được ban hành nhằm kiểm soát tình trạng lập hội trong xã hội dân sự. Sự hiện diện của các phường- hội truyền thống trong cộng đồng xã hội nông thôn đang là một phương diện quan trọng của quản lý xã hội, nó bổ sung cho quản lý nhà nước trong xã hội nông thôn. II. Khái niệm “xã hội dân sự” Xã hội dân sự là tổng thể các mối quan hệ và các tổ chức, các mạng lưới tổ chức xã hội được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về kinh phí, trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý, phối hợp với nhà nước để kiểm soát và hoàn thiện NNPQ, thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước hoàn thiện và phát huy vai trò của xã hội dân chủ, nhằm duy trì, bảo đảm sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của nhà nước và của xã hội, hiện thực hóa quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng. Xã hội dân sự là một khái niệm chỉ xã hội con người được đặc trưng bằng tinh thần cộng đồng, sự tự nguyện và thể hiện ra thành đời sống hiệp hội độc lập như là những cơ chế đảm bảo sự cố kết xã hội đặc thù. Các định nghĩa phổ biến về “xã hội dân sự” đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình.
  3. Theo tinh thần này, xã hội dân sự được tạo thành bởi một loạt các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại (công đoàn và các đoàn thể có tính chuyên nghiệp) và những tổ chức truyền thống dựa trên mối quan hệ họ hàng, dân tộc, văn hóa và khu vực, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức. Những đoàn thể tự nguyện làm việc vì quyền lợi chung. Chúng định hình thành và khuyến khích phát triển bởi các cộng đồng địa phương. Nói một cách đơn giản, các tổ chức dân sự thể hiện nguyện vọng và nhu cầu của người dân. Người dân tự tổ chức lại căn cứ theo các nhu cầu, nguyện vọng hay tín ngưỡng chung và thể hiện thành các loại hình hoạt động, các chủ thể của chúng là những nhóm ( thể chế xã hội) hoạt động trên nguyên tắc tự quản. III. Đặc điểm của xã hội dân sự - XHDS là tổng thể các quan hệ và các tổ chức, các mạng lưới có tổ chức xã hội được hình thành theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về kinh phí. - XHDS được hình thành và phát triển sẽ tạo nên một khu vực đa dạng gồm những hội nhóm và tổ chức xã hội khác nhau. Sự hoạt động của XHDS có thể sẽ trở thành những đảm bảo quan trọng cho một chính sách phát triển bền vững của nhà nước. - XHDS với nguyên tắc và tổ chức hoạt động của mình sẽ góp phần tích cực và hiệu quả vào quá trình dân chủ hóa xã hội, bảo đảm tính minh bạch của nhà nước và các tổ chức kinh tế; góp phần bổ khuyết cho các cơ quan “dân chủ dại diện” thực hiện tốt chức năng của mình. - XHDS được tổ chức ở mỗi quốc gia dân tộc, song khả năng tiến tới tầm cỡ toàn cầu thông qua việc kết với những CSO khác trên thế giới. IV. Chức năng của xã hội dân sự - Thứ nhất, XHDS góp phần xã hội hóa con người và toàn cầu hóa các dân tộc. Các cá nhân trong những hoạt động ngoại giao nhân dân, thực hiện sưh gắn kết các CSO trên toàn thế giới vì mục tiêu nhân loại sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. - Thứ hai, XHDS phối hợp với nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong xã hội đương đại, một khi quá trình dân chủ ngày càng được mở rộng, thì cơ hội cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động của nhà nước và xã hội ngày càng tăng. Hơn nữa, thông qua các tổ chức được hình thành trên cơ sở tự nguyện, các thành viên trong mỗi tổ chức xã hội đã ý thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, do đó họ chủ động, tích cực hơn hoạt động phối hợp với nhà nước trong hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội vì cộng đồng và dân tộc.
  4. - Thứ ba, XHDS thực hiện sự phản biện xã hội đối với các chủ trương chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức nhà nước. Quan điểm phổ biến hiện nay là quan điểm nhìn XHDS từ góc độ tổ chức. Theo đó, XHDS được coi là một trong những yếu tố của quản trị hiện đại. - Thứ tư, XHDS góp phần phát huy các nguồn lực của xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. V. Quan điểm của Đảng về xã hội dân sự Trong các văn kiện Đại hội X, Đảng ta đã có tư tưởng về xã hội dân sự, đó là khi nói về tất yếu phải xây dựng xã hội dân chủ ở nước ta : Xây dựng một xã hội dân chủ trong đó cán bộ đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân. Ngoài ra, khi nhấn mạnh về vai trò của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức hiệp hội, một cách gián tiếp là Đảng ta phải nói về vai trò của XHDS. - Trong văn kiện Đại hội của Đảng toàn quốc lần I (1935). Đảng ta khẳng định : “ Củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng: không kéo quần chúng ra đấu tranh bệnh vực quyền lợi thiết thực hàng ngày của họ thì tổ chức chậm phát triển, ảnh hưởng Đảng kém, không tổ chức quần chúng đấu tranh thì không thắng lợi nên Đảng phải phát triển tổ chức quần chúng”. Năm 1960, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III, chỉ rõ : “ nhà nước có trách nhiệm bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, không ngừng mở rộng dân chủ, thi hành đúng Hiến pháp và các luật lệ đã ban hành, xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa và giáo dục mọi người tôn trọng pháp luật; phát huy tinh thần làm chủ, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa của nhân dân”. Đại hội VII (1991), Đảng ta khẳng định : “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần được đổi mới về tổ chức và hoạt động để thực sự góp phần thể hiện dân chủ và đổi mới xã hội, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia các công việc quản lý nhà nước; giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhà nước với nhân dân. Các đoàn thể có nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức mới, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, toàn kết toàn dân, phấn đấu cho sự thành công của công cuộc đổi mới.Hình thức tổ chức và sinh hoạt của đoàn thể phải đa dạng, đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống nhân dân, ích nước, lợi nhà, tương thân tương ái; thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng và tuân theo pháp luật của nhà nước, hướng về cơ sở, sát với đoàn viên, hội viên. Khắc phục tình trạng nhà nước cần thể chế hóa quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, phối hợp chặt chẽ hoạt động của các đoàn thể với nhau và với các cơ quan nhà nước cùng cấp”.
  5. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, vị trí, vai trò của các đoàn thể nhân dân đã được Đảng xác định : “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Mặt trận hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên theo chương trình hành động chung. Các đoàn thể tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã xác định, vừa vận động đoàn viên, hội viên, giúp nhau chăm lo, bảo vệ các lợi ích thiết thực; vừa làm người giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, hội viên; vừa tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể, nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho M ặt trận và các đoàn thể nhân dân, hoạt động có hiệu quả”. - Tại Đại hội VIII ( 1996), Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, : “Củng cố, mở rộng hoạt động và tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các đoàn thể chính trị- xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo. Mặt trận và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nới phối hợp thống nhất các hành động của các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tham gia với Đảng và nhà nước thực hiện giám sát việc thực hiện dân chủ chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; bảo vệ Đảng và chính quyền, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại; góp phần tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và nhà nước. Thực hiện thành nề nếp việc Đảng và nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo ý kiến của Mặt trận về những quyết định, chủ trương lớn. Tổng liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, … cần tập hợp rộng rãi các hội viên, đoàn viên dưới nhiều hình thức tổ chức đa dạng ; thực hiện tốt chức năng giáo dục, vận động quần chúng thực hiện những nhiệm vụ cụ thể; chăm lo thiết thực lợi ích của các hội viên, đoàn viên; đại diện cho tầng lớp mình tham gia vào công việc của nhà nước. Hướng mạnh về cơ sở đế phát triển tổ chức, củng cố sinh hoạt và xã hội hóa các hoạt động, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, khắc phục bệnh quan liêu, hành chính trong học tập của các đoàn thể. Nhà nước cần ban hành luật về hội
  6. và tạo điền kiện cần thiết cho hoạt động của các đoàn thể nhân dân”. - Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta nhấn mạnh : “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát huy quyền và trách nhiệm làm chủ của nhân dân đối với công tác, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan nhà nước, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ nhân dân. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức, quan lieu, xa dân. Tổ chức các phong trào nhân dân thi đua yêu nước gắn liền với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, từng địa phương và địa bàn dân cư. Hướng mạnh các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư và từng gia đình”. - Tại Đại hội X, Đảng ta đã cụ thể hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân : “ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc học tập, vận động đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại biểu cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đưa các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, các chương trình kinh tế văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng thành hoạt động thực tiễn sinh động trong cuộc sống của nhân dân, nhà nước ban hành và bổ sung pháp luật để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội. Các cấp ủy đảng và cấp chính quyền tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thường xuyên lằng nghe ý kiến của mặt trận và các đoàn thể nhân dân phản ánh với Đảng, nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ trương chính sách, pháp luật sát hợp với cuộc sống. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở để Mặt trận, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và HTHC. Về phần mình, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và các hội quần chúng cần đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng hoạt động, khắc phục cho được tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. VI. Tự quản trong xã hội nông thôn 1. Khái niệm tự quản Tự quản cộng đồng bao gồm :
  7. - Nguyên tắc dân chủ của cộng đồng làng xã, nghĩa là các thành viên vào độ tuổi nhất định đều phải có quyền và nghĩa vụ tham gia vào việc gia những quyết định trong những công việc của cộng đồng. - Trong nhóm xã hội đặc thù này tồn tại những vị trí xã hội mang những tính chất đứng đầu để điều khiển hoạt động chung có lợi cho cộng đồng, thông thường là những người được cộng đồng chọn và cử ra theo nguyên tắc chọn mặt gửi vàng. - Mọi thành viên của nhóm xã hội này đều có những mục tiêu chung để gắn bó với nhau. - Cộng đồng có những luật lệ riêng của mình để đánh giá hoạt động của mọi thành viên. Tự quản có nghĩa là cho phép các cộng đồng xã hội tự tổ chức, điều hành các công việc đời sống của mình. M ặt khác, có những trường hợp các cộng đồng dân sự hình thành một cách tự phát, tồn tại một cách khách quan bên ngoài tầm quản lý của nàh nước. Ví dụ như hình thành các hội ( nhóm xã hội thứ câp ) chẳng hạn. Như thế, ở các trường hợp này tự quản của cộng đồng là tất yếu. Có thê nói tự quản là một hiện tượng xã hội, trong đó mỗi cộng đồng là một chủ thể xã hội ( dưới danh nghĩa tập thể, nhóm xã hội ). Mỗi cá nhân (hay thành viên) của nó là một bộ phận, mỗi hoạt động của nó trở thành đối tượng quản lý của một chủ thể tập thể. Khách thể quản lý là những hoạt động thuộc về đời sống của cá nhân, được coi là có lien quan đến lợi ích chung của tập thê ( cộng đồng) và phải được cộng đồng diều chỉnh, để có sự hài hòa về quyền và lợi của mỗi cá nhân trong cộng đồng đó. Tự quản là một sản phẩm của sự tự nguyện. Trước hết, là sự tự nguyện của nhà nước giành chính quyền tự điều chỉnh cho mỗi cá nhân của cộng đồng, cũng tức là giành quyền cho cộng đồng tự tổ chức điều chỉnh các hoạt động cần thiết của nó. Thứ hai, là sự tự nguyện của người dân trong việc tham gia hay ủy nhiệm cho người khác tham gia vào chủ thể quản lý có tính tập thể. Thứ ba, đó là sự tự nguyện xác định những hoạt động gì, những công việc gì sẽ thuộc vào khách thể của sự quản lý bởi tập thể. Thứ tư, là sự tự nguyện thỏa thuận những biện pháp quản lý, chẳng hạn xác định các quy định hay các điều khoản thưởng, phạt : tự nguyện đóng góp các nguồn vật chất hoặc tài chính cần thiết cho tập thể để thực hiện việc chung. Như vậy, tự quản một mặt mang tính tự nguyện, bình đẳng nội bộ cao, mặt khác không thể tạo thành một cộng đồng khép kín tới mức nhà nước không thể can thiệp được như trong chế độ tự trị. Nó cũng không hàm chứa trong nội bộ khả năng của sự bất bình đẳng, tính đẳng cấp của sự cai trị giữa bộ phận này và bộ phận kia như tự trị. Nó không cần đến công cụ bạo lực có tính pháp luật hoặc nói chung là công cụ của nhà nước. Cái mà nó cần để tạo ra nên trật tự và vận động là uy tín của những người trong việc bày tỏ ý chí cá nhân cũng như khi tuân thủ những quy định nội bộ hoặc những chỉ đạo điều hành của người được bầu ra. Nhưng cũng chính những khác biệt
  8. đó, đặc biệt là vì cần có những tiền đề như sự tự nguyện, tự giác và uy tín, do vậy tự quản chỉ thích hợp với những phạm vi tương đối nhỏ. Trong phạm vi của các cá nhân có thể biết nhau trong tương đối rõ, và cũng có những hoạt động hoặc lợi ích chung rõ rệt, liên quan tới cuộc sống thiết thực của mỗi người. Cũng trong phạm vi tương đối nhỏ như vậy, các hoạt động tự quản của cộng đồng không làm phương hại tới quyền lực và lợi ích của nhà nước. Ngược lại, không những giúp nhà nước thoát khỏi những gánh nặng về tổ chức tài chính, mà còn tạo nên một sự tin cậy, một ấn tượng về bầu không khí dân chủ chung trong toàn xã hội. Những lợi ích nhiều mặt cùng một lúc như vậy là điều chế chế độ tự trị hoặc sự phân cấp, phân quyền hành chính đơn thuần giữa cấp trên và dưới không thể có được. Có ý kiến cho rằng, tự quản là một khái niệm hoàn toàn có tính xã hội, mà không phải là khái niệm chính trị. Lý do tự quản là cách thức tổ chức, quản lý của cộng đồng xã hội không cần đến nhà nước, có trước nhà nước và tồn tại tự nguyện nhiên cở những nơi nào không có nhà nước. Đúng như vậy. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy, trong xã hội có nhà nước, sự tồn tại của chế độ tự quản với nội dung cụ thể của nó không phải chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cộng đồng dân sự. Sự tồn tại của chế độ tự quản trong xã hội có nhà nước luôn phải trong khuôn khổ của pháp luật, được nhà nước thừa nhận và cho phép. Trong trường hợp cần thiết nhà nước có quyền can thiệp ở mức độ nhất định. Vì thế nếu nói tự quản chỉ là khái niệm xã hội hoàn toàn không liên quan tới chính trị là sai lầm. 2. Xã hội dân sự trước năm 1945 Ngay trong xã hội truyền thống người ta đã phát hiện trong làng xã Việt Nam vào thập niên 40 của thế kỷ trước tồn tại vô số các hình thức tổ chức “phi chính thức” (hội, phường,...), bên cạnh các tổ chức “chính thức” (G ourou, 2003). Đặc trưng căn bản của các hình thức tổ chức này là chúng đều dựa trên sự liên kết tự nguyện của nông dân, trong những hội nhóm đó, người nông dân trẻ làm quen với cuộc sống công cộng, tập dượt vai trò mà họ sẽ đảm nhiệm trong làng, học cách “ăn nói”. Đó là một trong nhiều bằng chứng để đi tới kết luận về “tính xã hội cao” của người nông dân Việt Nam trước năm 1954 ( Jamielson, 1998). Một mô hình về xã hội dân sự đã được rút ra thành một bài học trong cách tổ chức quản lý của cha ông trong lịch sử. Các công trình nghiên cứu về quan hệ “nhà nước- xã hội dân sự” trong xã hội truyền thống cho thấy bức tranh khá tổng quát.
  9. Mô hình 1 : quan hệ “ nhà nước và xã hội dân sự” trong nông thôn Bắc Bộ đến 1945. Nhà nước Xã hội dân sự Chính Lệ làng, hương ước quyền Tiên, t hứ cấp chỉ, quan Phe,xóm, giáp huyện viên, kỳ Tổng mục Dòng họ, t ộc biểu Chính quyền Phường, hội Thị trường ( chợ ) cấp xã(1,2 hoặc 3 làng). Thủ Buôn Lứa Tín Giới công bán tuổi ngưỡng nghiệp Sơ đồ này cho thấy mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự trong nông thôn trước tháng Tám năm 1945. Khi đó, mỗi thôn làng đều có cơ cấu tự quản (mang nét tự trị nữa ) của nó, bao gồm các tổ chức( thể chế ) chính thức của làng : Hội đồng bô lão (kỳ mục) là những người cao tuổi, có phẩm hàm (vương tước đã về nghỉ ). Đứng đầu hội làng là Tiên chỉ, người được bầu ra, có vai trò điều hành hoạt động của Hội đồng này, và có quyền lực cao nhất trong làng. Giúp việc cho Tiên chỉ là một hoặc hai Thứ chỉ. Giúp việc chung cho Hội đồng là các thư ký ( theo dõi và giữ sổ sách của làng, thường là bạ chính, bạ điền, bạ hộ,…). Hội đồng lý dịch là những người được làng bầu ra để trông coi việc nhà nước, hội đồng này về sau có con dấu( triện). Chức năng chính là chịu trách nhiệm thừa hành quyết định của Hội đồng làng và các chỉ thị ( trát) của nhà nước đưa xuống, gồm có : Lý trưởng, người thừa hành có quyền lực điều hành trực tiếp các quyết định của Hội đồng làng. Các phó lý- những người giúp việc cho lý trưởng. Trương tuần ( có nơi gọi là tuần phiên, cai tuần ) người chịu trách nhiệm thi hành trực tiếp các quyết định của tiên chỉ và lý trưởng, cai quản tuần đinh, những trai đinh trong làng- xã từ 19- 19 tuổi. Cắt đặt, đôn đốc các đội phiên tuần canh gác bảo vệ thôn làng. Với cấu trúc như thế, làng xã xưa trở thành một cộng đồng có tính tự trị- tự quản. Các thể chế xã hội không
  10. chính thức( phường, hội, phe ) và bán chính thức ( giáp ) đã làm cho làng xã có tính tự quản và tự trị. Mô hình 2: Cơ cấu- thiết chế trong xã hội dân sự trước cách mạng tháng Tám 1945. Lãnh đạo Hội đồng già làng Lệ làng, hương Thổ ti(tày, ước nùng),Phìa Tiên, Thứ tạo ( Thái), chỉ, Quan Phe, xóm, giáp Rù viên, Kỳ trưởng(Tây Tập quán pháp m ục nguyên Dòng họ, t ộc biểu Tín Các quan hệ Hôn Phường, hội Xã hội và thị ngưỡng kinh tế- xã nhân, gia trường hội cơ bản đình Thủ Buôn Lứa Tín Giới công bán tuổi ngưỡng nghiệp 3. Cơ cấu các thể chế dân sự tự quản trong cộng đồng xã hội dân sự ở nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới. 3.1. Mối quan hệ nhà nước và xã hội dân sự hiện nay Cách mạng tháng Tám đã lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân tộc đã tiến hành hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Chiến thắng 30/4/1975 đã thống nhất non song về một mối. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tiến hành xây dựng lại đất nước bị tàn phá do chiến trach để lại. Nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp khong tỏ ra hiệu quả, khủng hoảng xã hội đã xuất hiện. Trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng đã thay đổi đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam trên tinh thần đổi mới. Với khẩu hiệu “Đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế” Việt Nam bước vào thời đại mới. Thực hiện Nghị quyết TW X (1989) đã làm cho nông thôn Việt Nam chuyển mình đổi mới thực sự. Và cung cách quản lý xã hội ở cộng đồng xã hội nông thôn cũng thay đổi. Truyền thống tự quản làng xã tái lập dưới hình thức mới với sự ra đời của vị trí trưởng thộ; các phường hội tái lập, hương ước thôn làng được xây dựng,.. Để đáp ứng tình hình mới, Nghị định 29/CP/1998 ra đời nhằm kiểm soát xã hội dân sự trong nông thôn và nó cũng làm cho xã hội nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới mang diện mạo mới.
  11. Mô hình 3 : Mối quan hệ Nhà nước và xã hội dân sự ở nông thôn hiện nay. Nhà nước (cấp xã,/phường) CẤP CỘNG ĐỒNG Tổ Thể chế dân sự bán chức chính thức ( Ban QL, Đảng, Ban AN,…); CLB Đoàn thể XH công dân CTXH.  Công dân  Vị thành niên Hương Xã hội dân sự Thể chế dân sự ước/ (người dân) không chính Luật thức(phường tục hội) Những nét mới là : 1- Các phường hội hoạt động kinh tế theo mô hình truyền thống được phục hồi cùng với sự phục hồi và phát triển của nghề thủ công, buôn bán, kinh doanh,… 2- Các phường hội ( sở nguyện ) được thành lập với những mục đích trợ giúp nhau trong sinh hoạt. Có thể nói, sự đa dạng hóa các phường hội đã làm cho đời sống xã hội nông thôn trở nên sôi động hơn. Một cách thức tự quản mới trong cộng đồng dân sự ra đời. (mô hình sau ) . 3.2. Tự quản trong xã hội dân sự ở nông thôn hiện nay
  12. Mô hình 4 : Cơ cấu tự quản trong cộng đồng làng xã hiện nay. Già làng, trưởng bản, trưởng tộc (ở m iền núi) Hương ước (Quy Ban QL thôn Họ hàng (trưởng thôn, ước)Truyền thống VH- phó thôn) XH(phong Các ban t ự quản tục, t ập Ban lễ hội; Ban t ang quán…) ma; Ban bảo vệ; Ban đạo đức, tín kiến t hiết xây dựng; ngưỡng, Chi bộ Đảng Ban hòa giải; Ban tôn giáo. Đoàn thể chính trị xã sản xuất; Tổ thanh hội: tra nhân dân … Chi hội Pụ nữ Chi đoàn Thanh niên Chi hội Cựu chiến binh Chi hội Nông dân Các câu lạc bộ Tổ CT Mặt trận thôn Câu lạc bộ DSKHHGD Câu lạc bộ KN,KL,KN Câu lạc bộ văn nghệ, thể thao Câu lạc bộ Phụ nữ giúp nhau Chi hội người cao tuổi vượt nghèo Các tổ hợp sản xuất Liên gia tự quản…. C ác hội / phường truyề n thống Các hội sở nguyện: đồng hương, đồng niên, đồng học, đồng nhập ngũ, hội phụ lão, các cụ bà Các phường/hội kinh tế : phường thợ, chơi hội, (tiền, thóc, lợn, vàng, buôn bán, các tổ hợp sản xuất, các hiệp hội làm ăn…) Các hội đồng tín ngưỡng, tôn giáo (hội quy nhà Phật, Hội Thiên chúa…)
  13. 4. Vai trò của thể chế tự quản đối với mối quan hệ Nhà nước và xã hội dân sự. Từ cấu trúc tự quản hiện nay, có thể rút ra một số kết luận : a. Xã hội dân sự ở nông thôn Việt Nam vẫn luôn tồn tại mà trên nó là nhà nước. b. Trong mọi xã hội ( truyền thống và hiện đại ) luôn song hành mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa xã hội dân sự và Nhà nước. Trong nông thôn, các chủ thể xã hội của xã hội dân sự có những mô hình và cấp độ tồn tại khác nhau, đa dạng và phong phú. c. Trong các cộng đồng làng xã nông thôn, sự hoạt động của nó bị chi phối bởi sự chỉ đạo của thể chế chính trị- xã hội ( Đảng, đoàn thể chính trị xã hội). Ban quản lý thôn và các ban tự quản khác cũng chịu sự chỉ đạo của thể chế chính trị- xã hội. d. Các “chân rết, cánh tay dài” của Nhà nước chỉ đạo các ban quản lý của thôn làng ( Ban tự quản thôn, ban an ninh, tổ thanh tra nhân dân, v.v ). Các ban khác đều chịu sự chỉ đạo của trưởng thôn và dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng trong thôn. e. Các thể chế dân sự ( do dân lập ra ) hoạt động trong khuôn khổ chi phối của hương ước làng, mà bản thân hương ước lại chịu sự chi phối của pháp luật : Mọi hoạt động đều bị giới hạn trong các quy phạm cho phép của quy chế dân chủ ở cơ sở. Có thể nói, sự nhất quán trong quản lý cấp cộng đồng từ phía nhà nước và một phần tự chủ từ xã hội dân sự đã bổ sung cho nhau. Vì thế trong các cộng đồng xã hội nông thôn luôn trong xu thế ổn định, hài hòa. Nó làm cho mối quan hệ nhà nước- xã hội dân sự luôn ở thế “hòa- hợp”. f. Các ban tự quản ( theo pháp luật quy định ) và các ban tự quản do dân tự cử ra đều có vai trò nhất định trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Nó đảm bảo cho làng xã trong xã hội dân sự ở nông thôn tạo thành một khối đoàn kết, tạo ra sự đồng thuận xã hội, tạo ra sự hỗ trợ các thành viên trong mỗi thể chế, trong làng xã. Và mỗi thể chế đều mang một ý nghĩa củng cố gắn bó với cộng đồng. Đây là truyền thống tốt đẹp của một cộng đồng dân sự ở nông thôn. g. Với cấu trúc này “nhà nước” và “xã hội dân sự” không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau, hoàn thiện hoạt động quản lý xã hội. Nó tạo ra “thế ứng xử mới” giữa cộng đồng dân sự và nhà nước. Vấn đề, để kiểm soát sâu hơn, Nhà nước cần có đạo luật về lập phường/hội dân sự này. Đó là sự cụ thể hóa hiến pháp. h. Trong cộng đồng dân sự hương ước và phong tục tập quán, tín ngưỡng vẫn là công cụ quản lý xã hội quan trọng. Với cộng đồng dân sự, tầng tầng lớp lớp các hình thức tự quản, những quy luật tính xã hội đang đòi hỏi cần được khảo cứu sâu hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2