Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thể chế Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Thể chế Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam" nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thể chế bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững và thực trạng thể chế bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, luận án đưa ra các giải pháp mang tính hệ thống góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng thực hiện thể chế bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Thể chế Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THẾ LINH THỂ CHẾ BẢO HIỂM XÃ HỘI NHẰM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Hà Nội - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THẾ LINH THỂ CHẾ BẢO HIỂM XÃ HỘI NHẰM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà 2.TS. Tạ Thị Hương Hà Nội - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan công trình nghiên cứu này của riêng tôi; các tài liệu tham khảo, số liệu trích dẫn hoặc kết quả tự điều tra, khảo sát trong luận án là trung thực và theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thế Linh
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên hướng dẫn khoa học là : PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà và TS. Tạ Thị Hương đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến khoa học trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, các cơ quan đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tất cả thầy cô giáo, cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự quan tâm, giúp đỡ của thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp là nguồn động viên quý báu cho tôi hoàn thành luận án ! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Tác giả luận án
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN 11 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 11 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về thể chế 11 1.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu ngoài nước 11 1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu trong nước 12 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về an sinh xã hội và thể 13 chế bảo hiểm xã hội 1.1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu ngoài nước 13 1.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu trong nước 16 1.2. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu liên 24 quan đến đề tài 1.2.1.Những kết quả nghiên cứu luận án kế thừa 24 1.2.2.Những nội dung nghiên cứu luận án cần bổ sung, hoàn 26 thiện KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỂ CHẾ BẢO HIỂM 29 XÃ HỘI ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI BỀN VỮNG 2.1. Khái quát chung về thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo 29 an sinh xã hội bền vững 2.1.1. Khái niệm 29 2.1.1.1 Khái niệm thể chế 29 2.1.1.2 Khái niệm bảo hiểm xã hội 31 2.1.1.3 Khái niệm an sinh xã hội 34 2.1.1.4 Khái niệm đảm bảo an sinh xã hội bền vững 36 2.1.1.5 Khái niệm thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo an sinh xã 37 hội bền vững 2.1.2. Đặc điểm của thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo an sinh 37 xã hội bền vững ở Việt Nam 2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo an 38 sinh xã hội bền vững 2.2. Nội dung thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo an sinh xã 39 hội bền vững 2.2.1. Thể chế về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 39 2.2.2 Thể chế về thu bảo hiểm xã hội 39 2.2.2.1 Về căn cứ đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội 40 2.2.2.2 Về nợ bảo hiểm xã hội 41 2.2.3. Thể chế về chế độ bảo hiểm xã hội 42 2.2.4. Thể chế về quản lý quỹ bảo hiểm xã hội 42 2.2.5. Thể chế về tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội 43 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện để thể chế bảo hiểm 44 xã hội đảm bảo an sinh xã hội bền vững 2.3.1 Các yếu tố tác động 44 2.3.2 Điều kiện để thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo an sinh xã 46
- hội bền vững 2.4. Thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo an sinh xã hội bền 50 vững theo điều ước quốc tế và ở một số quốc gia trên thế giới, giá trị tham khảo cho Việt Nam 2.4.1. Các điều ước quốc tế 50 2.4.2. Bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội ở một số quốc gia 52 trên thế giới 2.4.3. Giá trị tham khảo cho Việt Nam 56 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 60 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỂ CHẾ BẢO HIỂM XÃ HỘI 61 NHẰM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 3.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội Việt Nam 61 3.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của cơ quan Bảo hiểm 61 xã hội Việt Nam 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mạng lưới Bảo hiểm xã hội 63 Việt Nam 3.2. Thực trạng thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo an sinh 66 xã hội bền vững ở Việt Nam 3.2.1. Thực trạng thể chế về đối tượng tham gia 66 3.2.2 Thực trạng thể chế về thu bảo hiểm xã hội 68 3.2.2.1 Về hình thức, mức đóng và phương thức thu bảo hiểm 68 xã hội 3.2.2.2 Về chậm đóng (nợ) bảo hiểm xã hội 72 3.2.2.3. Quy trình tổ chức thu BHXH 73 3.2.3. Thực trạng thể chế về chế độ bảo hiểm xã hội 74 3.2.4. Thực trạng thể chế về quỹ bảo hiểm xã hội 76 3.2.5 Thực trạng thể chế về tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội 78 3.2.5.1 Công tác thanh tra, kiểm tra, khiếu nại tố cáo 78 3.2.5.2 Về ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản thủ tục 79 hành chính 3.3. Thực trạng các vấn đề về thể chế bảo hiểm xã hội ở 79 Việt Nam hiện nay 3.3.1. Thực trạng thực hiện thể chế về đối tượng tham gia bảo 80 hiểm xã hội 3.3.2 Thực trạng thực hiện thể chế về thu bảo hiểm xã hội 84 3.3.2.1. Tình hình thu bảo hiểm xã hội 84 3.3.2.2. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 85 3.3.2.3. Nợ đóng bảo hiểm xã hội 86 3.3.3. Thực trạng thực hiện thể chế về chế độ bảo hiểm xã hội 87 3.3.4. Thực trạng thực hiện thể chế bảo hiểm xã hội về quản lý 92 quỹ bảo hiểm xã hội 3.3.4.1. Công tác đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội 92 3.3.4.3. Công tác đánh giá tài chính Quỹ bảo hiểm xã hội 95 3.3.5 Thực trạng thực hiện thể chế về tổ chức quản lý bảo 96 hiểm xã hội
- 3.3.5.1 Thực trạng khiếu nại tố cáo, thanh tra, kiểm tra việc 96 thực hiện thể chế bảo hiểm xã hội 3.3.5.2. Công tác hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội 102 3.3.5.3 Công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã 103 hội 3.3.5.4 Cải cách thủ tục hành chính trong ngành bảo hiểm xã 104 hội 3.4. Đánh giá chung 106 3.4.1. Kết quả đạt được 106 3.4.2. Hạn chế 110 3.4.2.1 Những hạn chế, vướng mắc trong thể chế bảo hiểm xã 110 hội quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 3.4.2.2 Những hạn chế, vướng mắc trong công tác thu bảo 112 hiểm xã hội 3.4.2.3 Những hạn chế, vướng mắc trong công tác giải quyết 112 và chi trả chế độ bảo hiểm xã hội 3.4.2.4 Những hạn chế, vướng mắc trong công tác đầu tư và 114 đánh giá tài chính Quỹ bảo hiểm xã hội 3.4.2.5 Những hạn chế, vướng mắc trong công tác tổ chức 115 quản lý bảo hiểm xã hội 3.4.3. Nguyên nhân 115 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 120 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN 121 THIỆN THỂ CHẾ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 4.1. Quán triệt quan điểm đường lối của Đảng, chính sách 121 của Nhà nước về bảo hiểm xã hội 4.2. Giải pháp hoàn thiện thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo 123 an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam 4.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế 123 4.2.1.1 Giải pháp về mở rộng đối tượng và thu bảo hiểm xã 123 hội 4.2.1.2 Hoàn thiện quy định chế độ chính sách bảo hiểm xã hội 128 4.2.1.3 Hoàn thiện thể chế bảo hiểm xã hội về quản lý đầu tư 132 quỹ bảo hiểm xã hội 4.2.2 Nhóm giải pháp thực hiện thể chế 133 4.2.2.1 Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến, nâng cao 133 nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội 4.2.2.2 Hoàn thiện căn cứ đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội trong 135 thể chế bảo hiểm xã hội 4.2.2.3 Tăng cường các công tác phòng ngừa, hạn chế vi phạm 135 pháp luật về bảo hiểm xã hội 4.2.2.4 Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm 136 xã hội 4.2.2.5 Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức bộ máy 137 bảo hiểm xã hội các cấp
- 4.2.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính 137 4.2.2.7 Tăng cường quan hệ công chúng và hợp tác quốc tế 138 vào hoạt động bảo hiểm xã hội KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 139 KẾT LUẬN CHUNG 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ 141 ĐƯỢC CÔNG BỐ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 PHỤ LỤC 153
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp HCSN Hành chính sự nghiệp HĐLĐ Hợp đồng lao động ILO Tổ chức lao động quốc tế KT-XH Kinh tế xã hội LĐ-TBXH Lao động -Thương binh xã hội LLLĐ Lực lượng lao động NLĐ Người lao động NN Nhà nước NSDLĐ Người sử dụng lao động NSNN Ngân sách nhà nước QHLĐ Quan hệ lao động QLNN Quản lý nhà nước TTHC Thủ tục hành chính WB Ngân hàng thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1: So sánh mức hỗ trợ của chính phủ Thái Lan trong các hệ 55 thống BHXH Bảng 3.1: Số người tham gia BHXH từ 1996 đến 2022 80 Bảng 3.2: Tình hình thu BHXH giai đoạn 2016 - 2022 85 Bảng 3.3: Tình hình nợ BHXH từ năm 2018-2022 86 Bảng 3.4: Chính sách BHXH ngắn hạn từ năm 2016 đến năm 2023 88 Bảng 3.5: Số người hưởng lương hưu BHXH bắt buộc hằng tháng 90 tăng mới, 2016 - 2020 Bảng 3.6: Số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2016 - 2020 91 Bảng 3.7: Kết quả đầu tư kết dư quỹ BHXH giai đoạn 2016-2019 92 kiểm tra về thực hiện pháp luật BHXH Bảng 3.8: Cơ cấu đầu tư kết dư quỹ BHXH giai đoạn 2016-2019 93 Bảng 3.9: Đầu mối gửi tiền tại các ngân hàng thương mại giai đoạn 94 2016-2019 đóng BHXH giai đoạn 2016-2019 Bảng 3.10: Các hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua công 97 tác thanh tra Bảng 3.11:Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đóng BHXH giai đoạn 99 2016-2019 Bảng 3.12: Kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về 100 đóng BHXH giai đoạn 2016-2019 Bảng 3.13: Tình hình xử lý vi phạm pháp luật BHXH giai đoạn 101 20016-2019 Bảng 3.14: Tỷ lệ đóng góp BHXH một số quốc gia trong khu vực 117 năm 2017
- DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam 65 Hình 3.2: Sơ đồ quy trình thu BHXH 74 Hình 3.3: So sánh số người tham gia BHXH qua các năm 81 Hình 3.4: So sánh tình hình nợ BHXH với số thu BHXH 87 Hình 4.1: Kết quả khảo sát đối tượng tham gia BHXHBB ký HĐLĐ 125 dưới 1 tháng Hình 4.2: Kết quả khảo sát về linh hoạt trong hình thức tham gia 127 BHXH BB với NLD ký HĐLĐ dưới 3 tháng Hình 4.3: Kết quả khảo sát về việc đưa hưu trí bổ sung thành chế độ 131 BHXH TN và do cơ quan BHXH thực hiện
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong việc đảm bảo ASXH quốc gia, do đó các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ về Bảo hiểm xã hội, xử lý các vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, cơ bản đã được bổ sung đầy đủ, tạo thuận lợi cho người lao động nói riêng và nhân dân nói chung được dễ dàng tiếp cận và thụ hưởng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những tồn tại trong quy định dẫn đến tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm xã hội với nhiều hình thức, mức độ khác nhau; việc trốn tránh trách nhiệm của các bên tham gia. Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện lại chưa hấp dẫn, chưa khuyến khích được các bên tích cực tham gia. Do đó, việc tiếp tục hoàn thiện thể chế bảo hiểm xã hội sao cho đảm bảo tính hợp lý, kịp thời giải quyết về quyền lợi cho người lao động, người tham gia bảo hiểm xã hội, đảm bảo tài chính quỹ bảo hiểm xã hội...là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài “Thể chế bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam” là đề tài cần được nghiên cứu cấp thiết lúc này với các lý do sau: Thứ nhất, vai trò quan trọng của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội Được coi là chính sách xã hội phổ biến, ASXH đã được Đảng chú trọng vì có có ảnh hưởng sâu rộng, bao trùm lên các mặt đời sống của nhân dân, nhất là sau Đại hội Đảng VI năm 1986. Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 hợp phần. Trong các hợp phần này của ASXH, BHXH là một hợp phần (hay trụ cột) lớn nhất, cơ bản nhất và ổn định nhất bởi lẽ đối tượng tham gia BHXH phần lớn là NLĐ, là người có số lượng lớn trong cộng đồng dân cư, là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra của cải cho xã hội. Qua việc đóng góp của người tham gia theo luật định đã tạo lên một quỹ tài chính lớn mạnh, được sự bảo hộ của nhà nước nên đã tạo sự cơ bản, ổn định của BHXH trong hệ thống ASXH. BHXH càng phát 1
- huy được vai trò của nó thì quỹ BHXH càng phát triển, quỹ này sẽ quay trở lại đảm bảo ổn định đời sống của NLĐ và gia đình họ, góp phần vào đảm bảo ASXH bền vững. Cùng với các hợp phần khác, BHXH đã cùng tạo ra một “lưới an toàn xã hội” bao phủ lên mọi tầng lớp dân cư trong xã hội và ngày càng thể hiện vai trò trụ cột lớn trong hệ thống ASXH nói riêng và hệ thống chính sách xã hội nói chung của quốc gia. Và sự quan tâm của Đảng tiếp tục được khẳng định với việc ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành trung ương, trong đó đã nêu cao việc cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống ASXH và Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội trong tình hình mới nêu rõ nội dung cần phải tăng độ bao phủ phạm vi ra toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho tất cả các đối tượng trên nguyên tắc bảo đảm tính toàn dân, toàn diện, trong đó coi trọng chính sách đảm bảo an sinh xã hội lấy trụ cột là bảo hiểm xã hội. Thứ hai, thực trạng và xu hướng phát triển của chính sách Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội: Chính sách ASXH, trong đó có chính sách BHXH đã luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm trong thời gian qua thể hiện thông qua việc liên tục ban hành các Nghị quyết của Trung ương, liên tục chỉnh sửa pháp luật về BHXH cho phù hợp với quan điểm bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, coi thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận từ công cuộc đổi mới chính sách BHXH, từ phụ thuộc vào NSNN trở thành quỹ độc lập với NSNN và bao phủ lên số đông NLĐ thì việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội trong đó có chính sách Bảo hiểm xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Các quy định của pháp luật về BHXH chưa đáp ứng được nhu cầu mong muốn của người dân, chưa tạo sự hấp dẫn khuyến khích để đông đảo nhân dân tham gia, chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chưa 2
- có các dự báo để việc điều chỉnh chính sách được kịp thời thích ứng với các rủi ro xã hội mới phát sinh. Số người tham gia BHXH còn thấp so với mức tiềm năng; trong khi số người thụ hưởng BHXH tăng nhanh, thêm vào tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH ngày càng tăng dẫn đến quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn. Chính sách BHXH chưa phổ quát rộng đến các tầng lớp nhân dân lao động, chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực chính thức, chưa có chính sách khuyến khích phù hợp cho khu vực phi chính thức (nơi người lao động dễ bị tổn thương), chỉ mới chủ yếu theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế chứ chưa chủ động đón đầu những rủi ro trong tương lai nên chưa thực sự chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý ở cả phương diện quản lý nhà nước, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội còn nhiều điểm bất cập. Các chế độ BHXH đã đảm bảo được quyền lợi của người tham gia nhưng chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững. Do tình hình đất nước ta vừa trải qua chiến tranh, trước thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh tế còn mang tính bao cấp nên chính sách ASXH ở Việt Nam chủ yếu là do Nhà nước thực hiện, điều này đã khiến Nhà nước đảm nhận cả hai vai, vừa là người ban hành chính sách, vừa là người tổ chức thực hiện chính sách. Điều đó đã khiến BHXH chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, không có vai trò đóng góp của NLĐ. Với việc áp dụng cơ chế cơ chế quản lý cũ đã không huy động được những nguồn lực của đông đảo người dân cho các hoạt động ASXH. Vì vậy đã gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, tạo tâm lý ỉ nại vào trợ cấp của Nhà nước, khiến NLĐ không tự phát huy được vai trò của mình… Sau công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta dần phát triển theo hướng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhờ có kinh tế phát triển mà chính sách ASXH mới được quan tâm đúng mức. Nếu như trước đây, đối tượng tham gia BHXH của nước ta chỉ quy định trong phạm vi đối với NLĐ làm việc trong khu vực Nhà nước và lực lượng vũ trang thì sau đổi mới, đối tượng tham gia BHXH mới dần được quy 3
- định rộng ra cho cả NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế khác. Khi tham gia BHXH, NLĐ và NSDLĐ được tự đóng BHXH để hình thành quỹ BHXH và tự đảm bảo các quyền lợi của chính sách BHXH do quỹ BHXH chi trả mà không cần phải phụ thuộc vào NSNN. Quỹ BHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của người tham gia và được NSNN bảo trợ đã dần độc lập với ngân sách Nhà nước, được chủ động về nguồn chi theo quy định của pháp luật đã đảm bảo hơn về quyền lợi cho người thụ hưởng theo nguyên tắc đóng hưởng, không còn tính bình quân như trước đây. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò quản lý của Nhà nước về bảo hiểm xã hội càng cần thiết. Không giống như trước đây, việc xây dựng và thực hiện chính sách BHXH do chính các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, thì nay tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng thực hiện chính sách làm 2 hệ thống cơ quan. Việc tách hai chức năng này riêng ra trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay ở nước ta đã làm cho chính sách BHXH có cơ hội phát huy hiệu quả vai trò của mình trong việc đảm bảo tốt hơn quyền lợi của NLĐ. Do đó, để có một ASXH bền vững thì bảo hiểm xã hội với vai trò là trụ cột phải có một thể chế rõ ràng, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, với nguyên tắc đóng hưởng thì việc thu hút người tham gia và mở rộng đối tượng là cần thiết nhằm đảm bảo hình thành một quỹ tài chính đủ lớn dần thay thế ngân sách thực hiện chức năng an sinh xã hội, từ những yêu cầu đó thì cách thức tổ chức thực hiện thu, chi, phát triển đối tượng, giải quyết chế độ chính sách cho người thụ hưởng, chức năng thanh tra giám sát, chức năng đầu tư, phát triển quỹ, chi tiêu nội bộ chi trả lương cho bộ máy thực thi thừa hành cần phải hoàn thiện hơn nữa. Thứ ba, lý luận khoa học hành chính công về thể chế bảo hiểm xã hội còn đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Hiện nay dưới góc độ khoa học vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh quan niệm về thể chế, về thể chế an sinh xã hội và về thể chế bảo hiểm xã hội. Hiện nay, các thể chế, thiết chế, chế định dành cho bảo hiểm xã hội đã có nhưng chưa được người dân nói chung và đối tượng điều chỉnh nhận thức đầy 4
- đủ. Ở Việt Nam, mặc dù thể chế về ASXH, bảo hiểm xã hội đã có manh nha từ khi mới thành lập nước nhưng thể chế về ASXH và thể chế về bảo hiểm xã hội là gì? Nó tác động đến xã hội như thế nào thì chưa được rõ để người dân nói chung và đối tượng tham gia được giám sát và tự giác thực hiện. Trong thể chế bảo hiểm xã hội, do chưa nắm rõ được nội hàm của nó nên chưa tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng thực hiện chính sách. Cần xác định địa vị pháp lý chính xác cho cơ quan bảo hiểm xã hội rõ ràng nhằm tạo cơ chế phát huy được tính tự chủ cho ngành Bảo hiểm xã hội, cách thực hiện cơ chế của một đơn vị sự nghiệp sao cho không bị hạn chế trong thực thi nhiệm vụ. Về chính sách Bảo hiểm xã hội về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của đa số người dân, nhưng các thể chế quy định các chế độ chính sách còn thu hẹp, chưa đầy đủ theo khuyến nghị của ILO, chính sách chưa thu hút, chưa khuyến khích người lao động tham gia, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe đối với đối tượng bị điều chỉnh bởi pháp luật về bảo hiểm xã hội là người sử dụng lao động và người lao động. Từ những lý do cấp thiết trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Thể chế Bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công để nghiên cứu với mục đích đưa ra nội dung nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn hiện nay ở nước ta. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thể chế bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững và thực trạng thể chế bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay, luận án đưa ra các giải pháp mang tính hệ thống góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng thực hiện thể chế bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ: 5
- - Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến thể chế nói chung, Bảo hiểm xã hội và thể chế Bảo hiểm xã hội gắn với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội bền vững, từ đó chỉ ra những khoảng trống mà đề tài luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở lý luận về thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo an sinh xã hội bền vững thông qua việc nghiên cứu nội hàm và ngoại diên các khái niệm có liên quan như: thể chế, thể chế bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội bền vững, phân tích vai trò, mục đích và xác định cụ thể các yếu tố tác động và nội dung thể chế bảo hiểm xã hội đảm bảo an sinh xã hội bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng thể chế BHXH hiện nay; chỉ ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khắc phục hiệu quả. - Qua đó nêu rõ sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay để đáp ứng yêu cầu đảm bảo ASXH bền vững, từ đó xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể để khắc phục hoàn thiện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu thể chế bảo hiểm xã hội chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện nay cũng như việc bảo đảm thực hiện các quy định đó trong thực tế tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Thể chế bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề khá rộng và phức tạp. Để xác định rõ ràng phạm vi nghiên cứu của luận án cần tiếp cận những khái niệm then chốt ở một số góc độ nhất định. Trong luận án, phạm vi về nội dung, tác giả nghiên cứu thể chế ở cả trạng thái “ tĩnh” và “ động”. Cụ thể, thể chế BHXH chỉ tập trung nghiên cứu về hệ thống văn bản pháp lý hiện hành có quy định về bảo hiểm xã hội và thực tiễn thực hiện các quy định này về bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững. 6
- - Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài đi sâu nghiên cứu thể chế bảo hiểm xã hội từ khi có Luật bảo hiểm xã hội 2014 đến nay ở Việt Nam 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về thể chế, được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Từ đó đánh giá tác động đến quá trình xây dựng và những quy định cần hoàn thiện trong thể chế BHXH hiện nay trên cơ sở các quan điểm chung và khoa học quản lý công khi xây dựng pháp luật. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu bằng các phương pháp như: phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích hệ thống, gắn lý luận với thực tiễn. Ngoài ra, các phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành cũng được áp dụng để làm sáng tỏ hơn các vấn đề cần nghiên cứu đề tài. * Phương pháp định tính: Thu thập thông tin từ các nhóm đối tượng tham gia BHXH (NSDLĐ và NLĐ), trên cơ sở các ý kiến được thực hiện thông qua việc phát phiếu phỏng vấn những đối tượng hiện đang làm việc trực tiếp tại các địa bàn, ngành nghề khác nhau nhằm đánh giá về nhận thức về thực trạng pháp luật BHXH hiện nay của người tham gia và nhu cầu mong muốn khi tham gia BHXH, từ đó rút ra những nguyên nhân đã khiến thể chế về BHXH chưa được đảm bảo ASXH bền vững và làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nêu ở Chương 4. * Phương pháp định lượng: Để mục tiêu nghiên cứu đề ra được hoàn thành và làm sáng tỏ các giả thuyết nghiên cứu, cùng với phương pháp định tính, tác giả tiếp cận thêm phương pháp định lượng để phân tích, đánh giá. Với bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, tiến hành thu thập dữ liệu khách quan phục vụ công tác nghiên cứu. Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần, phần một để thu thập các thông tin về 7
- nhân khẩu học và phần hai là các phát biểu để đo lường nhân tố ảnh hưởng đến thể chế BHXH với 5 cấp độ theo thang đo Likert. Theo Hair &tg (2006), thì số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết tối thiểu là: 85 phiếu. Trên cơ sở đó, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát đối với 500 người là các đối tượng tham gia chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố có mật độ lao động hoặc khu công nghiệp dày đặc như: Thành phố Hà Nội và các tỉnh khác như: Bắc Giang, Thanh Hóa. Với kết quả khảo sát điều tra được phát ra cho 500 người phỏng vấn, tác giả đã thu về 456 phiếu điều tra, trong đó có 345 người ở Hà Nội và 111 người ở tỉnh khác, với 144 nam và 312 nữ, tập trung ở 332 người dưới 40 tuổi và 124 người trên 40 tuổi, số người có trình độ đại học trở lên là 382 người và 74 người chưa có trình độ đại học. * Nguồn thu thập số liệu - Nguồn số liệu thứ cấp: Tài liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập thông tin từ các nguồn báo cáo thường niên của các cơ quan, ngành chức năng chuyên môn như: của BHXH Việt Nam, của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, của Bộ Tài chính…, trên các tạp chí chuyên ngành và các hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí chuyên ngành: tạp chí BHXH, sách báo… Các dữ liệu được đối chiếu và so sánh để có sự nhất quán thống nhất, đảm bảo nội dung phân tích có được độ tin cậy cao. - Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua kết quả điều tra xã hội học là phát phiếu khảo sát người tham gia BHXH. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài luận án cần giải quyết được 3 câu hỏi nghiên cứu lớn: - Những nội dung cơ bản trong thể chế BHXH ở Việt Nam là gì? - Thực trạng thể chế BHXH ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Cần có giải pháp nào để hoàn thiện thể chế BHXH ở Việt Nam nhằm đảm bảo ASXH bền vững? 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 31 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 240 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 39 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của các doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
27 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn