intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thực trạng phát triển du lịch tại Đồng Tháp

Chia sẻ: Mvnc Bgfhf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

409
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động phát triển Du lịch Đồng Tháp : Đồng Tháp là một trong điểm đến du lịch lý tưởng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng có tiềm năng phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng phát triển du lịch tại Đồng Tháp

  1. Tiểu luận Thực trạng phát triển du lịch tại Đồng Tháp
  2. Hoạt động phát triển du lịch Đồng Tháp : Đồng Tháp là một trong điểm đến du lịch lý tưởng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng có tiềm năng phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Trong thời gian qua, Đồng Tháp đã có sự hỗ trợ rất đáng kể từ các cấp Chính quyền, sự quan tâm đầu tư từ các doanh nghiệp cũng như người dân để ngành du lịch từng bước phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính trên toàn nước thì khách quốc tế đến Việt Nam du lịch năm 2012 tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoài (1) và tính riêng sáu tháng đầu năm 2013, thì lượng khách quốc tế đã tăng 2,6 % so với cùng kỳ năm 2012 (2). Như vậy, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam du lịch theo chiều hướng gia tăng. Riêng đối với Đồng bằng sông Cửu Lông, số lượt khách du lịch đến vào năm 2012 đã gần 20 triệu lượt du khách, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm hơn 1,6 triệu lượt, nâng tổng doanh thu toàn ngành tăng 23,2 % so với năm 2011 với con số 4.344 tỷ đồng (3). Cùng với, chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000 – 2008 thì tốc độ tăng trường khách du lịch khách nội địa là 20.03%/năm (4). Tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều nổ lực trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các địa điểm du lịch và triển khai các dịch vu du lịch ngày càng hoàn thiện hơn, do đó cùng với sự phát triển du lịch trên toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì tỉnh Đồng Tháp cũng thể hiện rõ vai trò du lịch trong việc thu hút các du khách, lượng du khách đến Đồng Tháp tăng dần qua mỗi năm và tốc độ tăng trung bình đạt 18%/năm. Giai đoạn 2000 – 2008, tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa đã tăng đáng kể với tỷ lệ 20.03%/năm. Đặc biệt, vào năm 2000, Đồng Tháp chỉ đón khoảng 68.800 lượt du khách thì đến năm 2005, con số này đã tăng lên một cách vượt trội với 615.000 lượt. Riêng tháng 8/2007, số lượt khách du lịch đến Đồng Tháp là 450.000 lượt trong đó lượt khách du lịch quốc tế chiếm 10.000 lượt, so với cùng kỳ năm 2006, tăng khoảng 30%. Đến năm 2009, doanh thu do ngành du lịch mang lại là 76,2 tỷ Việt Nam đồng với 1.130.000 lượt khách du lịch (5). Năm 2012, Đồng Tháp đã thu hút được 1,46 triệu lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 11,13 % và ước tính tổng doanh thu từ du lịch tăng 22, 22% so với năm 2011 (6). Như vậy, ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp đang ngày càng phát triển và tiềm năng du lịch nơi đây đang được khai thác một cách triệt để để thu hút nhiều hơn lượt du khách đến
  3. tham quan và góp phần tăng doanh thu của ngành, thể hiện tầm quan trọng và vai trò của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhằm khai thác các tiềm năng du lịch để đáp ứng các nhu cầu đa dạng khác nhau của du khách, Đồng Tháp đã có sự đầu tư phát triển về các hình thức du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng cho ngành du lịch, tu bổ và hoàn thiện các địa điểm du lịch cũng như triển khai nhiều loại hình mới theo định hướng phát triển du lịch của tỉnh nói riêng và của toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Với những ưu đãi thiên nhiên mang lại, Đồng Tháp có nhiều khu du lịch sinh thái và nhiều khu di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, đó cũng chính là thế mạnh mà Đồng Tháp đang tập trung xây dựng để có thể đưa ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Do đó, cơ sở hạ tầng và các sản phẩm du lịch đang được đầu tư một cách đáng kể, các khu dịch trọng điểm đang được chú ý cải thiện và phát triển như: Khu du lịch Xẻo Quýt, Khu di tích Gò Tháp, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu di tích Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Làng hoa kiểng Sa Đéc, Vườn Quốc gia Tràm chim….Cụ thể trong giai đoạn 2006 – 2010, các khu lịch đã được tỉnh Đồng Tháp đầu tư hàng trăm tỷ đồng cùng với sự quan tâm đầu tư từ phía các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh gia đình nâng cấp, tu bổ và xây dựng nhiều công trình dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu du lịch về ăn ở, sinh hoạt và phương tiện đi lại. Và năm 2010, các tuyến đường giao thông đã được thông suốt, đường xá được nâng cấp giải nhựa và xe khách có thể đi đến nhưng khu vực du lịch trọng điểm một cách dễ dàng (5). Các hình thức du lịch hiện đang được phát triển tại tỉnh Đồng Tháp gồm du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, du lịch làng nghề….Đây là các hình thức du lịch phổ biến tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp đang phát triển các hình thức du lịch theo các đặc điểm của từng địa phương. Đối với thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Tháp Mười, du khách có thể chọn hình thức du lịch chuyên đề, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch kết hợp ngủ tại nhà dân (Home Stay) với các địa điểm tham quan chính như di tích Gò Tháp, căn cứ Xẻo Quýt, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Bảo tàng Đồng Tháp, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Tại thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, du khách có thể đến làng nghề bánh phòng tôm Sa Giang, làng nem Lai Vung, làng chiếu Định Yên, làng sản xuất gạch, làng hoa kiểng Tân Quy Đông, vườn quýt hồng Lai Vung,
  4. nhà cổ Huỳnh Thủy Lê..với hình thức du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch làng nghề. Và đối với các huyện Thanh Bình, huyện Tam Nông, huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng, các du khách có thể đi du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tràm Chim (5). Với nhiều khu du lịch đặc sắc, mang đậm nét bản sắc dân tộc cùng với vẻ đẹp tự nhiên, Đồng Tháp đã và đang triển khai các hình thực du lịch đa đạng hơn và đặc sắc hơn để thu hút nhiều hơn nữa lượt khách du lịch đến tham quan. Nhiều hoạt động du lịch đã diễn ra một cách sôi nổi cùng với các hoạt động văn hóa khác đã góp phần đáng kể vào việc phát triển ngành du lịch tại tỉnh Đồng Tháp. Các hoạt động như tổ chức các chương trình văn hóa, thể dục, thể thao, lễ hội trên diện rộng, thu hút sự đóng góp từ xã hội, tích cực quảng bá hình ảnh của tỉnh, từ đó góp phần quảng bá du lịch của tỉnh, cụ thể như hoạt động nhân kỷ niệm Năm đoàn kết hữu nghị Việt – Lào 2012, hoạt động giao lưu văn hóa với tỉnh Prâyveng, Vương quốc Campuchia (6), lễ hội hoa xuân Sa Đéc 2013 với chủ đề “Sắc xuân bên dòng Sa Giang” với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi và hấp dẫn như: Vẽ tranh, triển lãm tranh, viết thư pháp, cắm hoa, các trò chơi dân gian, múa lân, các chương trình biểu diễn nghệ thuật khác…(7). Nhiều chương trình du lịch được thiết kế ngày càng độc đao hơn để góp phần tạo chú ý từ các du khách cũng như tằng sự thiện cảm của du khách đối với con người và mảnh đất Đồng Tháp như: chương trình trải nghiệm Đồng Tháp mỗi ngày một nghề, du lịch trải nghiệm theo mùa (8), chương trình du lịch “trở về thiên nhiên hoang dã của Đồng Tháp Mười”, chương trình du lịch “Theo dấu chân Người tình” đến tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê đã thu hút được nhiều khách nước ngoài đến tham quan và đa số là du khách người Pháp, bên cạnh đó khu di tích Xẻo Quýt và khu du lịch sinh thái Gáo giồng thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã được chọn là nơi tổ chức vòng sơ khảo cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm 2010, hình ảnh Đồng Tháp có cơ hội được quảng bá một cách mạnh mẽ (9). Cùng với việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa rất được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Đồng Tháp, nhằm duy trì và phát triển các khu du lịch văn hóa, lịch sử trọng điểm. Thực hiện theo “Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đồng Tháp đã có nhiều chủ trương thực hiện công việc bảo
  5. tồn, trùng tu và phát triển các di sản văn hóa dân tộc địa phương. Trong giai đoạn 1998 – 2012, Đồng Tháp đã đầu tư gần 820 tỷ để các giá trị văn hóa phi vật thể cùng với các di sản văn hóa dân tộc được gìn giữ, bảo tồn và phát huy nét đặc sắc vốn có nhằm quảng bá du lịch và thu hút nhiều du khách. Chín dự án về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể mà tỉnh Đồng Tháp đã và đang thực hiện đến bây giờ bao gồm: nghề dệt chiếu ở Định Yên, làng hoa kiểng Sa Đéc, lễ hội Gò Tháp, lễ hội Đền thờ Trần Văn Năng, nghiên cứu bảo tồn văn hóa phi vật thể về điệu hò Đồng Tháp, về đờn ca tài tử, cụ thể là trong toàn tỉnh đã xây dựng được 195 câu lạc bộ đờn ca tài tử với sự tham gia của 2.242 nghệ nhân. Đồng Tháp đã thực hiện được công tác bảo tồn, gìn giữ và duy trì một cách thường xuyên 123 hoạt động lễ hội truyền thống, 44 làng nghề truyền thống và 38 các loại hình trò chơi dân gian (10)….Nhờ có sự chú trọng thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa đó, ngành du lịch của tỉnh đã có sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn và tạo nhiều ấn tượng hơn đối với các du khách. Về hệ thống cơ sở lưu trú, tốc độ tăng trưởng trung bình trên toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2000 – 2006 là 16,2 %/năm. Vào năm 2008, hệ thống cơ sở lư trú hiện được phát triện trên toàn vùng là 809 cơ sở với tổng số 16.384 buồn. Trong đó, cơ sở lưu trú được Tổng cục Du lịch xếp hạng 3 và 4 sao thì có 19 cơ sở với 1.248 buồng, chiếm khoảng 1,6% số cơ sở lưu trú. Riêng đối với tỉnh Đồng Tháp, khách sạn thuộc tiêu chuẩn xếp hạng 2 và 3 sao có khoảng 7 cơ sở (4). Nhìn chung, các khách sạn vẫn còn ở quy mô nhỏ và đang được sự quan tâm đầu tư từ nhiều phía để tăng chất lượng dịch vụ du lịch và góp phần thúc đẩy ngành du lịch cũng như tăng doanh thu trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Thời gian lưu trú tại các địa phương của các du khách vẫn còn thấp, bình quân đạt 1,95 ngày đối với các du khách nước ngoài và riêng khách du lịch nội địa thì chỉ khoảng 1,7 ngày (11). Về số lao động đang tham gia trực tiếp trong ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2008 là 17.397 người với tốc độ tăng bình quân là 14, 32%/năm trong giai đoạn từ 2000 – 2008 (4). Theo viện nghiên cứu Phát triển du lịch, đến năm 2020, dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở vùng này cần 208.000 người, với 75.400 lao động trực tiếp và hơn 132.000 lao động gián tiếp (11). Tuy nhiên, chất lượng nhân lực trong ngành du lịch vẫn còn thiếu và yếu về nhiều mặt. Riêng đối với
  6. tỉnh Đồng Tháp, tỷ lệ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong ngành du lịch có trình độ kiến thức về du lịch cũng như nghiệp vụ chuyên môn chưa cao, với con số rất khiêm tốn, khoảng 28, 4%. Nhiều lao động du lịch chưa qua đào tạo và một số tham gia các lớp học, khóa học ngắn hạn về du lịch, chưa trang bị được hết kiến thức cần thiết cho du lịch. Ngành du lịch với 556 lao động thì chỉ có 24 người tốt nghiệp Đại học chuyên ngành về du lịch, khách sạn, chiếm tỷ lệ 4.3 % (12). Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh nền kinh tế du lịch, cần phải có công tác đào tạo chuyên sâu cũng như đẩy mạnh các hình thức đào tạo cho lĩnh vực du lịch. 2.2.2. Đánh giá các hoạt động phát triển du lịch Đồng Tháp: Về cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, Đồng Tháp đã có nhiều nổ lực trong việc cải thiện các cơ sở hạ tầng, hệ thống đường xá đang dần được hoàn thiện để có thể đưa các du khách đến các địa điểm du lịch được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Các khu du lịch trọng điểm, các khu di tích lịch sử đã và đang được trùng tu, bảo vệ và phát triển, cùng với sự đầu tư của các cấp chính quyền, địa phương và người dân, tuy nhiên tiến trình thực hiện còn chậm chạp, cần đẩy nhanh việc trùng tu trên diện rộng để có thể kết hợp khai thác triệt để tiềm năng du lịch vốn có. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở lưu trú và các cơ sở dịch vụ ăn uống vẫn còn thiếu và yếu, tuy đã có sự đầu tư đáng kể về quy mô cũng như chất lượng nhưng tỷ lệ khách sạn được công nhận 2 và 3 sao vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, đa số vẫn còn ở quy mô nhỏ và chất lượng chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn để ứng với nhu cầu đa dạng từ các du khách. Về các hình thức du lịch, nhiều công ty du lịch, các tổ chức phối hợp cùng với các công ty du lịch cũng như các nhiều chương trình, loại hình du lịch đang được các cấp chính quyền địa phương tập trung phát triển, hầu hết là loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch làng nghề…cùng một số chương trình du lịch mang nét đột phá với các chủ đề gắn liền với lịch sử, với nơi diễn ra sự kiện văn hóa lịch sử đó, tạo nên nét thu hút đặc biệt đối với các du khách. Tuy nhiên, các hình thức du lịch vẫn chưa khai phá một cách triệt để các tiềm năng du lịch vốn có của địa phương, chưa thể mang đến cho các du khách cảm nhận một cách trọn vẹn nhất về thiên nhiên, về con người và về cuộc sống nơi đây, chỉ nổi bật một số chương trình mang nét độc
  7. đáo, chưa đáp ứng được hết cũng như thỏa mãn nhu cầu của các du khách. Trong các hình thức du lịch, thì du lịch sinh thái được xem là thế mạnh của Đồng Tháp nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, tuy nhiên hình thức vẫn chưa được khai phá một cách triệt để, chưa tạo ra được nhiều điểm nhấn thu hút du khách, tạo cảm giác nhàm chán, vì du khách đến đây chủ yếu là tham quan, giải trí, chưa thực sự cảm nhận được hết tính chất mà du lịch sinh thái mang lại, do đó cần phải thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái với đúng nghĩa của nó cùng nhiều hoạt động bổ trợ khác để hấp dẫn du khách hơn. Hình thức du lịch từ thiện là một hình thức du lịch khá mới mẻ và chưa được triển khai thực hiện, vẫn còn sự tách biệt giữa thực hiện các hoạt động xã hội với hoạt động du lịch, vì vậy để đáp ứng được nhu cầu du lịch đa dạng của khách du lịch cùng với việc tạo nên nét độc đáo mới mẻ trong việc triển khai hình thức du lịch mới, mang tính xã hội cao, mang đến cho các du khách một chuyến đi đầy ý nghĩa và trải nghiệm cuộc sống thực thụ, hình thức du lịch từ thiện là một trong những hình thức mới vẫn chưa được thực hiện ở Đồng Tháp nói riêng và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung. Về nguồn nhân lực trong ngành du lịch, mặc dù Đồng Tháp đang trong quá trình phát triển và triển khai nhiều hoạt động quảng bá du lịch nhưng vấn đề về nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm du lịch, hầu hết nhân lực vẫn còn rất yếu và thiếu về nhiều mặt, trình độ chuyên môn chưa cao hoặc không đủ để áp dụng vào công việc, khiến cho chiến lược phát triển du lịch thực hiện khó khăn hơn và ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh của địa phương cũng như việc thu hút các du khách đến tham quan. (1): http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13485 (2): http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13764 (3): http://www.mdec.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1848:db scl-don-gan-20-trieu-luot-khach-du-lich&catid=181:quang-ba-du- lich&Itemid=237
  8. (4): THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. Hà Văn Siêu - ThS. Hoàng Đạo Cầm Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (5) http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=t%E1%BB%89nh+%C4%90 %E1%BB%93ng+Th%C3%A1p&type=A0 (6): http://btg.dongthap.gov.vn/wps/portal/btg/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQ EDc3n1AXEwMLiyBTA08PTyPfUEcjIy9Xc_2CbEdFANY9u9k!/?WCM_PORTLET=PC_7_UT FFLUD4088R50IHI2MUA22JU5_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/BT G/sitbantuyengiao/sitatailieutuyentruyenchinhsua/sitadinhhuongcttt/08032013+tltt+tinh+hinh +ktxh+dt+nam+2012+va+phuong+huong+nv+nam+2013 (7): http://dongthap.gov.vn/wps/wcm/connect/DTP/sitinternet/sitdukhach/sitacongtydulich/sitacac tuyendulich/20130124+dong+thap+lan+dau+to+chuc+le+hoi+hoa+xung+sa+dec+2013 (8): http://www.vista.net.vn/su-kien-dia-phuong/de-thu-hut-khach-den-voi-du-lich-dong- thap.html (9) http://www.vietnamtourism.com.vn/news/vn/detail/34/18068/ (10) http://vhttdlkv3.gov.vn/Di-san-van-hoa/Dong-Thap-Bao-ton-va-phat-huy-cac-di-san-van- hoa-tren-dia-ban-tinh.3472.detail.aspx (11) http://dongthaptourist.com/?page=news&act=detail&id=997 (12) http://dongthaptourist.com/?page=news&act=detail&id=372
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1