intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước

Chia sẻ: Trần Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:36

162
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài tiểu luận "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước" này gồm có 3 chương: Cơ sở lý luận, thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay, những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước

  1. KHOA KINH TẾ ­ QUẢN TRỊ BỘ MÔN QUẢN TRỊ  ­­­­­­­­­­­­­­ TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: NGUỒN NHÂN LỰC Đề tài:  “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng   nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH­HĐH đất   nước”. ­1­
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 3 CHƯƠNG   1:   CƠ   SỞ   LÝ  5 LUẬN....................................................................................... 1.1.   Các   khái   niệm   về   nguồn   nhân  5 lực................................................................................. 1.2. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình  đẩy   mạnh   công   nghiệp,   hóa   hiện   đại  hóa.................................................................................... 6 CHƯƠNG   2:   THỰC   TRẠNG   NGUỒN   NHÂN   LỰC   TRONG   QUÁ   TRÌNH   CÔNG   NGHIỆP   HÓA   –   HIỆN   ĐẠI   HÓA   Ở   NƯỚC   TA   HIỆN   NAY....................................... 7 2.1.   Số   lượng   lao  7 động......................................................................................................... 2.2.   Cơ   cấu   nguồn   lao   động   có   nhiều   bất  9 cập...................................................................... 2.3.   Nguyên   nhân   gây   ra   những   bất  17 cập............................................................................... CHƯƠNG   3:   NHỮNG   GIẢI   PHÁP   NÂNG   CAO   CHẤT   LƯỢNG   NGUỒN  NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ  CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT  NƯỚC.... 22 4.1.   Những   giải   pháp  22 ­2­
  3. chung................................................................................................. 4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu   đẩy   mạnh   công   nghiệp   hóa,   hiện   đại  hóa.................................................................................... 25 KẾT LUẬN......................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học đã thực sự trở thành lực lượng   sản xuất trực tiếp, với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học và công   nghệ hiện đại, con người càng tỏ rõ vai trò của mình trong tiến trình phát triển của   xã hội.  Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.  Song con người chỉ trở thành động lực cho sự  phát triển khi và chỉ  khi họ  có điều   kiện đã sử  dụng sức lao động của họ  để  tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã  hội. Quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao  động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm. Lao động là vốn quý, là yêu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của   mọi hình thức kinh tế xã hội, chính vì lẽ  đó Đảng và nhà nước ta luôn đặt vấn đề  về  dân số, lao động, việc làm vào vị  trí hàng đầu trong các chính sách  kinh tế  xã  hội. Chính sách đó được thể  hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển   ­3­
  4. kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm là vị trí trung tâm lấy lợi ích   của con ngtười làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển. Con người không chỉ  là mục tiêu, động lực của sự phát triển, thể  hiện mức  độ  chế  ngự  thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ  cho con người, mà còn tạo ra  những điều kiện để hoàn thiện chính bản thân con người. Đối với Việt Nam, là một nước đông dân trên thế  giới, có nguồn lao động  dồi dào nhưng trình độ còn thấp, muốn đáp vứng được yêu cầu của công cuộc công  nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhất là đáp ứng cho yêu cầu của kế hoạch phát  triển kinh tế xã hội cần phải có một kế hoạch rõ ràng về đào tạo, huy động, và sử  dụng lực lượng lao động. Nước ta tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện tiềm lực   kinh tế  còn nhỏ  bé, tích luỹ  từ  nội bộ  kinh tế  còn thấp. Ngoài ra tiềm lực con   người, tài nguyên khoáng sản không nhiều… Do đó để tiếp cận với nền khoa học,   kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão của thế  giới, từng bước rút ngắn và đuổi kịp   với sự  phát triển của các nước; Đảng ta đã xác định phát triển nguồn nhân lực là  một trong những nhiệm vụ  quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình công nghiệp   hoá và hiện đại hoá, là nhân tố  cơ  bản cho sự  phát triển nhanh và bền vững. Sự  khẳng định này là bài học rút ra từ  lịch sử dựng nước và giữ  nước của ông cha ta.   Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại đều do chính  con người quyết định.  Xuất phát từ  những nhận thức trên, em đã chọn đề  tài “Thực trạng và giải   pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH­HĐH đất nước”   để hoàn thành bài tiểu luận này. ­4­
  5. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm về nguồn nhân lực ­ Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp cho xã hội, nó bao gồm toàn bộ  dân cư có cơ thể phát triển bình thường, không kể bị khuyết và dị tật bẩm sinh. ­ Nguồn nhân lực có thể với tư cách là một nguồn lực cho sự phát triển kinh  tế  – xã hội, là khả  năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao   gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. ­5­
  6. ­ Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân những con   người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và   tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này, nguồn nhân lực  bao gồm những người bắt đầu bước vào tuổi lao động trở  lên có tham gia vào nền   sản xuất xã hội. ­ Là toàn bộ  những người đủ  15 tuổi trở  lên có việc làm và những người  trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học,   đang làm nội trợ  trong gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc và những  người thuộc tình trạng khác (những người nghỉ  việc hoặc hưu trước tuổi theo quy   định của bộ luật lao động ). ­ Nguồn nhân lực là tiềm năng của lao động trong thời kỳ  xác định của một   quốc gia, suy rộng ra có thể xác định trên một địa phương, một ngành hay một vùng.  Đây là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực được xác định bằng số  lượng và chất lượng của bộ  phận   dân số  có thể  tham gia vào hoạt động kinh tế  xã hội. Số  lượng nguồn nhân lực   được thể hiện bằng các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ  phát triển. Chất lượng nguồn  nhân lực được thể  hiện bằng các chỉ  tiêu về  tình trạng phát triển thể  lực, trình độ  kiến thức, tay nghề, tác phong nghề  nghiệp, cơ  cấu nguồn nhân lực về  tuổi, giới  tính, thiên hướng ngành nghề, phân bố lãnh thổ, khu vực thành thị – nông thôn… các  phương thức tác động và sự  phát triển về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực   bao gồm : công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, công tác phân bố nguồn nhân lực  theo vùng, lãnh thổ, các chương trình dinh dưỡng, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ  cộng đồng, công tác giáo dục đào tạo và dạy nghề... Nguồn nhân lực gồm hai bộ phận:  ­ Bộ phận hoạt động; ­ Bộ phận chưa hoạt động. ­6­
  7. 2.2. Sự  cần thiết khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam   trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp, hóa hiện đại hóa. ­ Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh công  nghiệp hóa, hiện đại hóa. ­ Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ  thể  của quá trình đẩy mạnh công   nghiệp hóa hiện đại hóa. ­ Phát huy nguồn nhân lực con người là vấn đề  chiến lược trong quá trình  đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN  LỰC TRONG QUÁ TRÌNH  CNH­HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ­7­
  8. 2.1. Số lượng lao động Việt Nam là một nước có tổng số dân số thuộc loại cao trên thế giới. Trong   những năm vừa qua, chúng ta đã cố gắng giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên và đã đạt  được  những  thành công  đáng  kể.   Đó  là   giảm được  tốc  độ  tăng  dân số   từ   trên  2%/năm xuống còn 1,7%/năm vào năm 1999. Tuy nhiên với tình hình dân số  đông   như vậy vẫn là một áp lực lớn cho toàn xã hội. Ta hãy xét bảng sau để đánh giá tình   hình dân số cũng như lực lượng lao động của Việt Nam: Bảng 1: Dự báo dân số việt Nam 1/4 năm 1994­2024                                                                                               (Đơn vị: Nghìn   người) Nhóm tuổi 1994 1999 2004 2009 0 ­ 9 17381,4 16592,5 15780,5 15320,0 10 ­ 14 8542,5 8853,3 8270,1 8112,5 Dân số trong tuổi lao động 38462,0 44470,2 50656,3 55606,0 60­64 1814,4 1704,9 1678,3 1868,1 65 trở lên 3559,4 4168,0 4537,2 4752,7 Dân số cả nước 70777,9 76787,1 82004,2 87218,1 Tỷ lệ % so với dân số 54,34 57,91 61,77 63,76 Nhóm tuổi 2014 2019 2024 0 ­ 9 15424,8 15056,7 14270,9 10 ­ 14 7506,4 7680,6 7632,1 Dân số trong tuổi lao động 59253,1 61264,5 62947,2 60­64 2756,8 3914,3 4733,5 ­8­
  9. 65 trở lên 5060,6 6105,0 8077,9 Dân số cả nước 92216,5 96706,2 100491,4 Tỷ lệ % so với dân số 64,25 63,75 62,64       (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Như vậy, nhìn vào bảng trên ta có thể thấy giai đoạn 2001­2005 , hay cụ thể  hơn vào năm 2004, dân số nước ta là 82004,5 nghìn người, trong đó dân số ở độ tuổi   lao động là 50656,3 nghìn người, chiếm 61,77% so với dân số. Đây là một áp lực  lớn cho xã hội trong việc giải quyết việc làm. Bước sang năm 2005, theo dự  báo của bảng trên sẽ  có khoảng 8853,3 nghìn  người bước vào độ  tuổi lao động và đây là con số  đủ  khả  năng cung cấp nhu cầu   lao động của xã hội. Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy dân số trong độ  tuổi lao động liên tục tăng   qua các năm. Cụ  thể  , năm 1994 chiếm 53,34% so với dân số, năm 1999 chiếm  57,91% và năm 2004 sẽ chiếm khoảng 61,77%. Con số này cho chúng ta biết tỷ lệ  tăng trưởng dân số tuy đã hạ  xuống nhưng vẫn  ở  mức cao, áp lực công việc nặng  nề, nếu không có những phương pháp giải quyết thích hợp sẽ  dẫn tới tỷ  lệ  thất   nghiệp cao. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao cũng cho chúng ta thấy một khả năng   dồi dào về lao động, có đủ  khả  năng giải quyết mọi công việc. Trên thực tế, năm   1998, cả  nước  có khoảng 45,2 triệu lao  động, so với năm 1995 tăng 3,91 triệu  người, trung bình tăng 1,3 triệu người hàng năm. Đây là kết quả của tốc độ tăng dân  số  tương đối cao và  ổn định của những năm trước. Trong đó số  lao động có khả  năng lao động cũng tăng từ  83,7% năm 1995 lên 84,4% năm 1998. Năm 1996, lực   lượng lao động nước ta là 35,9 triệu người. Tốc độ  tăng bình quân 2,95%/năm.Với  số lao động mới tăng thêm, 4 triệu người, số lao động thất nghiệp hoàn toàn chưa  được  giải quyết việc làm năm 1996 là 0,7 triệu người, năm 1997 là 1,05 triệu   ­9­
  10. người; số  lao động dôi ra do chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  dưới tác động của quá  trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp phải tìm việc làm   mới cho khoảng 3 triệu người; yêu cầu của việc nâng quỹ thời gian lao động trong  nông thôn đã được sử  dụng 72,11% năm 1996 lên 75% năm 2000. Trong 4 năm   (1996­2000) đã có 8 triệu người cần được giải quyết việc làm.   2.2. Cơ cấu nguồn lao động có nhiều bất cập.  Sự  nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước không chỉ  đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ  cao về  tay nghề và trí tuệ  mà còn phải có cơ  cấu hợp lý. Chất lượng nguồn lao động nước ta hiện nay nhìn chung thấp, điều đó   không chỉ thể hiện  ở tình trạng sức khoẻ và trình độ  chuyên môn kỹ  thuật yếu mà  còn thể hiện ở những bất cập trong cơ cấu nguồn lao động. Về sức khoẻ, mặc dù đã có những tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe  cho người dân nhưng do xuất phát điểm là một nước nghèo, đông dân nên phần lớn  dân số nước ta chưa đảm bảo về sức khoẻ, đặc biệt là trẻ em và bộ phận dân số ở  khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Về lề lối, tác phong làm việc, do  ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập   trung nên còn chậm chạp, thiếu động lực sáng tạo trong lao động. Về  mặt cơ  cấu lao động của nước ta quả  thật còn rất nhiều nan giải cần   phải giải quyết  được thể hiện qua thực trạng sau: Thứ nhất, tuy tỷ lệ biết chữ của nước ta cao so với một số nước nhưng trình  độ văn hoá vẫn thuộc loại thấp, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên  tham gia hoạt động kinh tế phân  theo trình độ văn hoá (%) ­10­
  11. 1996 1997 1998 Tổng Trong đó  Trong đó  Trong đó  Tổng Tổng nữ nữ nữ Chưa biết chữ 5,8 62,3 5,1 61,6 3,8 62,4 Chưa tốt nghiệp cấp I 20,9 56,4 20,3 55,5 18,5 56,1 Đã tốt nghiệp cấp I 27,8 49,7 28,1 49,2 29,4 45,3 Đã tốt nghiệp cấp II 32,1 48,3 32,4 48,1 32,3 48,3 Đã tốt nghiệp cấpIII 13,5 44,1 14,1 44,0 16,0 44,2 Nguồn: Thực trạng lao động ­ Việc làm ở Việt Nam, nxb Thống kê 1996­1998 Theo số  liệu của bảng trên, tỷ  lệ  người chưa biết chữ  đã giảm, là kết quả  của chương trình xoá mù chữ do Chính phủ thực hiện trong những năm qua. Số lao   động chưa tốt nghiệp cấp I trong hai năm 1997­1998 đẫ  giảm từ  20,3% xuống   18,5% nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao và tốc độ  chậm, trong khi đó cơ  cấu lao động   theo trình độ cấp I, II, III chuyển biến còn rất chậm. Thực tế là tỷ  lệ lao động tốt   nghiệp cấp I năm 1996 là 27,8% nhưng đến năm 1998 cũng mới chỉ  là 29,4%; lao   động tốt nghiệp cấp III năm 1996 là 13,5% đến năm 1998 là 16%. Trong khi đó, tỷ  lệ lao động tốt nghiệp cấp III chiếm một tỷ lệ không cao trong toàn lao động, do đó   cơ hội tìm việc làm là rất khó khăn. Thứ  hai, vẫn tồn tại một cách quá cao tình trạng thừa lao động phổ  thông,   thiếu lao động kỹ thuật. Thực hiện CNH­HĐH là chuyển đổi căn bản toàn diện các  hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế  xã hội từ  sử  dụng lao  động thủ  công là chính sang sử  dụng một cách phổ  biến lao động cùng với công  nghệ  cao, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao  dộng xã hội cao. Thực chất đây là quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang   nền kinh tế công nghiệp. Bước chuyển này sẽ vô cùng khó khăn nếu không đi trước  một bước trong việc chuẩn bị  lực lượng lao động có trình độ  học vấn, tay nghề  cao, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ. ­11­
  12. Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH­HĐH song tỷ lệ lao động   giản đơn còn quá cao (88%), cơ cấu nguồn lao động còn quá lạc hậu so với nhiều   nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Trong khi lực lượng lao động lành nghề   ở  các nước công nghiệp chiếm tới  35% trong tổng số lực lượng lao động xã hội thì nước ta chỉ có 5,5%. Lực lượng lao   động có trình độ chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư, và các nhà khoa học của họ chiếm tới  30% còn nước ta mới có 6,5%. Chúng ta đang rất thiếu đội ngũ lao động kỹ  thuật   (tính đến giữa năm 1999 số này mới có khoảng 14%). Trong một số ngành kinh tế  quan trọng cần nhiều lao động kỹ  thuật nhưng hiện có rất ít. Chẳng hạn, ngành   công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng1,6%, ngành nông lâm ngư  nghiệp 7% (hiện  nay lực lượng lao động của ngành này chiếm tới 3/4 tổng lao động xã hội). Vùng   đồng bằng sông Cửu Long ­ một trong những vùng sản xuất lương thực lớn nhất ­   nhưng lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ  đạt 3,68%, trong đó công nhân kỹ  thuật có bằng 0,6%, trung cấp 1,55% và đại học 0,74%. Một số khu chế xuất, khu   công nghiệp cần tuyển lao động có kỹ  thuật thì lao động của nước ta chỉ  đáp ững  được rất ít. Ví dụ: Khu chế xuất Linh Trung cần tuyển 7000 công nhân nữ có trình   độ tay nghề bậc 3/7 trở lên nhưng chỉ đáp ứng được 1500 người. Khu chế xuất Tân  Thuận cũng ở tình trạng tương tự: cần tuyển 15000 công nhân kỹ  thuật, ta chỉ đáp  ứng được 3000. Cái thiếu của ta là lao dộng kỹ thuật trong khi lại dư thừa lao động   phổ thông. Bởi vậy, cơ cấu nguồn lao động không đáp ứng được yêu cầu thị trường  trong nước, chưa nói đến yêu cầu tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thứ  ba, tình trạng thừa thầy thiếu thợ   ở  mức khá nghiêm trọng. Tức là ngay   trong lực lượng lao động có trình độ chuyên mộ kỹ thuật đã ít lại còn có cơ cấu bất   hợp lý. Có thể thấy tình trạng đó ở bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu lực lượng lao động kỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn 1979­1999 ­12­
  13. 1979 1989 1997 1999 Tổng số 100 100 100 100 Công nhân kỹ thuật 68,6 44,9 40,8 30,3 Trung học chuyên nghiệp 21,7 35,2 35,4 36,8 Cao đẳng , đại học 9,7 19,9 23,8 32,9 Nguồn: Thời báo kinh tế, số 13 ngày 31/1/2000 Nhìn vào biểu trên ta thấy, nếu như năm 1979, cơ cấu lực lượng lao động kỹ  thuật của nước ta là tương đối phù hợp với yêu cầu thực hiện CNH­HĐH đất nước  (tỷ lệ phổ biến của cơ cấu lực lượng lao động kỹ thuật của các nước đã thành công  trong CNH­HĐH là 1 đại học, cao đẳng/ 4 trung học chuyên nghiệp/10 công nhân kỹ  thuật và lúc đó tỷ  lệ tương ứng của ta là 1/2, 2/7, 1). Nhưng sau 10 năm (đến năm  1989) tỷ  lệ  đó chuyển dịch theo hướng lệch đi (1/1, 8/2 ,2), bộc lộ  rõ tình trạng   “thừa thầy, thiếu thợ”, đến năm 1997 là 1/1,5/1,7 và đến năm 1999 tỷ  lệ  này càng   chệch hướng thêm nữa (1/1,2/0,92), nó gần như  “lộn ngược” với các nước khác.  Cũng từ biểu trên ta thấy số lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở  lên từ  năm   1979 đến năm 1989 tăng rất nhanh (3,4 lần), trong thời gian đó số  công nhân kỹ  thuật lại giảm rất nhanh (2,26 lần). Vì thế, chúng ta đang còn  ở  trong tình trạng   “thừa thầy, thiếu thợ” rất nghiêm trọng. Theo báo cáo của bộ giáo dục và đào tạo,   trong  10 năm (1986­1996), số học sinh học nghề giảm 35%, số giao viên dạy nghề  giảm 31%, số trường dạy nghề giảm 41%, trong khi đó có 70­80% số sinh viên tốt  nghiệp đại học cao đẳng  ra trường không có việc làm, riêng nghành y hiện nay có  trên 3000 bác sỹ không có việc làm. Thứ tư, lực lượng lao động là chủ yếu trong cơ cấu lao động trong ngành. Sự  nghiệp CNH đã được tiến hành vài thập kỷ  song cho đến nay nền kinh tế  nước ta   vẫn còn mang nặng dấu  ấn một nền kinh tế thuần nông, thể  hiện rõ trong cơ  cấu   nguồn lao động theo ngành. Năm 1993, lao động nông nghiệp chiếm tới 71%, trong   khi đó lao động công nghiệp chỉ  chiếm 12% và dịch vụ  17% trong tổng lực lượng   lao động xã hội. Năm 1998, cơ  cấu lao động theo ngành đã có những chuyển biến  ­13­
  14. tích cực, nhưng so với yêu cầu còn rất chậm: lao động nông nghiệp giảm còn 66%  và lao động công nghiệp, dịch vụ tăng lên 13% và 21%. So với một số nước trong   khu vực, cơ cấu lực lượng lao động của nước ta như vậy là còn rất lạc hậu. Chẳng   hạn, năm 1997, tỷ trọng lao động nông nghiệp của Mianma giảm xuống còn 51,8%,  Malayxia còn 14,8%, Indonexia còn 39,2%, Phillipin 37,2%, Thái Lan 49,2%. Để  có nền kinh tế tiên tiến, hiệu quả  vấn đề  không chỉ  đơn thuần thay đổi  cơ  cấu ngành kinh tế, mà quan trọng hơn là thay đổi cơ  cấu lao động, cơ  cấu dân  số. Hiện tại vẫn còn khoảng gần 70% lao động nằm trong khu vực I (nông nghiệp,  lâm nghiệp, thuỷ  sản) và 80% dân số  sống  ở  vùng nông thôn thì việc thực hiện  CNH­HĐH rất không dễ dàng. Điều này cho thấy tính phức tạp của việc chuyển từ  một nền kinh tế  nông nghiệp lạc hậu sang một nền kinh tế có vóc dáng hiện đại,  và cũng phải biết từ bỏ tham vọng đốt cháy giai đoạn để tránh những bệnh do hình  thức mà ra. Từ năm 1980 đến năm 1997, dân số tăng 1,3 lần, lao động tăng 1,7 lần, riêng  lao động trong nông nghiệp là 1,75 lần nhưng diện tích trồng trọt là 1,38 lần. Do đó,   diện tích gieo trồng tính bình quân năm 1997 giảm đi. Vì vậy, cần phải tăng mạnh  năng suất lao động trong nông nghiệp để cải thiện tình hình. Thứ năm, thiếu cân đối trong cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ. Hiện nay,  tỷ trọng lao động ở hai vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long  cao nhất nước (20,5% và 21,7% tổng lực lượng lao động xã hội). Trong khi đó vùng   Tây Nguyên rộng lớn, lực lượng lao động chỉ  có 4%, vùng duyên hải Miền Trung   10,4% và Đông Nam Bộ 12,7%. Sự mất cân đối này không chỉ gây nên khó khăn cho   vấn đề công ăn việc làm mà còn ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế xã hội cũng  như an ninh quốc phòng của quốc gia. Thứ sáu, chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm theo ngành kinh tế.  Vai trò của khu vực kinh tế  ngoài quốc doanh thực ra không dừng lại  ở  chỗ  nó  chiếm bao nhiêu phần trăm trong GDP mà ở chỗ nó thu hút đến trên 80% lực lượng  lao động xã hội (bảng 4 và 5): ­14­
  15. Bảng4: Thay đổi lao động trong khu vực nhà nước 1990­1995 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Tổng số lao động (nghìn) 30286 30994 31815,2 32718 33663,9 34589,6 Khu vực nhà nước 3415,7 3135,7 2975,2 2960,4 2928,3 3053,1 Tỷ trọng (%) 11,3 10,1 9,4 9,0 8,7 8,8 Tăng, giảm (nghìn) ­280 ­160,5 ­14,8 ­32,1 124,8 Nguồn: Niên giám thống kê Bảng 5: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Đơn vị: % 1994 1995 1996 1997 (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) Tổng số 33,664 8,70 34,950 8,83 35,792 8,77 33,994 8,83 Khu vực I 71,68 1,24 69,74 1,21 69,22 1,04 68,78 1,01 Nông nghiệp và Lâm nghiệp 69,99 1,23 68,00 1,20 67,48 1,03 67,07 1,00 Thuỷ sản 1,69 1,68 1,74 1,48 1,74 1,49 1,70 1,35 ­15­
  16. Khu vực II 12,93 22,79 13,25 22,93 12,93 23,37 12,52 24,73 CN khai thác 0,34 73,33 0,60 49,08 0,59 46,48 0,57 52,6 CN chế biến 9,26 19,07 9,33 18,56 9,19 19,09 8,90 19,38 SX và PP điện, khí đốt và nước 0,44 32,21 0,44 35,15 0,43 39,46 0,41 38,56 Xây dựng 2,89 27,25 2,88 29,78 2,72 30,18 2,64 34,65 Khu vực III 15,39 31,62 17,02 29,07 17,85 28,16 18,70 26,95 Thương nghiệp và sửa chữa 6,56 8,98 5,46 10,51 0,63 9,61 7,22 7,68 Khách sạn, nhà hàng 0,51 17,77 1,46 6,83 1,54 7,27 1,40 7,19 Vận tải, kho bãi, thông tin 1,65 34,43 2,26 24,96 2,39 24,49 2,31 23,00 Tài chính và tín dụng 0,35 41,88 0,37 37,66 0,35 39,66 0,34 41,78 Hoạt động và KHCN 0,12 65,86 0,11 69,79 0,11 81,63 0,11 79,63 Kinh doanh tài sản và tư vấn 0,16 56,72 0,16 51,72 0,21 44,21 0,21 44,13 QLNN, ANQP, BHXH 0,59 91,99 1,13 52,00 1,14 53,10 1,11 57,60 Giáo dục và đào tạo 2,67 75,55 2,81 73,01 2,78 74,49 2,70 77,75 Y tế và cứu trợ xã hội 1,04 44,25 0,81 58,52 0,82 57,24 0,80 58,51 Hoạt động VHTT 0,31 28,27 0,27 33,83 0,72 33,72 0,26 34,72 Hoạt độngdảng, đoàn thể 0,23 68,15 0,28 56,32 0,28 54,91 0,27 64,66 Phục vụ cá nhân và cộng đồng 1,02 4,00 1,65 2,71 1,66 2,78 1,61 3,68 Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê (1): Tổng số lao động: Triệu người, cơ cấu lao động là % trong tổng số. ­16­
  17. (2): Tỷ  lệ  lao động trong khu vực nhà nước trong tổng số  lao động của mỗi  ngành kinh tế.  Bảng 4 cho ta thấy lao động trong khu vực nhà nước chỉ chiếm 10% trong tổng   số lao động đang làm việc. Năm 1990, tỷ trọng đó là 11,3%, năm 1994 còn 10,1% và   năm 1995 còn 8,8% và duy trì ở mức đó cho đến nay (nhưng trong tương lai sẽ còn  giảm). Theo số liệu thống kê thì từ  năm 1991 đến năm 1994, khu vực nhà nước đã   đưa ra gần nửa triệu lao động và chính khu vực ngoài quốc doanh đã tiếp nhận   phần lớn số lao động này. Ta hãy xét bảng 5 ở trên để thấy được cơ cấu lao động và quá trình phân bổ  lại lực lượng lao động trong nền kinh tế  từ  năm 1994 đến năm 1997. Khu vực I   chiếm 70% lao động đang làm việc, khu vực II chỉ chiếm vào khoảng 13% và còn   lại là khu vực dịch vụ trên dưới 17%. Lao đông trong khu vực I có xu hướng giảm,  khu vực II gần như không thay đổi và khu vực III có chiều hướng gia tăng, nhưng   nói chung sự thay đổi là không đáng kể, qqua trình phân bổ  lại lực lượng lao động   giữa các ngành kinh tế lớn vẫn chưa diễn ra, khu vực I vẫn còn quá lớn và hầu hết   là ngoài quốc doanh. Khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và hầu như bao trumg ở  những ngành công nghiệp, những ngành đòi hỏi có trình độ kỹ thuật và đào tạp tốt.  Có hay không sự trùng hợp về lao động từ khu vực nhà nước chảy sang khu vực tư  nhân từ năm 1991 đến năm 1994 làm cho tỷ lệ tăng trưởng cao, và khi khu vực nhà   nước thu hút lao động trở  lại thì qúa trình tăng trưởng bị  giảm sút là điều còn theo  dõi và phân tích về sau này. Từ bảng trên cho thấy trong khu vực ngoài quốc doanh  hầu hết là nông nghiệp và những ngành nghề  đơn giản, trình độ  kỹ  thuật thấp, ít  được đào tạo, vì thếviệc phân bổ  lại lực luợng lao động trong thời gian tới sẽ hết  sức khó khăn. Thứ bảy, năng suất lao động của nước ta còn rất thấp. Năng suất lao động xã   hội có thể  hiểu là lượng GDP do một lao động làm ra trong năm. Chúng ta có thể  thấy mối quan hệ giữa lao động và vốn đầu tư qua bảng sau đây:  Bảng 6: Năng suất lao động và trang bị vốn đầu tư cho lao động ­17­
  18. GDP(triệu đồng)/1 LĐ Vốn ĐT(triệu đồng)/1 LĐ 1995 1996 1997 1995 1996 1997 Chung trong nền kinh tế 5,65 5,97 6,25 1,68 1,89 2,14 Kinh tế nhà nước 25,67 27,79 29,27 6,72 9,73 11,66 Nguồn: Tính toán từ thống kê Tính theo giá cố  định năm 1994, năng suất lao động xã hội năm 1995 là 5,65  triệu đồng, năm 1996 là 5,97 triệu đồng và năm 1997 là 6,25 triệu đồng. Nghĩa là có  sự gia tăng liên tục năng suất lao động trung bình của toàn xã hội nhưng bức tranh   năng suất trong từng ngành lại rất khác nhau: năng suất thấp và hầu như không tăng   trong khu vực I với ngành nông nghiệp và thuỷ sản; ở khu vực III có năng suất khá   cao nhưng không có gia tăng trong các năm 1995­1997. Kinh tế  nhà nước với các  ngành công nghiệp, dịch vụ có mức năng suất cao và tăng nhanh qua các năm, nhưng   ở khu vực I, khu vực lao động của ngoài quốc doanh thì lại có năng suất rất thấp và   sự  gia tăng không đáng kể. Nguyên nhân chính là vốn đầu tư  cho một lao động  ở  khu vực II, III cao hơn so với khu vực I và ở khu vực I hầu như không tăng qua các  năm 1995­1997 về mức vốn đầu tư cho một lao động. 2.3. Nguyên nhân gây ra những bất cập Thứ nhất, do có sự suy giảm đáng kể đào tạo nghề dài hạn, mất cân đối với   đào tạo nghề ngắn hạn. Điều này có nguồn gốc từ những nỗ lực chưa đủ mức của   chính ngành giáo dục và đào tạo. Bảng 7: Số học sinh của các trường nghề  và vốn đầu tư qua các niên học 1986­1997 Năm Số học sinh đi học(nghìn người) Đầu tư Trung học CN Dạy nghề Tỷ đồng % GDP Năm có nhiều học sinh  147 (1979/1980) 171 (1984/1985) nhất ­18­
  19. 1986 126,6 119,7 1987 123,3 102,0 1988 115,8 118,4 1989 107,5 92,4 1990 101,3 439 1,0 1991 104,7 60,3 748 1,0 1992 92,3 57,6 1495 1,4 1993 97,8 68,7 2321 1,7 1994 108,1 74,7 3414 2,0 1995 116,4 58,7 4722 2,1 1996 116,1 69,9 5500 2,1 1997 124,6 102,5 7150 2,1 Nguồn: Niên giám thống kê Trong giai đoạn 1990­1998, tổng đầu tư  từ  ngân sách cho giáo dục gia tăng  liên tục, tỷ lệ đầu tư cho từng cấp giáo dục riêng lẻ kể cả đào tạo nghề giảm. Năm  1994, chi phí cho đào tạo nghề là 11% tổng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục  (mức chi phí này ở các nước khác là 25%). Hơn nữa, phần chi cho giáo dục từ ngân  sách nhà nước chiếm phần lớn trong chi phí cho đào tạo nghề. Sự  suy giảm các   chương trình đào tạo nghề  dài hạn thể  hiện rất khác nhau tong từng loại hình và  chuyên ngành đào tạo. Nhìn chung, năm 1992­1993 là năm có số  học sinh đi học  thấp nhất. Sự suy giảm mạnh nhất diễn ra ở các nhóm ngành nông­lâm­thuỷ sản và  sư phạm đối với loại hình trung học chuyên nghiệp; và ở nhóm ngành xây dựng, cơ  khí đối với loại hình đào tạo nghề. Đối chiếu thực trạng này với tình hình mở  rộngviệc làm trong nửa đầu thập niên 90 cho thấy, đào tạo nghề  dài hạn đã suy  ­19­
  20. giảm trong khi cơ hội việc làm gia tăng, số học sinh giảm mạnh nhất trong chuyên  ngành dịch vụ, nơi có tốc độ gia tăng việc làm nhanh nhất. Thực tế này đang đặt ra  nhiều vấn đề  nổi cộm đối với hệ  thống đào tạo nghề. Theo Bộ  Giáo dục và Đào   tạo, có nhiều nguyên nhân, song chủ  yếu do sự thích  ứng chậm của hệ thống đào   tạo nghề đối với nền kinh tế  nhiều thành phần, cả  về  chất lượng đào tạo lẫn cơ  cấu ngành đào tạo; sự  nghèo nàn của đội ngũ giáo viên và trang thiết bị  cũng làm  suy giảm đáng kể  năng lực của các trường nghề. Phần lớn các trường nghè hiện  nay chỉ  đáp  ứng được dưới 50% như  cầu về  hạ  tầng “trường sở”, trang thiết bị,   phòng thí nghiệm, sách giáo khoa, xưởng thực hành. Thứ hai, do quy mô đào tạo ở các trường trung học, dạy nghề quá nhỏ, trên   50% các trường có quy mô đào tạo dưới 500 học sinh/năm. Quy mô nhỏ  là lý do   chính làm cho chi phí đào tạo trên một đơn vị  đào tạo cao. Trước sức ép của nhu  cầu đào tạo thực tế, nhiều trường rơi vào tình trạng quá tải. Thứ ba, từ lâu nay, chúng ta hầu như đào tạo rất ít cho đào tạo nghề. Từ năm  1995 đến năm 1995, tỷ  trọng đầu tư  cho giáo dục đào tạo từ  ngân sách Nhà nước   tăng từ  11% lên 13% (từ  mức 1094 tỷ đồng lên 1600 tỷ  đồng ) nhưng số  tiền này   chủ  yếu được rót vào cho hệ  đại học, cao đẳng, phổ  thông, còn các trường dạy  nghề không được CHLB Đức và Hàn Quốc trang bị cho một số thiết bị hiện đại. Đã   thế, đầu tư cho đào tạo nghề lại rất phân tán và không đúng hướng. Do nhiều năm  không được đầu tư  nên số  trường đào tạo nghề  giảm từ  512 trường năm 1991  xuống 400 trường năm 1998. Trường sở và nơi ăn, ở của học sinh dột nát nhiều, số  lượng người học giảm một nửa. Trang thiết bị  dạy nghề  lạc hậu cũ kỹ, nhiều   trường hoàn toàn dùng thiết bị của 50 năm trở về trước. Thứ  tư, về  quản lý thì hầu như  phân tán và buông lỏng. Sau ngày sáp nhập  Tổng cục dạy nghề và Bộ Giáo dục và đào tạo, các cơ sở dạy nghề phải tự túc về  nội dung, chương trình và phương tiện đào tạo, phải chạy lo tìm đủ môn sinh, hàng  loạt trường phải chấp nhận tuyển gần như 100% người nộp đơn dự  tuyển. Do đó  chất lượng đào tạo kém. ­20­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2