intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM

Chia sẻ: Hgnvh Hgnvh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

123
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM nêu cơ sở lý luận về quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM

  1. Tiểu luận Thực trạng và giải pháp tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Chi nhánh TP.HCM 1
  2. I. Cơ sở lý luận về quy trình tín dụng: 1. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng: - Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. - Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. + Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. + Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau:  Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.  Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính.  Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. 2. Quy trình tín dụng căn bản: bao gồm các bước căn bản sau 2.1. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: để thu thập từ khách hàng những thông tin sau: - Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng. - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng. - Thông tin về bảo đảm tín dụng. Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau: - Giấy đề nghị vay vốn - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động. 2
  3. - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư. - Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất. - Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp , cầm c ố hoặc bảo lãnh nợ vay. - Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. - Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. 2.2. Phân tích tín dụng: Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. 2.3. Quyết định và ký hợp đồng tín dụng: Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực quan trọng trong quy trình tín dụng nên phải chú trọng hai vấn đề: - Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định. - Trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết. 2.3.1. Cơ sở để quyết định tín dụng, dựa vào: - Thông tin thu thập và xử lý từ hồ sơ tín dụng. - Thông tin khác hoặc thông tin cập nhật hóa có liên quan. 2.3.2. Quyền phán quyết tín dụng: do hội đồng tín dụng hoặc một cá nhân phụ trách. 2.4. Giải ngân: Là khâu tiếp theo sau khi Hợp đồng tín dụng được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. 2.5. Giám sát tín dụng: nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn 3
  4. chỉnh kịp thời những sa i phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. 2.6. Thanh lý hợp đồng tín dụng: đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Bao gồm: - Thu nợ cả gốc và lãi. - Tái xét hợp đồng tín dụng. - Thanh lý hợp đồng tín dụng. 2.6.1. Thu nợ: có các hình thức thu nợ: - Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn. - Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ. - Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. 2.6.2. Tái xét Hợp đồng tín dụng. 2.6.3. Thanh lý hợp đồng tín dụng. II. Thực trạng tín dụng tại chi nhánh NHNo TP.HCM năm 2008: 1. Tình hình kinh tế-xã hội năm 2008: - Năm 2008, kinh tế Việt nam diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn tới một số nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái. - Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời và quyết liệt để thực hiện đồng bộ tám nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm a n sinh xã hội, tăng trưởng bền vững và ngăn chặn suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt khoảng 6,7%. - Tuy nhiên tình hình kinh tế-xã hội trong nước còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Điều đó đã tác động nhiều dến hoạt dộng ngân hàng: huy dộng vốn, đầu tư và các sản phẩm dịch vụ khác gặp nhiều khó khăn do thị trường tiền tệ biến động khó lường. Trong năm lãi suất cơ bản điều chỉnh gần 10 lần, 9 tháng đầu năm lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc liên tục tăng nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ, những tháng cuối năm lãi suất cơ bản liên tục giảm nhằm ngăn chặn suy thoái. Tình hình trên đã và đang tác động trực tiếp, hạn chế tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, tài chính của các ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. 4
  5. 2. Thực trạng tín dụng năm 2008 tại chi nhánh NHNo TP.HCM: Tổng dư nợ năm 2008 là 6.798 tỷ đồng, tăng 1.606 tỷ đồng so năm 2007, tốc độ tăng 30,9%. Trong đó: + Doanh nghiệp Nhà nước: đạt 770 tỷ đồng, tăng 119 tỷ đồng so năm 2007, tốc độ tăng 18,3% + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: đạt 4.103 tỷ đồng, tăng 2.206 tỷ đồng so năm 2007, tốc độ tăng 116,3% + Hợp tác xã: đạt 107 tỷ đồng, tăng 55 tỷ đồng so năm 2007, tốc độ tăng 5,8% + Hộ sản xuất, cá nhân: đạt 1.818 tỷ đồng, tăng 774 tỷ đồng so năm 2007, tốc độ tăng 29,86% III. Giải pháp tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho tín dụng doanh nghiệp năm 2009: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, một số lĩnh vực sản xuất-kinh doanh gặp khó khăn: sản phẩm khó tiêu thụ, giá bán giảm nhanh, tồn kho ứ đọng lớn, khách hàng khó khăn trong việc trả nợ vốn vay ngân hàng. Để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững. Chi nhánh NHNo TP.HCM chúng tôi đề xuất một số chính sách tín dụng như sau: 1. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay mới để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Chủ động tiếp cận với khách hàng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp khách hàng khó khăn trong việc trả nợ do sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ thì xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. - Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay mới, chúng tôi sẽ xem xét tiếp tục cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng duy trì sản xuất kinh doanh. - Đối với các dự án kinh doanh bất động sản dở dang, khách hàng có nhu cầu vay mới để tiếp tục thực hiện dự án, nếu xác định được phương án tiêu thụ sản phẩm và khả năng trả nợ của khách hàng thì trình NHNoVN xem xét, xử lý từng trường hợp cụ thể. 5
  6. 2. Ưu tiên cân đối vốn để đẩy mạnh cho vay nhu cầu tiêu dùng đối với các khách hàng vay vốn để mua các sản phẩm của các khách hàng đang vay vốn tại NHNo TP.HCM thuộc các lĩnh vực như: quyền sử dụng đất, nhà ở, vật liệu xây dựng … 3. Tinh thần của chính sách tín dụng do CN NHNo TP.HCM đề xuất: - Hợp tác và chia sẻ, tạo điều kiện cho khách hàng truyền thống linh hoạt, uyển chuyển trong việc cơ cấu lại nợ cho những đơn vị kinh doanh trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn bởi các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, các khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, bão lụt, dịch bệnh… - Tích cực tìm kiếm khách hàng xuất khẩu, sản xuất kinh doanh có tài sản thế chấp để cho vay vốn lưu động. - Mở rộng cho vay tiêu dùng có tài sản thế chấp, nghiên cứu thủ tục đơn giản, không cần có phương án hoặc chứng từ chứng minh. - Tăng cường cho vay bằng vàng cho các đơn vị kinh doanh vàng và mua nhà ở thực sự, số vốn ít dưới 3 tỷ đồng. - Đẩy mạnh cho vay tài trợ hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi. - Không tiếp cận và không cho vay kinh doanh Bất Động sản. - Không hạn chế cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh xuất khẩu. 6
  7. 4. Lãi suất cho vay; xem xét áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt, hợp lý và thay đổi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà Nước công bố tại từng thời kỳ. - Đối với lãi suất quá hạn, mức thu tối đa bằng 110% lãi suất cho vay thông thường (không áp dụng 150% lãi suất cho vay thông thường như trước đây). EM XIN CẢM ƠN THẦY ĐÃ GIẢNG DẠY VA CÓ NHỮNG HƯỚNG GỢI MỞ CHO LỚP NHỮNG ĐỀ TÀI BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẬT BỔ ÍCH, GIÚP CHÝUNG EM ĐỊNH HÌNH NHỮNG NỘI DUNG CẦN PHẢI CHUẨN BỊ. -----------------HẾT---------------------- 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2