intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Thực trạng về phá sản tại Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: NTTT Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

270
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Thực trạng về phá sản tại Việt Nam hiện nay được nghiên cứu với mong muốn làm rõ cơ sở lý luận và việc áp dụng cơ sở lý luận đó thông qua tìm hiểu tình hình thực trạng phá sản ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét đánh giá và giải pháp cho việc áp dụng thủ tục phá sản. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng về phá sản tại Việt Nam hiện nay

  1. Thực trạng phá sản ở Việt Nam MỤC LỤC  TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                                                   ...............................................................................................................      2  LƠI M ̀ Ở ĐÂU ̀                                                                                                                                       ..................................................................................................................................      3  CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG                                                                                                 .............................................................................................      6 1.1.Khái niệm................................................................................................................................................ 6 1.1.1.Theo từ điển bách khoa........................................................................................................................6 1.1.2.Theo luật phá sản 2004.........................................................................................................................7 1.1.3.Theo một số nước khác trên thế giới....................................................................................................8 1.1.3.1.Pháp luật về phá sản ở Pháp........................................................................................................8 1.1.3.2.Pháp luật về phá sản ở Liên bang Nga.......................................................................................10 1.2.Vai trò.................................................................................................................................................... 10 1.2.1. Vai trò của pháp luật phá sản nhìn từ góc độ lợi ích của chủ nợ. ...................................................10 1.2.2. Vai trò của pháp luật phá sản đối với con nợ....................................................................................12 1.2.3.Vai trò của pháp luật phá sản đối với người lao động.......................................................................17 1.2.4.Vai trò của pháp luật phá sản đối với nền kinh tế..............................................................................17  CHƯƠNG II: THỰC TIỄN PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM                                                                 .............................................................       19 2.1.Giai đoạn từ năm 1993 đến 2004......................................................................................................... 19 2.2.Giai đoạn từ năm 2004 đến nay.......................................................................................................... 20 2.2.1.Sự sàng lọc tất yếu của chuyển đổi...................................................................................................20 2.2.2. Những con số cụ thể..........................................................................................................................21  CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP                                                                                 .............................................................................       23 3.1.Nhận xét................................................................................................................................................ 23 3.1.1.Thiếu nhận thức...................................................................................................................................24 3.1.2.Luật phá sản còn phức tạp.................................................................................................................25 3.2.Giải pháp............................................................................................................................................... 27 3.2.1.Cần thay đổi cách nhìn về hiện tượng phá sản.................................................................................27 3.2.2.Cần có một hệ thống tư pháp đủ mạnh..............................................................................................28 3.2.3.Hoàn thiện hơn pháp luật phá sản......................................................................................................30  KẾT LUẬN                                                                                                                                         .....................................................................................................................................       32 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT WTO: World Trade Organization_ Tổ chức thương mại thế giới. Phá sản và giải quyết tranh chấp 1
  2. Thực trạng phá sản ở Việt Nam HTX: Hợp tác xã HNCN: Hội nghị chủ nợ BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự DN: Doanh nghiệp ̣ ́ ̉ LPS: Luât pha san TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật phá sản 2004 và văn bản hướng dẫn thi hành 2. Pháp luật phá sản PGS.TS Dương Đăng Huệ 3. Giáo trình Luật thương mại, tập 1 (NXB. Công an nhân dân, Hà Nội –   2009  4. Tạp chí điên tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ 5. Diễn đàn kinh tế Việt Nam 6. Phạm Duy Nghĩa­ Tạp chí Tia Sáng 7. Khóa luận tốt nghiệp “Những tiến bộ và hạn chế của Luật phá sản 2004”   (Đôn Minh Tiến). 8. http://diendankienthuc.net/diendan/luat­kinh­te­thuong­mai/77026­vai­tro­ cua­phap­luat­pha­san­nhin­tu­goc­do­loi­ich­cua­chu­no.html 9. http://sunlaw.com.vn/pha­san/tim­hieu­phap­luat­pha­san­tren­the­gioi.aspx 10. http://www.anninhthudo.vn/Kinh­doanh/Hon­50000­doanh­nghiep­pha­san­ Hieu­ung­domino/440084.antd Phá sản và giải quyết tranh chấp 2
  3. Thực trạng phá sản ở Việt Nam LƠI M ̀ Ở ĐÂU ̀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế  thị  trường hiện nay, các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau   khốc liệt từng giờ, từng phút, từng cơ  hội. Vì thế  các doanh nghiệp có khả  năng tài   chính yếu, năng lực quản lý không cao, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh, xoay chuyển   nguồn vốn và nợ  chưa tốt…sẽ  mất thế  đứng trong trường kinh tế  và hậu quả  không   thể tránh khỏi là rút khỏi kinh doanh với hai từ “phá sản”.  Tuy nhiên tại Việt Nam suy   nghĩ và chấp nhận phá sản chưa phải là vấn đề  luôn được các nhà quản trị  doanh   nghiệp và chủ  sở  hữu dễ  dàng chấp nhận. Pháp luật phá sản là bộ  phận cấu thành   không thể thiếu của pháp luật kinh doanh để đưa ra cách xử lý tốt nhất cho các doanh   nghiệp đang gặp phải vô vàng khó khăn và khánh kiệt về tài chính.  Theo tâm lý chung hiện nay, thủ  tục phá sản thường chỉ  được biết đến như  một   thủ tục đòi nợ tập thể, trong đó vấn đề trọng tâm là bảo vệ và đảm bảo công bằng cho   các chủ nợ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường chúng ta nên   thay đổi cách nhìn một cách toàn diện hơn. Pháp luật phá sản hiện đại không chỉ  đặt   mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của các   doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thủ tục phá sản còn được xem là một cơ hội   để các doanh nghiệp mắc nợ có thể được phục hồi.  Luật phá sản 2004 ra đời được đánh giá như là một cố gắng của các nhà lập pháp   trong việc nâng cao hiệu quả  điều chỉnh của pháp luật đối với tình trạng phá bằng   việc khắc phục những hạn chế bất cập của Luật phá sản doanh nghiệp 1993, bổ sung   những nội dung mới trên cơ sở tổng kết thực tiễn 9 năm áp dụng Luật phá sản doanh   nghiệp 1993, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, thể chế hóa chính sách của Đảng và   Nhà nước trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Chính vì thế  việc thực thi hai   từ “phá sản” được nâng cao hơn nhưng vẫn ở mức trung bình và chưa phát huy hết tác   dụng. Theo khảo sát của cơ  quan Tổng cục Thống kê và Bộ  Kế  hoạch và Đầu tư   thì xu  hướng thành lập doanh nghiệp thì ít, thu hẹp, phá sản thì nhiều . Theo nhận xét của Bộ   Phá sản và giải quyết tranh chấp 3
  4. Thực trạng phá sản ở Việt Nam chủ  quản hoạt động đầu tư  thì trong 4 tháng đầu năm 2012, chỉ  số  tồn kho doanh   nghiệp tiếp tục tăng cao, số  doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động cao hơn so với   cùng kỳ năm trước. Tính đến hết ngày 30/4/2012, trong tổng số 647.627 doanh nghiệp   đã được thành lập, cả  nước còn 463.802 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm tỉ  lệ   71,6%, có 81.929 doanh nghiệp đã giải thể, 16.075 doanh nghiệp đã đăng ký dừng hoạt   động và 85.821 doanh nghiệp dừng hoạt động nhưng không đăng ký. Mức 71,6% doanh   nghiệp còn hoạt động trên tổng số  đã thành lập từ  khi đổi mới kinh tế  cho đến nay,   theo Bộ  Kế  hoạch­ Đầu tư  đây là tỷ  lệ  chấp nhận được ở  mức trung bình so với thế   giới. Trong khi tại Anh, tỷ lệ doanh nghiệp còn tồn tại sau 3 năm hoạt động cũng chỉ   70%; còn tại Mỹ, tỷ lệ doanh nghiệp tồn tại sau 5 năm hoạt động là dưới 50%.1 Qua các số liệu thống kê và sự so sánh với các nước đã cho thấy được hiệu quả và   ý nghĩa thực tiễn của việc áp dụng luật phá sản ở nước ta chưa cao, các doanh nghiệp   vẫn rất e dè với hai từ “phá sản” nên dù đang đứng trước vô vàng khó khăn các doanh   nghiệp vẫn không muốn nộp đơn xin phá sản. Bài tiểu luận này sẽ  rất cần thiết cho việc lý giải nguyên nhân trên cũng như  đưa   ra giải pháp trên cơ sở lý luận và thực trạng tình hình phá sản tại Việt Nam. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận và việc   áp dụng cơ sở lý luận đó thông qua tìm hiểu tình hình thực trạng phá sản ở  Việt Nam.   Trên cơ sở đó đưa ra nhận xét đánh giá và giải pháp cho việc áp dụng thủ tục phá sản. Phân tích cơ  sở  pháp lý để  cho thấy khái niệm và đặc điểm của việc áp dụng thủ   tục phá sản. Đưa ra những thông số  cụ  thể  về  tình hình và thực trạng phá sản của   doanh nghiệp. Qua đó cho nhận xét trên phương diện khách quan dưới góc độ của một   người học luật và khái quát một số biện pháp cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật   cũng như nâng cao hiệu quả, tính thực thi của việc áp dụng thủ tục phá sản trong nền   kinh tế hiện nay. 3.Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Luật Phá sản vẫn còn khá mới mẻ   ở  nước ta, tuy nhiên có không ít các văn bản   pháp luật điều chỉnh vấn đề  này. Vì thế  bên cạnh nghiên cứu Luật phá sản 2004, bài   1  http://vef.vn/2012­05­06­dn­thanh­lap­moi­it­pha­san­nhieu­no­thue­tang Phá sản và giải quyết tranh chấp 4
  5. Thực trạng phá sản ở Việt Nam tiểu luận còn xem xét và so sánh với Luật phá sản doanh nghiệp 1993 cũng như các văn   bản liên quan, các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn   áp dụng của các văn bản trên nhằm đề ra nhận xét và giải pháp cho hướng đi mới của   doanh nghiệp. Bài tiểu luận được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật của   Chủ nghĩa Mác ­ Lênin và các quan điểm, đường lối, chính sách của Nhà nước đối với   doanh nghiệp đã và đang đứng trước sự lựa chọn áp dụng thủ  tục phá sản. Bên cạnh   đó các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ  thể, như: phương pháp tổng hợp, phân   tích,giải thích, phương pháp thống kê, nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn...cũng được   áp dụng để làm rõ thực trạng phá sản qua đó giải thích nguyên nhân đưa ra giải pháp. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng vì khả năng có hạn nên bài tiểu luận này chắc   chắn còn nhiều điểm thiếu sót. Rất mong được sự  góp ý của các bạn, cũng như  sự   nhận xét của thầy để bài tiểu luận được hoàn thành hơn. Tôi cũng xin chân thành cảm   ơn Thầy Nguyễn Ngoc Th ̣ ư, v ́ ới sự hướng dẫn tận tình về  cách làm một đề  tài nghiên   cứu. Cùng với đó là sự giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nên tôi mới có thể hoàn thành   đề tài này thành công hơn mong đợi. Phá sản và giải quyết tranh chấp 5
  6. Thực trạng phá sản ở Việt Nam CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG 1.1.Khái niệm 1.1.1.Theo từ điển bách khoa Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thì "phá sản là tình trạng một công ti, xí   nghiệp do gặp khó khăn về tài chính hay bị  thua lỗ, hoặc khi thanh lí xí nghiệp không   bảo đảm thanh toán đủ  tổng số  các khoản nợ  đến hạn. Trong trường hợp này, toà án   hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền tuyên phán xí nghiệp bị  ha san. Xí nghi ́ ̉ ệp bị  ́ ̉ pha san dù có lỗi hay không, dù đã có tuyên phán vỡ nợ  hay không, kể cả trong trường   hợp tài sản có còn lớn hơn tài sản nợ mà vẫn không trả được nợ. Phân biệt pha san đ ́ ̉ ơ n  ́ ̉ và pha san gian l ận, tuỳ theo lỗi nặng hay nhẹ theo những điều khoản của luật pha san. ́ ̉   ́ ̉ ơn là khi người chủ  xí nghiệp phạm lỗi sơ xuất, bất cẩn hay quản lí tồi như  pha san đ chi tiêu quá mức, vay mượn tuỳ  tiện, thiếu tính toán, có làm một nghề  nghiệp không  hợp pháp, kế toán không minh bạch, không tôn trọng những nghĩa vụ đã cam kết, không  khai báo cho toà án hay cơ  quan có thẩm quyền về  tình hình ngừng chi trả  theo đúng  thời hạn luật pháp quy định. Pha san gian l ́ ̉ ận là khi người chủ  xí nghiệp cố  ý gian trá   trong kế  toán, giấu bớt tài sản nợ, khai gian tăng tài sản có. pha san gian l ́ ̉ ận bị  phạt   nặng hơn phá sản đơn. Chế tài pha san áp d ́ ̉ ụng cho cả những người không phải chủ xí  nghiệp mắc nợ, nếu người đó phạm một số hành vi gian trá đồng loã với chủ xí nghiệp.  Việc pha san có th ́ ̉ ể do chủ xí nghiệp tự nguyện nộp đơn xin pha san, ho ́ ̉ ặc do một hay   nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu, hoặc do cơ quan có thẩm quyền  kiến nghị. Đơn yêu cầu   hay kiến nghị pha san ph ́ ̉ ải được cơ quan tài phán có thẩm quyền xét xử và tuyên phán.   Phá sản và giải quyết tranh chấp 6
  7. Thực trạng phá sản ở Việt Nam Tài sản, tiền vốn của xí nghiệp có thể được đem bán đấu giá để thanh toán nợ cho các  chủ nợ". 2 1.1.2.Theo luật phá sản 2004 Điều 3 Luật phá sản quy định: "Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh   toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá  sản". Theo hướng dẫn tại mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2005/NQ­HĐTP thì khi có đầy  đủ các điều kiện sau đây, doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản:  ­ Có các khoản nợ đến hạn: các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ  không có  bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ  tính phần không có bảo đảm); đã rõ ràng;  được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh   chấp;  ­ Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhưng doanh nghiệp, hợp   tác xã không có khả năng thanh toán. Chủ nợ yêu cầu phải có căn cứ chứng minh là chủ  nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản  đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã…).  Như  vậy, một doanh nghiệp, HTX bị  coi là lâm vào tình trạng phá sản khi doanh  nghiệp, HTX đó có các khoản nợ  đến hạn mà các chủ  nợ  đã yêu cầu phải thanh toán   các khoản nợ đó nhưng doanh nghiệp, HTX đó không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau, do xuất phát từ điều kiện kinh tế­xã hội khác   nhau nên có thể có các quan điểm tương đối khác nhau về “tình trạng phá sản”. có nước   khi xác định tình trạng phá sản, ngoài yếu tố chung, cơ bản, thiết yếu là mất khả năng   thanh toán nợ đến hạn còn phải có thêm một dấu hiệu nữa là thời hạn chậm thanh toán Ví dụ: theo Điều 3 Luật mất khả năng thanh toán của Cộng hòa Liên bang Nga năm  2002, thể nhân pháp nhân chỉ bị coi là đã lâm vào tình trạng phá sản nếu sau ba tháng kể  từ ngày đến hạn phải trả mà họ không trả  được các nợ  đến hạn đó. Sự  quy định thêm   về  thời hạn chậm thanh toán có ý nghĩa nhất định nhằm khẳng định thêm tính trầm  trọng của tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ. Ngoài ra một số nước còn bổ  2  http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1_s%E1%BA%A3n Phá sản và giải quyết tranh chấp 7
  8. Thực trạng phá sản ở Việt Nam sung thêm một dấu hiệu nữa vào tình trạng phá sản là con nợ  không thể  thanh toán   được một khoản tiền tối thiểu nào đó. Ví dụ: theo Luật Phá sản của Singapore năm 1999, con nợ sẽ bị áp dụng thủ tục phá   sản khi không trả được số nợ đến hạn ít nhất 5000$ Singapore; theo Luật mất khả năng  thanh toán của Cộng hòa Liên bang Nga năm 2002 thì số  tiền đó đối với pháp nhân là  không dưới 100.000Rup và đối với cá nhân là không dưới 10.000 rúp; ở Mỹ số tiền này  là không dưới 10.000USD. Mục đích của việc quy định này nhằm khuyến khích các chủ  nợ  và con nợ  tự  tìm cách giải quyết êm thấm các vụ  tranh chấp có quy mô nhỏ  bằng   hình thức khác thay vì đưa ra Tòa án để giải quyết theo thủ tục phá sản nhằm giúp tiết  kiệm thoài gian, công sức, tiền bạc cho các đương sự và nhà nước. 1.1.3.Theo một số nước khác trên thế giới 1.1.3.1.Pháp luật về phá sản ở Pháp Quy định của pháp luật hiện đại về  phá sản của Pháp được đưa ra trong các luật   năm 1955, năm 1967. Hiện tại, việc giải quyết phá sản ở Pháp được quy định tại Luật   ngày 25­01­1985 (được sửa đổi theo Luật Phá sản ngày 20­10­1994). Một trong những   đặc trưng của pháp luật phá sản hiện đại của Pháp là khuyến khích sự  sống sót của   doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Pháp luật cũng phân biệt rõ các quyền yêu cầu  Toà án tuyên bố phá sản và sự  phân biệt thứ  tự   ưu tiên các quyền của chủ  nợ đối với   người mắc nợ. Pháp luật về phá sản của Pháp cũng quy định hai thủ tục: Thủ tục phục hồi và thủ  tục phá sản. Luật Phá sản năm 1985 quy định, theo những chứng cứ  do người nộp đơn đưa ra,   Toà án sẽ quyết định áp dụng thủ tục nào, nếu áp dụng thủ tục phục hồi thì Toà án sẽ  chỉ  định người giám sát doanh nghiệp. Người giám sát doanh nghiệp sẽ  đánh giá khả  năng của doanh nghiệp, nếu có khả năng phục hồi, người này sẽ đề nghị Toà án cho áp   dụng thủ  tục phục hồi. Người đề  nghị  sẽ  xây dựng kế  hoạch phục hồi. Trong trường  hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị làm thủ  tục phá sản. Người giám sát doanh nghiệp   sẽ xây dựng và chuẩn bị kế hoạch bán doanh nghiệp. Phá sản và giải quyết tranh chấp 8
  9. Thực trạng phá sản ở Việt Nam Luật Phá sản sửa đổi năm 1994 quy định thủ tục phục hồi tư pháp. Thủ tục này cấp  cho thẩm phán chỉ trong những trường hợp mà sự phục hồi rõ ràng là có thể, quyền ấn   định một giai đoạn giám sát mà thời hạn của nó có thể  dao động từ  6 tháng đến 20  tháng. Trong khoảng thời gian này, việc quản lý doanh nghiệp được đặt dưới sự  giám   sát của Toà án. Kết thúc giai đoạn giám sát, Toà án ra quyết định thanh lý công ty hoặc   có thể  yêu cầu người mắc nợ  và các chủ  nợ  một kế  hoạch phục hồi. Kế  hoạch của   người giám sát phải được Toà án thông qua và chấp thuận. Trong thời gian thực hiện  kế  hoạch giám sát, mọi khiếu nại (đòi nợ) đối với doanh nghiệp bị  giám sát sẽ  tạm  ngừng. Toà án sẽ xem xét chấp thuận hoặc không chấp nhận kế hoạch do người được  Toà án chỉ định đệ trình mà không cần phải có ý kiến của các chủ nợ. Luật Phá sản sửa đổi năm 1994 đã có những quy định cụ thể hơn để  tạo thêm khả  năng có thể bỏ qua quá trình áp dụng thủ tục phục hồi, nếu doanh nghiệp không thể có  khả  năng phục hồi thì sẽ  áp dụng thủ  tục thanh toán ngay, còn trong trường hợp áp  dụng thủ tục phục hồi thì cũng có những quy định chặt chẽ để  hạn chế quá trình giám  sát doanh nghiệp. Thực tế này cho thấy họ đã bỏ bớt những giai đoạn không cần thiết   giúp nhanh chóng thực hiện được mục tiêu: hoặc là áp dụng thủ  tục phục hồi, hoặc là   nhanh chóng thanh lý được doanh nghiệp không còn khả năng tồn tại. Luật Phá sản sửa đổi năm 1994 cũng thể  hiện xu hướng thay đổi trong pháp luật  phá sản của Pháp. Nếu như  trước năm 1994, mục tiêu của pháp luật phá sản “hướng   vào người mắc nợ” rất rõ nét với quan điểm rõ ràng là trong tình trạng thất nghiệp cao,   khả  năng về  việc làm và sản xuất phải được đảm bảo bằng mọi biện pháp thì Luật  Phá sản sửa đổi năm 1994 đã làm giảm nhẹ  mục tiêu hướng vào người mắc nợ, tăng   quyền hạn của các chủ  nợ  và nâng cao tính hiệu quả  của quá trình tổ  chức lại doanh  nghiệp. Khác với Luật Phá sản của Nhật Bản yêu cầu kế  hoạch tổ chức lại doanh nghiệp   phải được một tỷ lệ nhất định các chủ nợ ở mỗi nhóm chủ nợ thông qua, Luật Phá sản   của Pháp cho phép Toà án quyết định chấp thuận hay từ chối kế hoạch do người được  Toà án chỉ định đưa ra mà không cần các chủ  nợ lớn phải thông qua. Người được Toà  án chỉ định có trách nhiệm tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp, những người đại  diện cho người lao động, các chủ nợ của doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan khác  Phá sản và giải quyết tranh chấp 9
  10. Thực trạng phá sản ở Việt Nam và yêu cầu họ cho biết quan điểm của họ là nên để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại hay là   thanh toán nó. Nhưng quyết định cuối cùng lại do Toà án quyết định mà không cần sự  đồng ý của các chủ nợ. Đây là đặc điểm riêng của Luật Phá sản của Pháp.3 1.1.3.2.Pháp luật về phá sản ở Liên bang Nga Theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1992 của Liên bang Nga thì tình  trạng phá sản của doanh nghiệp được hiểu là việc mất khả năng đáp ứng yêu cầu của   chủ nợ về thanh toán hàng hóa (công việc, dịch vụ) kể cả việc mất khả năng bảo đảm  các thanh toán phải nộp ngân sách và các quỹ  ngoài ngân sách do nghĩa vụ  của người   mắc nợ  vượt quá tài sản của mình hoặc do mất cân đối trong cán cân thanh toán của  người mắc nợ. Dấu hiệu bên trong về tình trạng phá sản của doanh nghiệp là sự ngừng việc thanh   toán bình thường của mình, nếu doanh nghiệp không bảo đảm hoặc rõ ràng không có  khả năng thực hiện các yêu cầu của chủ nợ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn  thực hiện các yêu cầu đó. Doanh nghiệp bị coi là phá sản kể từ thời điểm Toà án trọng   tài công nhận tình trạng phá sản hoặc từ  thời điểm doanh nghiệp mắc nợ  chính thức  tuyên bố  phá sản tự  nguyện (Điều 1 Luật Phá sản doanh nghiệp của Cộng hòa Liên  bang Nga năm 1992). 1.2.Vai trò 1.2.1. Vai trò của pháp luật phá sản nhìn từ góc độ lợi ích của chủ nợ. Trong LPS của đa số các nước đều xác định chủ  nợ là các pháp nhân hay thể  nhân   có các khoản nợ  không được trả  đúng hạn. Chủ  nợ  thường được phân thành ba loại:  chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm. Khi mới hình thành, LPS chủ  yếu được áp dụng cho các thương gia nhằm bảo vệ  lợi ích của các chủ nợ. Ví dụ: LPS đầu tiên của nước Anh đã quy định nhiều biện pháp  rất nghiêm ngặt, kể cả bỏ tù con nợ. Đồng thời với quá trình dân chủ hóa các hoạt động  kinh tế, nhất là xu thế  mở  rộng quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh, pháp luật  về phá sản ngày càng có xu hướng nhân đạo hóa các biện pháp áp dụng đối với chủ DN   bị  phá sản, phát triển các quy định nhằm bảo vệ  lợi ích của các con nợ. Tuy nhiên lợi   ích của các chủ nợ vẫn là mục tiêu bảo vệ hàng đầu. 3  http://sunlaw.com.vn/pha­san/tim­hieu­phap­luat­pha­san­tren­the­gioi.aspx Phá sản và giải quyết tranh chấp 10
  11. Thực trạng phá sản ở Việt Nam Các chủ  nợ  của DN là những người có quyền lợi bị   ảnh hưởng nhiều nhất trong   một vụ phá sản. Do đó, chủ nợ được pháp luật quy định các quyền để  họ  có thể  tham   gia bảo vệ lợi ích của mình. Pháp luật cho phép các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có   bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở  thủ  tục phá sản đối với DN, HTX  (Khoản 1, Điều 13, LPS 2004). Chủ  nợ  có quyền khiếu nại về  quyết định không mở  thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DN, có quyền khiếu nại DN về danh sách   chủ  nợ  do tổ  quản lí tài sản lập, có quyền khiếu nại về  quyết định tuyên bố  phá sản  DN. Đại diện chủ  nợ là thành viên của tổ  chức quản lí tài sản. Các chủ  nợ  có quyền  tham gia hội nghị  chủ  nợ  để  xem xét, thông qua phương hướng hòa giải tổ  chức lại  hoạt động kinh doanh của DN hoặc thảo luận và kiến nghị  với Thẩm phán về  việc   phân chia giá trị tài sản còn lại của DN nếu không có phương án hòa giải hoặc phương  án hòa giải không được thông qua (chỉ những chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có   bảo đảm một phần mới có quyền biểu quyết tại hội nghị chủ nợ)4 Ngoài ra, vai trò của LPS trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ  còn được thể  hiện qua quy định tại Điều 31, LPS 2004 : kể từ  ngày nhận được quyết  định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm DN, HTX cất giấu, tẩu tán tài sản; thanh toán nợ  không có bảo đảm; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có   bảo đảm thành nợ  có bảo đảm bằng tài sản của DN.Bên cạnh đó, sau khi nhận được  quyết định mở thủ tục phá sản DN, HTX phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm  phán trước khi thực hiện những họat động sau: cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán,   tặng cho, cho thuê tài sản; nhận tài sản từ  một hợp đồng chuyển nhượng; chấm dứt   thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; vay tiền; bán, chuyển đổi cổ  phần hoặc chuyển   quyền sở hữu tài sản; thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ  hoạt động kinh doanh  của DN, HTX và trả lương cho người lao động trong DN, HTX.5 Để bảo vệ tuyệt đối quyền lợi cho các chủ nợ, LPS cho phép chủ nợ không có bảo   đảm còn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố  các giao dịch của DN, HTX quy định tại  4  Luật Phá sản năm 2004 và văn bản hướng dẫn thi hành (NXB. Chính trị Quốc gia). 5  PGS.TS Dương Đăng Huệ, Pháp luật phá sản của Việt Nam (NXB Tư pháp). Phá sản và giải quyết tranh chấp 11
  12. Thực trạng phá sản ở Việt Nam khoản 1,Điều 43 của LPS 2004 vô hiệu. Khi các giao dịch này được tuyên bố  vô hiệu  thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của DN, HTX. Trong quá  trình tiến hành thủ tục phá sản nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có   hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho DN, HTX  thì chủ nợ cũng có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng. LPS đã tạo ra một thủ tục pháp lí đảm bảo sự bình đẳng quyền lợi giữa các chủ nợ,   không cho phép chủ nợ nào được tự ý xé lẻ đi kiện riêng con nợ để  đòi nợ, không một  chủ  nợ  nào được con nợ   ưu tiên trả  nợ  trong khi các chủ  nợ  khác chưa được trả  (trừ  chủ  nợ  có đảm bảo đặc biệt cho món nợ  của mình, chủ  nợ  có tài sản cầm cố, thế  chấp). LPS 1993 hạn chế  khả  năng thu hồi vốn của các chủ  nợ. Ví dụ  như  quy định về  nghĩa vụ  của chủ  nợ  phải chứng minh DN, HTX mất khả  năng thanh toán vì thua lỗ  trong hoạt động kinh doanh khi nộp đơn yêu cầu tuyên bố  phá sản, quy định thời hạn   hai năm thua lỗ  hoặc khó khăn trong kinh doanh như  là một yếu tố  bắt buộc của khái  niệm “lâm vào tình trạng phá sản”, quy định về trình tự  phục hồi như là giai đoạn bắt   buộc trong mọi trường hợp sau khi có quyết định mở  thủ  tục giải quyết tuyên bố  phá  sản… LPS 2004 đã khắc phục những hạn chế  đó, mở  rộng khả  năng đòi nợ  của các  chủ nợ  khi đưa ra khái niệm phá sản đã đoạn tuyệt với nguyên nhân khó khăn, thua lỗ  trong hoạt động kinh doanh và thời hạn thua lỗ. Đây là một bước tiến lớn của pháp luật  phá sản nước ta, thể hiện sự can thiệp sớm của Nhà nước vào hiện tượng phá sản.6 1.2.2. Vai trò của pháp luật phá sản đối với con nợ Hoạt động kinh doanh là một hoạt động chứa nhiều rủi ro. Do sự biến động của thị  trường và các yếu tố khách quan khác nên tình trạng kinh doanh thua lỗ, không trả được   nợ đến hạn đều có thể  sảy ra bất cứ lúc nào với bất cứ  nhà kinh doah nào. Mặt khác,  một doanh nghiệp bị  phá sản có thể  kéo theo nhiều hậu quả  xấu đối với xã hội, mà   trước hết là đối với người lao động và chủ nợ. Chính vì vậy mà ngày nay, khi các doanh  nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì vấn đề  đầu tiên mà nhà nước quan tâm không   phải là tuyên bố phá sản ngay và phân chia tài sản cho chủ nợ mà phải tìm cách giúp đỡ  doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản. Điều đó lý giải tại sao, pháp luật của đa số  6  Giáo trình Luật thương mại, tập 1 (NXB. Công an nhân dân, Hà Nội – 2009 Phá sản và giải quyết tranh chấp 12
  13. Thực trạng phá sản ở Việt Nam các nước đều quy định nhiều hình thức phục hồi khác nhau để  doanh nghiệp lựa chọn   và áp dụng. Không giống như ở nhiều quốc gia khác, thất bại trong kinh doanh ở Hoa Kỳ không   bị coi là xấu. Trên thực tế, luật phá sản của Hoa Kỳ được xây dựng để  sao cho những  người thất bại trong kinh doanh lại được khuyến khích tiếp tục theo đuổi công việc  kinh doanh của mình. Tác giả viết rằng “Nếu một doanh nhân ở Hoa Kỳ phá sản thì anh  ta có thể  tiếp tục sống mà không cảm thấy xấu hổ  hay phải sống trong nghèo đói tột   cùng”.Khả  năng có thể  bắt đầu lại công việc kinh doanh chính là động lực khiến cho   một số người Mỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, và đây là điều có lợi cho  toàn bộ nền kinh tế”.7 Nathalie Martin, Giáo sư Luật của Trường Đại học New Mexico, hiện đang công tác   tại Viện Phá sản Hoa Kỳ với tư cách là học giả thường trú của chương trình Robert M.  Zinman.8 Hoa Kỳ  chủ  yếu dựa vào việc sử  dụng các nguồn tín dụng của cả  tư  nhân lẫn  doanh nghiệp để  bơm vốn cho nền kinh tế. Hoa Kỳ  cũng có luật phá sản rất khoan   hồng nhằm bảo vệ  các cá nhân và doanh nghiệp khi họ  lâm vào tình trạng không trả  được nợ. Chính vì vậy mà luật phá sản của Hoa Kỳ hỗ trợ cho chủ nghĩa tư  bản và sự  phát triển của các doanh nghiệp nhỏ  thông qua việc khuyến khích doanh nhân chấp   nhận rủi ro. Đối với cá nhân chúng ta có hai loại phá sản chính: Loại thứ  nhất được quy định tại chương 7 cho phép cá nhân gặp rắc rối về  tài  chính có thể “thanh toán” –được xoá nợ­ hầu hết các khoản nợ không có thế chấp. Loại   phá sản này không giúp cho cá nhân giữ được tài sản của mình trước những khoản nợ  có bảo đảm, tức là khi vay người vay phải thế chấp tài sản, chẳng hạn như đất đai, của  mình. 7  Khóa luận tốt nghiệp “Những tiến bộ và hạn chế của Luật phá sản 2004” (Đôn Minh Tiến). 8  http://diendankienthuc.net/diendan/luat­kinh­te­thuong­mai/77026­vai­tro­cua­phap­luat­pha­san­nhin­tu­  goc­do­loi­ich­cua­chu­no.html Phá sản và giải quyết tranh chấp 13
  14. Thực trạng phá sản ở Việt Nam Loại thứ hai được quy định tại chương 13 cho phép cá nhân gặp rắc rối về tài chính  có thể trả dần từng phần khoản nợ trong một khoảng ân hạn từ ba đến năm năm. Đến  cuối kỳ thanh toán, nếu người vay nợ đã dùng hết thu nhập của mình để trả nợ theo kế  hoạch thì số nợ còn lại sẽ bị xóa. Loại này có thể dùng để thanh toán những khoản nợ  có bảo đảm quá hạn mà không bị mất tài sản thế chấp. Luật phá sản áp dụng cho doanh nghiệp hơi khác một chút. Một số doanh nghiệp có   thể tiếp tục kinh doanh theo quy định tại chương 11 khi họ tái cơ cấu lại các khoản nợ.   Vì vậy, khác với hầu hết các quy định về phá sản trên thế giới, luật pháp Hoa Kỳ  cho   phép một công ty phá sản được tiếp tục hoạt động dưới sự lãnh đạo của đội ngũ quản   lý cũ khi công ty này cố gắng tái cơ cấu lại các khoản nợ. Nói cách khác là về mặt cơ  bản thì không có sự chỉ định người giám sát công ty. Một số người cho rằng hệ thống   này, hệ thống có tên là người vay nợ bị khống chế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo   công ăn việc làm bởi nhiều công ty vẫn được tiếp tục kinh doanh và tài sản của các   công ty được bảo vệ. Các doanh nghiệp cũng có thể  thanh lý tài sản theo quy định tại   chương 7 và sử dụng số tiền thu được để trả cho chủ nợ. Nền kinh tế  Hoa Kỳ rất mạnh mẽ và năng động. Nền kinh tế  sẽ  ngày càng vững   mạnh hơn khi có nhiều hoạt động kinh tế. Cấu trúc luật pháp của Hoa Kỳ được tạo ra   nhằm khuyến khích mọi người thành lập doanh nghiệp với hy vọng rằng họ sẽ thành  công, thuê nhiều nhân công, nộp thuế và vì vậy mà họ sẽ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế.  Chúng ta nhận thấy rằng trong quá trình phát triển thì một số doanh nghiệp sẽ thất bại.   Nhưng theo như văn hóa của chúng ta, những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro đối với   công việc và tiền bạc của mình (và cả tiền mình đi vay mượn) để có thể thành công thì   đều được đánh giá cao. Những ý tưởng này không có gì là mới. Xét về mặt xã hội, người Mỹ luôn khuyến  khích hoạt động kinh tế thông qua việc sử dụng vốn  ồ  ạt. Ngay từ đầu thế  kỷ  18, khi   nền kinh tế Hoa Kỳ còn đang phải cạnh tranh với những nền kinh tế phát triển hơn rất  nhiều ở châu Âu thì nó đã phát triển nhanh đến nỗi không ai có thể tưởng tượng nổi và  đã nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Việc sử  dụng tín dụng  ồ  ạt trong thời kỳ sơ khai của nền kinh tế Hoa Kỳ là điều   duy nhất có trên thế giới, với việc một số người bán chịu hàng hóa và nguyên vật liệu   Phá sản và giải quyết tranh chấp 14
  15. Thực trạng phá sản ở Việt Nam đầu vào hàng tháng thậm chí là hàng năm. Điều này cho phép các doanh nhân khởi  nghiệp khi trong túi học không có nhiều tiền. Nguồn tín dụng dồi dào khiến cho các   hoạt động kinh tế phát triển và từ  đó chúng ta có một nền kinh tế hùng mạnh dựa trên   tín dụng. Việc vay nợ  quá nhiều trong nền kinh tế  cũng có những mặt trái của nó. Một số  doanh nhiệp đã phá sản. Thậm chí như  vậy thì nền kinh tế  Hoa Kỳ  cũng rất phù hợp  với tinh thần doanh nhân của các nhà tư  bản vì mục tiêu của nền kinh tế  là khuyến   khích mọi người chấp nhận rủi ro trong kinh doanh nhằm thúc đẩy nền kinh tế còn non   trẻ. Yếu tố pháp lý lượng thứ cho việc không trả được nợ đã khuyến khích mọi người   tiếp tục con đường kinh doanh của mình, cho dù là trước đó họ đã thất bại. Sự tương đối khoan dung của luật phá sản Hoa Kỳ so với luật của Châu Âu lục địa   đã khiến một số người kinh ngạc. Trong số những người này có cả triết gia Pháp tên là   Alexis de Tocqueville, người đã chỉ  trích sự  “tha thứ  kỳ  lạ” đối với các công ty bị  phá  sản ở Mỹ vào đầu thế kỷ 19. Triết gia này cho rằng theo quan điểm như vậy thì “người   Mỹ  không chỉ khác những dân tộc  ở  châu Âu mà còn khác tất cả  các dân tộc làm kinh   doanh trong thời đại của chúng ta”. Nếu một doanh nghiệp  ở  Hoa Kỳ  phá sản thì cá nhân chịu trách nhiệm về  doanh  nghiệp vẫn có thể tiếp tục cuộc sống của mình mà không cảm thấy xấu hổ hoặc phải   sống trong nghèo đói tột cùng. Đây quả là một lý thuyết rất hay. Rất nhiều trong số các doanh nhân Hoa Kỳ thành đạt đã bị phá sản khi họ mới bắt   đầu kinh doanh, trong đó bao gồm cả các ông trùm tư bản như John Henry Heizn, Henry   Ford của công ty Ford và Phineas Barnum, người thành lập rạp xiếc  ở  Mỹ. Tất cả  những người này đương nhiên đã trở nên rất giàu có và một phần là do họ đã có cơ hội   thử kinh doanh, thất bại và sau đó lại có thể bắt đầu lại từ đầu. Các doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ chính là động lực phát triển của nền kinh tế và  sử dụng nhiều nhân công hơn các công ty đa quốc gia lớn. Hệ thống tín dụng và các đối  tác tham gia hệ thống tín dụng, hệ thống luật phá sản rõ ràng đã hỗ  trợ  cho các doanh   nghiệp nhỏ  và tinh thần kinh doanh của họ. Tuy chỉ có rất ít nguồn tín dụng sẵn có ở  Hoa Kỳ  không tuân thủ  các chuẩn mực quốc tế  với rất nhiều người Mỹ trung lưu có   Phá sản và giải quyết tranh chấp 15
  16. Thực trạng phá sản ở Việt Nam thể  vay 50.000 đô­la hoặc hơn từ  các khoản vay ngân hàng, thẻ  tín dụng và các nguồn  khác mà không phải thế chấp. Nhiều doanh nhân khởi nghiệp từ những nguồn vốn này.9 Nhiều người nước ngoài thấy luật phá sản Hoa Kỳ  rất kỳ  quặc, một phần là bởi   luật pháp Hoa Kỳ rất khác so với luật của các nước. Ở hầu hết các quốc gia thì xóa nợ  không phải là một việc đơn giản và thường thì phá sản là một sự  sỉ  nhục.  Ở  nhiều  nước châu Âu, bất cứ  thất bại nào trong kinh doanh cũng bị  coi là một điều xấu hổ,   thậm chí kể cả khi bạn làm việc cho một doanh nghiệp và doanh nghiệp đó bị phá sản.   Những ai từng làm cho một doanh nghiệp bị phá sản thậm chí gặp khó khăn khi đi tìm   một công việc khác.  Ở một số quốc gia như Nhật Bản chẳng hạn, nghiên cứu của tôi  cho thấy rằng sự sỉ nhục vì bị phá sản lớn đến nỗi người ta có thể tự sát. Tuy nhiên, một số quốc gia khác như Nhật Bản, Ý, Pháp, Anh và Đức hiện đang bắt  đầu làm luật theo hướng dễ dãi hơn nhằm thúc đẩy giới doanh nhân và hỗ trợ cho nền  kinh tế phát triển năng động hơn. Ở một số nước, các nhà lập pháp cho rằng hệ thống   luật phá sản dễ  dãi hơn sẽ  giữ  được tài sản và hỗ  trợ  cho các nền kinh tế  chưa phát   triển nhanh. Nước Nhật bị giảm phát là ví dụ về việc một quốc gia cố gắng dùng luật   phá sản dễ dãi hơn để kích thích vay mượn và thúc đẩy hoạt động kinh tế. Do hầu hết   các luật này đều mới nên chưa rõ là liệu những thay đổi này có giúp thúc đẩy sự  phát   triển của các doanh nghiệp nhỏ  hay không. Đôi khi những yếu tố  văn hóa cũng khiến  người ta không tận dụng được những cơ hội mà luật phá sản mới này đem lại. Ở  Hoa Kỳ thì chẳng có gì là xấu hổ  khi chúng ta bị  phá sản. Một số  ông chủ  cấp   tiến thậm chí còn coi nhân viên từ những công ty bị phá sản là đáng quý hơn do họ đã có  một bài học từ thất bại trước đó. Ngoài ra, nghiên cứu của tôi còn cho thấy rằng nhiều   ông chủ  Mỹ thành công đã từng thất bại trong những lần kinh doanh trước. Khả năng  có thể  khởi nghiệp lại chính là điều khiến cho người Mỹ  sẵn sàng chấp nhận rủi ro  trong kinh doanh và điều này đem lại lợi ích cho toàn bộ  nền kinh tế. Nguồn tín dụng   dồi dào cũng rất hữu ích cho các doanh nhân mới bắt tay vào kinh doanh.10 Ngoài khoản nợ mà người Mỹ dùng để bắt tay vào kinh doanh thì họ cũng vay tiền   để  mua các mặt hàng tiêu dùng như  nhà cửa, xe hơi,  đồ  đạc, quần áo. Người Mỹ  9  http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej0106_iv.html 10  https://www.google.com.vn/search?hl=vi&tbo=d&sclient=psy­ Phá sản và giải quyết tranh chấp 16
  17. Thực trạng phá sản ở Việt Nam thường dùng thẻ tín dụng nhiều hơn so với người dân ở các nước khác. Xét tổng thể thì  họ  cũng mua nhiều hàng tiêu dùng hơn, thậm chí là nhiều hơn cả  người dân sống  ở  những quốc gia giàu có như  Nhật Bản và Canada. Duy trì mức tiêu thụ  hàng tiêu dùng   cao là điều có lợi cho nền kinh tế Hoa Kỳ, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, luật phá sản của Hoa Kỳ  cũng không dễ  dãi đối với các doanh nghiệp   bán hàng trả  góp cho những cá nhân mua hàng tiêu dùng với giá trị  lớn. Như  biểu đồ  trong bài cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa nợ tiêu dùng và phá sản và phá sản   thường do chi tiêu cho hàng tiêu dùng. Hơn nữa, những người chi tiêu nhiều quá mức cho hàng tiêu dùng sẽ khó có cơ hội   trả nợ. Đây là lý do cho sự thay đổi gần đây trong luật phá sản của Hoa Kỳ nhằm hạn   chế chi tiêu cho hàng tiêu dùng. Thúc đẩy hoạt động kinh tế  ở  Hoa Kỳ có thể  được coi là một nhiệm vụ  của mọi  công dân. Chấp nhận rủi ro tín dụng để khởi nghiệp có thể đem lại những lợi nhuận tài   chính khổng lồ. Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt thì doanh nhân sẽ phát đạt. Nếu công việc  kinh doanh thất bại thì doanh nhân sẽ  có cơ  hội làm lại. Vay mượn quá nhiều để  chi  cho tiêu dùng cũng có những rủi ro tương tự  nhưng không đem lại khoản lợi nhuận   nào.11  1.2.3.Vai trò của pháp luật phá sản đối với người lao động Khi doanh nghiệp bị phá sản thì những người lao động trong doanh nghiệp sẽ phải   chịu hậu quả  trực tiếp, họ sẽ  bị  mất việc làm, mất nguồn thu nhập để  đảm bảo đời   sống. Sự  bảo vệ  của Luật Phá sản đối với người làm công thể  hiện  ở  chỗ  pháp luật   cho phép người lao động được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh   nghiệp hoặc phản đối yêu cầu tuyên bố  phá sản doanh nghiệp, quyền được tham gia   quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương  trước các khoản nợ khác của doanh nghiệp, …. 1.2.4.Vai trò của pháp luật phá sản đối với nền kinh tế Phá sản bao giờ  cũng kéo theo những hậu quả  về kinh tế xã hội nhất định nhưng  phá sản không phải là hiện tượng hoàn toàn tiêu cực. Phá sản là một giải pháp hữu hiệu  trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, là sự đào thải tự  nhiên đối với doanh nghiệp làm ăn  11 Tạp chí điên tử của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ Phá sản và giải quyết tranh chấp 17
  18. Thực trạng phá sản ở Việt Nam yếu kém, góp phần duy trì sự  tồn tại của doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Vì vậy,   Luật Phá sản là công cụ răn đe buộc các nhà kinh doanh luôn luôn phải năng động sáng   tạo nhưng không được mạo hiểm và liều lĩnh, đồng thời, Luật Phá sản doanh nghiệp là   cơ  sở pháp lý để  xóa bỏ  doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tạo môi trường kinh doanh lành  mạnh cho các nhà đầu tư. Phá sản và giải quyết tranh chấp 18
  19. Thực trạng phá sản ở Việt Nam CHƯƠNG II: THỰC TIỄN PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM 2.1.Giai đoạn từ năm 1993 đến 2004 Theo quy đinh tại Điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì: “ Doanh nghiệp   lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiêp găp khó khăn hoăc b ̣ ̣ ị thua lỗ trong hoạt động   kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả  năng  thanh toán nợ đến hạn”. Như vậy, theo quy định này thì tình trạng phá sản chỉ được coi   ́ ện khi có đủ các dấu hiệu sau đây: là đã xuât hi ­ Thứ nhât, doanh nghiệp đã không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn của   mình; ­ Thứ  hai, nguyên nhân của việc không trả được nợ là do thua lỗ  trong hoạt động  kinh doanh chứ không phải là do những nguyên nào khác. Ví dụ, do con nợ  đánh bạc,  buôn ma túy hoặc do thực hiện các hành vi bất hợp pháp khác mà dẫn tới tình trạng mất   khả năng thanh toán nợ đến hạn thì Tòa án cũng không thụ lý hồ sơ yêu cầu mở thủ tục   phá sản vì không thỏa mãn được dấu hiệu thứ  2 này. ­ Thứ  ba, con nợ đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không thể  thoát khỏi tình trạng không trả được nợ. Theo dấu hiệu này thì Tòa án sẽ không thụ lý   hồ sơ và không mở thủ tục phá sản nếu con nợ không chứng minh đươc rằng, mình đã   sử  dụng các biện pháp trong khả  năng cho phép nhất là các biện pháp tài chính để  tự  cứu mình mà không đạt kết quả ­ Thứ tư, khoản 1 điều 3 Nghị định số 189 quy định thêm 1 dấu hiệu thứ 4 của tình   trạng phá sản đó là việc con nợ bị thua lỗ liên tục trog thời gian ít nhất là 2 năm. Như  vậy, Tòa án cũng thể ra quyết định mở thủ tục phá sản nếu việc thua lỗ của con nợ dẫn   đến tình trạng mất khả năng thanh toán chưa vượt quá thời hạn này ­ Tóm lại, đặc điểm thứ 2 của pháp luật phá sản Việt Nam là khái niệm tình trạng   phá sản đã được quan niệm một cách rất phức tạp. Tính phức tạp của khái niệm này   thể  hiện  ở  chỗ  , ngoài dấu hiệu quan trọng nhất là việc con nợ  không thể  thanh toán   được các khaonr nợ đến hạn, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có bổ sung vào khái   niệm này một số  dấu hiệu quan trọng nữa như là nguyên nhân của việc thua lỗ  , thời   Phá sản và giải quyết tranh chấp 19
  20. Thực trạng phá sản ở Việt Nam gian thua lỗ  và việc con nợ phải tự áp dụng  các biện pháp để tụ cứu mình trước khi bị  ra Tòa mà không đạt kết quả. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình   trạng, ở Việt Nam, trong vòng 10 năm qua( 1993­ 2004 ) số vụ phá sản được Tòa án thụ  lý giải quyết còn rất thấp.12 2.2.Giai đoạn từ năm 2004 đến nay  2.2.1.Sự sàng lọc tất yếu của chuyển đổi Trong những năm qua, với điều kiện thuận lợi, Việt Nam đã chứng kiến sự  gia tăng   mạnh mẽ về số lượng các DN khoảng 80.000 doanh nghiệp ra đời mỗi năm. Tuy nhiên,   đi kèm với sự  bùng nổ  số  lượng thì một điểm cốt tử  của DN Việt Nam là quy mô và   năng lực nhỏ yếu và chậm có sự cải thiện. Với một năng lực nhỏ yếu và chậm cải thiện nhưng tỷ lệ DN tồn tại khá cao cho thấy,   thời gian qua, các DN Việt Nam đã được hưởng nhiều thuận lợi để  phát triển nhanh   một cách dễ dàng. Với sự  tồn tại quá nhiều DN nhỏ  yếu và chậm phát triển cũng cho  thấy sự canh tranh và đảo thải vẫn chưa quyết liệt. Tuy nhiên, khi môi trường gặp khó   khăn, các điều kiện thuận lợi không còn thì tất yếu sự  thử  thách và đảo thải sẽ  mạnh   hơn. Phá sản, có thể trong quan niệm chung vẫn còn là một chuyện nặng nề. Tuy nhiên, với   quan niện mới, phá sản là hiện tượng kinh tế bình thường. Phá sản hiện nay không chỉ  là việc chấm dứt hoạt động mà phá sản tạo cơ tái cấu trúc lại doanh nghiệp để trở  lại   hoạt động bình thường. Chính vì thế, nhiều luật phá sản trên thế giới đều xem tuyên bố  phá sản chỉ là một biện pháp nhằm tái cơ cấu doanh. Vậy nên, những cuộc khủng hoảng trên thế  giới gần đây đều cho thấy, rất nhiều tập  đoàn lớn đã tuyên bố phá sản nhưng đó là một biện pháp để đổi mới lại và cải tổ hoạt  động sản xuất kinh doanh, cải tổ  cơ  chế  để  đáp  ứng tôt hơn nhu cầu thị  trường. Và  dưới góc độ đó, phá sản là việc loại bỏ và đào thải những gì không còn là phù hợp.Việt   Nam đang chuẩn bị thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Việc tái cơ cấu nền kinh tế sẽ bắt   đầu từ thực thể cơ bản nhất là các DN. Và trong quá trình đó tất nhiên sẽ có sự cắt bỏ  những bộ  phận, tổ chức kém hiệu quá nhất. Sự  thực thì trong chính quá trình đổi mới   12  Pháp luật phá sản của PGSTS Dương Đăng Huệ Phá sản và giải quyết tranh chấp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2