intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

Chia sẻ: Viet-Nhi Tran | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:64

212
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu lý luận và tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho trẻ mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học

  1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, sự  phát triển của một quốc gia được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố  mà trong đó những vấn đề  liên quan đến môi trường (MT) luôn là vấn đề  được bàn   luận trong những chính sách tích cực nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc   sống cho người dân. Cũng như  các nước đang phát triển khác, nền kinh tế Việt Nam   cũng đang trong thời kì Công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá, là một nước đi theo con  đường Chủ  nghĩa xã hội, luôn mong mỏi đem lại cuộc sống   ấm no, hạnh phúc cho  nhân dân. Nhưng bên cạnh lý tưởng cao cả  đó là sự   ảnh hưởng của ô nhiễm môi   trường đã và đang trì trệ  các chính sách nhằm đem lại lợi ích, nâng cao chất lượng   cuộc sống của tất cả mọi người, mà hơn hết là sự phát triển về  kinh tế. Môi trường  đang bị hủy hoại nghiêm trọng, sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn   ra ngày càng  ở  mức độ  cao, đang đặt con người trước sự  trả  thù ghê gớm của thiên  nhiên. Việc ô nhiễm, suy thoái môi trường chủ  yếu là do sự  thiếu hiểu biết, thiếu ý  thức của con người về  việc bảo vệ  môi trường (BVMT) gây nên. Vì vậy, vấn đề  BVMT là rất cấp bách, rất cần thiết, trong đó Giáo dục môi trường là chìa khoá quan  trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đặc biệt là giới trẻ, có cả lứa  tuổi mầm non. Giáo dục HV BVMT đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ  trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: Bậc học Mầm non.   Thông qua hoạt động khám phá môi trường để  cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban  đầu về môi trường sống của con người nói chung và bản thân trẻ nói riêng, để trẻ có  hành vi  ứng xử  phù hợp giữ  gìn và bảo vệ  môi trường, biết sống hòa nhập vào môi   trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Muốn làm được   điều đó, trước hết chúng ta phải xây dựng cho trẻ  tự  ý thức vệ  sinh và biết bảo vệ  môi trường trong đời sống hàng ngày, đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để đào  tạo thế hệ trẻ ngay từ tuổi  ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt về  bảo vệ môi trường. Hiện nay Chính phủ đã có đề án “Đưa nội dung giáo dục hành vi   Bảo vệ môi trường vào hệ thống GD quốc dân” trong đó có bậc học mầm non. 1
  2. Trong chương trình giáo dục mầm non (GDMN) hiện hành không có nội dung   giáo dục hành vi BVMT riêng biệt, mà được lồng ghép trong nhiều hoạt động khác   nhau làm cho giáo viên gặp những khó khăn nhất định. Trong đó, hoạt động khám phá  khoa học (KPKH) đem lại nhiều ưu thế trong việc GD HVBVMT cho trẻ mầm non về  góc độ  trẻ, giáo viên,… Giáo dục hành vi BVMT cho trẻ  thông qua hoạt động khám   phá khoa học là hoạt động tác động đến hệ  thống của nhà giáo dục lên trên trẻ  bằng  các hoạt động khám phá thực tiễn, bằng vốn kinh nghiệm cá nhân, tự mình chiếm lĩnh  kiến thức, kỹ năng, thái độ. Hoạt động KPKH mang đến cho trẻ những cảm nhận mới  lạ  về  môi trường xung quanh, phát triển về nhận thức cho trẻ, hình thành ở  trẻ  lòng   yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, biết BVMT. Vì thế việc giúp trẻ  có những trải nghiệm, hình thành và phát triển thẩm mỹ ở trẻ sự cảm thụ cái đẹp của  thiên nhiên, lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thì việc sử dụng hoạt động KPKH   để  GD HVBVMT là một giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế  hiện nay  ở  nhiều trường MN đều có tổ chức các hoạt động KPKH nhưng chưa đầu tư  nhiều về  thời gian. Đa số giáo viên chỉ truyền đạt đến trẻ những kiến thức qua việc cho trẻ xem  tranh ảnh hay đàm thoại trong hoạt động KPKH mà trẻ ít được thực hành, trẻ chưa có  nhiều cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu về thế giới dẫn đến việc nhận thức của trẻ chưa   được mở rộng, từ đó việc hình thành ý thức BVMT ở trẻ cũng hạn chế. Xuất phát từ  những lí do trên, căn cứ  vào  ưu thế  và những hạn chế  trong thực   tiễn, chúng tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ  mẫu giáo 5­6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học” để  tìm hiểu thực trạng   GD HVBVMT trong hoạt động KPKH cho trẻ, từ đó đề  xuất những biện pháp nhằm  nâng cao công tác giáo dục ở trường mầm non. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi Bảo vệ môi   trường cho trẻ  mẫu giáo 5­6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học. Chúng tôi  đề  xuất một số  biện pháp giáo dục hành vi Bảo vệ  môi trường cho trẻ  mẫu giáo 5­6  tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả  giáo  dục môi trường cho trẻ mầm non. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
  3. ­ Khách thể  nghiên cứu: Quá trình giáo dục hành vi Bảo vệ  môi trường cho trẻ  mẫu giáo 5­6 tuổi tại trường mẫu giáo tư thục Diệu Viên và trường mầm non tư thục   Hoa Nghiêm – thành phố Huế. Từ đó đề ra một số biện pháp. ­ Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ  mầm non thông qua hoạt động khám phá khoa học. 4. Giả thuyết nghiên cứu Hoạt động khám phá khoa học  ở  trẻ  mẫu giáo là hoạt động giúp trẻ  nhận thức   thêm về thế giới xung quanh. Nếu sử dụng đúng đắn một số biện pháp giáo dục hành  vi Bảo vệ môi trường cho trẻ  mẫu giáo 5­6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa  học thì hành vi Bảo vệ môi trường của trẻ sẽ tốt hơn. 5. Phạm vi nghiên cứu ­ Phạm vi và địa bàn nghiên cứu: Giáo dục hành vi Bảo vệ  môi trường trẻ  mẫu   giáo 5­6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học  tại trường mẫu giáo tư  thục  Diệu Viên, trường mầm non tư thục Hoa Nghiêm – thành phố Huế. ­ Phạm vi thời gian nghiên cứu: 2 tháng 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Xây dựng cơ  sở  lý luận về  giáo dục hành vi Bảo vệ  môi trường cho trẻ  mẫu  giáo 5­6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ­ Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5­ 6 tuổi thông qua hoạt khám phá khoa học ở trường mầm non ­ Đề  xuất một số  biện pháp giáo dục hành vi Bảo vệ  môi trường cho trẻ  mẫu  giáo 5­6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non 7. Phương pháp nghiên cứu ­ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, so   sánh, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. ­ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 3
  4. + Phương pháp quan sát:  Quan sát hoạt động của trẻ, giáo viên, trường mầm  non để tìm hiểu thực trạng. + Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, trò chuyện với BGH, giáo viên và trẻ  về  những vấn đề liên quan đến thực trạng. + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:  Thu thập ý kiến của giáo viên bằng  phiếu nhằm tìm hiểu thực trạng. + Phương pháp thống kê toán học: Các số  liệu thu thập được trong quá trình  nghiên cứu được chúng tôi xử lý, phân tích và kiểm định trên các công thức toán học. 8. Cấu trúc đề tài ­ Chương 1. Cơ  sở  lý luận về  giáo dục hành vi bảo vệ  môi trường cho trẻ  5­6  tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học ­ Chương 2. Thực trạng giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5­ 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học  ­ Chương 3. Biện pháp giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5­6  tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học  CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ  5­6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC. 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề môi trường và giáo dục môi trường đã được quan tâm từ rất sớm trên thế  giới cũng như ở Việt Nam. Từ những năm 70 – 80 của thế kỉ XX, trên thế giới đã có   những cuộc hội nghị về giáo dục môi trường như: Hội nghị quốc tế về giáo dục môi   trường trong Chương trình đào tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ  chức tại   Nevada (Mỹ) năm 1970. Năm 1972, Liên hợp quốc đã tổ  chức hội nghị  cấp cao đầu   tiên với sự có mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia tại Stốckhon (Thụy Điển) để  thảo   luận về “Môi trường và con người”. Hội nghị đã nhất trí nhận định việc bảo vệ thiên  nhiên và thiên nhiên là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhận loại. Bên cạnh  đó,  để  đề  ra được nhiều chiến lược, sách lược quan trọng về  vấn đề  bảo vệ  môi  4
  5. trường, trong các cuộc hội thảo, hội nghị nhiều quốc gia trên thế giới đã đi theo những  hướng cơ  bản từ  nghiên cứu về  mục tiêu, nguyên tắc giáo dục môi trường; Nghiên  cứu tầm quan trọng của giáo dục đối với các vấn đề  về  môi trường;  Nghiên cứu về  trách nhiệm của con người đối với việc phát triển môi trường một cách bền vững. Năm 1975, tại Belyrade (Nam Tư) Chương trình giáo dục môi trường quốc tế  (IEEP) ra đời. Tại Hội thảo Quốc tế  lần thứ  nhất về  giáo dục môi trường, chương  trình IEEP đã đưa ra được Nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu, nguyên tắc  hướng dẫn giáo dục môi trường. Hội thảo đã công bố  Hiến chương Balyrade – Một   hệ thống nguyên tắc toàn cầu cho giáo dục môi trường. Vào  năm  1977 tại Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc  tổ chức tại Tbilisi đã  đưa  ra  khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục đích làm cho  cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự  nhiên và  môi trường nhân tạo là kết quả  tương  tác  của  nhiều  nhân  tố  sinh học, lý học, xã  hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ  và kỹ  năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa   và giải quyết các vấn đề  môi trường và quản lý chất lượng môi trường”. Năm 1987,  tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra  kết luận về tầm quan trọng của giáo dục môi trường: “Nếu không nâng cao được sự  hiểu biết của công chúng về  những mối quan hệ  mật thiết giữa  chất lượng môi  trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này   sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng   như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ  và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó,   giáo dục môi trường  là  một  phương  tiện  không  thể thiếu để giúp mọi người hiểu   biết về môi trường”. Cả hai cuộc hội nghị điều nói đến công tác giáo dục và xác định  mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tiến tới xã hội hóa các vấn đề  môi  trường, nghĩa là tạo ra các công dân  có  nhận  thức,  có  trách  nhiệm  với môi trường,  biết sống vì môi trường. Tháng 10/1990 UNESCO, UNEP và một số tổ chức khác của Liên hợp quốc đã  tổ chức hội nghị “Chương trình quốc tế về giáo dục và đào tạo môi trường”. Hội nghị  đã nêu rõ cam kết của các tổ chức quốc tế phối hợp hành động, phục vụ mục tiêu phổ  5
  6. biến kiến thức môi trường cho mọi người để họ có thể đóng góp những hoạt động cá  nhân và tập thể có lợi cho môi trường. Thông qua diễn biến của các hội nghị, hội thảo về vấn đề  môi trường trên thế  giới trong nhiều năm qua, cho thấy các quốc gia trên thế giới đều xem giáo dục là công   cụ quan trọng nhất để giáo dục môi trường, là tác nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến  việc thay đổi nhận thức của con người đối với các vấn đề môi trường. Tất cả các hội   nghị, hội thảo đều hướng tới việc làm cho môi trường toàn cầu được cải thiện tốt   đẹp hơn. Ở Việt Nam, vấn đề  giáo dục môi trường được coi là một bộ  phận không thể  tách rời của sự nghiệp giáo dục và là nhiệm vụ  của toàn dân. Công tác giáo dục môi  trường đã được đặt ra trong các văn bản của Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo, là cơ  sở triển khai công tác giáo dục môi trường trong thực tiễn. Năm 1993, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường. Trong điều 4 của   Luật đã xác định rõ giáo dục và đào tạo là một trong những nhiệm vụ  bảo vệ  môi  trường: “Nhà nước có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện giáo dục và đào tạo, nghiên   cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức về khoa học và pháp luật bảo vệ môi   trường. Các tổ  chức và các cá nhân có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo   vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường.” Chỉ  thị  số  36­CT/TW ngày 25­06­1998 của Bộ  Chính trị  về  “Tăng cường công  tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã coi  vấn đề GD BVMT là giải pháp đầu tiên. Chỉ thị đề ra 8 giải pháp lớn về BVMT, phát  triển bền vững trong thời gian tới ở nước ta, trong đó có nhiều giải pháp liên quan đến   giáo dục. Quyết định số  1363/ QĐ­TTg ngày 17­10­2001 của Thủ  tướng Chính phủ  về  việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục môi trường vào hệ thống giáo dục quốc   dân” Mục tiêu của đề án nhằm giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình   độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ chương   chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT, có kiến thức về môi trường để tự giác thự  hiện bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy,   giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và cán bộ quản lý về BVMT. 6
  7. Quyết định của thủ  tướng chính phủ  số  256/2003/QD­TTG ngày 02 tháng 12  năm 2003 về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và  định hướng đến năm 2020. Tại đây đã đưa ra những quan điểm và mục tiêu cụ thể về  môi trường. Bên cạnh đó, trong cuốn sách International Conventions environmental protection   (Tạm dịch: Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường) cho rằng: Bảo vệ môi trường là   một trong những nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách không chỉ ở một quốc gia mà còn là   của các quốc gia trên toàn thể giới. Vì môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với  đời sống con người, sinh vật và sự  phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước,   của dân tộc và nhân loại. Để hưởng ứng chương trình hành động môi trường thế giới  của thế kỷ thứ XXI, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu, Việt Nam đã  tham gia, phê chuẩn các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Đây là cơ  sở  pháp  lý quan trọng thúc đẩy quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường của Việt Nam với các   nước. Vấn đề  môi trường không chỉ  được chú trọng trong những cuộc hội nghị  của  các cấp lãnh đạo đất nước, mà các ngành giáo dục của các bậc học cũng chú trọng,  luôn tìm tòi, nghiên cứu về giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên và cả lứa tuổi  mầm non. Trong những năm qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục môi  trường cho trẻ mầm non ra đời như: Lê Xuân Hồng, Nguyễn Thanh Thủy (2007), trong cuốn  Những họat động giáo   dục trẻ bảo vệ môi trường; Lê Thị  Kim Anh – Các hình thức hoạt động trải nghiệm   Giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi.  của tạp chí giáo dục,  số 33.Cũng chỉ ra các hoạt động cụ thể giáo dục môi trường cho trẻ mầm non. Trong cuốn “Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ   mầm non”, hay cuốn “Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong chương trình   đào tạo giáo viên mầm non”, của Bộ giáo dục và Đào tạo (2001), NXB Giáo Dục Việt  Nam. Đã giúp cho cán bộ  giáo viên biết cách thực hiện lồng ghép các nội dung giáo   dục môi trường trong các hoạt động khác nhau.  7
  8. Nhiều bài nghiên cứu khoa học, sáng kiến khoa học, khóa luận,… đề  cập đến  việc giáo dục bảo vệ môi trường như:  + Đề  tài “Xây dựng nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ  mẫu giáo 5 tuổi trong  trường mầm non”  (Trung tâm nghiên cứu GDMN – Viện khoa học giáo dục, 1998­ 2000);  + Đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ từ 3­6 tuổi trong trường mầm non  theo quan điểm tích hợp” (Đề  tài nghiên cứu cấp Bộ ­ Tiến sĩ Lê Thanh Vân – Khoa   GDMN – Trường ĐHSP Hà Nội, 2003­2004) + Sáng kiến khoa học. Đề tài “Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho  trẻ mẫu giáo lớn” +  Giáo trình giáo dục môi trường cho trẻ  mầm non (Hoàng Thị  Phương, NXB   ĐHSP, 2013) + Tài liệu hướng dẫn về  GDMT  ở  mẫu giáo (Hoàng Đức Nhuận – Chủ  biên,   Trung tâm nghiên cứu giáo Ngoài ra có rất nhiều đề tài liên quan đến vấn đề giáo dục môi trường và giáo  dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non 1.2. Một số vấn đề lý luận về giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường 8.1  Khái niệm giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường Để  xác định được khái niệm “GD HVBVMT”, cần hiểu được những thuật ngữ  “Môi trường”, “Bảo vệ môi trường”, “hành vi Bảo vệ môi trường”. 8.1.1. Khái niệm Môi trường Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và  các yếu tố  nhân tạo, có quan hệ  mật thiết với nhau, bao quanh con người, có  ảnh   hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”. Theo từ  điển MT của Gurdey Rej (1981) định nghĩa môi trường như  sau: “Môi  trường là hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học bao quanh sinh vật, đó gọi là môi trường  8
  9. bên ngoài. Còn các điều kiện, hoàn cảnh vật lý, hóa học, sinh học trong cơ thể được   gọi là môi trường bên trong”. Theo Từ điển bách khoa Larouse định nghĩa môi trường được mở rộng hơn: “Môi  trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật. Nói cụ thể hơn, đó là các   yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó có thể có sự sống   hoặc không có sự sống. Các yếu tố đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những định luật   vật lý mang tính tổng quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ, bảo tồn vật chất...   Trong đó hiện tượng hóa học và sinh học là những đặc thù cục bộ. Môi trường bao   gồm tất cả  những nhân tố  tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và  quần xã sinh vật. ” Theo định nghĩa của UNESCO (1981)   thì môi trường của con người bao gồm   toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình   (tập quán, niềm tin,…) trong đó con người sống và lao động, họ  khai thác các tài  nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Một khái niệm khác về MT: “Môi trường là tất cả mọi người xung quanh chúng   ta. Với thế giới tuổi thơ ở trường phổ thông – nơi các em đang ngày đêm học tập, môi  trường là không khí trong lành, là sân chơi, vườn trường với nhiều hoa tươi và cây   xanh. Với công nhân, nhà máy – nơi họ  làm việc là môi trường”. Nói cách khác, môi  trường là một trung tâm cụ  thể  với những nhân tố  xung quanh trung tâm đó. Vì vậy,  những trung tâm khác nhau thì môi trường cúng lớn nhỏ khác nhau [7.tr8]. Môi trường có vai trò quan trọng đối với con người và động, thực vật trên Trái   đất: (1) là không gian sinh sống cho con người và các sinh vật khác; (2) là nơi chứa   đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống, sản xuất của con người; (3) là nơi   chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ta trong cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất;   (4) là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người [9.tr13]. Như  vậy, hiểu theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả  những gì bao quanh và có   ảnh hưởng đến một vật thể hay sự kiện nào đó. Môi trường theo nghĩa hẹp, môi trường đối với con người và sinh vật “bao gồm   các nhân tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời  9
  10. sống sản xuất và sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Luật BVMT Việt   Nam 2005). 8.1.2. Khái niệm Bảo vệ môi trường Trong Luật Bảo vệ môi trường của nước ta ban hành ngày 12/12/2005, khái niệm  Bảo vệ  môi trường (BVMT) được hiểu như  sau: “Bảo vệ  môi trường là hoạt động  giữ  cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với  môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải  thiện môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa  dạng sinh học” (Điều 3, chương I, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005) Bảo vệ môi trường là những hoạt động tích cực của con người tác động đến môi  trường giúp ngăn chặn và hạn chế  những tác động xấu đối với môi trường làm cho   môi trường trong sạch, sử  dụng hợp lý và kiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên,   đồng thời tái tạo môi trường [7].  Như vậy BVMT có thể được hiểu đó là tất cả những việc làm, những hành động  của con người từ những việc nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nguồn tài  nguyên thiên nhiên trong sinh hoạt… cho  đến những nghiên cứu khoa học về  môi  trường để làm cho môi trường trong lành, không bị ô nhiễm. BVMT cũng là những cử  chỉ lời nói giúp mọi người có ý thức BVMT của cộng đồng. 8.1.3. Khái niệm hành vi Bảo vệ môi trường Thuật ngữ “hành vi” được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau: Theo từ   điển tiếng Việt: Hành vi là cách  ứng xử  trong một hoàn cảnh nhất   định, được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định [Đại từ điển tiếng việt  – Bộ GDĐT] Theo từ điển Tâm lí học: Hành vi chỉ mọi phản ứng của động vật khi bị một yếu  tố nào   đó   trong   môi   trường   kích   thích;   các   yếu   tố   bên   ngoài   và   hành   vi   có   định  hướng nhằm giúp chủ  thể  thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về  tính khách   quan, tức là các yếu tố  bên ngoài kích thích cũng như  phản  ứng đều là những hiện   tượng có thể  quan sát được, chứ  không như  tình ý bên trong, thì nói là  ứng xử. Khi   nhấn mạnh mặt định hướng mục tiêu thì gọi là hành vi (Từ điển tâm lí). 10
  11. Có thể hiểu hành vi là những hành động và cách cư xử được điều chỉnh bởi chủ  thể có ý thức. Nghĩa là khi chủ thể hành động nắm được cái nghĩa (lôgic của hành vi)  và thực hiện hành vi đó theo một ý nhất định (nhu cầu, tình cảm..) của cá nhân mình,   đồng thời có khả năng thực hiện được hành vi đó [7]. Hành vi bảo vệ môi trường là những hành động có ý thức của con người tác động  đến môi trường giúp ngăn chặn và hạn chế  những tác động xấu đối với môi trường  làm cho môi trường trong sạch, sử  dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên   nhiên, đồng thời tái tạo môi trường [7]. 8.1.4. Khái niệm giáo dục hành vi Bảo vệ môi trường Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, là hoạt động riêng chỉ con người   mới có, nó thể  hiện  ở  chỗ  con người truyền thụ cho nhau tri thức để  tồn tại và phát   triển. Đây chính là phương thức tồn tại của loài người. Giáo dục được xem như  quá  trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Theo từ  điển Tiếng Việt. Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo  kiến thức, kỹ  năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế  hệ này  sang thế hệ khác thông qua giảng dạy,  đào tạo hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn  ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Theo nghĩa rộng, giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ  chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa   người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh   nghiệm xã hội của loài người.  Giáo dục môi trường là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết   và quan tâm đến những vấn đề môi trường, bao gồm kiến thức, thái độ, hành vi, trách   nhiệm để  tự  mình và cùng tập thể  đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết các vấn  đề  môi trường trước mắt cũng như  lâu dài (Bộ  giáo dục và Đào tạo / Chương trình   phát triển Liên hợp quốc, 1998) Giáo dục hành vi Bảo vệ  môi trường là quá trình tác động có mục đích, có kế  hoạch của nhà giáo dục nhằm hình thành  ở  người học một cách ứng xử  tích cực đối   với môi trường, làm cho môi trường trong sạch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài   11
  12. nguyên thiên nhiên, đồng thời tái tạo môi trường [7]. Mặt khác có thể  hiểu  giáo dục  hành vi BVMT cho trẻ mầm non nhằm hình thành ở trẻ sự quan tâm trước những vấn   đề về môi trường; trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về  môi trường, những kĩ   năng  ứng xử  với môi trường phù hợp với độ  tuổi; phát triển thái độ, hành vi, trách  nhiệm của trẻ đối với môi trường một cách tích cực. 8.2 Đặc điểm hành vi bảo vệ môi trường ở trẻ 5­6 tuổi [9] Trẻ  mẫu giáo 5­6 tuổi là giai đoạn phá triển mạnh mẽ  về  kiểu trực quan hình  tượng mới – tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy lôgic. Bên cạnh   đó, khả năng tổng hợp và khái quát những dấu hiệu bên ngoài của sự vật hiện tượng   của trẻ tương đối tốt [12]. Trẻ có nhu cầu cao trong việc khám phá bản chất của đối   tượng trong MT, tìm hiểu các mối quan hệ  và sự  phụ  thuộc giữa các sự  vật và hiện  tượng để  thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình. Trẻ  có khả  năng nhận biết các đối  tượng một cách toàn diện nhờ sự phối hợp giữa các giác quan. Các kết quả nghiên cứu  cho thấy rằng, đến cuối lứa tuổi mầm non, khả năng lĩnh hội tri thức về mối quan hệ  của trẻ  ngày càng tăng, trẻ  không chỉ  hiểu được các yếu tố  riêng biệt của sự   ảnh   hưởng mà còn nắm được hệ thống cụ thể các tri thức về đặc điểm, sự lớn lên và phát  triển cũng như sự thích nghi của động thực vật với môi trường sống. Trong quá trình   chăm sóc và quan sát động, thực vật, trẻ có thể hiểu được các yếu tố của môi trường  đảm bảo trạng thái phát triển tốt cho sinh vật; trẻ có thể kiên trì chờ đợi sự phát triển   của nụ  hoa, chồi non,… trẻ  có hứng thú, ý thức nghe và thực hiện các yêu cầu của  giáo viên về sự cần thiết phải tạo ra MT đặc biệt trong giai đoạn sinh  nở  của động   vật: cần yên tĩnh, chăm sóc cẩn thận hơn, đa dạng hóa thức ăn, thức ăn riêng cho con  nhỏ. Quá trình chăm sóc động, thực vật ở trẻ hình thành thái độ đặc biệt với động vật   nhỏ: nhẹ nhàng, thận trọng và quan tâm chăm sóc các con vật nhỏ. Ở trẻ xuất hiện sự  đồng cảm, có hành động chuẩn bị giúp đỡ và làm những việc cần thiết để giúp đỡ các   cơ  thể  non nớt. Trong trường hợp cụ  thể, trẻ  ý thức được vai trò lao động của con  người trong cuộc sống thực vật, động vật và có khả  năng tác động lên các đối tượng  tự nhiên. Trẻ có khả năng lĩnh hội tri thức về sự đa dạng sinh vật trong môi trường sống.  Trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi có thể phân biệt chính xác giữa sinh vật vô sinh và sinh vật hữu  12
  13. sinh. Ngoài ra, trẻ còn biết một số dấu hiệu khác của người, động vật là cần ăn uống,   có cảm xúc, tình cảm, phát ra âm thanh; thực vật là cần nước, ánh sáng, đất,… đối với   vật vô sinh, trẻ  không nêu được đặc điểm, đặc thù của nó mà chỉ  mô tả  chúng là  những vật không động đậy, không di chuyển, không sống. Trẻ có khả năng lĩnh hội tri thức về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.  Nhận thức của trẻ về mối quan hệ giữa con người với tự  nhiên được thể  hiện ở  ba   loại tri thức quan trọng là: biện pháp sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong hoạt động   sản xuất và sinh hoạt của con người; việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phục hồi  chúng; con người với tư cách là cơ thể sống, cần có môi trường nhất định để sống. Tóm lại, nhận thức của trẻ nhỏ vẫn mang nặng tính trực quan cảm tính. Chính vì   vậy trong quá trình GD HVBVMT cho trẻ cần xây dựng MT hoạt động phong phú, đặc   biệt là MT tự nhiên, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá. 8.3 Mục đích [9], nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường ở trẻ 5­6   tuổi  Mục đích GD HVBVMT cho trẻ mẫu giáo trong chương trình GDMN:  GD MT cho trẻ được hiểu là quá trình “nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ  đẳng về  MT, quan tâm đến các vấn đề  MT phù hợp với lứa tuổi được thể  hiện qua  kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi của mỗi trẻ đối với MT xung quanh”. Theo đó, GD   HVBVMT cho trẻ mầm non được hiểu là một quá trình tác động có mục đích, có kế  hoạch của nhà giáo dục nhằm hình thành ở trẻ  sự quan tâm trước những vấn đề  MT;  trang bị cho trẻ những kỹ năng ứng xử với MT phù hợp với độ tuổi, phát triển thái độ,  hành vi, trách nhiệm của trẻ đới với MT một cách tích cực. Mục đích GD HVBVMT cho trẻ  ở trường mầm non hướng đến những mục tiêu   như là: hình thành biểu tượng về MT sống, mối quan hệ giữa MT và con người, việc   BVMT phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; GD trẻ  bước đầu có ý  thức, quan tâm đến những vấn đề về MT, nhận biết được trách nhiệm trong MT hình  thành một số  kỹ  năng bảo vệ  và giữ  gìn MT,  ứng xử  tích cực trong việc giải quyết  vấn đề MT, bước đầu có thói quen BVMT phù hợp với lứa tuổi. 13
  14. Nội dung GD HVBVMT cho trẻ  mẫu giáo trong chương trình GDMN:  Từ  quan  điểm xác định nội dung GDMN trong chương trình GDMN hiện hành, nội dung GD   HVBVMT cho trẻ ở trường mầm non không có nội dung riêng biệt mà được lồng ghép   qua nhiều hoạt động trong ngày của trẻ. Dựa vào phân loại MT và khả năng nhận thức   của trẻ, có thể  chia các nội dung GD HVBVMT cho trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi thành các   lĩnh vực sau [2]: Lĩnh vực 1: Con người và môi trường sống Giáo dục trẻ biết được những hiểu biết đầu về môi trường sống của con người   từ đó có những hành vi BVMT: Nguyên nhân và tác hại của MT ô nhiễm, biết giữ gìn  MT sạch và cách tránh những tác hại do ô nhiễm MT. Trẻ  biết tiết kiệm nguồn tài  nguyên. Lĩnh vực 2: Con người với động vật và thực vật Trẻ có hiểu biết ban đầu về đặc điểm của cây cối, con vật như: hình dạng, nơi   ở, thức ăn, sinh trưởng, lợi ích… trẻ biết tác hại của việc chặt phá rừng, giết hại loài   vật. Từ đó hình thành ở trẻ những động bảo vệ động vật và thực vật như: không giết   hại những loài vật, biết chăm sóc, bảo vệ  cây cối và con vật. Phê phán những hành  động sai trái làm ảnh hưởng đến động vật và thực vật. Lĩnh vực 3: Con người với thiên nhiên Giúp trẻ hiểu biết về những hiện tượng tự nhiên: Gió, mưa, nắng… biết nguyên   nhân, tác hại của các hiện tượng tự nhiên bất thường như bão lũ lụt, hạn hán và cách   phòng ngừa. Từ  đó trẻ  có những hành động phù hợp với thời tiết như: mưa thì mang   áo mưa, nắng đội mũ… Lĩnh vực 4: Con người và tài nguyên Giáo dục trẻ  về lợi ích các loại tài nguyên như  đất, nước, rừng… tù đó biết sử  dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên. Lĩnh vực 5: Con người và văn hóa xã hội Giáo dục trẻ  lễ  phép, chào hỏi khi gặp người lớn, hòa đồng với bạn bè và em   nhỏ.  14
  15. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh đồ dùng, đồ chơi trong gia đình và phòng học. Trẻ biết tên gọi   của một số địa danh nổi tiếng, danh lam thắng cảnh, biết giữ gìn và bảo vệ danh lam  thắng cảnh. Phân biệt được hành vi “đúng” ­ “sai”, “tốt” ­ “xấu”. Trẻ  biết tên gọi các phương tiện giao thông, biết được lợi ích và tác hại của   chúng để có những hành động làm giảm ô nhiễm MT như: nếu trường gần nhà nên đi  bộ thay vì đi xe máy, trồng nhiều cây xanh… 8.4 Nguyên tắc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường ở trẻ 5­6 tuổi 8.4.1. Đảm bảo tính mục đích GD HVBVMT cho trẻ phải hướng đến mục tiêu chung của chương trình GDMN  trên   cơ   sở   thực   hiện   mục   tiêu   trọng   tâm   là   phát   triển   nhận   thức.   Tổ   chức   GD   HVBVMT cần xác định rõ mục tiêu hoạt động của hành vi BVMT và đảm bảo mục   tiêu trong quá trình tổ  chức hoạt động đó tránh xác định mục tiêu mang tính chung  chung, mục tiêu một đường hoạt động một nẻo,… 8.4.2. Đảm bảo tính chính xác, phát triển Những kiến thức hành vi BVMT cần cung cấp cho trẻ  là những kiến thức sơ  đẳng về cơ thể con người, sinh vật học, những thay đổi về mặt vật lý, hóa học,…  Vì  vậy, việc giáo dục hành vi BVMT  ở  trường mầm non phải đảm bảo tính chính xác,  khoa học. Từ  đó trẻ  có cái nhìn đúng đắn sự  vật – hiện tượng. Song song đó những  vấn đề  khoa học luôn biến biến đổi người lớn cần tìm hiểu, cung cấp kiến thức cho  trẻ về những thay đổi mới của môi trường. 8.4.3. Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ "Thực tiễn là cơ  sở  của nhận thức", vì vậy các nội dung GD HVBVMT phải   xuất phát từ  thực tiễn thiên nhiên và xã hội ở  chính địa phương của trẻ. Các sự  vật,  hiện  tượng  trong  môi  trường  thiên  nhiên  và  môi  trường  xã  hội xung quanh chúng  ta rất đa dạng và phong phú. Vì vậy giáo viên nên chọn nội dung gần gũi cho trẻ  tìm   hiểu, khám phá. Các phương pháp, hình thức và phương tiện khám phá cần phải vừa   sức với trẻ, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trường lớp, địa phương.  8.4.4. Đảm bảo tính trực quan thẩm mỹ 15
  16. Xuất phát từ  đặc điểm nhận thức của trẻ  thiên về  trực quan hành động, trong  quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cần phải tăng cường các yếu tố  trực quan, nhằm giúp trẻ nhận thức thế giới khách quan một cách hiệu quả, toàn diện   và chính xác. Các đồ dùng trực quan sử dụng cho trẻ làm quen phải đảm bảo yêu cầu   sư phạm, thẩm mỹ. Đồ  dùng trực quan là tranh, ảnh, mô hình thì các đối tượng phản   ánh trong đó phải giống như trên thực tế. Tránh sử dụng những tranh ảnh dùng cho kể  chuyện cổ tích để cho trẻ nhận biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh. 8.4.5. Đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ Hoạt động khám phá khoa học về  môi trường xung quanh cần phải có sự  tham   gia tích cực và chủ động của trẻ. Giáo viên cần cho trẻ được trực tiếp sờ, nắn, ngửi,  nếm, và thực hành thí nghiệm. Chỉ có tham gia hoạt động trẻ mới được trải nghiệm và  tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Giáo viên mầm non cần tạo môi trường hấp dẫn,   phong phú và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá, tổ chức các hoạt động đa dạng   để trẻ tham gia. 8.5  Ý nghĩa giáo dục hành vi bảo vệ môi trường ở trẻ 5­6 tuổi Lứa tuổi mầm non là thời kì phát triển mạnh mẽ  nhất của cuộc đời mỗi con   người. Để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đứa trẻ thì người   lớn, đặc biệt là giáo viên mầm non cần tổ  chức cho trẻ  được tham gia vào các hoạt   động cơ  bản phù hợp với lứa tuổi trẻ. Hành vi BVMT của trẻ  chỉ  được hình thành  trong môi trường tự nhiên và xã hội dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, cô giáo và những  người gần gũi. Ngay từ lứa tuổi mầm non cần hình thành những hành vi đúng để bảo  vệ môi trường. Việc giáo dục hành vi bảo vệ  môi trường cho trẻ  mầm non sẽ  góp phần giải  quyết nhiệm vụ phát triển trẻ một cách toàn diện các mặt trí tuệ, đạo đức, lao động,  thẩm mỹ. Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ. Quá trình lĩnh hội tri thức về tự nhiên vô sinh, động vật, thực vật, con người và  mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật và hiện tượng tự nhiên phù hợp với đặc điểm   nhận thức của trẻ  sẽ  hoàn thiện các giác quan, tích lũy kinh nghiệm cảm tính  ở  trẻ,  hình thành các khái niệm đơn giản. Việc lĩnh hội tri thức về môi trường có liên quan   16
  17. trực tiếp đến sự phát triển ở trẻ khả năng nhận thức, tư duy lôgic, chú ý, ngôn ngữ, sự  quan sát, say mê...để  phát triển tư  duy cần cho trẻ  tiếp xúc sự  vật, hiện tượng xung   quanh, dạy chúng tìm kiếm cách giải thích những hiện tượng quan sát được và có ý  thức về mối quan hệ giữa chúng. Trong quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường   trẻ  không chỉ  lĩnh hội tri thức về  tự  nhiên mà tình cảm trí tuệ   ở  trẻ  cũng được hình   thành.  Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển thể chất và lao động. Trong quá trình trẻ lao động tự phục vụ để giữ môi trường gọn gàng, ngăn nắp,  chăm sóc vật nuôi cây trồng sẽ hình thành  ở  trẻ  tình yêu lao động, thái độ  bảo vệ  tự  nhiên, một số kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật. Sự tiếp xúc và lao động trong   tự nhiên cần thiết để củng cố sức khỏe của trẻ và phát triển thể chất cho chúng. Việc   cho trẻ làm quen với lao động của người lớn trong tự nhiên, giáo dục sự tôn trọng lao   động của người lớn cũng góp phần hình thành ở chúng tình yêu lao động. Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ. Trong quá trình giáo dục hành vi bảo vệ môi trường giúp trẻ  có tình yêu đối với   thiên nhiên, có thái độ  giữ  gìn, bảo vệ  động, thực vật. Trong quá trình trẻ  tự  làm  những việc bảo vệ môi trường trẻ sẽ thích thú hơn, gắn bó và coi trọng những thành   quả  của mình. Sự  đa dạng của thiên nhiên cùng với các hành vi bảo vệ  môi trường  giúp trẻ hình thành những phẩm chất nhân cách  quan trọng như thái độ  coi trọng lao   động, biết yêu lao động, có thói quen lao động, có trách nhiệm với môi trường sống  xung quanh. Giáo dục hành vi BVMT góp phần phát triển thẩm mỹ. Khi cho trẻ làm quen với tự nhiên, có những hành vi tích cực bảo vệ tự nhiên trẻ  dễ  dàng cảm nhận được vẻ  đẹp của cây, hoa, quả, con vật sự  vận động của động   vật. Từ đó chúng biết cảm nhận thế giới với mọi sự hấp dẫn và đa dạng của nó. 8.6 Phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục hành vi bảo vệ  môi   trường cho trẻ 5­6 tuổi Ở trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi, nhu cầu tìm tòi những kiến thức rất cao đòi hỏi người  lớn đặc biệt là giáo viên mầm non cần có những phương pháp đúng đắn, thích hợp gây   17
  18. sự hứng thú và cho trẻ nhận thấy rằng việc học rất thú vị, phong phú nhằm kích thích   tính tò mò, khám phá của trẻ. Những phương pháp có thể  tổ  chức cho trẻ  để  GD  HVBVMT thường là [9]:  (1) Nhóm phương pháp thực thành – trải nhiệm thông qua sử dụng trò chơi, thao  tác với đồ vật, nêu tình huống có vấn đề hay luyện tập.  (2) Nhóm phương pháp trực quan – minh họa: cho trẻ  tiếp xúc với vật thật,   tranh ảnh, mô hình,…  (3) Nhóm phương pháp dùng lời nói: sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như trò  chuyện, kể chuyện,…  (4) Nhóm phương pháp nêu gương đánh giá, khích lệ. Ngoài ra có thể  sử dụng  phương pháp: Đàm thoại hay những thí nghiệm đơn giản. Việc chuyển tải những nội dung GD HVBVMT đến trẻ  mẫu giáo 5­6 tuổi có  thể  tổ  chức dưới nhiều hình thức khác nhau [5]: Thông qua các hoạt động chung có   mục đích học tập có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên trong các tiết học (như làm   quen với MT xung quanh, làm quen với tác phẩm văn học,…) , thông qua hoạt động   vui chơi các góc, vui chơi ngoài trời, hoạt động thăm quan, dã ngoại, hoạt động lao   động, sinh hoạt động hằng ngày hay thông qua các hội thi văn nghệ, vẽ  tranh chào  mừng. Để  tổ  chức những hoạt động nhằm GD HVBVMT cho trẻ  có hiệu quả  giáo  viên thường sử dụng nhiều phương tiện và các thiết bị khác nhau. Có thể tổ chức cho  trẻ   ở  nhiều môi trường khác nhau trong lớp học, các phòng chức năng, ngoài khuôn  viên trường hay góc thiên nhiên,… kết hợp với nhiều đồ  dùng, đồ  chơi làm từ  thiên  nhiên, những vật liệu tái chế  hay những phương tiện khoa học như  kính lúp,  ống   nhòm… các tài liệu bổ  trợ  cho hoạt động như  sách, tranh  ảnh, bài hát hay các bài   kịch… 1.3. Hoạt động khám phá môi trường khoa học đối với việc giáo dục hành  vi Bảo vệ môi trường cho trẻ 5­6 tuổi 8.7 Khái niệm hoạt động khám phá khoa học Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi trường xung   quanh, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình, hình thành nhận thức về sự vật,  18
  19. hiện tượng xung quanh nhằm giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã  hội cho trẻ. Thông qua môn học này hình thành cho trẻ kĩ năng quan sát, tư duy, phân  tích tổng hợp khái quát.  Khám phá khoa học với trẻ  nhỏ là quá trình trẻ  tích cực tham gia các hoạt động   thăm dò, tìm hiểu thế  giới tự  nhiên, đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử  nghiệm, dự  đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định.  Qua đó  giúp trẻ được hoạt động và tự phục vụ bản thân, những công việc đó có thể sẽ là bài   học trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học. KPKH với trẻ nhỏ có tầm quan trọng như sau:  (1) Khoa học phù hợp với mức độ phát triển của trẻ sẽ nuôi dưỡng, phát triển ở  trẻ trí tò mò và mong muốn khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh.  (2) Là cơ hội để trẻ bộc lộ như cầu và khả năng nhận thức của bản thân.  (3) Được thực hành các kỹ  năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, xây dựng   giả thuyết thử nghiệm, thảo luận, chia sẻ và tiếp nhận thông tin.  (4) Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú. Trong quyển “Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ  mầm non” hoạt động   khám phá khoa học là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế  giới tự  nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử  nghiệm, dự  đoán, suy  luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định,...[12] Trên cơ  sở  tham khảo nghiên cứu của Trần Thị  Ngọc Trâm và Nguyễn Thị  Nga   (2013), Hoàng Thị Phương (2017), Nguyễn Thị Ngọc Châu cho rằng: Hoạt động KPKH  của trẻ  mầm non là quá trình trẻ  thăm dò, tìm tòi cái mới, những điều chưa biết về  bản thân, đồ  vật, thực vật, động vật, hiện tượng tự  nhiên bằng các hoạt động: quan  sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, làm thí nghiệm đơn giản, dự đoán, suy luận, thảo  luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định..., qua đó trẻ  lĩnh hội được kiến thức, kĩ  năng và có thái độ đúng đắn với các đối tượng này.[4] Có thể  thấy rằng “Hoạt động KPKH là hoạt động nhận thức nhằm chiếm lĩnh   hệ thống tri thức tích cực được ẩn giấu từ thế giới xung quanh thông qua quá trình tìm  tòi, phát hiện, khám phá thế  giới xung quanh. Bằng hoạt động khám phá khoa học là  sử  dụng: quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, làm thí nghiệm đơn giản, dự đoán,   suy luận,…  để  phát hiện  các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường  19
  20. của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để  giải thích cách thức hoạt   động, tồn tại của sự vật hiện tượng.” 8.8 Đặc điểm của hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5­6 tuổi. Hoạt động KPKH là quá trình trẻ thăm dò, tìm tòi cái mới, những điều chưa biết   về bản thân, đồ vật, thực vật, động vật, hiện tượng tự nhiên [4], thông qua những quá  trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự  đoán, suy luận, giải quyết vấn đề,  đưa ra kết luận… Nội dung KPKH của trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi thường xoay quanh khám  phá về  thế  giới động ­ thực vật; các hiện tượng tự  nhiên (đất, nước, không khí,..,);  khám phá về âm thanh; phương tiện giao thông; các bộ phận trên cơ thể con người, đồ  dùng ­ đồ chơi. Với mỗi nội dung đều có những hoạt động cho trẻ khám phá. Cụ thể  [12]:  Hoạt động khám phá khoa học thế giới động vật, trẻ khám phá về đặc điểm nổi  bật và ích lợi của các con vật quen thuộc, một vài mối liên hệ đơn giản giữa con vật   với MT sống, cách chăm sóc và bảo vệ chúng, đồng thời trao dồi óc quan sát, so sánh,  nhận xét và phán đoán của trẻ, hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ đúng đắn đối với các   con vật. Hoạt động khám phá khoa học thế giới thực vật, trẻ khám phá về đặc điểm nổi  bậc và ích lợi của cây cối, điều kiện sống của cây và một vài mối liên hệ  đơn giản  giữa cây với MT sống. Cách chăm sóc và bảo vệ chúng, đồng thời trao dồi óc quan sát,  so sánh, nhận xét và phán đoán của trẻ, hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ, hành vi đúng   với cây cỏ, hoa lá. Hoạt động khám phá khoa học về các hiện tượng tự nhiên, trẻ khám phá về đặc  điểm, tính chất, lợi ích, cách sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý. Những nội dung này  giáo viên có thêm nhiều cơ  hội để  giúp trẻ  tiếp xúc, hoạt động với môi trường, tác   động vào môi trường tạo cho trẻ  khả  năng tư  duy nhận thức về  môi trường xung   quanh. Hoạt động KPKH được tổ  chức dưới nhiều hình thức khác nhau: (1) thông qua   hoạt động học tập; (2) hoạt động vui chơi; (3) hoạt động ngoài trời; (4) hoạt động   thăm quan; (5) hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Mỗi hoạt động giáo viên có thể tổ chức  theo tập thể, nhóm, cá nhân đồng thời giáo viên có thể tích hợp nội dung GD. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2