intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông các tỉnh biên giới phía Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục "Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông các tỉnh biên giới phía Bắc" với mục tiêu nghiên cứu là đi sâu vào xác định nội dung giáo dục, đề xuất hình thức, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông các tỉnh biên giới phía Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ BÌNH GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Lịch sử Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Kiều Thế Hưng Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Thế Bình Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Đàm Thị Uyên Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …giờ …ngày… tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐỀ TÀ I 1. Trần Thị Bình (2016). Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quóc gia cho học sinh phổ thông qua dạy học Lịch sử ở tỉnh Lào Cai. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt (kì 3 - tháng 6/2016). 2. Trần Thị Bình (2022). Vận dụng phương pháp dạy học dự án để dạy học chủ đề “Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia” trong dạy học Lịch sử ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt (kì 2 - tháng 6/2022). 3. Nguyễn Mạnh Hưởng, Trần Thị Bình (2023). Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12, trường THPT số 1 TP Lào Cai. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 294 (kì 1 tháng 8/2023). 4. Trần Thị Bình (2023). Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh qua dạy học bài 25 “Việt Nam xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc (1976- 1986)” ở lớp 12 trường THPT số 1 TP Lào Cai. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về môn Lịch sử trong chương trình GDPT mới: Vấn đề đặt ra với nghiên cứu, giảng dạy, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 8/2023.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam đã khẳng định một chân lí trường tồn:“Dựng nước phải đi đôi với giữ nước”. Chủ quyền quốc gia, Biên giới, Lãnh thổ,...là những phạm trù thiêng liêng gắn liền với khái niệm “tổ quốc” trong lòng mỗi người dân đất Việt. Biên cương là địa đầu phên dậu của tổ quốc, là máu thịt thiêng liêng mà bao đời nay cha ông ta đã đổ bao mồ hôi và xương máu mới có được. Vì vậy, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, trong đó có biên giới quốc gia, là nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức thiêng liêng và cao cả của mỗi người dân Việt Nam suốt dọc dài lịch sử. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, biên giới quốc gia (kể cả biên giới đất liền và biên giới biển) là nơi địa đầu, là cửa ngõ, là địa bàn chiến lược của đất nước. Biên giới quốc gia thiêng liêng, gắn liền với giá trị của độc lập tự do của dân tộc. Để có được độc lập - tự do, trước hết chúng ta phải giành và bảo vệ được chủ quyền, lãnh thổ, với một đường biên giới rõ ràng. Bác đã căn dặn: “Một mảnh đất, một ngọn suối, một rừng cây, một đảo nhỏ nơi biên giới, vùng biển là chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc, ta phải kiên quyết bảo vệ”[114, 10]. Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề CQBGQG. Biên giới quốc gia đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh, quốc phòng và là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới thiêng liêng của tổ quốc không chỉ thể hiện ở quan điểm nhất quán của Đảng ta trong các Nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài trong lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn. Mặt khác, Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. An ninh biên giới, vấn đề biển đảo luôn diễn biến phức tạp. Tình hình đó sẽ tác động trực tiếp tới các địa bàn biên giới, đặt ra cho công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới những nhiệm vụ nặng nề. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia trong tình hình mới, trong quá trình thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giáo dục, vấn đề giáo dục ý
  5. 2 thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh, phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, trực tiếp và thường xuyên, cả trong lý luận cũng như trong chỉ đạo thực tiễn Trong toàn tuyến biên giới của nước ta, khu vực biên giới phía Bắc luôn giữ vị trí trọng yếu trong lich sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Khu vực này gồm 7 tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh). Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, nơi mà sự giao thương và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế luôn gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. Vì vây, việc nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia đối với nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung và học sinh nói riêng, có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh ở trường phổ thông nói riêng, là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, của các ngành các cấp, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng và trực tiếp của các bộ môn khoa học trong hoạt động dạy học ở trường phổ thông. Bộ môn lịch sử, với chức năng của mình, có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục tư tưởng - tình cảm, đạo đức và nhân cách cho học sinh, trong đó, việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là ưu thế của bộ môn lịch sử.. Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia nói chung và chủ quyền biên giới quốc gia nói riêng, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn không ít hạn chế và bất cập. Xuất phát từ cơ sở lí luận, thực tiễn, từ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và chức năng nhiệm vụ của bộ môn lịch sử, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc” làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn, thành công của đề tài sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc thực hiện nhiệm vụ cao cả của bộ môn Lịch sử, cũng như góp phần nhất định, cả về lý luận và thực tiễn, vào quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh các tỉnh biên giới phía
  6. 3 Bắc, trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT 2.2. Phạm vi nghiên cứu Khái niệm BGQG bao gồm cả biên giới trên đất liền, trên biển và trên không, tuy nhiên, vì vấn đề khá rộng và vấn đề biển đảo đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, vì thế đề tài của chúng tôi chủ yếu đề cập đến biên giới trên đất liền và cũng ưu tiên đề cập đến biên giới các tỉnh phía Bắc, địa bàn mà chúng tôi đang trực tiếp dạy học và công tác. Về lý luận và phương pháp dạy học: Luận án không đi sâu nghiên cứu lý luận về vấn đề chủ quyền BGQG, mà chủ yếu tìm hiểu và nghiên cứu những nội dung liên quan đến vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh, đặc biệt là các vấn đề về nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. Về nội dung kiến thức áp dụng: Luận án nghiên cứu chủ yếu nội dung lịch sử Việt Nam lớp 12 trong Chương trình môn Lịch sử THPT hiện hành, có đối sánh với Chương trình môn Lịch sử (2018, 2022) để xác định nội dung, đề xuất hình thức và biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm sư phạm: + Luận án tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng DHLS nói chung và quá trình giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG ở các thành phố/ huyện /thị xã của 7 tỉnh biên giới phía Bắc.1 + Tiến hành TNSP toàn phần các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG ở một số trường THPT của tỉnh Lào Cai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong DHLS, luận án đi sâu vào xác định nội dung giáo dục, đề xuất hình thức, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong DHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nói trên, Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây: 1 Gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bẳng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
  7. 4 - Tìm hiểu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, cả trên thế giới và Việt Nam, để làm rõ những vấn đề mà đề tài cần kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng tình hình giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc, làm cơ sở cho việc xác định nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục học sinh theo yêu cầu của đề tài - Tìm hiểu chương trình, nội dung SGK (chương trình 2006, 2022) phần Lịch sử Việt Nam và xác định nội dung lịch sử cần khai thác để giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh. - Đề xuất hình thức, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học trong DHLS Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn và khả thi của các hình thức và biện pháp mà luận án đề xuất. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lí luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề giáo dục và giáo dục lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích tổng hợp các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử, các tài liệu lịch sử, tài liệu lịch sử địa phương liên quan đến đề tài Luận án; Nghiên cứu chương trình, SGK Lịch sử (chương trình 2006, 2022) để xác định nội dung cần khai thác nhằm giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG trong dạy học. - Nghiên cứu thực tiễn: Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, quan sát dự giờ, kiểm tra đánh giá...để điều tra thực tế làm rõ thực trạng việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG trong dạy học lịch sử ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. - Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của các hình thức và biện pháp mà luận án đề xuất. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra xã hội học và TNSP, rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính khả thi của vấn đề luận án nghiên cứu. 5. Giả thuyết khoa học Việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, hoàn thành mục
  8. 5 tiêu môn học nếu xác định được nội dung giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG, nội dung lịch sử cần khai thác để giáo dục và đề xuất được hình thức, biện pháp giáo dục phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện dạy học. 6. Đóng góp của Luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần: - Khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12. - Phác hoạ bức tranh về thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học LSVN ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. - Xác định được nội dung giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh. - Đề xuất được các hình thức, biện pháp sư phạm để giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận dạy học bộ môn về vấn đề giáo dục phẩm chất, đạo đức nói chung, đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia nói riêng cho HS trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở THPT hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc xác định được các nội dung chủ yếu về giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG trong phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT và đề xuất được các hình thức và biện pháp giáo dục hiệu quả nội dung quan trọng này, sẽ giúp giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường THPT, nhất là giáo viên các tỉnh biên giới phía Bắc, vận dụng vào thực tiễn dạy học, góp phần nhất định vào việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy khoá trình lịch sử Việt Nam ở các trường phổ thông, nhất là ở THCS và THPT; sinh viên, học viên cao học và NCS ngành sư phạm lịch sử ở các trường Đại học và Cao đẳng trong cả nước. 8. Cấu trúc Luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận án bao gồm 4 chương, với cấu trúc như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
  9. 6 Chương 2 .Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT - Lý luận và thực tiễn. Chương 3. Nội dung và hình thức giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT. Chương 4. Các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. Thực nghiệm và thử nghiệm sư phạm. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu về chủ quyền quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về chủ quyền quốc gia 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Vấn đề chủ quyền quốc gia luôn có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các nước, vì thế vấn đề này đã được đề cập khá nhiều trong các Luật quốc tế, đặc biệt là trong Hiến chương, Công ước quốc tế của Liên hợp quốc, các sách chuyên khảo và bài nghiên cứu. 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước. Hệ thống giáo trình, sách chuyên khảo, bài viết nghiên cứu về chủ quyền quốc gia khá phong phú. Đây là cơ sở khoa học để chúng tôi làm rõ những vấn đề lý luận của đề tài như: Khái niệm, cơ sở xuất phát; cũng như khẳng định vai trò, ý nghĩa của vấn đề đối với thực tiễn. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về biên giới và bảo vệ CQBGGG quốc gia. Đây là nguồn sử liệu có vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu, sử dụng và làm rõ các vấn đề như tầm quan trọng, nội dung của vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia. Những nghiên cứu quan trọng này không chỉ khẳng định sự hợp lý, đúng đắn của đề tài, mà còn cần được vận dụng để đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh. 1.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
  10. 7 1.2.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Các tác giả nước ngoài đều khẳng định vai trò của giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG. Đây là nguồn sử liệu “nguyên chất nhất”, có vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu và học tập LS. Những nghiên cứu quan trọng này không chỉ khẳng định sự hợp lý, đúng đắn của đề tài, mà còn cần được vận dụng để đề xuất các giải pháp đổi mới sử dụng 1.2.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước 1.2.2.1. Những nghiên cứu vê giáo dục nói chung Những tài liệu về giáo dục nói chung là cơ sở để xác định nôi dung giáo dục, những kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 12 sử dụng để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh; xây dựng nội dung và những biện pháp giáo dục học sinh. 1.2.2.2. Những nghiên cứu về giáo dục lịch sử Các nhà giáo dục lịch sử đều khẳng định vai trò của giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG. Đây là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi xây dựng nội dung giáo dục, đề xuất hình thức và biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho HS trong DHLS Việt nam lớp 12. 1.2.2.3. Những nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia không nhiều. Đặc biệt, hiện nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề về vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc. Đây chính là nhiệm vụ luận án đặt ra và giải quyết. 1.3. Nhận xét chung về các công trình đã công bố và những vấn đề luận án kế thừa, tiếp tục giải quyết 1.3.1. Những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố Giá trị khoa học và thực tiễn của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài được thể hiện trong một số vấn đề sau: - Khẳng định vai trò, vị trí của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, ý thức, thái độ của HS trong dạy học nói chung, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho HS trong DHLS ở trường THPT nói riêng. - Cung cấp một số những vấn đề lí luận về chủ quyền, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và chủ quyền BGQG; phản ánh một số khía cạnh thực tiễn về vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia.
  11. 8 - Một số những nghiên cứu đã trực tiếp hoặc gián tiếp định hướng về hình thức, phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức HS, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền cho HS trong dạy học. 1.3.2. Những vấn đề luận án kế thừa Chúng tôi có thể kế thừa và tiếp tục hoàn thiện trong đề tài nghiên cứu, đó là: - Những quan điểm của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục- Đào tạo về vấn đề giáo dục nói chung và giáo dục ý thức chủ quyền BGQG nói riêng. - Những khái quát về đường biên giới đất liền với các nước: Số liệu thống kê, bản đồ, lược đồ các khu vực biên giới, quá trình phân giới cắm mốc trên đất liền. - Tài liệu về những cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, những câu chuyện về tấm gương các anh hùng liệt sĩ trong lịch sử chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước. - Những lí luận về biên giới, hoạch định phân chia biên giới, chủ quyền quốc gia. - Những cơ sở lí luận của các nhà giáo dục học, giáo dục lịch sử về giáo dục HS trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng. 1.3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận có hệ thống về giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh. - Nghiên cứu thực tiễn việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG qua nhiều tình thành, đặc biệt là học sinh THPT ở các tỉnh biên giới phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang). - Xây dựng hệ thống những nội dung giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG để vận dụng vào thực tiễn công tác giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho HS trong DHLS ở trường THPT. - Nghiên cứu, đề xuất các hình thức, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh trong dạy học lịch sử. - Trên cơ sở các nội dung đã xác định và đề xuất, tiến hành các hoạt động thực nghiệm sư phạm trên địa bàn các tỉnh biên giới phái Bắc để kiểm tra tính đúng đắn và khả thi của các luận điểm đã rút ra, làm cơ sở cho việc vận dụng các luận điểm đó trong thực tiễn. - Đề xuất ý kiến với các cơ quan chức năng có liên quan về những vấn đề liên quan đến những điều thực hiện cần thiết để có thể thực hiện tối ưu nhất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh thông qua dạy học lịch sử ở trường THPT.
  12. 9 CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT - LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1.Quan niệm về giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho HS 2.1.1.1. Quan niệm về chủ quyền và chủ quyền quốc gia a. Quan niệm chủ quyền là: Quyền làm chủ của một quốc gia, một dân tộc độc lập, tự quyết định tất cả các vấn đề thuộc về đối nội, đối ngoại, được khẳng định trong Hiến pháp và pháp luật mỗi nước và được quốc tế thừa nhận trong các văn bản pháp lí. b. “Chủ quyền quốc gia” là quyền tối cao của một quốc gia độc lập mà không một quốc gia nào được can thiệp, xâm phạm. Quốc gia thể hiện quyền làm chủ trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, được đảm bảo toàn vẹn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế. 2.1.1.2. Quan niệm về chủ quyền biên giới quốc gia và giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh a. Quan niệm về “Biên giới quốc gia” và “chủ quyền biên giới quốc gia” Biên giới quốc gia (BGQG) là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định giới hạn lãnh thổ (vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất) thuộc quyền hoàn toàn, riêng biệt của quốc gia và sự thực hiện quyền lực của một quốc gia. Chủ quyền biên giới quốc gia Việt Nam chính là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của Việt Nam trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, được Nhà nước và nhân dân Việt Nam sử dụng những lực lượng, phương tiện, biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại biên giới Việt Nam dưới mọi hình thức để gìn giữ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam. “Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia” bao gồm toàn bộ các biện pháp giữ gìn biên giới quốc gia nhằm bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. b. Quan niệm “giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia” “Ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia” được hiểu là những
  13. 10 nhận thức và hành động thực tiễn trong quá trình thực thi, bảo vệ chủ quyền trên biên giới Tổ quốc. Những nhận thức, hành động đó được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau từ lời nói, việc làm… và bằng nhiều phương tiện, biện pháp nhằm xây dựng, củng cố và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. “Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia” là sự phản ánh, sự tác động của hiện thực khách quan thông qua quá trình giáo dục, nhằm giúp cho học sinh có nhận thức đúng đắn về chủ quyền quốc gia, dân tộc, có thái độ và hành động đúng đắn trong đấu tranh để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới quốc gia. 2.1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục nói chung và giáo dục ý thức ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia nói riêng Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia được thể hiện trên rất nhiều tài liệu, đặc biệt là các tài liệu về sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng. Một là, Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai là, Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người và những giá trị của dân tộc Việt Nam. Ba là, Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định: giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau. Bốn là, Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt. Quan điểm trên đây của Đảng và nhà nước ta về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là cơ sở quan trọng trong xác định các nội dung liên quan đến việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh ở trường THPT. 2.1.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh ở trường phổ thông THPT 2.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông Với chức năng, nhiệm vụ của mình, bộ môn lịch sử có ưu thế trong việc giáo dục ý thức về truyền thống đấu tranh bảo vệ tổ quốc nói chung, giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia nói riêng.
  14. 11 2.1.3.2. Đặc điểm con đường hình thành kiến thức lịch sử ở trường phổ thông với việc giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG Khi dạy học và cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh, “khác với tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác, tri thức lịch sử có những đặc điểm rất nổi bật là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống, sự thống nhất giữa sử và luận” 2.1.3.3. Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT và việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia Muốn giáo dục ý thức, tư tưởng, tình cảm cho học sinh nói chung, ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia nói riêng, giáo viên cần chú ý tới các đặc điểm về sự phát triển tâm lí của học sinh, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp, hiệu quả để giáo dục cho các em. 2.1.4. Những yêu cầu chung khi tiến hành giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT Thứ nhất: Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu giáo dục và chủ trương quan điểm của Đảng và Nhà nước. Thứ hai: Đáp ứng yêu cầu của người được giáo dục, nội dung không mệnh lệnh áp đặt. Thứ ba: Người giáo dục (GV) phải làm gương cho người được giáo dục (HS). Thứ tư: Nội dung giáo dục phải phù hợp với hoạt động thực tiễn. Thứ năm: Lựa chọn nội dung lịch sử để giáo dục phải khoa học, chính xác, đáp ứng được mục tiêu môn học. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Khái quát chung tình hình giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc Vấn đề giáo dục chủ quyền BGQG cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT song còn nhiều hạn chế hoặc chưa được chú ý đúng mức. Các tiết học lịch sử dân tộc, đặc biệt là những nội dung về quan hệ đối ngoại, đấu tranh ngoại giao,…giáo viên chưa đưa nội dung về vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia ở từng mức độ cho phù hợp. Công tác giáo dục ý thức dân tộc cho học sinh đặc biệt là ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG hầu như chưa được tiến hành một cách hiệu quả. 2.2.2. Điều tra, khảo sát thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho HS Trên cơ sở số liệu điều tra, chúng tôi nhận thấy: Đa số GV và HS ở các
  15. 12 trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc đều nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, gắn nội dung kiến thức lịch sử với thực tiễn. Tuy nhiên trên thực tế, việc đưa vấn đề này vào trong dạy học lịch sử và giáo dục học sinh chưa thực sự hiệu quả. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh. 2.2.2. Một số kết luận rút ra từ điều tra thực tiễn Mặc dù có số liệu khác nhau nhưng hầu hết GV và HS ở các trường THPT các tỉnh biên giới phía Bắc đều nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG trong dạy học lịch sử chưa thực sự hiệu quả. 2.3. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh THPT trong dạy học lịch sử. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh THPT có vai trò quan trọng đối với giáo viên dạy Lịch sử, đặc biệt là giáo viên THPT các tỉnh biên giới phía Bắc: Thứ nhất, qua quá trình tiến hành dạy học, giáo viên xác định được vị trí, vai trò của mình trong việc giáo dục lịch sử bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh. Thứ hai, bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên về BGQG và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; từ đó giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh có hiệu quả giúp hình thành cho học sinh những hiểu biết cơ bản về vấn đề này. Thứ ba, thông qua việc hình thành cho học sinh ý thức về bảo vệ chủ quyền BGQG sẽ góp phần hiện thực hoá chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề chủ quyền quốc gia nói chung và bảo vệ chủ quyền BGQG nói riêng. Thứ tư, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho học sinh đối với sự nghiệp xây dựng đất nước XHCN, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Bên cạnh vai trò to lớn đối với giáo viên, vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh trong việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất công dân. Về hình thành và phát triển năng lực: Thông qua việc tìm hiểu các vấn đề về chủ quyền BGQG sẽ giúp hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù như: Năng lực tìm hiểu lịch sử; Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử; Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học. Bên cạnh các năng lực đặc thù, thông qua các hoạt động giáo dục về chủ
  16. 13 quyền BGQG góp phần hình thành các năng lực chung, Về phẩm chất: Góp phần hình thành cho học sinh 5 phẩm chất công dân đặc biệt là phẩm chất yêu nước và trách nhiệm. CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIACHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT 3.1. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT 3.1.1. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh ở trường THPT Việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh ở trường trung học phổ thông, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Giáo dục cho học sinh có hiểu biết sâu sắc về biên giới quốc gia và vai trò của biên giới đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giúp HS hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Nâng cao niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ chủ quyền BGQG của dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc biên giới phía Bắc nói riêng. Hình thành ý thức trách nhiệm và hành động tích cực cho học sinh trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền BGQG. 3.1.2. Nội dung LSVN lớp 12 cần khai thác để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh 3.1.2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam lớp 12 a. Vị trí của chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12 Đây là khóa trình lịch sử có vị trí rất quan trọng bởi số tiết dạy học nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam chiếm 2/3 số tiết học của chương trình Lịch sử 12. b.. Mục tiêu của chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12 Khóa trình lịch sử Việt Nam (1919 đến 2000) ở trường THPT nhằm
  17. 14 trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ tổ quốc, truyền thống dân tộc, bồi dưỡng các năng lực tư duy, có thái độ ứng xử đúng đắn và hành động tích cực trong cộng đồng và đời sống xã hội. c. Nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam lớp 12 Trên cơ sở nội dung cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam ở THPT chúng tôi tiến hành khai thác, chọn lọc những nội dung kiến thức tiêu biểu liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia để đưa vào giảng dạy lịch sử Việt Nam trong giai đoạn này, nhằm nâng cao hiệu quả bài học, góp phần giáo dục hiệu quả phẩm chất và năng lực cho học sinh. 3.1.2.2. Nội dung kiến thức lịch sử cụ thể cần khai thác để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh lớp 12, trường THPT * Chương trình hiện hành (GDPT môn Lịch sử năm 2006) Nội dung giáo dục ý Chủ đề/ Giai Nội dung Lịch sử Việt STT thức bảo vệ đoạn Nam CQBGQG 1 Lịch sử Việt - Chính sách khai thác - Đấu tranh bảo vệ Nam từ 1919 đến thuộc địa lần thứ 2 của toàn vẹn lãnh thổ 1945. thực dân Pháp. của đất nước. ……….. ……….. …… ………….. * Chương trình GDPT môn Lịch sử năm 2022 - Chương trình bắt buộc: Nội dung Lịch Nội dung giáo dục STT Tên chủ đề/ Bài sử Việt Nam ý thức bảo vệ chủ lớp 12 quyền BGQG - Cách mạng tháng Tám -Giáo dục ý thức năm 1945, chiến tranh giải đoàn kết đấu tranh -Cách mạng phóng dân tộc và chiến chống kẻ thù xâm tháng Tám năm 1 tranh bảo vệ Tổ quốc trong lược bảo vệ từng 1945 lịch sử Việt Nam (từ tháng tấc đất của cha ông …….. 8 năm 1945 đến nay) để lại. ……….. ........ …………........
  18. 15 *Chương trình tự chọn: Nội dung giáo S Tên chuyên Nội dung Lịch sử dục ý thức bảo vệ TT đề/ Bài Việt Nam chủ quyền BGQG Chuyên đề: Quá -Quá trình Việt Nam Tích hợp liên hệ với trình hội nhập hội nhập khu vực và 1 vấn đề bảo vệ quốc tế của Việt thế giới CQBGQG hiện nay. Nam -Bài học kinh nghiệm * Hoạt động giáo dục địa phương: S Tỉnh Tên bài/ Nội TT Chuyên đề dung Tỉnh Quảng Ninh bảo vệ chủ …………… Quảng quyền lãnh thổ, an ninh ……………. Ninh biên giới trong giai đoạn hiện nay. 2 Lào Cai Bảo vệ chủ quyền an ninh, biên …………… giới quốc gia. …………… 3.2. Các hình thức tổ chức dạy học để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh trong dạy học LSVN lớp 12 trường THPT. 3.2.1.Giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học nội khóa 3.2.1.1. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh qua dạy học nội khóa trên lớp Thứ nhất: Khai thác và sử dụng kiến thức lịch sử liên quan đến bảo vệ CQBGQG qua hoạt động khởi động Thứ hai: Khai thác và sử dụng kiến thức lịch sử liên quan đến bảo vệ chủ quyèn BGQG qua hoạt động hình thành kiến thức mới (hoạt động khám phá/giải quyết vấn đề). Thứ ba: Khai thác và sử dụng kiến thức lịch sử liên quan đến bảo vệ chủ quyèn BGQG qua hoạt động luyện tập, vận dụng 3.2.1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh qua bài học nội khóa tại thực địa, bảo tàng, nhà truyền thống địa phương (di tích lịch sử, nơi diễn ra sự kiện,…) Trong DHLS, bài học nội khoá không chỉ được tiến hành trên lớp, mà còn diễn ra ngoài lớp tại bảo tàng, di tích lịch sử,… Hình thức dạy học này khác với hoạt động ngoại khóa, được thực hiện theo nội dung được quy định trong chương trình, SGK; có liên quan đến các bài học lịch sử khác và tất cả HS đều bắt buộc phải tham gia. 3.2.1.3. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh qua tổ
  19. 16 chức giờ học thực hành lịch sử. Các hoạt động trong giờ thực hành lịch sử không chỉ giúp các em làm sáng tỏ nội dung mà còn khơi dậy nỗ lực khám phá, tìm tòi để giải quyết các vấn đề học tập. Đồng thời, sau các giờ học thực hành sẽ rèn cho học sinh khả năng sáng tạo, hợp tác, làm việc nhóm, giáo dục thái độ lao động khoa học, … bồi dưỡng năng lực và phẩm chất cần thiết cho HS 3.2.1.4. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh qua tổ chức hoạt động giáo dục địa phương Giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Nội dung chương trình gồm 7 chủ đề. Đối với chủ đề lịch sử của nhiều tỉnh biên giới phía Bắc có nội dung về biên giới và bảo vệ CQBGQG. Đây là nội dung rất phù hợp để GV có thể tổ chức hoạt động dạy học nhằm giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho HS. 3.2. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh qua tổ chức hoạt động ngoại khóa 3.2.2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm tham quan tại bảo tàng, di tích lịch sử hoặc nơi diễn ra sự kiện lịch sử của địa phương Đây là hoạt động học sinh rất hứng thú vì đây là cơ hội để các em được trực tiếp đến gần hơn với sự kiện lịch sử, được tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Đặc biệt khi đi tham quan các em không bị bó buộc trong khuôn khổ nhỏ hẹp của lớp học nên các em sẽ hào hứng hơn trong việc chuẩn bị cho kế hoạch này. 3.2.2.2. Triển lãm kết hợp với thi tìm hiểu về CQBG và BVCQQG. Triển lãm với chủ đề biên giới quốc gia là tổ chức trưng bày tư liệu, tranh ảnh về biên giới trên nhiều lĩnh vực, nhằm mục đích giới thiệu, tuyên truyền về quá trình xác lập, đấu tranh bảo vệ chủ quyền BGQG qua các thời kì, quá trình phân giới cắm mốc, hình ảnh về hoạt động của bộ đội biên phòng ở khu vực biên giới. 3.2.2.3. Tổ chức dạ hội lịch sử về chủ đề biên giới quốc gia. Trong dạ hội lịch sử về CQBGQG, có thể tổ chức tổng hợp nhiều hoạt động ngoại khoá gắn với chủ quyền biên giới, trong đó tập trung vào một số hình thức sau: Tổ chức nói chuyện lịch sử về CQBGQG. Tổ chức thi tìm hiểu lịch sử về bảo vệ CQBGQG. Tổ chức mít tinh kỉ niệm ngày sự kiện lịch sử gắn với vấn đề biên giới. Tổ chức thi sáng tác tranh, chụp ảnh để tổ chức triển lãm. Các hoạt động sân khấu hoá về chủ đề biên giới.
  20. 17 3.2.2.4. Tổ chức hướng dẫn HS chăm sóc các di tích địa danh gắn với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới của quê hương Phát huy giá trị của các di tích địa danh gắn với cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới của quê hương là hành động thiết thực, cần thiết, giúp học sinh hiểu hơn lịch sử quê hương nói chung và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới nói riêng, có ý thức bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử đó. 3.2.2.5. Thử nghiệm sư phạm hoạt động ngoại khoá Để kiểm chứng hiệu quả của hình thức và các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG trong hoạt động ngoại khoá, chúng tôi tổ chức hoạt động tại bảo tàng. Trong đó tập trung vào việc phát triển năng lực, phẩm chất HS thông qua đó giáo dục ý thức HS đối với vấn đề bảo vệ CQBGQG. CHƯƠNG 4 CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Những yêu cầu cơ bản khi lựa chọn biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông -Biện pháp được xây dựng phải căn cứ vào mục tiêu của chương trình, môn học. -Phải căn cứ vào nội dung kiến thức chương trình (Chủ đề/ chương/ bài học/ chuyên đề) -Phải kết hợp nhiều thức thức tổ chức dạy học khác nhau -Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học khác nhau -Biện pháp giáo dục phải sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đối tượng HS 4.2. Các Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ CQBGQG cho học sinh trong dạy học học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT 4.2.1. Khai thác triệt để và phù hợp kiến thức lịch sử phản ánh và có liên quan đến CQBGQG để giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền BGQG cho học sinh Khi dạy về các nội dung liên quan đến nội dung phản ánh về
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2