intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại một số trường mầm non Phan Thiết

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

65
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đề xuất và khảo sát tính khả thi của một số biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại một số trường mầm non ở Phan Thiết. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại một số trường mầm non Phan Thiết

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Huyền Trang BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON PHAN THIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thànhphố Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trần Huyền Trang BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON PHAN THIẾT Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào nào. Tác giả luận văn Trần Huyền Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Phòng Đào tạo, Khoa Giáo dục Mầm non, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô, đặc biệt là TS. Lê Xuân Hồng – người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên của 7 trường Mầm non trên địa bàn Thành phố Phan Thiết đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu về thử nghiệm tại trường. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè – đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2019 Tác giả Trần Huyền Trang
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON............................................................ 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu về biện pháp giáo dục tình cảm ............................. 7 1.1.1. Các nghiên cứu về biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở nước ngoài ............................................................ 7 1.1.2. Các nghiên cứu về biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Việt Nam............................................................. 11 1.2. Lý luận về biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .... 17 1.2.1. Tình cảm là gì .............................................................................. 17 1.2.2. Các loại tình cảm ......................................................................... 22 1.2.3. Đặc điểm về tình cảm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ......................... 24 1.2.4. Vai trò của tình cảm đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi......................................................................... 26 1.2.5. Giáo dục tình cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi theo chương trình GDMN ......................................................................................... 28 1.2.6. Biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ ở trường mầm non ............ 37 1.3. Lý luận về hoạt động ngoài trời........................................................... 39 1.3.1. Hoạt động ngoài trời là gì ............................................................ 39 1.3.2. Đặc điểm của hoạt động ngoài trời.............................................. 40
  6. 1.3.3. Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời ................................................ 41 1.3.4. Nội dung hoạt động ngoài trời..................................................... 43 1.3.5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ ........................ 44 1.3.6. Biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời ...................................... 46 1.3.7. Biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời.............................................................. 47 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 49 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ KHẢO SÁT TÍNH KHẢ THI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON PHAN THIẾT ...................................................... 51 2.1. Thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ...................................... 51 2.1.1. Khái quát quá trình tổ chức nghiên cứu điều tra thực trạng.......... 51 2.1.2. Kết quả khảo sát thực trạng giáo viên sử dụng biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi tham gia hoạt động ngoài trời .............................................................................. 55 2.1.3. Thực trạng giáo dục tình cảm qua phân tích kế hoạch chơi ngoài trời của GVMN cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non tại Phan Thiết ......................................................................... 75 2.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời............................................................ 79 2.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................ 79 2.2.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại một số trường mầm non Phan Thiết............................................................................... 81
  7. 2.3. Tổ chức khảo sát đánh giá tính khả thi các biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời được đề xuất.................................................................................. 96 2.3.1. Khái quát quá trình khảo sát tính khả thi các biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ....................................................................................... 96 2.3.2. Đánh giá tính khả thi các biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời được đề xuất ........................................................................................... 98 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 119 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GVMN Giáo viên mầm non CBQL Cán bộ quản lý
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Khái quát về giáo viên tham gia khảo sát tại địa bàn Phan Thiết ........ 53 Bảng 2.2. Thang đánh giá mức độ khảo sát .......................................................... 55 Bảng 2.3. Ý kiến của 60 GVMN và 10 CBQL về tầm quan trọng của giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (N = 70) ................................. 56 Bảng 2.4. Ý kiến của 60 GVMN và 10 CBQL về vai trò của giáo dục tình cảm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ 5-6 tuổi (N=70) ................ 57 Bảng 2.5. Nội dung tổ chức giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dựa trên những căn cứ (N=70) .................................................................... 62 Bảng 2.6. Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non qua khảo sát từ 60 GVMN và 10 CBQL (N=70) ................................. 64 Bảng 2.7. Ý kiến của 60 GVMN và 10 CBQL về sử dụng dạng hoạt động để tổ chức giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (N=70) .............. 67 Bảng 2.8. Ý kiến của 60 GVMN và 10 CBQL về các biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (N=70) .................................................................................................. 69 Bảng 2.9. Ý kiến của 60 GVMN và 10 CBQL về khó khăn trong tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động ngoài trời (N = 70) ..................................................................... 73 Bảng 2.10. Kết quả phân tích kế hoạch chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi (N=19) ........................................................................................... 75 Bảng 3.1. Tính khả thi của các biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động ngoài trời. (N=168) ...................................... 98 Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp đối với sự phát triển tình cảm ở bản thân trẻ (N=168) .......................................................................... 101 Bảng 3.3. Tính khả thi của các biện pháp hình thành biểu hiện tình cảm, cảm xúc ở hoạt động khác (N=168) ........................................................... 106
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống ngày càng bận rộn, mối tương tác giữa con người với con người dần ít đi, vì được thay thế bằng những công nghệ hiện đại. Trong độ tuổi mẫu giáo, trẻ cần được nhiều sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp từ người lớn đặc biệt là bố mẹ. Trẻ cần được trải nghiệm, cảm nhận mối quan hệ thân thiết, tình cảm từ thực tế cuộc sống chứ không phải từ các thiết bị công nghệ. Trong gia đình, thời gian được tiếp xúc, trò chuyện, giao lưu với người thân ngày càng ít. Vì vậy làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ, nhân cách, tư duy cũng như các mặt phát triển khác. Trẻ không biết, không hiểu, không thể hiện được các mối quan hệ, mối tương tác với thế giới xung quanh. Những ảnh hưởng lâu dần làm cho đời sống cá nhân của trẻ xuất hiện những hiện tượng tiêu cực ở trẻ như hiện tượng vô cảm, rối loạn cảm xúc, không diễn đạt được cảm xúc,… Trong tâm lý trẻ em, tình cảm rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ sau này. So với người lớn, sự biểu hiện bên ngoài của các tình cảm ở trẻ em mang tính chất mạnh mẽ hơn, trực tiếp và không chủ định hơn. Những tình cảm của đứa trẻ bùng nổ một cách nhanh chóng, rõ ràng và cũng tắt một cách nhanh chóng như vậy. Tình cảm chính là động lực mạnh mẽ kích thích trẻ em tìm tòi, khám phá sự vật hiện tượng xung quanh trẻ trong gia đình và trong xã hội. Nguồn tình cảm mạnh nhất và quan trọng nhất của đứa trẻ là những mối quan hệ qua lại của nó với những người khác – những người lớn và những đứa trẻ khác. Vì trẻ tiếp nhận một cách vô thức từ môi trường xung quanh, từ người lớn, bạn bè, các phương tiện truyền thông. Trẻ quan sát, học hỏi từ những biểu hiện tình cảm, hành vi và sự tương tác với các đối tượng khi trẻ có những biểu hiện tình cảm và có nhu cầu thể hiện tình cảm. Trong quá trình phát triển, con người tiếp thu kiến thức từ rất nhiều nguồn để phát triển nhận thức tình cảm là cái phải được nuôi dưỡng và bồi
  11. 2 dưỡng từ nhỏ. Tình cảm trở thành một trong các lĩnh vực được quan tâm phát triển cho trẻ, bên cạnh nhận thức, thể chất, thẫm mỹ, đạo đức. Đối với lứa tuổi mẫu giáo, tình cảm thống trị tất cả các măt hoạt động tâm lý của đứa trẻ. Giáo dục chính là chuyển tải văn hóa, giúp trẻ trở thành một con người toàn diện, thích nghi với thời đại và môi trường sống của mình. Các nhà giáo dục Việt Nam cũng xem việc giáo dục tình cảm chiếm một phần quan trọng trong việc phát triển nhân cách đứa trẻ. Giáo dục tình cảm cho trẻ được đan xen trong quá trình giáo dục. Khi trẻ có kiến thức, ý thức rõ ràng , tích cực về bản thân mình, trẻ có thể tự chủ, tự tin hơn thì sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, trẻ biết thông cảm và tôn trọng thế giới xung quanh và bản thân trẻ. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức và khả năng tham gia, chịu trách nhiệm vào các hoạt động xã hội, nhóm, tập thể. Trường mầm non đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển tình cảm cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục. Đối với trẻ, hoạt động là phương tiện cho mỗi cá nhân trẻ có sự tương tác với người lớn, bạn bè, thế giới xung quanh. Các hoạt động này được diễn ra một cách có tổ chức, có kế hoạch, mục đích nhằm phát triển toàn diện nói chung và phát triển tình cảm, cảm xúc cho trẻ nói riêng. Những hành động tự phát, biểu hiện, cách diễn đạt, hành vi của trẻ trong quá trình giao tiếp, ứng xử đối với bạn bè, người lớn và thế giới xung quanh phần nào thể hiện được hoạt động tâm lý tình cảm diễn ra trong mỗi trẻ. Một mặt, cá nhân trẻ có sự cải tạo và sáng tạo đến thế giới xung quanh, mặt khác, trẻ cải tạo và sáng tạo, điều chỉnh tâm lý, nhân cách của mình. Vì vậy, trong hoạt động, tình cảm của trẻ được tiếp thu, thay đổi, điều chỉnh, phát triển liên tục trong các giai đoạn lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là lứa tuổi có tốc độ tiếp thu và phát triển tình cảm nhanh nhất. Ở độ tuổi này, trẻ đủ lớn để hiểu được hành vi của bản thân, người xung quanh; hiểu được diễn biến tình cảm trong quá trình vui chơi, học tập, giao tiếp dưới sự hướng dẫn của người lớn qua các hoạt động hàng ngày.
  12. 3 Thiên nhiên luôn mang lại cho con người sự thoải mái, thư giãn. Môi trường thiên nhiên ngoài trời là nơi hội tụ của tất cả các yếu tố vô sinh và nhân sinh quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người. Các hoạt động cùng với thiên nhiên, không khí trong lành giúp đời sống của mỗi người nói chung, trẻ em nói riêng trở nên thêm thú vị, vui tươi. Hoạt động ngoài trời không những thúc đẩy phát triển về thể chất mà còn kích thích các giác quan hoạt động tích cực, tăng khả năng quan sát, tính ham học hỏi, đặc biệt tình cảm của trẻ cũng phát triển mạnh mẽ khi được tham giá các hoạt động với thiên nhiên. Vẻ đẹp của các hiện tượng thiên nhiên, của các phong cảnh, các cuộc diễu hành, ngày lễ gây ra những rung động mạnh mẽ ở trẻ mẫu giáo lớn. Đứa trẻ càng định hướng được tốt hơn trong thế giới xung quanh thì những nguyên nhân gây ra tình cảm về cái đẹp trong con người nó càng trở nên muôn hình muôn vẻ hơn và càng phức tạp hơn . Khi tham gia các hoạt động ngoài trời, trẻ không chỉ học được nhiều kiến thức, thực hành được các kỹ năng mà trẻ còn thật sự được hòa mình vào môi trường chơi rộng lớn hơn, nhận được sự bảo bọc của thiên nhiên. Hoạt động trong môi trường tự do, rộng rãi, thoải mái trước hết mang lại cho trẻ những hỗn hợp cảm xúc của sự sợ hãi và niềm đam mê, giúp trẻ phát huy hết toàn bộ khả năng chơi, bộc lộ tính cách và thể hiện các mặt tình cảm của bản thân một cách trọn vẹn nhất và có thể thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, một số bậc phụ huynh chưa chú ý đến việc phát triển tình cảm cho trẻ khi trong độ tuổi mẫu giáo. Trẻ không được nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động ngoài trời. Vì điều kiện co sở vật chất chưa đầy đủ, nên một số trường chưa có khoảng sân rộng. Nếu có, giáo viên thường chỉ để trẻ tham gia hoạt động ngoài trời tự do hoặc chơi một số trò chơi mang tính chất hinh thức. Nhận thấy được tầm quan trọng cấp thiết của những vấn đề đã nêu trên, nên tôi chọn thực hiện đề tài “Biện pháp giáo dục
  13. 4 tình cảm cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại một số trường mầm non Phan Thiết”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất và khảo sát tính khả tgi của một số biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại một số trường mầm non ở Phan Thiết. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3.1. Về nội dung nghiên cứu - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động ngoài trời ở 7 trường mầm non Trúc Xanh, Tuổi Thơ, 1-6, Họa Mi, Ban Mai, Bông Trắng, Phan Thiết tại thành phố Phan Thiết. 3.2. Về phạm vi nghiên cứu - Biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động ngoài trời tại trường mầm non Trúc Xanh, Tuổi Thơ, 1-6, Họa Mi, Ban Mai, Phan Thiết, Bông Trắng tại thành phố Phan Thiết. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động ngoài trời tại trường mầm non. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Quá trình giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non. 5. Giả thuyết nghiên cứu: Với điều kiện giáo dục mầm non Việt Nam, với cơ sở vật chất hiện đang có, đề tài đưa ra các biện pháp giáo dục trong tổ chức các hoạt động ngoài trười qua các hình thức như tham quan, dạo chơi, quan sát, tổ chức trò
  14. 5 chơi giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành và phát triển cảm xúc, tình cảm tích cực, hoàn thiện nhân cách của trẻ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa lý luận về giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 6.2. Khảo sát và mô tả thực trạng giáo dục tình cảm thông qua hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non Phan Thiết 6.3. Đề xuất và khảo sát tính khả thi một số biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động ngoài trời. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện với sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Cách thức: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, phân loại các thông tin khoa học thu thập được từ tài liệu, từ đó rút ra kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Mục đích: tìm ra cơ sở lý thuyết, hệ thống hóa nội dung và xây dựng công cụ nghiên cứu cho đề tài 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát - Quan sát biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên. Quan sát biểu hiện tình cảm của trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Điều tra phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên mầm non nhằm thu thập thêm thông tin về việc sử dụng các biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ. - Điều tra giáo viên đã sử dụng những biện pháp nào đối với việc giáo dục tình cảm cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời.
  15. 6 - Ban giám hiệu có những kế hoạch, định hướng như thế nào về việc giáo dục tình cảm cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Lập bảng điều tra với hệ thống câu hỏi phù hợp đến các đối tượng: CBQL, GVMN nhằm thu thập thông tin về các biện pháp đã và đang sử dụng để giáo dục tình cảm cho trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời. - Lập bảng điều tra với hệ thống câu hỏi phù hợp đến các đối tượng: CBQL, GVMN nhằm thu thập ý kiến về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ở chương II. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý số liệu của đề tài. Các thuật toán thống kê và phân tích các số liệu nghiên cứu: tính tần số, giá trị trung bình (N)… 8. Đóng góp đề tài: Về mặt lý luận: hệ thống lý luận về giáo dục tình cảm và lý luận về biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Về mặt thực tiễn: đề tài đề xuất một số biện pháp phát triển tình cảm tích cực cho trẻ và ứng dụng những biện pháp trong hoạt động ngoài trời để giáo dục tình cảm cho trẻ.
  16. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÌNH CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu về biện pháp giáo dục tình cảm 1.1.1. Các nghiên cứu về biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở nước ngoài Trong nghiên cứu của Backster (1968), thực vật cũng có xúc cảm, nó hạnh phúc khi được uống nước, lo sợ khi xuất hiện những nguy hiểm. Vì thế con người được xem là động vật bậc cao có cả những xúc cảm đơn thuần đến phức tạp là tình cảm và cần được yêu thương, cảm nhận và thể hiện tình cảm. Những tình cảm không chỉ dành riêng cho người trưởng thành mà bao gồm cả em bé mới chào đời cho đến người đang hấp hối trên giường bệnh. Giáo dục tình cảm là việc hết sức cần thiết và bức bách trong xã hội ngày càng bị các sản phẩm công nghệ hiện đại điều khiển, đặc biệt trong độ tuổi mầm non. Giáo dục tình cảm cũng là thiết lập nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ của trẻ với sự vật hiện tượng xung quanh. Giáo dục tình cảm cho trẻ được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tìm hiểu, thúc đẩy phát triển từ rất sớm. Đối với trẻ mầm non, tình cảm của trẻ cũng có những sự thay đổi khi tham gia các hoạt động xã hội, trong môi trường sống và các mối quan hệ với người khác như gia đình, thầy cô, bạn bè và tự nhiên. Bằng các nghiên cứu, các nhà khoa học xác định tình cảm là một hoạt động cấp cao hơn chỉ có ở con người. Nhưng tình cảm của con người không phải sinh ra là đã có sẵn. Con người không ai sống mà không cần tình cảm, tình cảm luôn song hành với con người trong mọi hoạt động của cuộc sống. Và tình cảm được bắt đầu từ những xúc cảm đặc biệt, tích cực cũng như tiêu cực đối với xã hội, sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó. Vì thế, tình cảm được hình thành từ thời thơ ấu, tiếp tục kéo dài, duy trì và thay đổi trong quá trình hoạt động, lao động của con người. Tình cảm luôn là một trong những mục tiêu chính trong quá trình học tập của các trường học, đặc biệt là trường
  17. 8 mầm non ở nhiều nước trên thế giới. Ở một số quốc gia, tình cảm tuy không là một lĩnh vực riêng biệt như nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, nghệ thuật,… nhưng được xem là “chất phụ gia” giúp cho các lĩnh vực phát triển khác trở nên hấp dẫn hơn, thú vị hơn, sâu sắc hơn. Một nghiên cứu mới nhất của University of California, Los Angeles (UCLA) cho thấy rằng mức độ quan tâm vừa phải của người mẹ tác động đến các mạch thần kinh của trẻ và có ảnh hưởng đến sức khỏe cả đời. Ngược lại những tình cảm tiêu cực, những lạm dụng hoặc thiếu tình cảm làm tăng các nguy cơ bệnh tật cho trẻ khi lớn (Eisenberger, 2012). Có nhiều phương pháp để giáo dục trẻ về tình cảm nhưng cách đơn giản nhất trong gia đình là dùng tình cảm để giáo dục tình cảm, được xem là biện pháp giáo dục tình cảm đầu tiên trong đời trẻ. Gia đình là môi trường đầu tiên giáo dục trẻ thể hiện cảm xúc, biết yêu thương, quan tâm thế giới xung quanh. Vì thế, chính tình cảm ấm áp, môi trường yêu thương, nuôi dưỡng của cha mẹ bảo vệ con trẻ trước các tác động của tuổi thơ và giúp trẻ cải thiện sức khỏe lâu dài, bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần (Eisenberger, 2012). Chính vì thế môi trường gia đình là nơi thuận lợi nhất để hình thành và phát triển tình yêu thương của trẻ đối với thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, vai trò của người làm cha, làm mẹ rất quan trọng trong việc xây dựng nên cảm xúc, tình cảm của trẻ. Nếu sống trong môi trường mà người lớn xử lý mọi chuyện bằng hành động thì đứa trẻ sẽ cho rằng hành vi này là cách duy nhất để giải quyết vấn đề. Vì thế, môi trường với các biểu hiện sống có tình cảm, thì đứa trẻ hiểu được mọi việc theo đúng cách. Vấn đề giáo dục tình cảm dựa trên sự phát triển tâm lý, sự phát triển về mặt tình cảm như nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra các nhận định về việc giáo dục tình cảm cho trẻ trước hết bắt đầu từ các thái độ, hành vi, cử chỉ tình cảm trong gia đình, từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục tình cảm ngay trong những năm đầu đời ở tại gia đình.
  18. 9 Theo học thuyết nhu cầu Abraham Maslow cũng nêu ra quan điểm về nhu cầu thứ ba trong tháp nhu cầu. Nhu cầu yêu thương và thuộc về - love and belonging – là một trong những nhu cầu cấp thấp và có ở tất cả mọi người kể cả trẻ em. Do đó, tình cảm yêu thương là nhu cầu kế tiếp để chuyển tiếp con người đến với việc tìm hiểu tiềm năng và sứ mạng để thực hiện được các nhu cầu cấp cao như nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu hiện thực hóa bản thân. Nhưng nhu cầu yêu thương rất mỏng manh dễ bị các nhu cầu khác che lấp đi, nên trẻ em cũng cần có được nhu cầu được yêu thương ngay từ khi còn nhỏ. Carl Roggers đồng ý với những giả định của Abraham Maslow và cũng nhắc đến tình yêu thương vô điều kiện để hình thành nhân cách của con người. Tình yêu thương vô điều kiện ấy trẻ nhận được từ gia đình (cha mẹ, ông bà) và từ trường học (giáo viên, bạn bè). Trẻ được nhìn nhận mọi sự việc, quan điểm tích cực vô điều kiện và nhận được sự đồng cảm như được lắng nghe, thấu hiểu giúp trẻ phát triển các tính cách lành mạnh, khai phá các tiềm năng của mỗi con người. Như Carl Rogers mô tả một cá nhân hiện thực hóa bản thân được hay không, yếu tố chính là kinh nghiệm thời thơ ấu. Carl Rogers (1951) xem trẻ em có hai nhu cầu cơ bản: sự quan tâm tích cực của người khác và tự trọng. Một đứa trẻ có lòng tự tin và cảm xúc tích cực về chính bản thân mình có thể đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, chấp nhận thất bại và bất hạnh vào những lúc nào đó, và cởi mở với mọi người. Một đứa trẻ không thống nhất được tình cảm và tư duy của mình khi không nhận được sự chấp nhận của người lớn và dẫn đến những hành vi sai lệch, những ý thức về tình cảm, hình ảnh và giá trị bản thân bị bóp méo. Botkin, D. và Twardosz, S (1988) nghiên cứu sự khác biệt về hành vi tình cảm mà giáo viên mầm non biểu lộ cho các cá nhân so với các nhóm trẻ và số lượng tình cảm mà giáo viên thể hiện với trẻ em gái và trẻ em trai. Hành vi tình cảm của giáo viên được ghi nhận như là những từ mỉm cười, trìu mến, liên hệ tình cảm tình cảm tích cực, và những tiếp xúc tình cảm thể lý thụ động.
  19. 10 Kết quả của nghiên cứu này gợi ý hướng cho các chương trình đào tạo giáo viên và các chương trình giáo dục mầm non của một số quốc gia quan tâm và thấy được sự quan trọng của việc giao lưu tình cảm với trẻ bằng những biểu hiện nhỏ cũng làm nên sự thay đổi lớn trong việc phát triển và giáo dục tình cảm ở trẻ. Qua nghiên cứu, các GVMN nhận thấy được tầm quan trọng của các biểu hiện tình cảm đối với trẻ và xây dựng biện pháp phù hợp đối mỗi cá nhân trẻ. Daniel Goleman (2012) cho rằng xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng, làm cho con người mang đầy đủ tính người cũng như có thể thành đạt trong cuộc sống. Trí tuệ cảm xúc là biểu hiện của thần kinh – logic thông qua hành vi có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ các mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh, các mối liên hệ giữa cảm xúc và lý trí. Những người có thói quen hiểu được tình cảm của bản thân và ngươi khác và làm chủ, hòa hợp được chúng thì sẽ có nhiều lợi thế trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống và công việc (Daniel Goleman, 2012). Do vậy, sử dụng biện pháp giáo dục tình cảm bằng cách hình thành trí tuệ cảm xúc cho trẻ góp phần giúp trẻ hiểu được được các khái niệm tình cảm. Thể hiện các hành động tình cảm là biện pháp trực tiếp tác động đến trẻ. Trong khi giao tiếp là một phương tiện rất quan trọng để truyền đạt cảm xúc tích cực cho người khác, đặc biệt là trẻ em, sự ấm áp và tình cảm cũng có thể được chuyển tải thông qua các biểu hiện trên khuôn mặt, tiếng cười và tiếng nói; những từ ngữ của sự yêu mến, động viên và trêu đùa nhau; hay một loạt các tiếp xúc vật lý như là một cù lét, một cái vỗ nhẹ trên đầu, hoặc một cái bắt tay hay một cái chạm nhẹ đặc biệt, hay còn gọi là tình cảm vật lý. Mỉm cười là một cách hiệu quả đặc biệt để truyền tải cảm xúc tích cực mà trẻ nhận được sớm nhất từ thời thơ ấu và có thể giúp trẻ hiểu được tình cảm của người khác đối với mình. (Expressing Warmth and Affection to Children, 2005). Những biểu hiện trên được nghiên cứu như một cách giao tiếp phi ngôn ngữ. Trẻ em
  20. 11 rất nhạy cảm với các cử chỉ, hành vi, lời nói, âm điệu của người khác đối với mình, nên trẻ cảm nhận được các mức độ tình cảm mà người dành cho mình ngoài những lời nói yêu thương mà còn qua những biểu hiện phi ngôn ngữ. Ngôn ngữ cơ thể có thể cho thấy được sự yêu thương hoặc không quan tâm. Những cảm xúc và suy nghĩ của trẻ không được người lớn xác nhận, hoặc người lớn - ở đây là cha mẹ, giáo viên không muốn ôm, cười và có cử chỉ khuyến khích khác, nó có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tình cảm, lòng tự trọng của trẻ (Ipatenco, 2015). Các nghiên cứu về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với mối quan hệ tình cảm của trẻ. Chẳng hạn nhóm Collado, S., Staats, H., & Corraliza, J.A. (2013) nghiên cứu về những trải nghiệm của trẻ qua hoạt động trại hè nhấn mạnh về những kinh nghiệm tự nhiên làm gia tăng mối quan hệ tình cảm của trẻ với thiên nhiên, có niềm tin vào hệ sinh thái và sẵn sàng thể hiện hành vi bảo vệ môi trường sinh thái. Quan hệ tình cảm với thiên nhiên và niềm tin sinh thái trở thành trung gian ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp xúc với thiên nhiên đối với hành vi sinh thái của trẻ một cách độc lập. Và thiên nhiên ảnh hưởng đến cảm xúc và trí tuệ của trẻ (Kellert, 2005, 65). Biện pháp trải nghiệm qua tự nhiên thúc đẩy thể chất và tinh thần của con người và thậm chí những hành động của con người trở nên có ích có thể giúp gìn giữ hoạt động của các hệ thống tự nhiên (Kellert, 2005, 9). 1.1.2. Các nghiên cứu về biện pháp giáo dục tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở Việt Nam Giáo dục tình cảm là một trong các lĩnh vực quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ mầm non ở Việt Nam. Tuy nhiên tại Việt Nam, trong lĩnh vực giáo dục tình cảm chưa được chú trọng như lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ…. Do đó, không nhiều nghiên cứu về vấn đề giáo dục tình cảm cho trẻ. Nếu có, chủ yếu là nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tâm lý về cảm xúc trên các đối tượng khác nhau như giáo viên, cha mẹ, doanh nghiệp, nhân sự, nhà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2