intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

97
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định thực trạng giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

  1. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hoàng Phương Thảo BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hoàng Phương Thảo BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH VĂN SƠN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Phương Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Phòng Đào tạo, Khoa Giáo dục mầm non, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô, đặc biệt là PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, người hướng dẫn khoa học đã dành rất nhiều thời gian tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên của các lớp 5 – 6 tuổi của các trường Mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cho tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2018 Học viên Nguyễn Hoàng Phương Thảo
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ ............................................................................ 9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ .................................................................................................. 9 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về giáo dục KN TBVBT .................................... 9 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về giáo dục KN TBVBT................................... 12 1.2. Lý luận về giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ tại trường mầm non ................................................................................... 16 1.2.1. Các vấn đề lý luận về KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi .................................... 16 1.2.2. Đặc điểm tâm lý trẻ 5 – 6 tuổi liên quan đến KN TBVBT ............................ 21 1.2.3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề ........................................................................ 30 1.2.4. Giáo dục kỹ năng TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ........... 40 1.2.5. Biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ tại trường mầm non ....................................................................................................... 47 1.2.6. Tiêu chí và thang đánh giá KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi trong TC ĐVTCĐ .................................................................................................................................. 49 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 54 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ .................................................................................. 55 2.1. Khái quát điều tra thực trạng .................................................................................. 55 2.1.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 55 2.1.2. Nhiệm vụ khảo sát thực trạng ........................................................................ 55 2.1.3. Phương pháp và đối tượng khảo sát ............................................................... 55 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở các trường MN.............................................................. 60 2.2.1. Thực trạng biểu hiện KNTBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở
  6. các trường MN ......................................................................................................... 60 2.2.2. Thực trạng giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở các trường MN ......................................................................................................... 67 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 83 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ .......................................................................... 84 3.1. Những định hướng đề xuất biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ......................................................................... 84 3.1.1. Cơ sở lý luận về giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ .................................................................................................................... 84 3.1.2. Cơ sở thực tiễn về giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ .................................................................................................................... 85 3.1.3. Những yêu cầu xác lập biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ............................................................................................. 85 3.2. Một số biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ .. .............................................................................................................. 88 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................................. 97 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .................. 97 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................................... 98 3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................. 98 3.4.3. Mô tả cách thức tiến hành .............................................................................. 98 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm...................................................................................... 99 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 104 1. Kết luận ............................................................................................................ 104 2. Kiến nghị ............................................................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 107 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 108
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý GDMN Giáo dục mầm non GV Giáo viên GVMN Giáo viên mầm non HĐVC Hoạt động vui chơi KN Kỹ năng KNS Kỹ năng sống KN TBVBT Kỹ năng tự bảo vệ bản thân MN Mầm non TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TC ĐVTCĐ Trò chơi đóng vai theo chủ đề TD TQSĐ Tư duy trực quan sơ đồ
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi .................................49 Bảng 1.2. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ .........................................................51 Bảng 2.1. Bảng phương pháp và đối tượng khảo sát ............................................58 Bảng 2.2. Khái quát thông tin về đối tượng khảo sát ...........................................59 Bảng 2.3. Kết quả biểu hiện KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi .................................61 Bảng 2.4. Biểu hiện KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi theo từng nhóm kỹ năng .....63 Bảng 2.5. So sánh biểu hiện KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi các trường Công lập và ngoài Công lập .................................................................................67 Bảng 2.6. Mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường MN ................................................................................68 Bảng 2.7. Kết quả thực hiện các nội dung giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường MN.................................................................................70 Bảng 2.8. Hình thức giáo viên sử dụng giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi 72 Bảng 2.9. Hình thức giáo viên sử dụng giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi trong lớp .......................................................73 Bảng 2.10. Kết quả giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ .........................................................76 Bảng 2.11. Nguyên nhân dẫn đến một số KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi chưa được hình thành trong TC ĐVTCĐ ...............................................................78 Bảng 2.12. Đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ của GVMN .........................80 Bảng 2.13. Đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 thông qua TC ĐVTCĐ của GVMN ................................80 Bảng 3.1. Quy ước điểm trung bình (ĐTB) với thang đo các mức độ đánh giá..98 Bảng 3.2. Ý kiến đánh giá của giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp ......99 Bảng 3.3. Ý kiến của giáo viên về tính khả thi của các biện pháp .....................100
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đánh giá chung mức độ biểu hiện KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi ........ 65 Biểu đồ 2.2. Đánh giá chung mức độ biểu hiện KN TBVBT theo từng tiêu chí ....... 65 Biểu đồ 2.3. Hình thức GVMN sử dụng giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi .... 72
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Học để biết; học để làm; học để tồn tại; và học để chung sống” trong bản báo cáo nổi tiếng của Jacques Delors là mục tiêu nền tảng trong nền giáo dục thế kỷ XXI [31]. Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta nhận thấy bản thân mỗi con người, nhất là trẻ nhỏ muốn hòa nhập, muốn tồn tại đều cần trang bị các kỹ năng sống (KNS) cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích nghi, kỹ năng tự bảo vệ bản thân… Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ mầm non [51]. Nếu bản thân trẻ không có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức, khó khăn mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân (KN TBVBT) cho trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. Khi người lớn trang bị cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé KN TBVBT sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Từ đó, trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với bạn bè, mọi người xung quanh, với thiên nhiên và học hỏi, làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Ngược lại nếu trẻ thiếu các KN TBVBT cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Thống kê gần đây nhất trong bản báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em Việt Nam của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy bỏng, ngã, ngộ độc, động vật cắn, tai nạn giao thông, ngạt, đuối nước, điện giật... là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trung bình 8.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm [52]. Điều này càng làm minh chứng rõ rệt về sự cấp thiết cần trang bị cho trẻ các kỹ năng (KN) cần thiết để ứng phó, xử lý các tình huống nguy hiểm gặp phải cũng như bảo vệ chính bản thân mình. 1
  11. Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ đặt nền móng cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người mới Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kì đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và xu hướng phát triển của thời đại [19, tr45]. Giáo dục trong những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ. Trẻ nhỏ học tập từ nhiều môi trường khác nhau, trẻ học ở gia đình, bạn bè và môi tường xung quanh. Trong đó, một môi trường vô cùng cần thiết để trẻ học tập chính là trường mầm non - nơi chuẩn bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng nền tảng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc học tập, tăng khả năng sẵn sàng bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Các nội dung chăm sóc – giáo dục được tổ chức lồng ghép với nhiều hình thức hoạt động đa dạng. Trong đó, hoạt động vui chơi (HĐVC) mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề (TC ĐVTCĐ) chính là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là hoạt động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và tích cực nhất. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là phương tiện giáo dục hiệu quả, luôn tạo ra nhiều cơ hội để trẻ phát triển về mọi mặt, giúp trẻ được tự thể hiện mình, thể hiện sự sáng tạo và làm quen với xã hội người lớn, học hỏi cách ứng xử và giao tiếp xã hội. Qua đó, trẻ cũng học hỏi được những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày nhanh chóng và dễ dàng. Đó cũng chính là cách thức quan trọng chúng ta có thể giúp trẻ 5 – 6 tuổi hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân tại các trường mầm non. Những đánh giá ban đầu cho thấy việc giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non chưa đồng bộ và thống nhất [2]. Có thực trạng khi tổ chức hoạt động vui chơi trong đó có TC ĐVTCĐ, giáo viên chưa chú trọng hình thành những KN sống và trí tưởng tượng cho trẻ [56]. Còn ở một góc độ khác, với những nội dung dạy trẻ 5 – 6 tuổi kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhận biết một số tình huống, nguy cơ không an toàn và cách xử lý, phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ bằng những lời trò chuyện, hoặc dặn dò nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục dạy trẻ [57]. 2
  12. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” để tiến hành nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở một số trường mầm non tại TP. HCM. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xác định được thực trạng giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại TP. HCM, từ đó đề xuất và tiến hành áp dụng một số biện pháp phù hợp thì có thể giúp trẻ 5 – 6 tuổi hình thành KN TBVBT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về: KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi, trò chơi đóng vai theo chủ đề, giáo dục KN TBVBT thông qua TC ĐVTCĐ, biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ . 3
  13. 5.2. Xác định thực trạng giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở một số trường mầm non tại TP. HCM. 5.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Địa bàn nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu tại một số trường mầm non ở quận 3, quận 6, quận 8 tại TP. HCM. 6.2. Phạm vi nội dung nghiên cứu Đề tài đề cập đến các biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ trong hoạt động vui chơi ở một số trường mầm non tại TP. HCM. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Vận dụng quan điểm cấu trúc xây dựng cơ sở lý luận và khung lý luận như khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, trò chơi, trò chơi đóng vai theo chủ đề, vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề trong việc giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi, giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ, biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ (bảng câu hỏi, ý kiến chuyên gia), từ đó xác định các thao tác nghiên cứu gồm: nghiên cứu lý luận, bảng đánh giá, bình luận đề tài và xác lập đề xuất các biện pháp. 7.1.2. Quan điểm thực tiễn Trong khoảng thời gian gần đây, báo chí và các phương tiện thông tin đưa tin về các hiện tượng trẻ mầm non bị tai nạn, bắt cóc, xâm hại trên cả nước và ở TP. HCM. 4
  14. Thực trạng xã hội có nhiều mối nguy hiểm luôn rình rập, nhất là trẻ nhỏ đang là mối quan tâm của các bậc phụ huynh, cha mẹ, cộng đồng và trên hết là những trăn trở của các quản lý, giáo viên ngành Giáo dục, trở thành những cơ sở thực tiễn của đề tài. Trong đó ở các trường mầm non (MN), việc triển khai giảng dạy KN TBVBT cho trẻ mầm non chưa đồng bộ và triệt để, các nội dung giảng dạy các trường mầm non chưa thống nhất và các phương pháp giảng dạy còn tập trung diễn giải, trò chuyện với trẻ là chính. Các em khó hình thành KN TBVBT thuần thục và vận dụng kỹ năng này vào xử lý các tình huống thực tế trong cuộc sống. Vì vậy việc tìm hiểu thực trạng giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi và đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng này cho trẻ thông qua TC ĐVTCĐ ở một số trường MN tại TP. HCM là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đề ra. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Mục tiêu: Làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu “Biện pháp giáo dục kỹ năng TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ”. - Nội dung: Hệ thống hoá cơ sở lý luận từ các tài liệu lý luận và công trình nghiên cứu có liên quan đến biện pháp giáo dục kỹ năng TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ. - Đối tượng: Sách, báo, các tạp chí khoa học và công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Cách thức: Đọc và tham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phân tích và tổng hợp các tài liệu nhằm xây dựng khung cơ sở lí luận cho đề tài cũng như các định hướng cho công cụ nghiên cứu. 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 5
  15. - Mục tiêu: Đánh giá thực trạng biểu hiện KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi trong TC ĐVTCĐ; xác định mức độ nhận thức của giáo viên về giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ; xác định các biện pháp mà giáo viên đã thực hiện nhằm giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TC ĐVTCĐ. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tác động nhằm giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ. - Nội dung: Hệ thống các câu hỏi trong 3 bảng hỏi dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến dành cho GVMN, trẻ lớp lá các trường MN. 1 bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng biểu hiện KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi trong TC ĐVTCĐ. Bảng hỏi thứ 2 nhằm làm rõ thực trạng giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ ở các trường MN tại TP. HCM. Bảng hỏi thứ 3 nhằm khảo sát tính khả thi và cần thiết của một số biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ được đề xuất. - Khách thể khảo sát bảng hỏi: Giáo viên mầm non. - Cách thức: Gửi bảng hỏi cho từng người và thu trực tiếp. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Mục tiêu: Thu thập thông tin về biểu hiện KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi, làm rõ thêm những ý kiến của giáo viên; xác định thực trạng các biện pháp mà giáo viên đã thực hiện nhằm giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ làm cơ sở đề xuất một số biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ. - Nội dung: Những biểu hiện về KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi, những biện pháp giáo viên đã thực hiện để giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ. - Đối tượng: Giáo viên mầm non, trẻ lớp lá và Ban giám hiệu. - Cách thức: Phỏng vấn trực tiếp, ghi chép, thu âm. 7.2.2.3. Phương pháp quan sát - Mục tiêu: Xác định mức độ biểu hiện KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi trong TC ĐVTCĐ, xác định những biện pháp giáo viên sử dụng nhằm giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TC ĐVTCĐ. 6
  16. - Nội dung: TC ĐVTCĐ ở trường mầm non, biểu hiện KN TBVBT của trẻ 5 – 6 tuổi trong TC ĐVTCĐ, biện pháp giáo viên sử dụng nhằm giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi trong TC ĐVTCĐ. - Đối tượng: Hoạt động của trẻ, hoạt động của giáo viên. - Cách thức: Chụp hình, thu âm hoạt động của trẻ, ghi chép để làm tư liệu nghiên cứu. 7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động (hồ sơ của giáo viên) - Mục tiêu: Thu thập và tìm hiểu, phân tích các hồ sơ giảng dạy của giáo viên mầm non: kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và các kế hoạch ngày… để thu thập thêm các thông tin về việc soạn giảng, cách tổ chức thực hiện và đánh giá các hoạt động trên thực tế của các giáo viên, bổ sung kết quả cho thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Nội dung: Nội dung, hình thức giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi. - Đối tượng: Kế hoạch năm học của giáo viên mầm non. - Cách thức: Xem trực tiếp, ghi chép để làm tư liệu nghiên cứu. 7.3. Phương pháp thống kê toán học - Mục tiêu: Tìm ra kết quả của quá trình khảo sát thực trạng, kiểm tra kết quả của quá trình thử nghiệm và khảo sát tính khả thi của các biện pháp. - Nội dung: Xử lý, phân tích thông tin thu được từ bảng hỏi, phiếu điều tra, ghi chép... - Đối tượng: Dữ liệu, thông tin định lượng từ các dữ liệu thống kê đã khảo sát. - Cách thức: Dùng phần mềm Excel. 8. Đóng góp mới của đề tài: Về mặt lý luận, đề tài góp phần hệ thống hóa kiến thức về các biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường MN. 7
  17. Về mặt thực tiễn, đề tài giúp giáo viên GDMN có góc nhìn cụ thể về các biện pháp giáo viên sử dụng nhằm giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường MN tại TP. HCM, đề xuất một vài biện pháp giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở các trường MN. 9. Cấu trúc của đề tài: Mở đầu Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Chương 3: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 8
  18. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề giáo dục KN TBVBT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua TC ĐVTCĐ 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về giáo dục KN TBVBT Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân là vấn đề được chú trọng trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống tại quốc gia trên thế giới. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ em vô cùng hiếu động, tò mò, muốn khám phá mọi thứ trong thế giới xung quanh. Tuy nhiên trẻ chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống, khả năng nhận thức thế giới của trẻ lại rất hạn hẹp. Chính vì thế, trẻ thường dễ gặp những nguy hiểm, trẻ cần được trang bị một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử giáo dục trên thế giới và nước ta, nhiều nhà Tâm lý học và Giáo dục học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mang giá trị lý luận và thực tiễn về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân. a. Nghiên cứu vấn đề giáo dục KN TBVBT Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em khẳng định: “Vì chưa đạt đến sự trưởng thành về mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trước cũng như sau chào đời. Các bậc cha mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình. Không ai được phép làm tổn hại đến trẻ em. Nghĩa vụ của chúng ta là tôn trọng và bảo vệ các em. Không ai được ngược đãi trẻ em trai và gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ hoặc tình cảm, kể cả cha mẹ, thầy cô giáo hay những người chăm sóc trẻ. Các bậc cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ con cái của mình tránh mọi nguy cơ xâm hại tình dục dưới mọi hình thức khác nhau. Không một ai, kể cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh em, họ hàng, thầy cô, hàng xóm hay những 9
  19. người xa lạ, có thể lạm dụng và xâm hại trẻ em về mặt tình dục. Lạm dụng tình dục trẻ em là một tội ác. Nếu cha mẹ hay những người có trách nhiệm chăm sóc các em nhận thấy những điều đó mà không báo cho các nhà chức trách thì bị coi là kẻ đồng phạm”[21]. Rõ ràng thực tế cho thấy cần nhìn nhận trẻ em cần được chăm sóc, yêu thương, bảo vệ và trên hết các em cũng cần được trao dồi các kỹ năng cơ bản để có thể tự bảo vệ bản thân mình. Từ những thập niên 80 của thế kỷ XX, những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bắt đầu được quan tâm. Người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này là Gilbert J. Botvin là chuyên gia về sức khỏe cộng đồng, chuyên gia cao cấp về Tâm lý học, Trưởng khoa Phát triển kỹ năng sống thuộc trường Đại học Cornell, Mỹ. Từ năm 1979, ông và các cộng sự đã lập nên một chương trình giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ từ 17-19 tuổi. Lúc đó, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho người học cũng được quan tâm. Một chương trình được lập ra nhằm giúp người học có khả năng từ chối những lời rủ rê sử dụng chất gây nghiện, nâng cao sự tự khẳng định bản thân, kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán [15]. Trong dự án về “Trẻ em và môi trường gia đình” (1990-1995) của UNESCO phối hợp cùng với UNICEF và WHO tập trung vào những lĩnh vực có ý nghĩa sống còn trong thời đại ngày nay như dinh dưỡng, kích thích trẻ phát triển toàn diện, cách nuôi dạy trẻ an toàn trong hoàn cảnh loạn lạc, các vấn đề về trẻ khuyết tật, về giáo dục tiền học đường bằng cách huy động mọi lực lượng và tài nguyên cả hiện đại lẫn cổ truyền để cải thiện những năng lực và tiện nghi cho trẻ. UNESCO tìm cách góp lâu dài và có hiệu quả để giúp trẻ phát triển và tự tin vào đời [2]. Bên cạnh đó, cũng có các đầu sách, báo nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Tuyển tập “Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ mình” năm 2010 của tác giả Bạch Băng cùng các đồng tác giả giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tự bảo vệ bản thân thông qua các câu chuyện diễn ra trong chính cuộc sống thường ngày của trẻ nhỏ ở độ tuổi mầm non, qua đó trẻ học cách tự bảo vệ bản thân trước những tai nạn bất ngờ [5]. Hay trong tác phẩm “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” của tác giả Yoon Yeo Hong được nhà xuất bản Thông tin và truyền thông dịch và xuất bản năm 2011 đã trình bày các tình huống thiết thực, kết hợp đan xen giữa lý thuyết và 10
  20. thực hành, giúp trẻ nhận biết các mối nguy hiểm, nâng cao cảnh giác và bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như việc đưa ra những hướng dẫn trẻ cách xử lý hoặc thoát khỏi nguy hiểm trong những tình huống bất ngờ [21]. Tiếp đến, đề tài: “Teaching personal safety skills to young children” (Phương pháp dạy kỹ năng an toàn cho trẻ nhỏ) của tác giả Sandy K. Wurtele và Julie Sarno Owens thuộc khoa Tâm lý, Đại học Colorado tại Colorado Springs, CO, Mỹ. Công trình đã nghiên cứu trên 406 trẻ mẫu giáo nhằm xác định mức độ kỹ năng an toàn cá nhân, phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao kỹ năng an toàn cá nhân cho trẻ [26]. Trong những năm gần đây, “Quy tắc đồ lót” của Tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em NSPCC của Anh nhằm ngăn ngừa tình trạng bạo lực tình dục trẻ em với những bài học về tránh xâm hại bản thân qua những bài học hết sức đơn giản và ngắn gọn nhằm giúp cha mẹ giải thích cho con cái về những bộ phận trên cơ thể mà người khác không được đụng chạm vào, cách phản ứng và hướng dẫn trẻ cách tìm sự giúp đỡ. b. Nghiên cứu vấn đề giáo dục KN TBVBT cho trẻ thông qua trò chơi Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhiều học thuyết về trò chơi xuất hiện. Các nhà tâm lý học, giáo dục học: A. N. Leonchiep; Đ. B. Enconhin; N. K. CrupxKaia; A. P. Uxova; A. V. Daporozet; L. X. Vugotxky; A. X. Macarenco; A. I. XororoKiala… đã khẳng định hoạt động chơi chính là một phương tiện vô cùng hữu hiệu trong giáo dục nhân cách cho trẻ. Các nhà nghiên cứu Xô Viết đã đưa ra cách nhìn mới về bản chất xã hội trong trò chơi trẻ em. Họ đều khẳng định: trò chơi – đặc biệt là TC ĐVTCĐ có vai trò quan trọng hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo, là một hình thức hoạt động chủ yếu hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ, hình thành thái độ của trẻ đối với cuộc sống, là phương tiện kích thích trẻ thực hiện các hành động thực tiễn và là phương tiện củng cố sự hợp tác cần thiết ở trẻ. Tác giả A. X. Macarenco đã viết, trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ. Ý nghĩa này chẳng khác gì ý nghĩa của sự hoạt động, sự làm việc và phục vụ đối với người lớn. Ông nhìn nhận trò chơi ở nhiều khía cạnh khác nhau và trước tiên là trong việc chuẩn bị cho đứa trẻ bước vào cuộc sống, vào hoạt động lao động. “Trò chơi có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của đứa trẻ, tương tự như hoạt động, công việc có ý nghĩa 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2