Tiểu luận: Thuế và cung lao động
lượt xem 14
download
Đề tài Thuế và cung lao động nhằm trình bày về cung lao động là một yếu tố quan trọng của sản xuất, vì vậy các mô hình của lao độngcung cấp một yếu tố quan trọng quyết định sản lượng của một nền kinh tế. Khi ban hành một chính sách thuế liên quan trực tiếp đến cung lao động, các chính sách thuế này sẽ tác động trực tiếp đến mức thu nhập của người lao động, làm ảnh hưởng đến hành vi của người lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thuế và cung lao động
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Tiểu luận THUẾ VÀ CUNG LAO ĐỘNG Nhóm 04 Trang 1
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU: Cung lao động là một yếu tố quan trọng của sản xuất, vì vậy các mô hình của lao độngcung cấp một yếu tố quan trọng quyết định sản lượng của một nền kinh tế. Khi ban hành một chính sách thuế liên quan trực tiếp đến cung lao động, các chính sách thuế này sẽ tác động trực tiếp đến mức thu nhập của người lao động, làm ảnh hưởng đến hành vi của người lao động. Do đó chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến mức cung lao động cung ứng cho thị trường. Vậy thuế ảnh hưởng như thế nào đến cung lao động và ngược lại sự thay đổi của số tiền thuế thu được trong tương quan với cung lao động biến đổi như thế nào? Nội dung bài thuyết trình chủ yếu trình bày các vấn đề: 1. Mô hình thuế và cung lao động cơ bản 2. Ảnh hưởng của thuế đến cung lao động 3. Số thuế thu được và cung lao động 4. Mô hình thuế đặc biệt: EITC của Mỹ PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Cung lao động: Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động. Khi xét đến cung lao động, các hành vi của người lao động có ảnh hưởng đến cung lao động cho thị trường như sau: Quyết định tham gia hoặc không tham gia lao động (làm việc hay không làm việc) Nhóm 04 Trang 2
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Quyết định số giờ làm việc (làm việc nhiều hay ít) Quyết định nghỉ hưu 2. Mô hình thuế và cung lao động cơ bản: 2.1. Các giả định của mô hình: Khi xem xét yếu tố cung lao động, giả sử chỉ xem xét đến hành vi quyết định số giờ làm việc ít hay nhiều của người lao động. Mặt khác, giả định người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm việc ít hay nhiều Mức giá cho một giờ lao động là không đổi khi làm thêm giờ Thu nhập khác từ lương không phụ thuộc vào số giờ làm việc. Mô hình không xét đến yếu tố tiết kiệm, tức là giả định toàn bộ thu nhập của người lao động sẽ chi cho tiêu dùng 2.2. Thiết lập mô hình: 2.2.1. Lựa chọn giữa giờ làm việc và giờ nhàn rỗi khi chưa có thuế: Xét cá nhân người lao động A có quỹ thời gian cố định là T. A có thể dùng quỹ thời gian của mình để làm việc hoặc thư giãn. Gọi h là số giờ làm việc, l là số giờ nhàn rỗi (h + l = T). Nếu làm việc, mỗi giờA sẽ được trả mức lương w. Ngoài thu nhập từ lao động (thu nhập từ lương), An còn có mức thu nhập khác là N. Mức tiêu dùng của A là C. Ta có: C = w.h + N = w.(T-l) + N = -w.l + (N + w.T) Hay có thể viết cách khác: N + w.T = C + w.l (1) Xét trong các điều kiện giả định trên (N + w.T) là một con số xác định cụ thể. Như vậy, người lao động đứng trước sự lựa chọn: muốn tiêu dùng nhiều hơn thì phải giảm thời gian nhàn rỗi l và ngược lại nếu dành thời gian nhàn rỗi nhiều thì thu nhập giảm, do đó phải cắt giảm tiêu dùng. Như vậy có sự đánh đổi giữa thời gian nhàn rỗi và mức tiêu dùng. Người lao động phải quyết định lựa chọn giữa số giờ làm việc và thời gian nhàn rỗi. Có thể minh họa sự lựa chọn đó thông qua đồ thị với: Nhóm 04 Trang 3
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Trục hoành: thể hiện số giờ nhàn rỗi và quỹ thời gian của người lao động, bất cứ điểm nào trên trục hoành cũng thể hiện được số giờ nhà rỗi và số giờ làm việc của người lao động. Trục tung: Mức tiêu dùng tương ứng với từng lựa chọn thời gian nhàn rỗi. Đường giới hạn ngân sách (1) thể hiện trên biểu đồ cho thấy sự kết hợp giữa thời gian nhàn rỗi và tiêu dùng của cá nhân A. Tiêu dùng B N + w.T iii M C1 ii i N C Nhàn rỗi Làm việc L1 Nhàn rỗi O T Quỹ thời gian Hình 1.1 Đường bàng quang của A phụ thuộc vào sở thích của A. Ta có các đường bàng quang có mặt lồi hướng về gốc O. Ba đường bàng quang này được đặt tên là (i), (ii), (iii) như hình vẽ. Vì tổng mức thu nhập của A là có giới hạn nên có thể thấy điểm M (tiếp điểm giữa đường bàng quang (ii) và đường giới hạn ngân sách) là lựa chọn tối ưu của A để tối đa hóa mức thỏa dụng. Tại điểm M, A sử dụng L1 giờ nhàn rỗi và kiếm được thu nhập OC1 2.2.2. Lựa chọn giữa giờ làm việc và giờ nhàn rỗi khi có thuế: Nhóm 04 Trang 4
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Thuế tỷ lệ: Giả sử chính phủ đánh thuế thu nhập với thuế suất tỷ lệ t trên thu nhập từ lao động. Thuế này sẽ làm giảm tiền lương mỗi giờ làm từ w xuống còn (1-t).w.Khi đó, A giảm bớt giờ lao động 1 giờ thì chỉ mất một khoảng thu nhập (1-t).w thay vì phải mất w như trước khi đánh thuế.Như vậy, thuế đã làm giảm chi phí cơ hội của một giờ nhàn rỗi. Đường giới hạn ngân sách mới: N + (1-t).w.T = C + w.(1-t).l(2) Minh họa trong hình 1.2: Tiêu dùng N + w.T B Độ dốc -w M D C1 Độ dốc –w (1-t) N C2 N C Nhàn rỗi O L1 L2 T Hình 1.2 Đường ngân sách của A khi này không còn là là BC nữa mà dịch chuyển thành DC với độ dốc bằng –w(1-t). Do đánh thuế, nên A chọn một điểm dọc theo đường giới hạn ngân sách DC. Giả sử điểm lựa chọn tối ưu đối với A là N. Khi đó, thời gian nhàn rỗi tăng lên L2 và tương ứng tiêu dùng giảm xuống C2.Như vậy thuế đã làm giảm giờ làm việc của A. Câu hỏi đặt ra là có phải thuế luôn luôn làm giảm mức cung lao động như trên hay không? Hình 1.3 cho thấy khi A bị đánh thuế thì người này lại gia tăng số giờ làm việc, nghĩa là giảm giờ nhàn rỗi từ L1 xuống L2. Nhóm 04 Trang 5
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Tiêu dùng B Độ dốc -w D M C1 Độ dốc –w (1-t) N C2 C Nhàn rỗi O L2 L1 Hình 1.3 Như vậy, vấn đề ở đây là sự lựa chọn phụ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân mà khi đó tác động của thuế có thể làm tăng, giảm hoặc giữ như cũ giờ nhàn rỗi. Cụ thể tác động của thuế đối với từng nhóm đối tượng sẽ được phân tích cụ thể ở phần II. Thuế lũy tiến: Việc phân tích thuế lũy tiến tương tự như đối với thuế tỷ lệ. Giả sử biểu thuế thu nhập lũy tiến từng phần như sau: Mức thu nhập Thuế suất Đến 5.000$ t1 Trên 5.000$ đến 10.000$ t2 Trên 10.000$ t3 Giả sử t3 > t2> t1 Đường giới hạn ngân sách có dạngCHKD như hình 1.4 + Mức thu nhập đến 5.000$: độ dốc của đoạn CH là (1-t1).w Nhóm 04 Trang 6
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng + Tại điểm H: tiêu dùng của A = (1-t1).5000$ + N + Phần thu nhập trên 5.000$ đến 10.000$ tiếp theo: độ dốc đoạn HK là: (1-t2).w + Tại điểm K: tiêu dùng của A = (1-t1).5000$ + (1-t2).5000$ + N + Phần thu nhập trên 10.000$: độ dốc đoạn KD là (1-t3).w Tiêu dùng B Độ dốc -w M D K H C Nhàn rỗi O Tùy thuộc vào sở thích của A mà đường bàng quang có thể nằm ở các vị trí khác nhau, tương ứng là các lựa chọn mức cung lao động khác nhau bất kì trên đoạn CHKD. Như vậy, đối với thuế lũy tiến, sự ảnh hưởng của thuế đối với cung lao động cũng tùy thuộc vào sở thích của cá nhân. 3. Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập: Đánh thuế vào cung lao động có thể gây ra hai hiệu ứng: hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. - Hiệu ứng thay thế: khi đánh thuế làm giảm số tiền lương khả dụng thì chi phí cơ hội của nhàn rỗi cũng giảm, khi đó NLĐ có khuynh hướng thay thế làm việc bằng nhàn rỗi, tức làm giảm mức cung lao động. Như vậy, dù có làm việc bao nhiêu giờ thì thuế vẫn làm giảm thu nhập cá nhân. Hiệu ứng thay thế có khuynh hướng làm cho NLĐ làm việc ít hơn. Nhóm 04 Trang 7
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng - Hiệu ứng thu nhập: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập giảm sút, để đảm bảo thu nhập thì NLĐ phải cắt giảm số giờ nhàn rỗi làm cho số giờ lao động tăng lên. Hiệu ứng thu nhập có khuynh hướng làm cho NLĐ làm việc nhiều hơn. Minh họa trên hình 1.5: - Hiệu ứng thay thế: L1 L2 - Hiệu ứng thu nhập: L1 L3 Tiêu dùng B D M C1 N C2 E C3 C Nhàn rỗi O L1 L3 L2 T Hình 1.5 Như vậy, hai hiệu ứng này có tác động theo hai chiều ngược nhau. Nếu chỉ trên cơ sở lý thuyết thì chưa thể biết được hiệu ứng thu nhập hay hiệu ứng thay thế nổi trội hơn. Việc đánh thuế có làm giảm mức cung lao động hay không là phụ thuộc vào sở thích của mỗi người – có thể làm việc nhiều giờ hơn, ít giờ hơn, hay giữ như cũ sau khi bị đánh thuế. (Hình (a), hiệu ứng thay thế lớn hơn; còn trên hình (b), hiệu ứng thu nhập lớn hơn.) Nhóm 04 Trang 8
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Tiêu dùng Tiêu dùng (a). Hiệu ứng thay thế lớn (b). Hiệu ứng thu nhập lớn C2 C1 C1 C2 BC2 BC1 BC2 BC1 L1 L2 Giờ nhàn rỗi L2 L1 Giờ nhàn rỗi Hình (a): do hiệu ứng thay thế lớn hơn nên khi bị đánh thuế NLĐ sẽ làm việc ít hơn, đồng nghĩa với việc tăng số giờ nhàn rỗi làm cho L2 (số giờ nhàn rỗi sau khi bị đánh thuế) > L1 (số giờ nhàn rỗi trước khi bị đánh thuế). Hình (b): do hiệu ứng thu nhập lớn hơn nên khi bị đánh thuế NLĐ sẽ làm việc nhiều hơn đồng nghĩa với việc giảm số giờ nhàn rỗi làm cho L2 (số giờ nhàn rỗi sau khi bị đánh thuế) < L1 (số giờ nhàn rỗi trước khi bị đánh thuế). 4. Một số hạn chế của mô hình: Lý thuyết cơ bản nghiên cứu hiệu ứng của thuế đến cung lao động gắn liền với giả thuyết thị trường lao động lý tưởng, các cá nhân có thể tự do quyết định điều chỉnh số giờ làm việc của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, các cá nhân không thể tự do điều chỉnh giờ làm việc của mình do các công ty thường yêu cầu người lao động phải làm việc trong một số giờ nhất định. Khi xem xét yếu tố cung lao động, giả sử chỉ xem xét đến hành vi quyết định số giờ làm việc ít hay nhiều của người lao động mà không xem xét đến việc ảnh hưởng của thuế đến việc quyết định gia nhập thị trường lao động và quyết định nghỉ hưu… Nhóm 04 Trang 9
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Mô hình giải định mức giá cho một giờ lao động là không đổi khi làm thêm giờ. Thực tế, khi người lao động làm việc ngoài giờ sẽ được tăng lương cao hơn so với lương bình quân giờ bình thường. Thu nhập khác từ lương trên thực tế có thể phụ thuộc vào số giờ làm việc hưởng lương. Ngoài ra, mô hình không xét đến yếu tố tiết kiệm, tức là giả định toàn bộ thu nhập của người lao động sẽ chi cho tiêu dùng. Thực tế, bên cạnh tiêu dùng còn có tiết kiệm. II. TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG: Lý thuyết vừa được thảo luận ở trên cho rằng quyết định về mức cung lao động của mỗi cá nhân phụ thuộc vào: Các biến số ảnh hưởng đến vị trí của đường ngân sách, đặc biệt là tiền lương sau thuế như đã phân tích ở trên Những biến số ảnh hưởng đến đường bàng quang của cá nhân về nghỉ ngơi, thu nhập như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân… Để xác định sự thay đổi cung lao động theo chính sách thuế cần đo lường được độ co giãn của cung lao động theo tiền lương. Các mô hình đo lường độ co giãn cung lao động theo tiền lương. 1. Mô hình đo lường độ co giãn cung lao động theo tiền lương Độ co giãn của cung lao động đo lường phản ứng của cung lao động khi có sự thay đổi của tiền lương, chúng ta tính toán độ co giãn như sau: Tham số hiệu ứng thu nhập (η) phản ánh lượng thay đổi của thu nhập từ lao động khi thu nhập phi lao động tăng 1 đơn vị tiền tệ. Nếu nhàn rỗi cũng giống như hàng hóa thông thường khác, cũng có sự lựa chọn trong tiêu dùng thì khi thu nhập phi lao động tăng lên, người ta sẽ gia tăng thêm thời gian nhàn rỗi và giảm thời gian làm việc, do đó hiệu ứng thu nhập làm âm. Độ co giãn được bồi thường của cung lao động (εc) phản ánh % thay đổi của cung lao động khi tiền lương sau thuế tăng 1%. Nhóm 04 Trang 10
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Dưới tác động của hiệu ứng thay thế, luôn dương do khi tiền lương gia tăng thì chi phí cơ hội của nhàn rỗi tăng, khi đó người ta có khuynh hướng thay thế nhàn rỗi bằng làm việc nên cung lao động tăng. Độ co giãn không bồi thường của cung lao động (εu) phản ánh % thay đổi của cung lao động khi tiền lương ròng tăng 1%. Hiệu ứng thay thế: >0 Hiệu ứng thu nhập: 0 Ta có cân bằng εc = εu - η εc > 0, η ≤ 0, εu 0 εc là tham số quan trọng nhất vì nó giúp đo lường chi phí bóp méo tiền lương bằng cách sử dụng các loại thuế. Dưới tác động của hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập, có thể < 0 hoặc > 0, chỉ có thể xác định chính xác dấu và mức độ ảnh hưởng của thuế đến cung lao động dựa vào phân tích thực nghiệm. 2. Kết quả thực nghiệm xác định độ co giãn cung lao động Vậy “Làm cách nào để xác định độ co giãn cung lao động?” Các nhà kinh tế học đã sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính để trả lời câu hỏi trên. Lý thuyết trên cho thấy mức cung lao động của mỗi cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố: tiền lương sau thuế, thu nhập phi lao động, tính cách của người lao động như: giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân… Việc ước lượng phương trình hồi quy nhằm giải thích số giờ làm việc hàng năm là một hàm số của các biến số trên. hi: thời gian lao động (đo lường cung lao động) wi: tiền lương sau thuế Ni: thu nhập phi lao động Xi : tính cách của người lao động - Theo cuộc điều tra của Pencavel năm 1986 cho nam giới: Nhóm 04 Trang 11
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng - Killingsworth và Heckman khảo sát năm 1986 cho phụ nữ: Phần lớn độ co giãn lớn hơn với phạm vi lớn hơn (từ 0 đến hơn 1) III. SỐ THUẾ THU ĐƯỢC VÀ CUNG LAO ĐỘNG Ta có: số thuế thu được khi đánh vào cung lao động = mức lao động cung ứng thực tế trên thị trường (có xét đến yếu tố cân bằng cung cầu) * thuế suất 1. Độ co giãn của cung cầu và thuế thu được Cụ thể từng trường hợp như sau: TH1: Cầu co giãn hoàn toàn: Thu nhập/tiền S1 lương S0 B w0 D W1 A E O Số giờ làm việc L1 L0 Khi chưa có thuế: tổng thu nhập là Ow0AL0. Có thuế, S0 di chuyển sang S1, tổng thu nhập là Ow0BL1 Số thuế thu được là w0w1EB, toàn bộ phần thuế này do lao động gánh chịu TH2: Cầu không co giãn S1 D Thu nhập/tiền lương S0 Nhóm 04 Trang 12 w1 w0
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng B A O Khi chưa có thuế: tổng thu nhập là Ow0ALo Có thuế, S0 di chuyển sang S1, tổng thu nhập là Ow1BL0. Số thuế thu được là w0w1BA, toàn bộ thuế do người sử dụng lao động chịu. TH3: Cung cầu co giãn bằng nhau: S1 Thu nhập So B t W1 W0 E A W2 C D Số giờ O L1 Lo Khi chưa có thuế: tổng thu nhập là Ow0AL0 Có thuế, S0 di chuyển sang S1, tổng thu nhập là Ow1BL1. Như vậy việc CP tăng thuế sẽ làm giảm giờ làm việc của người lao động. Số thuế thu được là w1w2CB. Phần thuế mà người lao động chịu là (wow2CE) bằng phần thuế mà người sử dụng lao động chịu (wow1BE). Nhóm 04 Trang 13
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng TH4: độ co giãn của cung > độ co giãn của cầu: Thu nhập S1 B W1 t So Wo E A W2 C Số giờ làm việc D 0 L1 Lo Khi chưa có thuế: tổng thu nhập là Ow0AL0 Có thuế, S0 di chuyển sang S1, tổng thu nhập là Ow1BL1. Như vậy việc CP tăng thuế sẽ làm giảm giờ làm việc của người lao động. Số thuế thu được là w1w2CB. Phần thuế mà người lao động chịu là (wow2CE) nhỏ hơn phần thuế mà người sử dụng lao động chịu (wow1BE). TH5: độ co giãn của cung < độ co giãn của cầu: Nhóm 04 Trang 14
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng S1 Thu nhập So t B W1 Wo A E W2 C D Số giờ làm việc O L1 Lo Khi chưa có thuế: tổng thu nhập là Ow0AL0 Có thuế, S0 di chuyển sang S1, tổng thu nhập là Ow1BL1. Như vậy việc CP tăng thuế sẽ làm giảm giờ làm việc của người lao động, tuy nhiên do cung ko co giãn nhiều nên số việc làm giảm không đáng kể. Số thuế thu được là w1w2CB. Phần thuế mà người lao động chịu là (wow2CE) lớn hơn phần thuế mà người sử dụng lao động chịu (wow1BE). 2. Thuế suất và sự thu thuế? Như đã phân tích như trên, thuế có tác động đến cung lao động. Tuy nhiên, số thuế sẽ thay đổi thế nào khi thuế suất thay đổi? Và liệu chính phủ cứ tăng thuế thì sẽ thu về số thuế lớn hơn không? Nhóm 04 Trang 15
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Ta xét đường cung lao động SL thể hiện số giờ làm việc tương ứng với mức lương sau thuế. Rõ ràng hiệu ứng thay thế cho thấy người dân sẵn sàng giảm số giờ làm việc khi chính phủ đánh thuế thu nhập t. Giả sử ban đầu chính phủ không thu thuế, tiền lương làm việc mỗi giờ làm việc vẫn là w, số giờ lao động là L. Tổng thu nhập là w.L • Nếu CP đánh thuế t1: thu nhập là LacL1, thuế thu được là abcd • Nếu CP đánh thuế t2: thu nhập là LefL2, thuế thu được là akef rõ ràng khi CP tăng thuế, số thuế thu được nhiều trong khi thu nhập người dân ngày càng giảm tương ứng với số giờ làm việc giảm dần Như vậy, liệu CP sẽ luôn thu được nhiều hơn khi tăng thuế suất? Nếu CP đánh thuế t3, tổng số thuế thu được là ajih lại lớn hơn thu nhập sau thuế của người dân LhiL3. Như vậy khi CP càng tăng thuế thì thu nhập người dân càng giảm, điều này sẽ làm nản lòng người dân, mọi người sẽ ngừng làm việc và số tiền thuế sẽ tiến đến 0. Nhóm 04 Trang 16
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Tất cả những điều kiện trên được thể hiện trên đường cong Laffer. Đường cong Laffer, đặt theo tên Authur Laffer, biểu diễn quan hệ số thu thuế là hàm số của thuế suất. Nó là một trong những lý luận trung tâm của kinh tế học trọng cung. Có một mức thuế suất tối ưu (tA) cho phép nhà nước đạt được số thu ngân sách từ thuế lớn nhất. Khi thuế suất nằm dưới mức tối ưu này, thì nâng thuế suất cho phép tăng thu ngân sách. Nhưng nếu thuế suất đã cao hơn mức tối ưu này mà lại tiếp tục nâng thuế suất thì số thu ngân sách chỉ giảm đi. Hàm ý của đường cong Laffer là khi thuế suất đang ở mức cao, thì giảm thuế suất sẽ có lợi vì thu ngân sách tăng đồng thời lại khuyến khích khu vực tư nhân hăng hái đầu tư. Lý luận đường cong Laffer bị phê phán là đơn giản quá mức, chỉ dừng lại ở trạng thái tĩnh. Một trong những phê phán chính đối với đường cong Laffer là giảm thuế dẫn tới thu nhập sau thuế của người lao động tăng, khiến họ có nhu cầu nghỉ ngơi cao hơn. Sản xuất vì thế có thể bị thu hẹp do lượng cung lao động giảm. Thêm vào đó, làm thế nào để tính chính xác được thuế suất tối ưu tA hoàn toàn không phải là việc đơn giản. IV. CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ EITC CỦA MỸ: 1. Sơ lược về chương trình EITC: EITC (Earned Income tax Credit) là chương trình hỗ trợ tiền cho người có thu nhập thấp. EITC được ban hành vào năm 1975 để cung cấp các khoản tín dụng thuế hoàn lại cho công nhân thu nhập thấp và ban đầu để hoàn trả một số phần nhỏ của các loại thuế an sinh xã hội của họ (Eissa và Hoynes 1998). Nó đã được mở rộng đáng kể trong Đạo luật Cải cách thuế (TRA) năm 1986 và ngân sách Omnibus và năm 1996 nó được thể hiện dưới dạng chương trình TANF – hỗ trợ cho các gia đình cần giúp đỡ. Mục tiêu: EITC tái phân phối thu nhập và gia tăng cung lao động Nhóm 04 Trang 17
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng Đối tượng được nhận EITC: Để đủ điều kiện nhận được trợ cấp EITC, một gia đình có thu nhập kiếm được dưới mức 30.000 (nếu như có một con) hoặc 34.000 $ (nếu có từ hai con trở lên). Một gia đình không có đứa trẻ nào thì ít nhất phải kiến được thu nhập khoảng 11.000 $. Hình bên dưới cho thấy, một người kiếm tiền đơn thân có 2 con trẻ. Ở mức thu nhập 10.550$, chính phủ sẽ trả cho người đó 40 cent/$ tiền lương (40%). Độ dốc của phần thu nhập đầu tiên là 0.40. Đối với phần thu nhập 3.200 $ tiếp theo (tổng cộng lên đến 13.750 $) thì hỗ trợ thuế chỉ ở mức 4.220 $. Vì thế hình vẽ là một đường nằm ngang từ 10.550 đôla đến 13.550 đôla. Một khi người đó kiếm được thu nhập 13.750 $ thì chính phủ bắt đầu giảm hỗ trợ, ở tỷ lệ khoảng 21% (21cent). Với mức thu nhập kiếm được 33.750$ và trên mức đó thì không còn trợ cấp 2. Tác động của EITC đến cung lao động Kết quả nghiên cứu của Nada Eissa, Hilary Williamson Honeys (1998) cho thấy rằng mở rộng EITC giữa năm 1984 và 1996 tăng sự tham gia lực lượng lao động người đàn ông kết hôn chỉ một chút nhưng làm giảm sự tham gia lực lượng lao động của phụ nữ đã kết hôn hơn một điểm phần trăm. Kết quả nghiên cứu ngụ ý rằng EITC được hiệu quả trong trợ cấp cho các bà mẹ đã lập gia đình ở nhà. Nhóm 04 Trang 18
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng EITC có tác động đến hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập và từ đó tác động quyết định cung cầu lao động. Thật vậy, bằng cách đưa thêm vào đồ thị đánh đổi giữa giờ nhàn rỗi và tiêu dùng/thu nhập (tức là lao động), Ta thấy: Đối với người không tham gia lao động, như người A: EITC rõ ràng sẽ gia tăng cung lao động, bởi vì cách duy nhất để họ nhận được EITC là tham gia vào thị trười lao động. EITC không gây hiệu ứng thu nhập đến nhóm người này, do điểm bắt đầu của họ là không lao động. Tuy nhiên, EITC gây ảnh hưởng thay thế, do khuyến khích người lao động tham gia vào lực lượng lao động, di chuyển đế diểm A1. Những người tham gia lực lượng lao động, kiếm thu nhập ít hơn 10.55 $, như người B: Những người này nằm trên phần dốc hướng đi lên của EITC, nhận nhiều trợ cấp cho mỗi giờ lao động. Hiệu ứng cung lao động của nhóm người này không có rõ ràng. Nếu ở điểm B1 thì hiệu ứng thay thế trội hơn, dẫn đến làm việc nhiều hơn, bởi vì mỗi giờ làm việc cho họ tiền lương cao hơn, nếu ở điểm B2 thì hiệu ứng thu nhập trội hơn, với giờ nhàn rỗi gia tăng, cung lao động giảm xuống. Những người tham gia lực lượng lao động và kiếm thu nhập 10.550 $ – 13.750 $, như nhóm người C: Tương ứng với độ lồi đường giới hạn ngân sách của EITC rộng ra, nhận số tiền EITC giống nhau cho dù làm việc nhiều hơn hay ít hơn trong phạm vi này. Hình dạng lợi ích Nhóm 04 Trang 19
- GVHD: Ts.Nguy n Ng c Hùng Thu và cung lao đ ng chung quy là di chuyển song hướng ra ngoài trong đường giới hạn ngân sách, làm giảm cung lao động. EITC không làm gia tăng tiền lương cho mỗi giờ lao động tăng thêm của nhóm người này, nên không có hiệu ứng thay thế. Bởi vì, họ trở nên giàu hơn nhờ tiền trợ cấp được dựa vào những giờ lao động trong quá khứ. Hiệu ứng thu nhập có lẻ làm giảm số giờ làm việc, họ di chuyển đến diểm C1. Những người tham gia vào lực lượng lao động, kiếm được thu nhập từ 13.750$ – 33.700$ như nhóm người D: Tương ứng với độ lồi đường giới hạn ngân sách của EITC thu hẹp, ở đó số tiền EITC giảm xuống khi họ làm việc nhiều hơn. Kết quả dẫn đén độ dốc của đường giới hạn ngân sách giảm so với trước. Bây giờ hiệu ứng thay thế vượt trội, làm giảm cung lao động, bởi vì chuyển giao của chính phủ làm giảm với mỗi giờ lao động tăng thêm và sự chuyển giao thu nập cứ tiếp cho người lao động. Cung lao động giảm xuống đối với nhóm người này, di chuyển đến điểm D1. 3. Hiệu quả của EITC Theo Timothy M. Smeeding, Katherin Ross Phillips And Michael O’Connor (2000), EITC giúp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hiện nay và cũng cung cấp các con đường đi lên xã hội . Hơn một nửa của tất cả các người thụ hưởng đã có ít nhất liên quan đến sử dụng EITC. Với các chứng cứ áp đảo rằng nước Mỹ là một quốc gia có mức lương thấp, không nên ngạc nhiên rằng EITC có thể phát triển nhanh chóng hỗ trợ thu nhập 30 tỷ $ trong chương trình, quan trọng hơn EITC giúp cho các gia đình nổ lực để trở nên độc lập hơn. EITC đã trở thành một phần không thể thiếu của chính sách xã hội Mỹ. Nó được sử dụng để trả các hóa đơn chăm sóc sức khỏe, trả học phí và cung cấp giao thông vận tải-tất cả trong số đó là nhiều hơn trợ cấp công khai trong hầu hết các quốc gia OECD. Do đó, EITC cung cấp một nguồn hỗ trợ quan trọng của gia đình lao động nghèo. Như vậy, EITC xuất hiện là hiệu quả nhất chương trình liên bang của chúng tôi cho các gia đình có thu nhập thấp hàng đầu trên một con đường hướng tới độc lập kinh tế thực sự. Vada Waters Lindsey (2010), trong ánh sáng của số lượng người cao tuổi sống dưới mức nghèo khó và cả công nhân có thu nhập thấp có cơ hội để tiết kiệm cho hưu trí. Công nhân có thu nhập thấp phải đối mặt với nhiều thách thức để tiết kiệm cho hưu trí. Các rào cản để tiết kiệm bao gồm việc thiếu tiếp cận với các kế hoạch nghỉ hưu và thiếu hiểu biết về đầu tư. Ví dụ, chỉ có 42% công nhân làm việc trong các ngành nghề dịch vụ trong ngành công nghiệp tư nhân có quyền truy cập đến kế hoạch nghỉ hưu của người sử dụng lao động. Tỷ lệ phần trăm giảm xuống 39% đối với các nhân viên bán thời gian. Điều này đề xuất thu nhập có được tín dụng thuế (EITC) được mở rộng để khuyến khích tiết kiệm để giúp giảm mức độ đói nghèo. Điều này lập luận rằng EITC cần được cấu trúc để "di chuyển" công nhân có thu nhập thấp đển đầu tư trong kế hoạch nghỉ hưu và các tài khoản hưu trí cá nhân để làm giảm khả năng là họ sẽ sống dưới mức nghèo khi nghỉ hưu. Bởi vì những nỗ lực này đã không thành công trong việc tăng tỷ lệ tiết kiệm của người lao động có thu nhập thấp, chính phủ phải có biện pháp bổ sung để khuyến khích họ tiết kiệm. Điều này vạch ra một kế hoạch chi tiết cho việc thông qua của một Nhóm 04 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp :Kế toán Doanh thu bán hàng và Cung cấp dịch vụ Công ty TNHH Thương mại Chấn Hưng
39 p | 1500 | 462
-
Luận văn: Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một số phương hướng giải pháp
37 p | 395 | 193
-
Tiểu luận: Cầu lao động trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
26 p | 375 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân của người lao động trong doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh
78 p | 37 | 19
-
Tiểu luận: Thuế đánh vào cung lao động
19 p | 107 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành
138 p | 60 | 16
-
LUẬN VĂN: Nội dung thuế - thuế trong doanh nghiệp
39 p | 104 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về cho thuê lại lao động ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
206 p | 45 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động tại Công ty cổ phần vận tải và thuê tàu biển Việt Nam
109 p | 17 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam
31 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn