Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam" nhằm đánh giá ảnh hưởng của chính sách thuế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tích lũy từ các năm trước (biến trễ) đến tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐPN; Xác định vai trò của lãi suất trong việc điều tiết mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP, cung cấp góc nhìn chi tiết hơn về cách thức mà chính sách tiền tệ có thể hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế trong vùng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÂM MỸ HẠNH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ, LAO ĐỘNG, HẠ TẦNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN THANH HÀ TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2024
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 8,05% vào năm 2021. Để duy trì và phát triển nền kinh tế, việc xây dựng các chiến lược phát triển dài hạn và phân bổ nguồn lực hợp lý là điều cần thiết, đặc biệt là cho các vùng kinh tế trọng điểm. Chính phủ Việt Nam đã xác định rõ tầm quan trọng của các vùng này, và Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN) là một trong những khu vực có tầm ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ nhất, đóng góp 45% GDP quốc gia vào năm 2022. Vùng KTTĐPN đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và lan tỏa sự phát triển kinh tế đến các khu vực lân cận. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng phát triển, cần nghiên cứu rõ các yếu tố chính tác động đến tăng trưởng kinh tế của vùng. Những yếu tố như vốn đầu tư, lao động, và cơ sở hạ tầng đều đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra, chính sách tài khóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), biến trễ, chính sách tiền tệ cũng là các yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng. Từ các nghiên cứu trước đây, có sự không đồng nhất trong việc đánh giá tác động của các loại vốn đầu tư, lao động, và hạ tầng đến tăng trưởng GDP ở từng quốc gia và khu vực (Nguyễn Kim Phước, 2015; Deok‐Ki Kim và Seo, 2003; Sử Đình Thành, 2020; Reza, 2013; Soh và cộng sự, 2021). Hơn nữa, chính sách thuế tiếp tục thể hiện những tác động khác biệt giữa các khu vực (Phạm Thị Quỳnh Mai, 2021; Lê Thị Thuý Hằng, 2022; Nguyễn Văn Thuận, 2019). Dù tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) đã được phân tích (Mai Văn Tân, 2014; Tạ Đình Thi, 2014), nhưng vẫn cần nghiên cứu sâu hơn để làm rõ vai trò của yếu tố này đối với tăng trưởng của Vùng KTTĐPN. Ngoài ra, các nghiên cứu hiện tại chủ yếu áp dụng mô hình hồi quy truyền thống để phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và tăng trưởng, nhưng chưa đi sâu vào phân tích cách thức lãi suất điều tiết mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP. Phân tích sâu hơn về vai trò điều tiết của lãi suất sẽ giúp làm rõ cơ chế điều chỉnh và tối ưu hóa nguồn vốn, đặc biệt trong bối cảnh Vùng KTTĐPN có nhiều đặc điểm kinh tế khác biệt so với các khu vực khác. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là việc dịch chuyển lao động giữa các ngành, có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao động và tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây vẫn chưa làm rõ được cách thức CDCCKT điều tiết mối quan hệ giữa lao động và
- 2 tăng trưởng kinh tế. Hiểu rõ quá trình này sẽ giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng. Những khoảng trống này cho thấy cần có thêm những nghiên cứu nhằm làm rõ vai trò của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng và các yếu tố khác như thuế, CDCCKT, và biến trễ đối với GDP của vùng. Đặc biệt, nghiên cứu về tác động điều tiết của lãi suất đối với mối quan hệ giữa vốn và GDP, cùng với vai trò của CDCCKT trong việc điều tiết mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế, là các nhu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học, đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và toàn diện cho Vùng KTTĐPN, đồng thời củng cố vai trò đầu tàu kinh tế của khu vực đối với nền kinh tế quốc gia. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN), một khu vực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Các nhân tố chính như vốn đầu tư, lao động, và hạ tầng được xem là những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng mở rộng phạm vi để xem xét tác động của thuế, biến trễ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), lãi suất trong việc điều tiết các mối quan hệ kinh tế quan trọng trong vùng với 4 mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Phân tích tác động của các yếu tố vốn đầu tư, lao động và hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, nhằm hiểu rõ hơn vai trò của các yếu tố cơ bản này trong thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Mục tiêu 2: Đánh giá ảnh hưởng của chính sách thuế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tích lũy từ các năm trước (biến trễ) đến tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐPN. Mục tiêu 3: Xác định vai trò của lãi suất trong việc điều tiết mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP, cung cấp góc nhìn chi tiết hơn về cách thức mà chính sách tiền tệ có thể hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế trong vùng. Mục tiêu 4: Phân tích vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong việc điều tiết mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế, nhằm đưa ra những đề xuất chính sách phù hợp cho phát triển nguồn lực lao động và cơ cấu kinh tế hiệu quả trong Vùng KTTĐPN.
- 3 Những mục tiêu này giúp hướng tới việc cung cấp các khuyến nghị chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cho vùng và đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách quốc gia. Từ các mục tiêu trên, luận án đưa ra 4 câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Các yếu tố vốn đầu tư, lao động, và hạ tầng ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐPN? Câu hỏi 2: Chính sách thuế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích luỹ của năm trước (biến trễ) có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế vùng? Câu hỏi 3: Lãi suất điều tiết mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP như thế nào? Câu hỏi 4: Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong việc điều tiết mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng kinh tế là gì? 1.3 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc phân tích toàn diện các yếu tố kinh tế quan trọng như vốn, lao động, hạ tầng và các yếu tố bổ sung như thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và biến trễ. Vai trò điều tiết của lãi suất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong việc tối ưu hóa mối quan hệ giữa vốn đầu tư, lao động và tăng trưởng kinh tế cũng sẽ được làm sáng tỏ. Từ đó, nghiên cứu sẽ cung cấp những bằng chứng khoa học để hỗ trợ việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế bền vững và hiệu quả cho Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam, góp phần duy trì vai trò đầu tàu của khu vực trong nền kinh tế quốc gia. Phạm vi nghiên cứu gồm 8 tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Phước. Bài viết lấy năm 2005 đến 2022 để nghiên cứu tác động của vốn, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, do 2005 là năm bản lề để Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006. Việc gia nhập WTO cho thấy Việt Nam sẵn sàn mở rộng quan hệ hợp tác với thế giới, phát triển thông thương hàng hóa và thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trong phân tích định lượng, nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê hiện đại và truyền thống như hồi quy OLS, FEM, REM và GMM để kiểm tra các mối quan hệ kinh tế và xử lý hiện tượng nội sinh, đa cộng tuyến và phương sai thay đổi.
- 4 Ngoài ra, mô hình SEM được áp dụng để phân tích các mối quan hệ phức tạp và tác động điều tiết của lãi suất và CDCCKT lên mối quan hệ giữa vốn đầu tư, lao động và tăng trưởng kinh tế. SEM giúp cung cấp cái nhìn toàn diện về các cơ chế kinh tế, đồng thời cung cấp bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ hoạch định chính sách. Nghiên cứu sử dụng phần mềm R, Stata, Smart PLS làm công cụ phục vụ nghiên cứu. 1.5 Đóng góp của nghiên cứu: 1.5.1 Đóng góp thực tiễn: Nghiên cứu này cung cấp các bằng chứng thực tiễn về tác động của vốn đầu tư, lao động, và hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐPN. Đối với vốn, nghiên cứu giúp xác định vai trò của vốn nhà nước, vốn tư nhân, và FDI, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách để phân bổ nguồn lực hiệu quả. Về lao động, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng và năng suất lao động để hỗ trợ phát triển kinh tế. Đối với hạ tầng, nghiên cứu cho thấy việc đầu tư vào giao thông và công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng bền vững. Nghiên cứu cũng làm rõ tác động của chính sách thuế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), hỗ trợ đề xuất điều chỉnh thuế nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Việc phân tích CDCCKT cho thấy quá trình chuyển đổi từ các ngành truyền thống sang các ngành công nghệ cao có thể cải thiện khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Ngoài ra, nghiên cứu còn cung cấp bằng chứng về tác động của biến trễ trong đầu tư, cho thấy dòng vốn từ năm trước có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế năm sau. Điều này cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách trong việc khuyến khích đầu tư dài hạn và quản lý dòng vốn hiệu quả hơn. Cuối cùng, nghiên cứu cũng xem xét vai trò điều tiết của lãi suất và CDCCKT đối với mối quan hệ giữa đầu tư, lao động, và tăng trưởng GDP. Điều này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách thiết lập lãi suất tối ưu để khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự ổn định tài chính cho nền kinh tế. Tóm lại: Nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, không chỉ hữu ích cho Vùng KTTĐPN mà còn có thể là tài liệu tham khảo cho các khu vực và quốc gia khác có điều kiện kinh tế tương đồng, hỗ trợ trong việc hoạch định chính sách tài chính và phát triển bền vững. 1.5.2 Đóng góp khoa học:
- 5 Nghiên cứu này đóng góp quan trọng vào lĩnh vực phát triển kinh tế vùng thông qua việc cung cấp cái nhìn toàn diện về mối quan hệ giữa vốn đầu tư, lao động và hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN). Trước đây, các yếu tố này thường được phân tích riêng lẻ, trong khi nghiên cứu này lấp đầy khoảng trống bằng cách xem xét sự tương tác đồng thời của các yếu tố này trong bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm cụ thể. Ngoài ra, nghiên cứu mở rộng kiến thức học thuật về tác động của thuế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) trong một bối cảnh vùng kinh tế phát triển nhanh. Phân tích tác động của thuế và CDCCKT đối với tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐPN giúp cung cấp thêm bằng chứng khoa học về vai trò của chính sách tài khóa và chuyển dịch cơ cấu trong phát triển kinh tế vùng. Một đóng góp khác là làm rõ vai trò điều tiết của lãi suất trong mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP. Bằng cách cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trò điều tiết của lãi suất, nghiên cứu không chỉ làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp này mà còn tạo nền tảng lý thuyết để hiểu sâu hơn về cơ chế điều tiết lãi suất ở cấp độ vùng. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một cách tiếp cận mới khi xem xét tác động điều tiết của CDCCKT đối với mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng GDP, cho thấy CDCCKT có thể cải thiện chất lượng lao động và chuyển hướng sang các ngành có giá trị gia tăng cao, từ đó đóng góp vào sự hiểu biết về vai trò của lao động trong bối cảnh phát triển kinh tế vùng trọng điểm. 1.6 Bố cục của nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Chương 3: Dữ liệu, phương pháp và mô hình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Các định nghĩa trong nghiên cứu Tăng trưởng kinh tế: Là sự gia tăng sản lượng bình quân đầu người trong một thời gian dài, phản ánh sự phát triển của nền kinh tế. Đo lường GDP: Có ba cách: phương pháp chi tiêu, phương
- 6 pháp thu nhập và phương pháp giá trị gia tăng, phản ánh tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia. Lao động: Lực lượng lao động trên 15 tuổi Cơ sở hạ tầng: Bao gồm các yếu tố vật chất như đường sá, và các dịch vụ hỗ trợ như điện thoại, internet, tạo nền tảng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Cơ cấu kinh tế: Là sự phân bổ giữa các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch và phát triển. CDCCKT: Là sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Biến điều tiết: Là biến can thiệp làm tăng hoặc giảm tác động giữa các biến độc lập và phụ thuộc. 2.2 Cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên các mô hình tăng trưởng kinh tế nổi bật. Mô hình Ricardo (1817) cho rằng lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô do giới hạn của tài nguyên, nhưng không giải thích được tăng trưởng bền vững trong các quốc gia có nguồn tài nguyên hạn chế. Mô hình Keynes (1936) nhấn mạnh vai trò của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa và chi tiêu công, tác động trực tiếp đến tổng cầu. Mô hình Harrod-Domar (1940) chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, với chỉ số ICOR đo lường hiệu quả đầu tư. Mô hình Solow (1956) cho rằng tăng trưởng dài hạn chủ yếu dựa vào tiến bộ công nghệ, trong khi vốn chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng ngắn hạn. Lý thuyết Samuelson (1948) cho thấy tổng cầu quyết định tăng trưởng ngắn hạn, trong khi tổng cung ảnh hưởng đến cả ngắn và dài hạn, với vốn và công nghệ là yếu tố chính thúc đẩy phát triển. Lý thuyết thương mại quốc tế của Ricardo và Heckscher-Ohlin nhấn mạnh lợi thế so sánh và phân bổ tài nguyên hiệu quả giữa các quốc gia, đóng vai trò thúc đẩy thương mại quốc tế và FDI. Lý thuyết chiết trung của Dunning (1988) giải thích rằng FDI dựa trên lợi thế sở hữu, vị trí, và nội hóa, từ đó giúp các quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài.2.2.2 Cơ sở lý thuyết cho các biến
- 7 2.2.2.1 Vốn đầu tư, lao động, hạ tầng và tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như lao động, vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật và môi trường kinh tế - xã hội (Adam Smith, 1776). Đầu tư vào tư bản và máy móc là cần thiết để tăng sản xuất. Mô hình kinh tế được biểu diễn qua hàm: Y = f(L, K, R, T, U), trong đó Y là sản lượng, L là lao động, K là vốn, R là đất đai, T là tiến bộ kỹ thuật, và U là môi trường kinh tế - xã hội. Keynes (1936) nhấn mạnh vai trò của chính sách tài khóa, tiền tệ và chi tiêu công đối với tăng trưởng, với tổng cầu được tính theo công thức: AD = C + I + G + X - N. Roháč (2009) làm rõ mối quan hệ giữa thuế và tăng trưởng kinh tế, phân tích cách thuế tác động đến sự phát triển kinh tế. Lewis (1979) và Romer (1990) nhấn mạnh rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp thường kèm theo thay đổi trong lực lượng lao động và ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt trong giáo dục và nghiên cứu phát triển. 2.2.2.2 Biến điều tiết: Nghiên cứu về tác động điều tiết của biến điều tiết lên mối quan hệ nhân quả, (Hair và c.s., 2013), (F Hayes A, 2013) cho rằng khi tác động của tích số của biến độc lập X và biến điều tiết W (X*W) lên biến phụ thuộc Y có ý nghĩa thì có thể kết luận biến điều tiết W có sự điều tiết lên quan hệ tác động từ X lên Y. 2.2.2 Các nghiên cứu liên quan 2.2.2.1 Vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế Vốn, đặc biệt là FDI, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Deok-Ki Kim & Seo (2003) và De Mello (1999) chỉ ra rằng FDI hỗ trợ tăng trưởng thông qua chuyển giao công nghệ và tích lũy vốn. Sử Đình Thành (2014) nhận thấy FDI tác động tích cực đến GRDP của các địa phương giàu có, trong khi đầu tư công có tác động tiêu cực. Nguyễn Minh Kiều và cộng sự (2016) nhấn mạnh rằng FDI và phát triển tài chính đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP ở ASEAN, nhưng tác động không đồng nhất, phụ thuộc vào chính sách và cơ cấu kinh tế của từng quốc gia 2.2.2.2 Lao động và tăng trưởng kinh tế Tác động của lao động lên GDP không đồng nhất giữa các quốc gia. Ilter (2017) phát hiện rằng lao động không có tác động đáng kể đến GDP bình quân đầu người ở 40 quốc gia lớn, trong khi Ervina & Jaya (2018) cũng cho thấy kết quả tương tự tại Indonesia khi lao động không ảnh hưởng nhiều đến GRDP. Ngược lại, Hossain (2012) tại Bangladesh ghi nhận mối quan hệ tích
- 8 cực mạnh giữa lao động và GDP với hệ số tương quan r = 0.96, nhấn mạnh vai trò của lực lượng lao động trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Các nghiên cứu như của Hossain và Sử Đình Thành (2014) nhấn mạnh rằng lao động có thể đóng vai trò quan trọng nếu kết hợp với chính sách đầu tư vào giáo dục, cải thiện điều kiện làm việc và khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, đồng thời ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa năng suất. 2.2.2.3 Hạ tầng và tăng trưởng kinh tế Kinda (2010) nhấn mạnh cơ sở hạ tầng là nền tảng cho các hoạt động kinh tế, bao gồm hạ tầng phần cứng và phần mềm như đường sá, cầu cống, và dịch vụ vận tải. Lucas (1998) đề xuất lý thuyết bắt kịp công nghệ, nhấn mạnh vai trò của FDI và đầu tư vào máy móc hiện đại giúp các quốc gia đang phát triển nâng cao năng suất lao động và thu hẹp khoảng cách công nghệ với các nước phát triển. Reza (2013) chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa dịch vụ hậu cần và tăng trưởng GDP tại Indonesia, tương tự như Limao (2008) nghiên cứu ở 15 quốc gia EU cho thấy vận chuyển hàng hóa có tác động đáng kể đến GDP. Nguyễn Thị Diệu Chi và Soh (2021) cũng khẳng định rằng vận chuyển hàng hóa có vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP, đặc biệt ở vùng kinh tế trọng điểm. Song & van Geenhuizen (2014) tại Trung Quốc và Trần Thiên Kỷ (2022) tại Việt Nam cùng chứng minh đầu tư vào hạ tầng giao thông đóng vai trò then chốt trong việc kết nối các khu vực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Amin và cộng sự (2021) bổ sung rằng chi phí vận tải và hậu cần ảnh hưởng trực tiếp đến GRDP của các khu vực tại Indonesia. 2.2.2.4 Thuế và tăng trưởng kinh tế Chính sách thuế có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Solow (1956) và Engen & Skinner (1996) chỉ ra rằng thuế cao làm giảm lợi nhuận và đầu tư, từ đó tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế. Ferede & Dahlby (2012) cũng lập luận rằng thuế suất cao làm tăng chi phí vốn và giảm đầu tư. Trái lại, Trần Văn Thuận (2020) cho thấy thuế ở châu Á có thể tác động tích cực nếu nguồn thu được sử dụng hiệu quả cho hạ tầng và giáo dục. Lê Thị Thuý Hằng (2022) và Phạm Quỳnh Mai (2021) nhấn mạnh việc quản lý thuế hiệu quả sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững. 2.2.2.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế
- 9 Zulkhibri và cộng sự (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa biến đổi cơ cấu và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia như Malaysia và Nigeria, cho thấy tác động không đáng kể. Vũ Thị Hậu (2014) chỉ ra rằng vốn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của TP.HCM. Mai Văn Tân (2014) nhấn mạnh CDCCKT có tác động tích cực nhưng thiếu ổn định. Vũ Tuấn Anh (1994) phân tích cải cách kinh tế của Việt Nam từ 1986, nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách kinh tế và hội nhập quốc tế. 2.2.2.6 Các nghiên cứu về tác động của lãi suất đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của Suciany và c.s. (2024) chỉ ra lạm phát và lãi suất có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở ASEAN. Ridhwan và c.s. (2014) phát hiện rằng các cú sốc chính sách tiền tệ ảnh hưởng khác nhau đến các khu vực ở Indonesia, phụ thuộc vào cấu trúc ngành. Hameed (2010) tại Pakistan cho thấy cung tiền tăng có ảnh hưởng lớn hơn lãi suất đối với GDP. Ngoài ra, các nghiên cứu như của Buhasho và c.s. (2021) và Saymeh & Orabi (2013) cũng khẳng định rằng phát triển tài chính có thể giảm chi phí vay và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu từ năm 2005 đến 2022 được sử dụng để nghiên cứu tác động của các yếu tố như GDP, vốn đầu tư, lao động, và vận chuyển hàng hóa đến tăng trưởng kinh tế tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nghiên cứu thu thập từ Niên giám thống kê của 8 tỉnh/thành phố bao gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, và Bà Rịa - Vũng Tàu. Sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại (OLS, FEM, REM, GLS, GMM, PLS-SEM), dữ liệu được xử lý, chuẩn hóa và thay thế các giá trị khuyết để đảm bảo kết quả chính xác. 3.2 Cách tính biến GDP (biến phụ thuộc): Là tăng trưởng kinh tế của các địa phương theo năm. Vốn đầu tư: Bao gồm vốn nhà nước (VNN), vốn tư nhân (VTN), và vốn FDI. Các biến này được tính bằng tỷ đồng. Lao động (LD): Số lượng lao động tham gia vào nền kinh tế, tính theo triệu người. VCHH và CNTT: Vận chuyển hàng hoá (VCHH) được tính bằng khối lượng vận chuyển (tấn), trong khi CNTT được đại diện bằng số lượng thuê bao điện thoại và internet. CST (Thu ngân sách/GDP): Tỷ lệ thu ngân sách so với GDP, có thể tác động âm hoặc dương tùy vào hiệu quả chi tiêu và chính sách thuế.
- 10 CSV (Thu/chi ngân sách): Tỷ lệ thu/chi ngân sách thể hiện khả năng tự cấp vốn của địa phương. CDCCKT: Tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ/GDP, tính bằng phần trăm (%). LGDP: Biến trễ của GDP, được tính bằng logarithm để chuẩn hóa dữ liệu. Các biến được chuẩn hóa và chuyển đổi theo logarithm để đảm bảo tính đồng nhất trong phân tích, giảm thiểu sai lệch do sự khác biệt về đơn vị đo lường giữa các biến. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp hồi quy tuyến tính truyền thống: Dữ liệu: Sử dụng dữ liệu bảng cân bằng (panel data) và áp dụng các phương pháp hồi quy như OLS, FEM, REM, GLS và GMM. Phương pháp OLS: Ước lượng tham số bằng cách tìm giá trị tối ưu sao cho tổng bình phương của sai số nhỏ nhất. FEM: Giả định rằng hệ số gốc không đổi nhưng tung độ thay đổi theo đơn vị chéo (các đặc điểm cố định). REM: Giả định các đặc điểm riêng là ngẫu nhiên và không tương quan với các biến độc lập. GLS: Điều chỉnh mô hình khi các giả thiết của OLS bị vi phạm (phương sai sai số không đồng nhất, tự tương quan). GMM: Xử lý hiện tượng nội sinh trong mô hình, sử dụng các biến công cụ để ước lượng chính xác hơn. Các bước: Thống kê mô tả biến. Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp: OLS, FEM, REM. Kiểm định các khuyết tật mô hình (phương sai sai số thay đổi, tự tương quan). Xử lý khuyết tật bằng GLS. Xử lý nội sinh bằng GMM. 2. Mô hình hồi quy cấu trúc (SEM): Lợi ích của SEM: Phân tích mối quan hệ đa chiều, đồng thời kiểm tra nhiều phương trình hồi quy, cho phép phát hiện tác động điều tiết giữa các biến.
- 11 Không giới hạn dữ liệu: SEM có thể áp dụng cho nhiều loại dữ liệu khác nhau như cross- sectional, time-series, hoặc panel data. Ứng dụng trong phân tích biến điều tiết: SEM giúp xác định rõ tác động điều tiết của các biến trong mô hình. Quy trình thực hiện SEM: Xác định biến độc lập, điều tiết và phụ thuộc. Thu thập và chuẩn bị dữ liệu. Xây dựng mô hình đo lường và cấu trúc. Phân tích dữ liệu bằng PLS-SEM (sử dụng phần mềm Smart PLS 4). Kiểm tra tác động điều tiết. Tóm lại, hồi quy truyền thống sử dụng nhiều mô hình khác nhau (OLS, FEM, REM, GLS, GMM) để xử lý các khuyết tật và nội sinh trong dữ liệu, trong khi SEM cho phép phân tích sâu hơn các mối quan hệ phức tạp và đa chiều giữa các biến, với khả năng xử lý tốt các tác động điều tiết. 3.4 Mô hình nghiên cứu 3.4.1. Mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên lý thuyết của Adam Smith (1776), nhấn mạnh các yếu tố như lao động, vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật, và môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình chính bao gồm các yếu tố như vốn (VNN, VTN), lao động (LD), và hạ tầng (CNTT, VCHH), từ đó thiết lập hàm sản lượng: Y=f(L,K,R,T,U)Trong đó: Y: Sản lượng kinh tế; L: Lao động; K: Vốn (gồm Vốn nhà nước, Vốn tư nhân, FDI); R: Đất đai; T: Tiến bộ kỹ thuật U: Môi trường kinh tế xã hội 3.4.2. Các yếu tố và mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của ba yếu tố chính là vốn, lao động, và hạ tầng đến tăng trưởng GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Vùng KTTĐPN). Đồng thời, các biến đặc trưng như thuế (CST), chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT), và biến trễ của GDP cũng được đưa vào phân tích. Nghiên cứu gồm 5 nội dung, bao gồm các nội dung chính như sau: Nội dung nghiên cứu 1: Tác động của vốn đầu tư, lao động, và hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế (Mô hình 3.1).
- 12 Nội dung nghiên cứu 2: Tác động của thuế và CDCCKT đến tăng trưởng kinh tế (Mô hình 3.2). Nội dung nghiên cứu 3: Tác động của biến trễ đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời so sánh tác động khi có và không có biến trễ (Mô hình 3.3). Nội dung nghiên cứu 4: Khảo sát tác động điều tiết của lãi suất đến mối quan hệ giữa vốn và tăng trưởng kinh tế qua các mô hình hồi quy cấu trúc SEM (Mô hình 3.4 - Mô hình 3.7). Nội dung nghiên cứu 5: Tác động điều tiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến mối quan hệ giữa lao động và tăng trưởng GDP (Mô hình 3.8). 3. Mô hình hồi quy cụ thể: Mô hình 3.1: Phân tích tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến GDP GDPlnit = α + β1lnVNNit + β2lnVTNit + β3lnFDIit + β4lnLDit + β5lnVCHHit + β6lnCNTTit + Uit (Mô hình 3.1) Mô hình 3.2: Tác động của các biến đặc trưng (thuế, CDCCKT) cùng các biến chính đến tăng trưởng GDP: GDPit = α + β1lnVNNit + β2lnVTNit + β3lnFDIit + β4lnLDit + β5lnVCHHit + β6lnCNTTit + β7CST it + β8CSV it + β9CDCCKT it + Ui (Mô hình 3.2) Mô hình 3.3: Tác động của biến trễ (GDP năm trước) đến tăng trưởng kinh tế GDPit = α + β1lnVNNit + β2lnVTNit + β3lnFDIit + β4lnLDit + β5lnVCHHit + β6lnCNTTit + β7CST it + β8CSV it + β9CDCCKT it + β10lnGDPi,t-k + Ui (Mô hình 3.3) Mô hình 3.4 - 3.6: Tác động điều tiết của lãi suất lên mối quan hệ giữa các loại vốn và tăng trưởng GDP qua các phương pháp hồi quy SEM. GDPit = α + β1lnVTNit + β2lnVNNit + β3lnFDIit + β4LDit + β5VCHHit + β6CNTTit + Uit (Mô hình 3.4) GDPit = α + β1lnVTNit + β2lnVNNit + β3lnFDIit + β4LDit + β5VCHHit + β6CNTTit + β7lnVTNit * INTEREST + Uit (Mô hình 3.5) GDPit = α + β1lnVTNit + β2lnVNNit + β3lnFDIit + β4LDit + β5VCHHit + β6CNTTit + β7lnVNNit * INTEREST + Uit (Mô hình 3.6) GDPit = α + β1lnVTNit + β2lnVNNit + β3lnFDIit + β4LDit + β5VCHHit + β6CNTTit + β7lnVONGOPit * INTEREST + Uit (Mô hình 3.7)
- 13 Mô hình 3.7: Tác động điều tiết của CDCCKT đến mối quan hệ giữa lao động và GDP: GDPit = α + β1lnVTNit + β2lnVNNit + β3lnFDIit + β4LDit + β5VCHHit + β6CNTTit + β7LDit* CDCCKT + Uit (Mô hình 3.8) Như vậy, các mô hình này giúp nghiên cứu tìm hiểu sâu về cách thức các yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐPN, cũng như cách các yếu tố điều tiết như lãi suất và CDCCKT ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng về tình hình tăng trưởng kinh tế và tình hình vốn đầu tư, lao động, hạ tầng Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam 4.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế Giai đoạn 2005-2022, Vùng KTTĐPN đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính 2008, vùng đã phục hồi nhờ tái cấu trúc và thu hút FDI. Giai đoạn 2015-2020, Vùng KTTĐPN tận dụng hội nhập quốc tế để tăng xuất khẩu. Đại dịch COVID-19 giai đoạn 2020-2022 gây nhiều khó khăn nhưng vùng đã phục hồi nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử, tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng quốc gia. 4.1.2 Thực trạng về vốn, lao động, hạ tầng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2005-2022 4.1.2.1 Thực trạng vốn nhà nước Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022: Giai đoạn 2005-2022, vốn nhà nước tại Vùng KTTĐPN tăng trưởng ổn định, tập trung chủ yếu vào các tỉnh phát triển nhanh như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và Bà Rịa - Vũng Tàu. TP.HCM nhận vốn đầu tư lớn nhất, từ 18.759,7 tỷ đồng năm 2005 lên 64.788 tỷ năm 2022. Các tỉnh như Bình Dương và BR-VT cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 10.383 tỷ và 18.970 tỷ năm 2022. Tây Ninh và Bình Phước có mức tăng thấp hơn, lần lượt đạt 5.986 tỷ và 5.859 tỷ. Trong giai đoạn 2020-2021, đại dịch COVID-19 gây ra sự giảm sút đáng kể trong vốn đầu tư, đặc biệt tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, đến năm 2022, vốn đầu tư đã phục hồi mạnh mẽ khi các hoạt động kinh tế dần trở lại. Việc sử dụng vốn nhà nước hiệu quả trở thành yếu tố quan trọng, đòi hỏi các địa phương cải thiện trong việc phân bổ và sử dụng vốn để đảm bảo phát triển bền vững và tránh lãng phí.
- 14 4.1.2.2 Thực trạng vốn tư nhân Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022: Từ 2005 đến 2022, vốn tư nhân tại Vùng KTTĐPN tăng mạnh, đặc biệt tại TP.HCM, tăng từ 28.821,4 tỷ đồng lên 238.472 tỷ đồng. Các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai và Long An cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, đạt lần lượt 50.535 tỷ, 47.908 tỷ và 28.151 tỷ vào năm 2022. Trong khi đó, các tỉnh Tây Ninh, Tiền Giang và Bình Phước có mức tăng thấp hơn. Đại dịch COVID-19 đã gây sụt giảm lớn vốn tư nhân, đặc biệt tại TP.HCM, giảm từ 289.321 tỷ năm 2020 xuống 187.756 tỷ năm 2021. Mặc dù đã có sự phục hồi sau đại dịch, quá trình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để hỗ trợ vốn tư nhân hồi phục, cần có các giải pháp như tăng cường hỗ trợ tài chính, cải thiện môi trường đầu tư, và thu hút vốn FDI, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, sản xuất và dịch vụ. 4.1.2.3 Thực trạng vốn FDI Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022: Từ 2005 đến 2019, vốn FDI tại Vùng KTTĐPN tăng trưởng mạnh, với TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, và Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) dẫn đầu. TP.HCM đạt 70.125 tỷ đồng năm 2019, trong khi Bình Dương và Đồng Nai cũng tăng nhờ phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 làm FDI tại TP.HCM giảm mạnh, chỉ còn 30.579 tỷ năm 2021, giảm 57% so với 2019. Năm 2022, FDI bắt đầu phục hồi tại Bình Dương, Đồng Nai, và BR-VT, với con số lần lượt là 59.724 tỷ, 48.317 tỷ, và 25.575,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, TP.HCM vẫn gặp khó khăn trong thu hút FDI, chỉ đạt 31.125 tỷ năm 2022. Để khắc phục tình trạng này, các tỉnh cần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cấp hạ tầng, và phát triển các khu công nghiệp nhằm thu hút FDI, đặc biệt là TP.HCM cần nỗ lực để lấy lại vị thế. 4.1.2.3 Thực trạng lao động Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022: Tăng trưởng lao động tại Vùng KTTĐPN ổn định, với TP.HCM dẫn đầu từ 3.160,4 nghìn người năm 2005 lên 4.713,1 nghìn người năm 2019, trước khi giảm nhẹ vào năm 2020 do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, lao động đã hồi phục lên 4.507,5 nghìn người vào năm 2022. Bình Dương và Đồng Nai cũng tăng trưởng mạnh nhờ phát triển khu công nghiệp, lần lượt đạt 1.760,3 nghìn và 1.746,5 nghìn người năm 2022. Đại dịch COVID-19 gây sụt giảm lao động tại các tỉnh trọng điểm, đặc biệt là TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai trong giai đoạn 2020-2021. Nhưng từ năm 2022, số lượng lao động đã có dấu hiệu hồi phục, gần đạt mức trước đại dịch.
- 15 4.1.2.3 Thực trạng hạ tầng Vùng KTTĐPN giai đoạn 2005-2022: Ngành CNTT tại Vùng KTTĐPN đã phát triển mạnh mẽ từ 2005 đến 2022, được đo lường qua số lượng điện thoại và internet lắp đặt. TP.HCM dẫn đầu, với số thiết bị tăng từ 1.220.100 năm 2005 lên 30.025.489 năm 2019, trước khi giảm nhẹ do COVID-19, nhưng đã hồi phục lên 29.739.100 vào năm 2022. Bình Dương và Đồng Nai cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể về hạ tầng CNTT, với số thiết bị lần lượt đạt 7.366.202 và 3.032.647 vào năm 2022. Các tỉnh khác như Tây Ninh, Bình Phước, Long An, và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho thấy sự phát triển hạ tầng CNTT, dù tốc độ tăng trưởng tại các tỉnh này thấp hơn do tập trung vào công nghiệp nặng và nông nghiệp. Sau đại dịch, nhu cầu về các dịch vụ điện thoại và internet tăng mạnh, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong khu vực. Từ 2005 đến 2022, vận chuyển hàng hóa tại Vùng KTTĐPN tăng trưởng mạnh, với TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai dẫn đầu. TP.HCM tăng từ 47.046 nghìn tấn năm 2005 lên đỉnh 308.294 nghìn tấn năm 2021, sau đó giảm nhẹ còn 289.078 nghìn tấn năm 2022. Bình Dương và Đồng Nai cũng tăng trưởng đáng kể, lần lượt đạt 295.731 nghìn tấn và 105.313 nghìn tấn năm 2022. Bà Rịa - Vũng Tàu với lợi thế cảng biển cũng phát triển mạnh, đạt 45.868 nghìn tấn năm 2022. Các tỉnh khác như Long An, Tây Ninh và Tiền Giang cũng có sự tăng trưởng, nhưng với tốc độ chậm hơn. Đại dịch COVID-19 gây gián đoạn tạm thời, nhưng ngành vận tải đã hồi phục nhanh chóng vào năm 2022. 4.2 Thống kê mô tả biến và tương quan giữa các biến trong nghiên cứu Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến Số quan Biến số sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất GDP 144 211.829 293.630 6125,29 1.497.004 VNN 144 11.741,96 15.372,23 665,21 75.911 VTN 144 31.710,82 59.229,97 1.504 317.021 FDI 144 15.866,57 16.932,95 3,9 70.125 LD 144 1.303.489 1.116.770 378.062 4.729.917 CNTT 144 4.029.590 6.776.455 99.730 30.000.000 VCHH 144 48.394,12 72.510,78 913 308.292 CST 144 0,24 0,07 0,11 0,44 CSV 144 2,15 1,65 0,60 9,94 CDCCKT 144 0,76 0,15 0,38 0,99 Nguồn: Tác giả thực hiện
- 16 Các biến trong nghiên cứu có sự chênh lệch lớn do dữ liệu thu thập trong 18 năm và từ các tỉnh thành có trình độ phát triển khác nhau. Ví dụ, FDI của Tiền Giang năm 2006 là 3,9 tỷ đồng, trong khi TP.HCM năm 2019 đạt 70.125 tỷ đồng. Biến CNTT cũng cho thấy sự gia tăng lớn về số lượng thuê bao điện thoại, đặc biệt là ở TP.HCM, với 30 triệu thuê bao do sim rác. Biến CDCCKT có chênh lệch từ 37% đến 99,3%, phản ánh sự khác biệt trong cơ cấu kinh tế giữa các địa phương, từ nơi nông nghiệp chiếm 63% đến nơi công nghiệp và dịch vụ chiếm gần 100%. Tỷ lệ thu thuế/GDP (CST) cũng chênh lệch lớn, thấp nhất ở Bình Phước (11%) và cao nhất ở TP.HCM (43,6%). Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan lnGDP lnVNN lnVTN lnFDI lnLD lnCNTT lnVCHH CSV CST CDCCKT lnGDP 1,00 lnVNN 0,95 1,00 lnVTN 0,77 0,77 1,00 lnFDI 0,82 0,79 0,58 1,00 lnLD 0,65 0,72 0,84 0,51 1,00 lnCNTT 0,80 0,79 0,72 0,69 0,61 1,00 lnVCHH 0,81 0,79 0,74 0,78 0,81 0,67 1,00 CSV 0,60 0,57 0,16 0,50 0,20 0,39 0,39 1,00 CST 0,45 0,52 0,35 0,43 0,43 0,26 0,42 0,59 1,00 CDCCKT 0,70 0,72 0,35 0,74 0,42 0,49 0,65 0,68 0,58 1,00 Nguồn: Tác giả thực hiện Ma trận tương quan cho thấy mối quan hệ tuyến tính mạnh giữa lnFDI và lnVNN với hệ số tương quan 0,79, thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa hai biến này. Mối tương quan giữa lnLD và lnFDI khá yếu, chỉ đạt 0,51, cho thấy không có mối quan hệ mạnh giữa lao động và FDI. GDP (lnGDP) có mối tương quan mạnh với các biến như lnVNN, lnVTN, lnFDI, lnCNTT, và lnVCHH, nhấn mạnh sự gắn kết giữa tăng trưởng GDP và sự phát triển các nguồn vốn, hạ tầng CNTT và vận chuyển hàng hóa. Trong khi đó, lao động có mối tương quan trung bình với GDP và các loại vốn, thể hiện vai trò của lao động trong tăng trưởng kinh tế nhưng không mạnh bằng các yếu tố khác. 4.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.3.1 Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế 4.3.1.1 Mô hình tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế: Bảng 4.3: Kết quả tổng hợp các mô hình
- 17 OLS 1 FEM 1 REM 1 GLS 1 lnGDP lnGDP lnGDP lnGDP lnGDP lnVNN 0,878*** 0,444*** 0,801*** 0,463*** -15,83 -8,04 -13,88 -8,37 lnVTN 0,233*** 0,379*** 0,265*** 0,290*** -5,12 -7,82 -5,86 -6,1 lnFDI 0,0169 0,0610** 0,0255 0,0496 -0,53 -2,64 -0,85 -1,86 lnLD -0,664*** 1,024** -0,669*** -0,385*** (-6,98) -3,1 (-6,75) (-3,48) lnCNTT 0,0448 0,101** 0,0697* 0,130*** -1,4 -3,1 -2,13 -4,76 lnVCHH 0,247*** -0,02 0,254*** 0,285*** -5,5 (-0,26) -5,43 -5,36 _cons 7,561*** -11,91** 7,514*** 4,911*** -8,3 (-3,09) -7,58 -4,62 | Thống kê t | Trong ngoặc đơn | | p | p < 0,001 | Nguồn: Tác giả thực hiện Mặc dù các mô hình OLS, FEM, REM cho các kết quả khá tốt, với hầu hết các biến có ý nghĩa giải thích, R2 khá cao, tuy nhiên cần thêm nhiều kiểm định để có kết quả đáng tin cậy hơn. Qua kiểm định F test, cho kết quả FEM phù hợp với dữ liệu hơn OLS, tác giả tiến hành chọn FEM. Kiểm định Hausman cho kết quả FEM phù hợp hơn REM. Hai kiểm định này cho phép lựa chọn mô hình FEM để tiến hành các kiểm định tiếp theo. Khi tiến hành kiểm định Phương sai sai số thay đổi và tự tương quan trên mô hình FEM, thấy rằng mô hình bị khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, nên nghiên cứu sử dụng GLS để ước lượng các hệ số và điều chỉnh các khuyết tật mô hình. Kết quả từ mô hình GLS khá tốt, cho 6/6 biến giải thích đều có ý nghĩa, với mức ý nghĩa 10% 4.3.2.2 Thảo luận tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế: Tác động của vốn đầu tư, lao động, hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế Vùng KTTĐPN theo mô hình 1 được xử lý bằng GLS như sau: lnGDP = 0,46 lnVNN + 0,29lnVTN + 0,05lnFDI – 0,39 lnLD + 0,13 lnCNTT + 0,29 lnVCHH + Uit (Mô hình 4.4) Tác động của vốn: Vốn nhà nước và vốn tư nhân có tác động rất lớn đến GDP, với hệ số lần lượt là 0,46 và 0,29, trong khi FDI tác động không đáng kể với hệ số 0,05. Điều này phản
- 18 ánh vai trò chủ yếu của vốn nhà nước và tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế, trong khi FDI có tác động yếu hơn trong khu vực Vùng KTTĐPN. Tác động của lao động: Lao động có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế, với hệ số -0,39. Điều này có thể là do chưa có sự chuyển dịch lao động theo chiều sâu, làm giảm hiệu quả tác động của lao động đối với GDP. Giải pháp là nâng cao năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động. Tác động của hạ tầng: Hạ tầng vận chuyển hàng hóa có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, với hệ số 0,29, trong khi công nghệ thông tin có tác động ít hơn, với hệ số 0,13. Điều này cho thấy việc đầu tư vào vận chuyển hàng hóa có thể mang lại lợi ích lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế trong khu vực. 4.3.2 Tác động của thuế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tăng trưởng kinh tế: Ở nội dung này, tác giả xem xét tác động của thuế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với các biến vốn đầu tư, lao động, hạ tầng tác động đến tăng trưởng kinh tế. 4.3.2.1 Mô hình tác động của các biến thuế, CDCCKT, vốn, lao động, hạ tầng đến biến phụ thuộc Để làm rõ tác động của thuế, CDCCKT đến tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sử dụng hồi quy tuyến tính để khảo sát mối quan hệ trên. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu là lao động, vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật và môi trường kinh tế xã hội (Smith, 1776). Mối quan hệ này được biểu diễn bởi hàm sau: Y = f (L, K, R, T, U) (Phương trình 2. 1). Trong đó: Y – Sản lượng của nền kinh tế; L – Sức lao động; K – Tiền vốn hay tư bản; R – Đất đai; T – Tiến bộ kỹ thuật; và U – Môi trường kinh tế-xã hội. Bổ sung về tác động của môi trường kinh tế-xã hội đến tăng trưởng, Roháč (2009), Ferede & ctg (2012), Zakarya & ctg (2015), Lewis (1979) và Sử Đình Thành & Nguyễn Minh Tiến (2020) đã đưa các biến về tác động của thuế, CDCCKT vào mô hình. Theo đó, nghiên cứu thiết lập mô hình với biến phụ thuộc là GDP, biến độc lập gồm các biến đại diện cho vốn, lao động, hạ tầng, thuế, CDCCKT. Mô hình sử dụng dữ liệu bảng cân bằng (Panel data) và sử dụng các phương pháp OLS, FEM, REM, GLS để ước lượng các hệ số trong mô hình như sau: GDPlnit = α + β1lnVNNit + β2lnVTNit + β3lnFDIit + β4lnLDit + β5lnVCHHit + β6lnCNTTit + β7CST it + β8CSV it + β9CDCCKT it + U it (Mô hình 3.2)
- 19 Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu mô hình 2 OLS2 FEM2 REM2 GLS2 lnGDP lnGDP lnGDP lnGDP lnVNN 0.724*** 0.465*** 0.724*** 0.432*** (11.60) (8.56) (11.60) (8.04) lnVTN 0.337*** 0.437*** 0.337*** 0.309*** (7.26) (9.65) (7.26) (6.47) lnFDI 0.0469 0.0563** 0.0469 0.0467* (1.64) (2.70) (1.64) (1.99) lnLD -0.524*** 0.774* -0.524*** -0.369*** (-6.12) (2.58) (-6.12) (-3.46) lnCNTT 0.00109 0.0394 0.00109 0.0891** (0.04) (1.23) (0.04) (3.08) lnVCHH 0.203*** 0.0190 0.203*** 0.258*** (5.00) (0.26) (5.00) (4.41) CST -1.704*** -1.503*** -1.704*** -1.311*** (-3.82) (-4.97) (-3.82) (-3.35) CSV 0.163*** 0.0958*** 0.163*** 0.136*** (7.10) (4.86) (7.10) (5.86) CDCCKT -0.289 0.0674 -0.289 0.128 (-0.93) (0.25) (-0.93) (0.57) _cons 7.071*** -8.548* 7.071*** 5.615*** (8.84) (-2.46) (8.84) (5.37) N 144 144 144 144 * p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 176 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn