intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Tiền tệ ngân hàng: Vai trò của tín dụng chính sách trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Chia sẻ: Banhbeodethuong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

43
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tín dụng chính sách có thực sự đem lại hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hay không và tác động của nó đạt mức độ bao nhiêu. Để trả lời cho câu hỏi này bài luận sẽ tổng hợp, cung cấp thông tin nghiên cứu và giải thích ở các nội dung sau. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Tiền tệ ngân hàng: Vai trò của tín dụng chính sách trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

  1. HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN MÔN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TRONG XÓA ĐÓI  GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM Giảng viên: Nguyễn Xuân Thu Sinh viên: Triệu Thị Nhi Lớp: KT43A
  2. Hà Nội ­ 2018 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TRONG XÓA ĐÓI GIẢM  NGHÈO Ở VIỆT NAM 1. Giới thiệu Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt  được những thành tựu to lớn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên  Việt Nam vẫn đang nằm trong những nước có thu nhập trung bình thấp và  tỉ lệ nghèo cao (Theo một cuộc rà soát của Bộ lao động – thương binh và  xã hội, năm 2016 hộ nghèo chiếm 8,23% trên cả nước). Do đó Đảng và  Nhà nước đặc biệt chú trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên toàn  quốc nhất là đối với các khu vực vùng sâu vùng xa. Một trong những công  cụ được cho là hiệu quả, thực hiện đơn giản và được Chính phủ sử dụng  nhiều nhất là tín dụng ưu đãi nhằm cung cấp vốn cho người nghèo để  tăng chi tiêu, có nguồn lực đầu tư và tham gia sản xuất.   Song liệu tín dụng chính sách có thực sự đem lại hiệu quả trong xóa  đói giảm nghèo ở Việt Nam hay không và tác động của nó đạt mức độ bao  nhiêu. Để trả lời cho câu hỏi này bài luận sẽ tổng hợp, cung cấp thông tin  nghiên cứu và giải thích ở các nội dung sau. 2. Tổng quan tài liệu 2.1 Tín dụng chính sách là gì Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc  lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định được thỏa thuận  trước. Tín dụng chính sách là những khoản tín dụng cho vay với chính sách  ưu đãi (lãi suất thấp, thời hạn vay dài, thủ tục vay đơn giản,…) chủ  yếu hình thành từ nguồn lực Nhà nước (Ngân sách nhà nước, Kho  bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước,…) dành cho các đối tượng 
  3. đặc biệt (người nghèo, người dân tộc thiểu số, học sinh sinh viên, …). Tổ chức cung cấp vốn tín dụng ưu đãi lớn nhất Việt Nam  hiện nay là Ngân hàng chính sách xã hội với việc sử dụng các  nguồn lực tài chính do Chính phủ huy động.  2.2 Tác động của tín dụng chính sách đến xóa đói giảm nghèo  2.2.1 Tác động tích cực  Một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo là do  thiếu vốn, vì vậy tác động tích cực đầu tiên của tín dụng  chính sách là cung cấp vốn cho người nghèo. Theo  Madajewicz (1999) và Copestake, Blalotra (2000) cho người  nghèo vay vốn sẽ giúp họ tham gia các hoạt động kinh doanh,  tự tạo việc làm cho bản thân. Các nghiên cứu của F. Nader  (2007), R. Khandker (2005)  cũng chỉ ra rằng tiếp cận tín  dụng là điều kiện quan trọng để người nghèo tăng cường đầu  tư cho sản xuất, trang trải chi phí giáo dục cho con cái. Như  vậy, trước tiên đã có một sự đồng thuận cao giữa các chuyên  gia về tác động tích cực của tín dụng ưu đãi mặc dù chưa  chắc đây đã là giải pháp hoàn hảo và dài lâu song nó là điều  kiện cần và là bước đi đầu tiên một quốc gia có thể làm để  xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, các nguồn tín dụng còn nâng cao chất lượng  sống của người nghèo thông qua việc tăng chi tiêu giáo dục,  dinh dưỡng, y tế, số giờ lao động của trẻ em (Lire Ersado,  2003; Nobuhiko Fuwa và cộng sự, 2009). Đặc biệt là sự thay  đổi về nhận thức và đầu tư cho giáo dục, đây là một trong  những điều kiện quan trọng để phát triển và giảm nghèo bền  vững.  Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay ưu đãi đã được  kiểm chứng tại một số quốc gia và để lại nhiều bài học kinh 
  4. nghiệm. Tại Thái Lan – một quốc gia láng giềng và có nhiều  điểm tương đồng về kinh tế cũng như văn hóa với Việt Nam,  từ những năm 1980, Chính phủ đã thực hiện các chính sách tín  dụng nhằm xóa đói giảm nghèo như: cho người nghèo vay  bằng hiện vật để sản xuất, cho vay vật tư giá rẻ chất lượng  tốt, Ngân hàng cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp (3%  một năm) cho nông dân dùng thóc để thế chấp và khi thóc  được giá người dân bán thóc và hoàn vốn cho Ngân hàng.  Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) do  Chính phủ thành lập thực hiện hỗ trợ vốn cho dân nghèo.  Những người có thu nhập dưới 1000 Bath/ năm và nông dân  có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực thì được cho  vay vốn không cần thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng  sự đảm bảo của nhóm, của tổ hợp tác sản xuất. Lãi xuất cho  nông dân nghèo vay thường được giảm từ 1­3%/ năm so với  các đối tượng khác. Đến năm 1995 BAAC đã tiếp cận được  85% khách hàng là nông dân với tổng nguồn vốn là 163.210  triệu Bath. Có thể thấy những chính sách trên của Thái Lan  được điều chỉnh để phù hợp với một trong những đặc trưng  của nền kinh tế Thái Lan là sản xuất gạo. Những ưu đãi này  khiến cho người dân đặc biệt là nông dân có cơ hội tiếp xúc  với các tư liệu sản xuất tốt nhất, việc cho vay bằng vật tư  giá rẻ chất lượng tốt giúp tránh lãng phí vốn vì người dân sẽ  dùng trực tiếp lượng vật tư đó tham gia sản xuất mà không  chi tiêu cho các mục đích khác. Đồng thời việc cho vay thế  chấp bằng thóc ngoài việc cung cấp vốn còn giúp thúc đẩy  năng suất sản xuất bởi đã tạo cho nông dân niềm tin vào giá  trị sản phẩm mà họ tạo ra. Kết hợp với một số chính sách  khác, thành quả của Thái Lan đạt được đó là tỉ lệ nghèo đã  giảm từ 30% (trong những năm 80)  xuống còn 3% (13 triệu  người) năm 1996. Như vậy, một lần nữa khẳng định tín dụng ưu đãi ít  nhiều tác động tích cực đến quá trình xóa đói giảm nghèo. 
  5. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Phạm Vũ Lữa Hạ  (2003), Nguyễn Trọng Hoài (2005), Phan Thị Nữ (2013) cũng  chỉ ra rằng việc tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để  nâng cao mức sống và thoát nghèo. Bên cạnh đó Ngân hàng  thế giới (1995) đã khuyến cáo rằng, cải thiện thị trường tín  dụng là một chính sách quan trọng để giảm nghèo đói ở Việt  Nam. 2.2.1.1 Tác động tiêu cực        Tín dụng ưu đãi nếu không có cơ chế kiểm soát chặt chẽ  sẽ dễ bị lợi dụng cho vay sai đối tượng ưu đãi, tức việc quy  định về chuẩn nghèo còn nhiều bất cập và công tác rà soát,  xét và xếp loại hộ nghèo chưa sát sao khiến nhiều cá nhân  gian lận để được xếp vào hộ nghèo nhằm vay vốn với mục  đích khác trong khi những người thực sự nghèo lại không  được tiếp cận với nguồn vốn. Để giải quyết tình trạng này  Chính phủ cần đưa ra một chuẩn nghèo phù hợp hơn và kiểm  soát chặt chẽ quá trình xét duyệt hộ nghèo. Ngòai ra, nhiều  người dân sau khi vay vốn lại sử dụng vốn vay như gửi tiết  kiệm vào các ngân hàng thương mại hoặc cho vay lại để  kiếm lời thay vì đầu tư vào sản xuất. Điều này xảy ra là vì  người dân vay vốn, sở hữu vốn rồi nhưng không biết sử dụng  như thế nào cho hiệu quả, không có kiến thức cũng như kỹ  năng, kinh nghiệm đầu tư sản xuất, nếu có thì chỉ là các mô  hình chăn nuôi nhỏ lẻ không đem lại hiệu quả cao. Việc lo sợ  rủi ro cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế nông dân  đầu tư sản xuất. Không những vậy, nhiều  hộ sử dụng sai  mục đích dùng để chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt của gia  đình, thiếu ý thức trả nợ gốc và lãi. Để cải thiện tình trạng  này, bên cạnh chính sách cho vay ưu đãi cần kèm theo các  chính sách về hỗ trợ mô hình, ý tưởng kinh doanh sản xuất,  hướng dẫn sản xuất và các áp dụng khoa học kỹ thuật để 
  6. nâng cao năng suất lao động. Khi cung cấp vốn cho người  nghèo thì cần chỉ cho họ cách làm sao để thoát nghèo.  Một tác động tiêu cực nữa của tín dụng chính sách là do  tham nhũng, thất thoát vốn vay. Việc cung cấp vốn cho người  dân ngoài hình thức trực tiếp tại Ngân hàng còn có các hình  thức trợ cấp, cho vay khác được chia về các địa phương, việc  này khiến cho vốn bị thất thoát vừa không đến được tay  người dân vừa làm hao hụt ngân sách Nhà nước, đòi hỏi cần  có một cơ chế minh bạch hơn và tốt hơn hết là chủ thể cho  vay ( Ngân hàng,các tổ chức xã hội,...) làm việc trực tiếp với  người dân.   3. Thực trạng ở Việt Nam 3.1 Hoạt động chính sách tín dụng ưu đãi ở Việt Nam Tại Việt Nam, tổ chức cung cấp vốn vay ưu đãi lớn nhất là Ngân  hàng chính sách xã hội (NHCSXH). Nguồn vốn của  Ngân hàng  được huy động  dưới nhiều hình thức thể hiện ở bảng sau:  Tổng nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 2015, 2016 TT NGUỒN THỰC HIỆN NĂM 2016 VỐN THỰC Tỷ trọng Tăng/giảm so với HIỆN 31/12/2015 NĂM 2015 Tổng số Số tuyệt S
  7. ố t ư ơ đối (+/-) n g đ ố i 0                      17.1 . 1 Vốn do ngân sách Trung ương cấp              20 27,727 27,748 % 1 %                                       Vốn điều lệ 6.6%   10,696 10,696 ­                          Vốn cấp thực hiện các Chương trình 10.5%              20   17,032 17,052 ­ Vốn vay theo chỉ đạo của Thủ                       13.4         1 2 tướng CP 25,781 21,729 % (4,053) 6 % ­                      12.9              Vốn vay Ngân hàng nhà nước 2 21,495 20,995 % (500) % ­ 1                                         Vốn vay và ứng Kho bạc nhà nước 0.0% 0 3,500 ­   (3,500) 0 % ­                                               Vốn vay và ủy thác nước ngoài 0.5% 7 786 734 (53) % 2                      58.7 3 Vốn được giao huy động       17,826 3 77,448 95,274 % % 2 Nhận tiền gửi 2% của các TC TC, TD                         27.1%         8,427 4 NN 35,608 44,035 % 1                      24.2   Phát hành trái phiếu NHCSXH         5,453 6 33,848 39,301 % % 4 ­ HĐ vốn của Tổ chức, cá nhân trên thị                           7.4%         3,947 9 trường 7,993 11,939 %   + Huy động vốn của TCTD                                  0.5%            783 3 22 805 5 6
  8. 0 % 4                            + Huy động vốn của TCKT, cá nhân 1.8%            852 1 2,063 2,915 % 6                            + Huy động Tiền gửi tiết kiệm dân cư 1.7%         1,133 9 1,650 2,783 % 2                            + Tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV 3.3%         1,178 8 4,258 5,435 % 3                          4 Vốn Ngân sách các địa phương 4.2%         1,888 9 4,895 6,783 %                      2 5 Các nguồn vốn khác 6.7%            257 10,609 10,866 % 1 0                  6 TỔNG NGUỒN VỐN 100%       15,940 . 146,460 162,400 9 % Hình 1: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội (2015 – 2016) Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Như vậy có thể thấy, nguồn vốn của NHCSXH hầu hết là do Nhà  nước cung cấp hoặc đặt dưới sự bảo lãnh, chỉ đạo của Nhà nước, các  nguồn vốn khác chỉ chiếm 6.7%. Với mục đích cấp vốn cho người dân  xóa đói giảm nghèo, lãi suất dành cho hộ nghèo hiện tại là 6.6%/ năm  và 3.3%/ năm đối với 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008  của Chính phủ. Hộ cận nghèo được hưởng lãi suất ưu đãi 7.92%/ năm  (theo Ngân hàng chính sách).  Từ khi thành lập vào năm 2002 trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người  nghèo, NHCSXH đã cung cấp nguồn vốn vay ưu đãi lớn, tổng dư nợ  các chương trình tín dụng chính sách đến nay đạt trên 166 nghìn tỷ  đồng, gấp hơn 23,7 lần so với thời điểm thành lập, tốc độ tăng trưởng  bình quân hàng năm đạt 18,8% . Theo phát biểu của Thủ tướng  Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng  chính sách xã hội 2002­2017 : “Gần 31,9 triệu lượt hộ nghèo và đối 
  9. tượng chính sách vay vốn từ NHCSXH, doanh số đến nay là 433 nghìn  tỷ đồng, giúp 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo và 112 nghìn lao  động được vay vốn để đi lao động có thời hạn tại nước ngoài; trên 3,5  triệu học sinh, sinh viên vay vốn học tập; 9,9 triệu công trình nước  sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 105 nghìn căn nhà vượt lũ  ĐBSCL; 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo; trên 11 nghìn căn nhà phòng  tránh bão lũ khu vực miền Trung.”  Chương trình cho vay triển khai đến các địa phương và đạt được  những hiệu quả nhất định. Bài luận sẽ tổng hợp lại hai ví dụ đã được  khảo sát và điều tra xác nhận kết quả. Đối với thành phố Điện Biên,  thuộc một tỉnh nghèo vùng Tây Bắc và là địa phương được hưởng  nhiều ưu đãi của các chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ,  đặc biệt nguồn vốn lớn nhất đến từ hai chương trình 135 và 134 đã  đem lại nhiều chuyển biến tích cực cho kinh tế ­ xã hội của tỉnh nhà.  Hình 2: Vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất thuộc chương trình 135 cho TP Điện Biên Phủ(2006­ 2009)  (Số liệu: Phòng tài chính – kế hoạch tỉnh Điện Biên 2009, Biểu đồ: Tự tổng hợp) Bên cạnh các chương trình đầu tư của Nhà nước, các khoản vay ưu  đãi của NHCSXH đã tiếp cận được 70% các đối tượng là hộ nghèo,  các đối tượng chính sách khác vay vốn phục vụ sản xuất. Theo một  cuộc điều tra  năm 2009, thu nhập của các hộ tại trước và sau khi  hưởng vốn vay ưu đãi có những thay đổi tích cực, tăng từ 1.79 triệu/  tháng lên 2.75 triệu/ tháng1. Tuy nhiên nguốn vốn cho vay còn ít và thủ  tục còn rườm rà gây khó khăn cho người đi vay đặc biệt là người dân  tộc thiểu số, do đó hiệu quả chưa thực sự đạt được như mong đợi.   Tại địa bàn xã Ya Chim tỉnh Kon Tum, đây là một xã nằm trong  nhóm đặc biệt khó khăn so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh,  1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay NHCSXH của hộ nghèo tại thành phố Điện Biên Phủ ­  Nguyễn Việt Hoàng
  10. tốc độ kinh tế tăng bình quân 12­14% nhưng chất lượng đời sống nhân  dân vẫn còn rất thấp. Chính vì vậy, nơi đây đã nhận được nhiều  chương trình tín dụng ưu đãi cảu NHCSXH để tiến hành xóa đói giảm  nghèo, vốn vay ưu đãi lớn nhất phải kể đến vốn vay dành cho hộ  nghèo được thể hiện ở biểu đồ sau. Hình 3: Dư nợ chương trình tín dụng hộ nghèo trên địa bàn xã Ya Chim tỉnh Kon Tum Nguồn: số liệu từ NHCSXH tỉnh Kon Tum, biểu đồ: tự tổng hợp Từ 2007 đến 2011 trên địa bàn xã đã có hơn 400 lượt hộ  nghèo vay vốn với tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng2 . Được sự giúp đỡ của  chính quyền và lực lượng chuyên môn, người dân đã mạnh dạn đầu tư  vào sản xuất trồng cây cao su tiểu điền, trang trại chăn nuôi bò, lợn,  các mô hình động vật hoang dã,… nhờ vậy mà kinh tế địa phương có  điều kiện phát triển. Theo một cuộc khảo sát trên 40 hộ dân tại xã Ya  Chim, 5 hộ cho rằng cuộc sống của gia đình sau khi vay vốn có được  nâng lên nhưng chỉ ở mức trung bình còn 35 hộ cho rằng chất lượng  cuộc sống được nâng lên rõ rệt. Như vậy 100% hộ đều được cải thiện  cuộc sống sau khi vay vốn ưu đãi xóa đói giảm nghèo. Theo thống kê,  trong giai đoạn 2006­2010 thu nhập bình quân đầu người tại địa bàn xã  đạt 7,1 triệu đồng/năm tăng 3,5 triệu đồng/người/năm so với giai đoạn  2001­2005. Có thể nói đây là những kết quả khả quan cần được phát  huy trong công cuộc gaimr nghèo bền vững của Việt Nam. 3.2  Tổng quan những tài liệu đã nghiên cứu ở Việt Nam và đánh giá Là một quốc gia đang nỗ lực xóa đói giảm nghèo bằng biện pháp  cung cấp các nguồn tín dụng ưu đãi, tại Việt Nam cũng đã có nhiều  nghiên cứu về vai trò của nguồn vốn này. Một trong những nghiên cứu  đó là “Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn  2 Đánh giá tác động của việc sử dụng vốn vay từ nguồn xóa đói giảm nghèo của NHCSXH  trên địa bàn xã Ya Chim, thành phố Kon Tum – Dương Thanh Tùng
  11. Việt Nam” ­ Phan Thị Nữ. Nghiên cứu của tác giả tiến hành với đối  tượng nghiên cứu ở quy mô hộ gia đình, lựa chọn các hộ có vay vốn  và không vay vốn, lấy số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004  và 2006. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp khác biệt trong khác  biệt và mô hình hồi qui đa biến OLS với sự tham gia của các biến:  tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, tình trạng việc làm; tỷ lệ phụ thuộc,  diện tích đất, đặc điểm vùng miền sinh sống,… vì ngoài tín dụng thì  những yếu tố kể trên cũng có tác động rất lớn đến xóa đói giảm  nghèo. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp cận tín dụng ưu  đãi giúp tăng chi tiêu đời sống (tăng khoảng 20% so với mức chi tiêu  trung bình của hộ), tác động tích cực đến giáo dục, việc làm và phúc  lợi của hộ nghèo tuy nhiên lại không làm tăng thu nhập của họ nên  không có tác dụng đến việc thoát nghèo bền vững. Nghiên cứu cũng lí  giải một trong những lí do khiến thu nhập không tăng và cũng là vấn  đề nan giải nhất đó là: trong ngắn hạn, đa số người nghèo vay vốn để  phục vụ nhu cầu chi tiêu trước mắt chứ không đầu tư vào sản xuất.  Bên cạnh đó việc họ không kê khai đúng thu nhập cũng dẫn đến  những sai số.  Một nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Tú “Nghiên cứu tác  động của tiếp cận tín dụng đến mức sống hộ nghèo ở Tây Bắc” cũng  đưa ra kết luận tương tự. Tác giả đã sử dụng các mô hình hồi qui kinh  tế, phương pháp khác biệt kép kết hợp với OLS với các chỉ tiêu về chi  tiêu cho giáo dục, y tế, kích thước hộ, lãi suất,… Bằng các mô hình  hồi qui kinh tế tác giả đã đưa ra một vài kết luận, trước hết là chỉ ra  các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ nghèo bao gồm:  diện tích đất sản xuất, tài sản thế chấp, tuổi chủ hộ, tỷ tệ thu nhập  phi nông nghiệp, và đặc biệt là trình độ giáo dục. Các thành viên trong  hộ có trình độ giáo dục cao thì hộ sẽ tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn  nhờ khả năng nắm bắt thông tin tốt, xây dựng phương án kinh doanh  hiệu quả, nhu cầu về vốn cũng cao hơn. Bên cạnh đó đối với các  khoản vay ưu đãi nhỏ thì lãi suất có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận  tín dụng của hộ nghèo, lãi suất tăng thì giá trị khoản vay của hộ nhận  được cũng tăng. Bằng phương pháp khác biệt kép và OLS, kết quả 
  12. nghiên cứu cho thấy vốn vay tín dụng ưu đãi trong ngắn hạn (1 năm)  không tác động đến thu nhập của người nghèo cũng không tác động  đến chi tiêu cho lương thực, y tế mà chỉ tác động đến chi tiêu cho giáo  dục. Với mức tin cậy 90%, kết quả điều tra cho thấy hộ vay vốn tín  dụng ưu đãi chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ không vay vốn trung  bình 474.3665 nghìn đồng/ năm. Tình trạng này có thể xuất phát từ  mục đích vay vốn của hộ là vay cho đối tượng học sinh sinh viên.  Việc đó cho thấy, hỗ trợ tín dụng không phải phương án tối ưu giúp  hộ nghèo thoát nghèo, để thoát nghèo bền vững thì cung cấp vốn là  chưa đủ. Như vậy, cả hai nghiên cứu của hai tác giả và hai giai đoạn  khác nhau đều chỉ ra rằng việc cung cấp vốn tín dụng ưu đãi không  phải một phương pháp hiệu quả để giảm nghèo bền vững, nó chỉ đem  lại hiệu quả khi được thực hiện và quản lí sát sao, phù hợp cùng với  các chính sách khác về an sinh xã hội, công nghệ ­ kỹ thuật,… TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan Thị Nữ (2013) ‘Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đối Với Giảm Nghèo  Ở Nông Thôn Việt Nam’, Tạp chí Khoa học Đại học Huế. Available at:  http://hueuni.vn/portal/data/doc/tapchi/242.pdf.  Phạm Bích San (1991) ‘Mức sinh, gia đình và bối cảnh biến đổi kinh tế ­ xã hội  ở nông thôn Việt Nam’, Tạp chí Xã hội học, (4), pp. 43–52.  Trần Thị Thanh Tú (2012) ‘Impact of rural credit on living standard : Case study  about Nghiên cứu tác độ ng c ủ a ti ế p c ận tín dụ ng đế n m ứ c s ố ng h ộ  nghèo ở Tây Bắ c VNU University of Economics and Business , Hanoi ,  Vietnam’. Ngân hàng thế giới ( 2012)‘Khởi đầu tốt , nhưng chưa phải đã hoàn thành :  Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới’.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1