intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam.

Chia sẻ: Ha.nh Bi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

839
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam nhằm hệ thống lại những lý luận cơ bản, phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán và đề xuất những giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam.

  1. MỤC LỤC
  2. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 2: Biểu đồ 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCK Biểu đồ 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCK Biểu đồ 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCK Biểu đồ 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của CTCK
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTCK : Công ty chứng khoán TTCK : Thị trường chứng khoán NHTM : Ngân hàng thương mại TCBL : Tổ chức bảo lãnh TCPH: Tổ chức phát hành
  4. PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán(TTCK) là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn . Mọi hoạt động mua bán chứng khoán trên TTCK tập trung đều phải thông qua tổ chức trung gian, đó là các công ty chứng khoán. Sự phát triển của TTCK là tiền đề cho các công ty chứng khoán hoạt động và phát triển mang lại những dịch vụ thiết yếu trong hoạt động mua bán chứng khoán hỗ trợ các nhà đầu tư và góp phần điều tiết nền kinh tế. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO), các công ty chứng khoán ở Việt Nam phải đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các công ty chứng khoán trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Vì thế đòi hỏi các công ty chứng khoán Việt Nam phải nỗ lực phát triển hoạt động , nâng cao vị thế trên thị trường chứng khoán và cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức tài chính nước ngoài. Những năm vừa qua TTCK trải qua nhiều biến động, hoạt động của các công ty chứng khoán cũng gặp nhiều khó khăn, song vẫn được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Đồng thời cũng có những thay đổi trong luật pháp,cơ cấu hoạt động của các công ty chứng khoán góp phần ổn định thị trường tài chính, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư và khách hàng. Từ những thực tế trên thu hút sự quan tâm của em để thực hiện bài ti ểu luận với đề tài “ Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam”. Hy vọng qua bài tiểu luận này sẽ thể hiện được những nội dung cơ bản và cái nhìn tổng quát về hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
  5. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống lại những lý luận cơ bản về công ty chứng khoán. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán hiện nay. Đề xuất những giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt Nam 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan tới luật pháp Việt Nam về hoạt động c ủa các công ty chứng khoán, hoạt động của các công ty chứng khoán hiện nay và một số công ty chứng khoán đang hoạt động tại TTCK Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận này chủ yếu dùng phương pháp thu thập thông tin từ báo chí,internet , sách,… miêu tả và đưa ra số liệu cho tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam.
  6. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1 Khái niệm CTCK là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK, thực hiện trung gian tài chính thông qua một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bão lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và một số nghiệp vụ phụ trợ. 1.2 Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán CTCK là tổ chức trung gian tài chính quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế , trong đó nổi bật là TTCK . Nhờ các CTCK mà chứng khoán đ ược lưu thông từ nhà phát hành tới người đầu tư có tính thanh khoản, qua đó huy động nguồn vốn trung và dài hạn từ những nơi nhàn rỗi đến nơi cần sử dụng vốn có hiệu quả. Chức năng cơ bản của CTCK :  Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đ ến người cần sử dụng vốn.  Cung cấp cơ chế giá cả cho giá trị của các khoản đầu tư  Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán .  Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường . Vai trò của CTCK : Với những chức năng cơ bản trên, CTCK có vai trò quan trọng đối với những chủ thể khác nhau trên thị trường chứng khoán.  Đối với các tổ chức phát hành. Mục tiêu khi tham gia vào TTCK của các tổ chức phát hành là huy đ ộng vốn thông qua việc phát hành chứng khoán. Vì vậy, các CTCK có vai trò tạo ra cơ ch ế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành,
  7. Một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCKlà nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tư và nhà phát hành. Và khi thực hiện công việc này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán.  Đối với các nhà đầu tư. Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư. Đối với thị trường chứng khoán, sự biến động thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư. Nhưng thông qua các CTCK, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả.  Đối với thị trường chứng khoán. Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường : Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông qua các CTCK vì họ không được tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Các CTCK là những thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên. Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các công ty chứng khoán. Các CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường. Để bảo vệ những khoản đầu tưcủa khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình,
  8. nhiều CTCK đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường. Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính. Trên thị trường cấp 1: qua các hoạt động như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hoá, các CTCK không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ dược mua bán giao dịch trên thị trường cấp 2. Điều này làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho người đầu tư. Trên thị trường cấp 2, qua các giao dịch mua và bán chứng khoán các CTCK giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính.  Đối với các cơ quan quản lý thị trường. Một trong những yêu cầu của TTCK là các thông tin cần phải được công khai hoá dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK, vì vậy CTCK cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động. Các thông tin CTCK có thể cung cấp bao gồm thông tin về các giao dịch mua, bán trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu. trái phiếu và tổ chức phát hành, thông tin về các nhà đầu tư v.v. . .Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường. 1.3 Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán Mỗi quốc gia đều có một mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán riêng, phù hợp với đặc điểm của hệ thống tài chính. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và hình thức pháp lý có thể phân ra mô hình của các công ty chứng khoán hiện nay như sau:  Căn cứ vào đặc điểm và tính chất : có hai mô hình phổ biến trên thế giới. Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán
  9. Hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các CTCK độc lập chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhiệm, các ngân hàng không được tham gia vào kinh doanh chứng khoán. Áp dụng phổ biến ở các nước như Canada, Mỹ,.. Ưu điểm : hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho TTCK phát triển chuyên môn hóa cao hơn. Nhược điểm: san bằng rủi ro thấp, các nước áp dụng giảm dần đ ối với ngân hàng thương mại trong chứng khoán. Mô hình ngân hàng đa năng Mô hình đa năng toàn phần: một ngân hàng có thể tham gia tất cả các hoạt động kinh doanh tiền tệ, chứng khoán mà không phải thông qua pháp nhân riêng Mô hình đa năng một phần: Một ngân hàng muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán phải thông qua công ty con là pháp nhân riêng biệt. Ưu điểm: Ngân hàng có thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, giảm bớt rủi ro kinh doanh. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán. Nhược điểm: thị trường cổ phiếu không phát triển do ngân hàng có xu hướng bảo thủ, chuyên về hoạt động tín dụng hơn là bảo lãnh phát hành trái phi ếu, c ổ phiếu. Ngoài ra, nếu có biến động trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, dẫn đến khủng hoảng tài chính. Hiện nay các nước chủ yếu áp dụng mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay. Tại Việt Nam, do quy mô của các NHTM rất nhỏ bé, chủ yếu là lĩnh vực vốn ngắn hạn, trong hoạt động của TTCK thuộc vốn dài hạn. Do đó, đ ể đ ảm bảo an toàn cho các ngân hàng, Nghị định 144/CP về chứng khoán và TTCK quy định các NHTM muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình để thành lập một CTCK chuyên doanh trực thuộc, hoạch toán độc lập với ngân hàng.  Căn cứ vào hình thức pháp lý: có ba loại hình tổ chức cơ bản hiện nay : công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
  10. Công ty hợp danh Khả năng huy động vốn của hình thức này yếu, chỉ giới hạn trong số vốn mà hội viên có thể đóng góp Công ty trách nhiệm hữu hạn Về phương diện huy động vốn, nó đơn giản và linh hoạt hơn công ty hợp danh. Đồng thời cơ cấu đội ngủ quản lí cũng đa dạng, năng động hơn và không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh. Các CTCK hiện nay hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn rất nhiều. Công ty cổ phần • Tồn tại liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông. • Rủi ro mà chủ sở hữu công ty phải chịu được giới hạn ở mức nhất định. Nếu công ty phá sản cổ đông chỉ chịu thiệt hại ở mức vốn đã góp. • Quyền sở hữu được chuyển đổi dễ dàng thông qua mua bán cổ phiếu. • Đối với CTCK, nếu tổ chức theo hình thức công ty cổ phần và được niêm yết tại sở giao dịch thì xem như đã được quảng cáo miễn phí, • Hình thức tổ chức quản lí, chế độ báo cáo và thông tin tốt hơn hai loại hình trên. Do những ưu điểm này, ngày nay các CTCK tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần, thậm chí một số nước như Hàn Quốc,.. bắt buộc CTCK phải là công ty cổ phần 1.3 Các nghiệp vụ hoạt động của công ty chứng khoán  Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo đó, CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình.
  11. Kỹ năng của người giao dịch chứng khoán được thể hiện trên các khía cạnh:  Kỹ năng truyền đạt thông tin  Kỹ năng tìm kiếm khách hàng  Kỹ năng khai thác thông tin  Nghiệp vụ tự doanh Tự doanh là việc CTCK tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC. Yêu cầu đối với CTCK:  Tách biệt quản lý  Ưu tiên khách hàng  Góp phần bình ổn thị trường  Hoạt động tạo thị trường Các hình thức giao dịch tự doanh:  Giao dịch gián tiếp  Giao dịch trực tiếp  Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đ ầu sau khi phát hành. Bán rộng rãi ra công chúng. Các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán: Việc bảo lãnh phát hành thường thực hiện theo một trong các phương thức sau: Bảo lãnh với cam kết chắc chắn (firm commitment underwriting): Là phương thức bảo lãnh trong đó tổ chức bảo lãnh (TCBL) cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng
  12. khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. Thông thường, trong phương thức này một nhóm các TCBL hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành (TCPH) với giá chiết khấu và bán lại các chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng và hưởng phần chênh lệch giá. Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts underwriting): Là phương thức bảo lãnh mà theo đó TCBL thoả thuận làm đại lý cho TCPH. TCBL không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho TCPH phần còn lại và không phải chịu hình phạt nào. Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không (All or Nothing): Trong phương thức này, TCPH yêu cầu TCBL bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. TCBL phải trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua chứng khoán. Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa: Là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, TCPH yêu cầu TCBL được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỉ lệ thấp hơn mức sàn thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ. Bảo lãnh theo phương thức dự phòng (Standby underwriting): Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm c ổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Vì vậy, công ty cần có một TCBL dự phòng sẵn sàng mua những quy ền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc TCBL cam kết sẽ là người mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không được thực hiện. Các hình thức phân phối chứng khoán chủ yếu:
  13.  Bán riêng cho các tổ chức đầu tư chứng khoán tập thể, các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí.  Bán trực tiếp cho các cổ đông tạm thời hay những nhà đầu tư có quan hệ với tổ chức phát hành.  Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng. Hoạt động tư vấn chứng khoán được phân loại theo các chỉ tiêu sau:  Theo hình thức của hoạt động tư vấn: bao gồm tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp để tư vấn cho khách hàng.  Theo mức độ ủy quyền của tư vấn: bao gồm tư vấn gợi ý và tư vấn ủy quyền.  Theo đối tượng của hoạt động tư vấn: bao gồm tư vấn cho các nhà phát hành và tư vấn đầu tư. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn:  Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán.  Luôn nhắc nhở khách hàng rắng những lời tư vấn của mình luôn dựa trên cơ phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, có thể là không hoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng trong việc sử dụng các thông tin từ nhà tư vấn để đầu tư, nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những thiết hại kinh tế do nhà đầu tư đưa ra.  Không được dụ dỗ cháo mới khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn xuất phát từ những cơ sở khách quan là quá trình phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề nghiên cứu.
  14.  Nghiệp vụ phụ trợ Lưu ký chứng khoán: là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán. Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng. Nghiệp vụ tín dụng: đối với các thị trường chứng khoán phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, CTCK còn triển khai dịch vụ cho vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ. Nghiệp vụ quản lý quỹ: ở một số CTCK, pháp luật về TTCK còn cho phép CTCK được thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư. Theo đó, CTCK cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. CTCK được thu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư.
  15. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Luật pháp Việt Nam quy định về hoạt động của CTCK hiện nay Căn cứ theo luật Chứng khoán và Thị trường chứng khoán Việt Nam 2006 có bổ sung sửa đổi vào 2010 ( Luật số 62/2010/QH12) về hoạt động của CTCK như sau: Để thành lập một CTCK cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vốn, điều kiện về nhân sự , điều kiện về cơ sở vật chất và các quy định theo Luật ban hành. • Điều kiện về vốn: CTCK phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn pháp định thường được quy định cụ thể theo từng loại hình nghiệp vụ. Theo điều 71. Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 07 năm 2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán quy định về mức vốn cần phải có của CTCK là: Vốn pháp định - Môi giới: 25 tỷ đồng - Tự doanh: 100 tỷ đồng - Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng - Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Trường hợp CTCK xin cấp phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định của từng loại hình.
  16. • Điều kiện về nhân sự : những người quản lý hay các nhân viên giao dịch của CTCK phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm,.. Hầu hết các nước đều yêu cầu nhân viên của CTCK phải có giấy phép hành nghề. Những người quản lý đòi hỏi phải có giấy phép đại diện ( Khoản 1,điều 62). • Điều kiện về cơ sở vật chất: Các tổ chức và cá nhân sáng lập CTCK phải đảm bảo yêu cầu cơ sở vật chất tối thiểu cho công ty.( khoản 1 điều 62) Bên cạnh yêu cầu về vốn pháp định, các CTCK muốn được cấp phép phải đáp ứng các điều kiện sau đây : Điều 62. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán 1. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán bao gồm: a) Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đ ầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị; b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 61 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Sau khi đã đáp ứng được các điều kiện, các nhà sang lập CTCK phải lập hồ sơ xin cấp phép lên Ủy ban chứng khoán nhà nước. Hồ sơ được quy định tại điều 63 như sau: Điều 63. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ
  17. 1. Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. 2. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. 3. Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng. 4. Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán. 5. Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân. 6. Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập của cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là pháp nhân tham gia góp vốn từ mười phần trăm trở lên vốn điều lệ đã góp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép. 7. Dự thảo Điều lệ công ty. 8. Dự kiến phương án hoạt động kinh doanh trong ba năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro. Hình thức hoạt động của công ty chứng khoán tại Việt Nam được căn cứ theo điều 59 . Điều 59. Thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán 1. Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. 2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán. Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  18. Để được cấp giấy phép hoạt động, CTCK phải hội đủ 3 yếu tố: người môi giới, vốn, và văn phòng giao dịch. Về nghiệp vụ kinh doanh của CTCK được quy định tại điều 60 : Điều 60. Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán 1. Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: a) Môi giới chứng khoán; b) Tự doanh chứng khoán; c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán. Trên đây là một số quy định chính về điều kiện thành lập và hoạt động của CTCK đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cho hoạt động của CTCK diễn ra trên thị trường. 2.2 Giới thiệu một số CTCK ở Việt Nam hiện nay Năm 2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với 6 công ty chứng khoán làm “nòng cốt” là BVSC, BSC, SSI, FSI, TLS, ACBS. Đến cuối 2006, đầu 2007, cùng với sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán theo kỳ vọng WTO, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào nhiều, doanh nghiệp đăng ký lên sàn hàng loạt, số lượng công ty chứng khoán tăng lên đột biến và đến thời điểm hiện nay, tổng số công ty chứng khoán được cấp phép và hoạt động tại Việt Nam lên tới hơn 100 công ty. Sau đây là một số CTCK tiêu biểu đang hoạt động tại thị trường Việt Nam: CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI TP.HCM - Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Tên tiếng Anh: HoChiMinh City Securities Corporation
  19. Tên viết tắt: HSC Địa chỉ: Lầu 5,6 số 76 Lê Lai, Quận 1, Tp. HCM. - Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Tên tiếng Anh: Saigon Securities Incorporation Tên viết tắt: SSI Địa chỉ: Số 72 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM. - Công ty TNHH Chứng khoán ACB Tên tiếng Anh: ACB Securities Company Tên viết tắt: ACBS Địa chỉ: Số 107N Trương Định, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín Tên tiếng Anh: SACOMBANK SECURITIES COMPANY LIMITED Tên viết tắt: Sacombank-SBS. - Công ty Cổ phần Chứng khoán Maybank Kim Eng Tên tiếng Anh: MAYBANK KIM ENG SECURITIES JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: MBKE Địa chỉ: Số 255 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. - Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt Tên tiếng Anh: VIET CAPITAL SECURITIES JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VCSC Địa chỉ: Tầng 15 Tháp Tài chính Bitexco số 2 Hải Triều, Quận 1, Tp. HCM và số 136 Hàm Nghi, Quận 1, Tp. HCM. - Công ty Cổ phần Chứng khoán BETA Tên tiếng Anh: BETA SECURITIES INCORPORATION Tên viết tắt: BSI
  20. Địa chỉ: Số 16 Nguyễn Trường Tộ, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH THÀNH KHÁC - Công ty Cổ phần Chứng khoán Hà Nội Tên tiếng Anh: HA NOI SECURITIES CORPORATION Tên viết tắt: HSSC Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà Trung tâm Thương mại Opera, Số 60 Lý Thái Tổ - Quận Hoàn Kiếm- Tp. Hà Nội - Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội Tên tiếng Anh: SAI GON – HA NOI SECURITIES JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: SHS Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Trung tâm Hội nghị Công đoàn, Số 1 Yết Kiêu, Quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội. - Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Tên tiếng Anh: AGRIBANK SECURITIES JOINT-STOCK CORPORATION Tên viết tắt: AGRISECO - Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tên tiếng Anh: BIDV Securities Joint Stock Company Tên viết tắt: BSC Địa chỉ: Tầng 1 - 10 - 11, tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT Tên tiếng Anh: FPT SECURITIES JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: FPTS Địa chỉ: Tầng 2, Toà nhà 71 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2