intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tình hình nhập siêu ở Việt Nam- Biện pháp khắc phục

Chia sẻ: Lotus_123 Lotus_123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

210
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhập siêu là khái niệm dùng mô tả tình trạng Cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0 (zero). Nói cách khác, khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một thời gian nhất định, đó là nhập siêu. Nhập siêu là hiện tượng phổ biến ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng mở. Ngay như Hoa Kỳ, nền kinh tế hùng mạnh nhất hành tinh, cũng chịu cảnh nhập siêu trong suốt 3 thập kỷ qua....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tình hình nhập siêu ở Việt Nam- Biện pháp khắc phục

  1. TIỂU LUẬN Tình hình nhập siêu ở Việt Nam- Biện pháp khắc phục Kinh Tế Vĩ Mô 1
  2. Mục lục: I. Tổng Quan Tình Hình Xuất Nhập Khẩu…………………………………2 II. Tình Hình Nhập Siêu Trước 2007………………………………………..4 III. Tình Hình Nhập Siêu Sau 2007………………………………………….7 1. Nhập siêu 2007………………………………………………………..8 2. Nhập siêu 2008……………………………………………………….9 3. Nhập siêu 2009……………………………………………………….11 IV. Tình Hình Nhập Siêu Năm 2010………………………………………..13 V. Tác Động Của Nhập Siêu………………………………………………17 VI. Nguyên Nhân…………………………………………………………..18 1. Giai đoạn 2000-2006………………………………………………….18 2. Giai đoạn 2007-2010………………………………………………….19 3. Nguyên nhân chung…………………………………………………...21 VII. Biện Pháp Khắc Phục………………………………………………….26 VIII. Kết Luận…………………………………………………………........27 Kinh Tế Vĩ Mô 2
  3. I. Tổng Quan Nền Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam: Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế quan trọng,có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa.Hơn hai mươi năm trước, kể từ Đại hội Đảng VI (1986), công cuộc “đổi mới” đã tạo nên tiền đề vững chắc, đẩy nền kinh tế Việt Nam (VN) chuyển mình, thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Hai mươi năm sau, hội nhập WTO là “cú hích” đưa vị thế VN lên một tầm cao mới, ổn định và tăng tốc. Trên các “mặt trận”, ngoại thương luôn giữ vững vị trí tiên phong, khẳng định vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị xã hội và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,tỉ lệ xuất nhập khẩu có bước chuyển rõ rệt. 20 năm đổi mới trải qua 4 kế hoạch 5 năm,Việt nam đã có diện mạo mới,nền kinh tế VN hiện tại cũng đứng ở vị thế khác trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới. Nếu như năm 1988 ta còn phải nhập khẩu 4,5 tấn gạo thì sang năm 1989 ta đã sản xuất đc 21.4 tấn gạo đã có dự trữ và xuất khẩu đc 1,5 triệu tấn.Việc nông nghiệp đạt đc kế hoạch đề ra đã chấm dứt tình trạng đói kinh niên của nhân dân,lương thực nước ta đã có tích lũy và xuất khẩu thay đổi cán cân xuất nhập khẩu lương thực của đất nước. Dưới đường lối đổi mới của các chính sách kinh tế,hàng xuất khẩu của nước ta tăng hơn trước các mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện như:gạo,dầu thô…nhập khẩu giảm đáng kể tiến gần đến mức cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Từ 1 nước phải sống nhờ vào hàng viên trơ và nhập khẩu hàng triệu tấn lương thực mỗi năm,VN bỗng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới,thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu,thứ hai về cà phê và hạt điều,thứ tư về cao su…thực sự khẳng định vị trí cường quốc xuất khẩu nông sản…Hàng VN đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Theo Bộ công thương,đến nay,đã có gần 40000 doanh nghiệpVN hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp,tăng khoảng 1000 lần so với năm 1986.Số mặt hàng xuất khẩu cũng tăng,từ 4 nhóm là dầu thô,thủy sản,gạo ,dệt may lên tới 40 nhóm mặt hang.Năm 2007,”câu lạc bộ 1 tỷ USD”đã có 10 thành viên, trong đó có 3 nhóm hàng trên 3 tỷ USD, 2 nhóm hàng trên 2 tỷ USD, xứng đáng nằm trong Top 50 quốc gia có nền ngoại thương lớn của thế giới. Chính sách tự do hoá thương mại, xoá bỏ độc quyền ngoại thương, mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu là bước đột phá tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Kinh Tế Vĩ Mô 3
  4. thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương, đẩy nhanh tăng trưởng xuất khẩu trên cả nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2001 đã đạt tới 31,2 tỷ USD, nghĩa là xấp xỉ với tổng giá trị GDP, trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 15 tỷ. Trước thập kỷ 1990, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của nước ta chỉ vào khoảng 30%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của Trung Quốc hiện nay cũng chỉ vào khoảng trên 30%. Các nước Xingapo, Malaixia, Thái Lan đã có tỷ trọng so sánh giữa giá trị xuất nhập khẩu và GDP cao hơn ta. Năm 1995, hàng tiêu dùng còn chiếm 15,2% tổng giá trị nhập khẩu, nhưng đến năm 2001, đã giảm xuống chỉ còn 5,3%. Trong nhiều năm ta tỏ ra rất yên tâm về cơ cấu nhập khẩu này, vì cho rằng ta chỉ nhập máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu cần cho phát triển sản xuất trong nước. Một cơ cấu cần cho phát triển sản xuất trong nước hẳn phải là một cơ cấu tiến bộ. Song thực tế đã không hẳn như vậy. Việc ta chỉ nhập khẩu ít hàng tiêu dùng - khoảng 10% tổng giá trị nhập khẩu - là điều không bình thường. Thường các nước ở trình độ phát triển thấp như ta, kể cả Nhật Bản thời kỳ những năm 1950, tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng vào khoảng 20% tổng giá trị hàng nhập khẩu. Ở nước ta, vì nhập khẩu hàng tiêu dùng chính thức chịu mức thuế cao và nhiều cấm đoán, nên tình trạng buôn lậu mới trở thành quốc nạn, và kèm theo nó là nạn tham nhũng. Nếu cộng cả giá trị hàng nhập lậu nữa, thì tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng chắc đã không kém 20% tổng giá trị nhập khẩu. Từ 1 nước phải sống nhờ vào hàng viên trợ và nhập khẩu hang triệu tấn lương thực mỗi năm,VN bỗng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới,thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu,thứ hai về cà phê và hạt điều,thứ tư về cao su…thực sự khẳng định vị trí cường quốc xuất khẩu nông sản…Hàng VN đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Tuy nhiên,việc ta không nhập khẩu bằng phát minh sáng chế là một khiếm khuyết lớn. Nước ta chỉ xuất khẩu dầu thô, nông hải sản, khó đủ vốn mua được máy móc thiết bị hiện đại, do vậy phải mua máy móc thiết bị cũ - xuất hiện nguy cơ biến nước ta thành "bãi thải công nghệ cũ". Do ta không nhập bằng phát minh sáng chế để hiện đại hóa các máy móc cũ, nên phải dùng máy móc cũ, công nghệ lạc hậu, tiêu xài nhiều nguyên, nhiên liệu vật liệu nhập khẩu - làm gia tăng chi phí. Ta cũng không nhập khẩu các dịch vụ cần cho phát triển công nghiệp như các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, tư vấn v.v.. nên các máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu về được sử dụng càng kém hiệu quả. Kinh Tế Vĩ Mô 4
  5. II. Tình hình nhập siêu trước năm 2007: Từ năm 2001-2006, tình trạng nhập siêu xảy ra liên tục.Ngoại trừ năm 2005,nhập siêu giảm nhẹ,các năm còn lại nhập siêu tăng liên tục. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 ước đạt 110,829 tỷ USD, với tốc độ tăng bình quân 17,5%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cùng thời kỳ đạt 130,151 tỷ USD, tăng bình quân 18,8%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu. Như vậy nhập siêu cả giai đoạn 2001 - 2005 là 19,322 tỷ USD, bằng 17,43% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả giai đoạn này. Nếu so sánh với giai đoạn 1991- 1995 (32,8%) và giai đoạn 1996 - 2000 (19%) thì tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu của giai đoạn 2001 - 2005 thấp hơn về mặt tỷ trọng nhưng lớn hơn về số tuyệt đối. Nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 có đặc điểm là nếu tính cả dầu thô, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 12,729 tỷ USD trong khi đó khu vực 100% vốn trong nước nhập siêu 32,051 tỷ USD; nếu không tính dầu thô, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập siêu 10,532 tỷ USD còn khu vực 100% vốn trong nước nhập siêu 8,79 tỷ USD. Về mặt thị trường xuất nhập khẩu, Việt Nam đạt xuất siêu vào thị trường châu Âu và Mỹ nhưng nhập siêu từ ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và tương đối cân bằng với Nhật Bản. Theo đánh giá của Bộ Công thương, nhập siêu tăng mạnh trước hết do nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế.Nhưng đáng lo ngại là một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày và mới đây là thủy sản, điều...,muốn tăng xuất khẩu buộc phải tăng nhập khẩu nguyên, phụ liệu.Trong khi, VN hoàn toàn có khả năng để sản xuất, nhưng đáng tiếc nền công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng được.Và một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng nội địa cũng trong tình trạng tương tự. Về sâu xa, nhập siêu tăng cao cũng có nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ nhập khẩu. Trong khi nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất và đầu tư phát triển tăng cao thì khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực lại có xu hướng giảm, các nhóm hàng công nghiệp chế tạo được kỳ vọng lại chưa có sự tăng trưởng bứt phá. Điều này thể hiện một thực tế là năng lượng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao, khiến hàng ngoại thừa cơ “đổ bộ”. Kinh Tế Vĩ Mô 5
  6. bảng 1: tổng hợp kim ngạch và tốc độ tăng kim ngạch của xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu qua các năm từ 2001-2006. Đvt: Triệu USD năm Xuất Tốc độ Nhập Tốc độ Nhập Tỷ lệ khẩu tăng(%) khẩu tăng(%) siêu nhập siêu (%) 2001 15,027 3.8 16,162 3.4 1,135 7.9 2002 16,705 11.2 19,733 21.8 3,027 18.2 2003 20,149 20.6 25,256 27.9 5,106 25.3 2004 26,504 31.5 31,954 26.5 5,450 20.6 2005 32,233 21.6 36,881 15.4 4,648 14.4 2006 39,5 22 44,8 22 5,3 12.8 45 40 35 30 25 xuất khẩu 20 nhập khẩu 15 10 5 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 ( Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn) Về cơ cấu nhập khẩu: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân của ba nhóm hàng: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2001-2006 lần lượt là 17,4%; 25,9% và 19,3%. Sau 5 năm 2001-2006, cơ cấu nhập khẩu đã có thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, giảm tỉ trọng hai nhóm hàng máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng. Năm 2006 khoảng 70% là hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tái xuất khẩu và sản xuất trong nước, bao gồm các mặt hàng: gỗ nguyên liệu, bột giấy, đồng nguyên liệu, bông và sợi các loại, phân bón, sắt thép, da nguyên liệu, máy móc thiết bị… Các mặt hàng Kinh Tế Vĩ Mô 6
  7. tiêu dùng khác chiếm khoảng 30% thì trong 7 tháng đầu năm 2007 kim ngạch nhập khẩu vẫn chủ yếu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất như máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng tới 46,4% so với cùng kỳ; xăng dầu 3,3 tỷ USD, tăng 8,2%; sắt thép 2,15 tỷ USD, tăng 60,9%, hóa chất tăng 47,1%, ô tô tăng 76,9%,tân dược tăng 25,6%. Các thị trường chủ yếu Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11 tháng đầu năm 2007, con số này là 76,3%. Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu, định hướng đưa ra là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống còn 55% vào năm 2010. Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001-2010 còn đề cập tới việc gia tăng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ nguồn như Mỹ, EU, Nhật Bản lên 40% vào năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể thấy mục tiêu này hoàn toàn không khả thi. Nguồn: Tổng cục thống kê Mặc dù có rất nhiều thuận lợi do các hiệp định thương mại mang lại nhưng chính phủ cũng như các doanh nghiệpViệt Nam chưa nắm bắt hết được, chưa biết tận dụng những cơ hội này, do đó Việt Nam vẫn là một đất nước nhập siêu với tỉ lên nhập có thể không tăng mấy nhưng giá trị nhập siêu thì có xu hướng ngày càng tăng.Tuy vậy, nền ngoại thương của VN vẫn được đánh giá là lành mạnh. Hơn nữa, dù nhập siêu, song cán cân thanh toán vẫn trong tầm kiểm soát, vì ngoài phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hóa, mấy năm nay các nguồn vốn hỗ trợ, kiều hối, xuất khẩu dịch vụ... đều tăng. Tất nhiên, vẫn cần có ngay những biện pháp hữu hiệu kiềm chế nhập siêu, không để ảnh hưởng đến các chỉ tiêu Kinh Tế Vĩ Mô 7
  8. kinh tế vĩ mô. III. Tình Hình Nhập Siêu Sau Năm 2007: 1. Tổng quan nhập siêu 2007-2010: Tình hình nhập siêu hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh từ năm 2007. Sau khi gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương nói chung, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường thế giới dễ dàng hơn, những hạn chế và rào cản thuế đối với hàng hoá Việt Nam được cắt giảm. Chúng ta có thị trường xuất khẩu rộng lớn đã và sẽ được cắt giảm cùng các biện pháp phi quan thuế cũng sẽ được loại bỏ theo Nghị định thư gia nhập của các thành viên này mà không bị phân biệt đối xử; tăng cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của nước ta. Biẻu đồ nhập siêu giai đoạn 2006-2010 Một vấn đề cũng cần đề cập đến là cơ cấu nhập khẩu cho sản xuất và tiêu dùng. Trong 10 năm qua hơn 90% kim ngạch nhập khẩu là dùng cho sản xuất, chỉ chưa tới 10% là nhập khẩu cho tiêu dùng cuối cùng, dù rằng gần đây nhiều người lo ngại về việc nước ta nhập khẩu cả tăm tre. Trong chín tháng đầu năm 2010 tỷ trọng nhập khẩu cho tiêu dùng giảm từ Kinh Tế Vĩ Mô 8
  9. 9,3% tổng giá trị nhập khẩu của năm 2009 xuống còn 8,4%. Như vậy vấn đề nhập siêu của Việt Nam chính là do nhu cầu nhập khẩu cho sản xuất. 2. Nhập siêu năm 2007: Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 60,83 tỷ USD, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD, xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD. Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm 20006 cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%). Nhập siêu tăng chủ yếu do nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông. Nếu tính theo tiền đồng và giá hiện hành, nhập siêu năm 2007 tăng hơn 300% so với 2006, trong khi con số nhập siêu bình quân giai đoạn 2000-2006 chỉ tăng 26%/năm. Nếu loại trừ yếu tố giá, thì hai con số này tương ứng là gần 200% và khoảng 20%. Điều cần lưu ý năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu WTO. Tuy nhập siêu lên tới con số gần 12,5 tỷ USD trong năm 2007 nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát vĩ mô của Chính phủ. Khoản thâm hụt này sẽ được bù đắp bởi kiều hối (khoảng trên 5 tỷ USD), lượng ngoại tệ từ XK lao động (khoảng 2 tỷ USD) và một phần do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhập máy móc thiết bị vào phục vụ sản xuất. Do vậy dự trữ ngoại tệ không bị ảnh hưởng bởi nhập siêu. Phần lớn giá trị NK dùng để phục vụ sản xuất và phần nhỏ (khoảng 10%) là phục vụ cho tiêu dùng, nên cơ cấu hàng NK hầu như không bị xáo trộn và nhập siêu chưa ảnh hưởng nhiều đến sức sản xuất và có tác dụng về lâu dài đối với nền kinh tế VN vốn dĩ thiếu công nghệ phục vụ sản xuất. Kinh Tế Vĩ Mô 9
  10. 3. Nhập siêu 2008: Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 12/2008 ước tính đạt 5,4 tỷ USD, tăng 16,1% so với tháng trước do một số mặt hàng nhập khẩu tháng này tăng mạnh là: Máy móc thiết bị tăng 272 triệu USD; xăng dầu tăng 78 triệu USD; thức ăn gia súc tăng 53 triệu USD; sắt, thép tăng 182 triệu USD. So với tháng 12/2007, kim ngạch nhập khẩu tháng 12 năm nay giảm 25%. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4% (năm 2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tương ứng là: 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Kinh Tế Vĩ Mô 10
  11. Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô tô và máy tính, điện tử) ước tính đạt 13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007. Nhập khẩu xăng dầu đạt 12,9 triệu tấn, tăng 0,1% so với năm trước, tương ứng với kim ngạch 10,9 tỷ USD, tăng 41,2%. Sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%. Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với 6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007. Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước, đây là nhóm hàng không chỉ gắn với tiêu dùng trong nước mà còn liên quan tới gia công, lắp ráp để xuất khẩu. Trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN, ước tính 19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007; Trung Quốc 15,4 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường EU 5,2 tỷ USD, tăng 1,7%; Đài Loan 8,4 tỷ USD, tăng 21,8 %; Nhật Bản 8,3 tỷ USD, tăng 37,7%. Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007. Cùng với xuất, nhập khẩu hàng hoá, năm 2008 còn đẩy mạnh xuất, nhập khẩu dịch vụ. Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%. Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%. Kinh Tế Vĩ Mô 11
  12. 4. Nhập siêu 2009: Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 ước tính đạt 56,584 tỷ USD, giảm 9,7% so với thực hiện năm 2008. Bên phía nhập khẩu, các con số tương ứng là 68,83 tỷ USD và giảm 14,7%. Như vậy, nhập siêu năm nay bằng khoảng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (năm 2008 khoảng 28,5%). Do sự sụt giảm kim ngạch cả xuất khẩu và nhập khẩu, quy mô giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam đã giảm nhiều trong năm 2009. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước tính chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm 12,6% so với năm 2008 (143,4 tỷ USD). Số liệu cho thấy, hoạt động xuất khẩu có chiều hướng tăng trong 3 tháng đầu năm với lượng kim ngạch lớn đem về từ tái xuất vàng (2,287 tỷ USD), tuy nhiên sau đó, xuất khẩu lại sụt giảm khoảng 20% trong tháng 4, để rồi tăng dần đến cuối năm, đan xen bằng những tháng giảm kim ngạch. Phía nhập khẩu, kim ngạch tăng liên tục 7 tháng đầu năm, sau đó giảm khoảng 8% trong tháng 8, tiếp tục tăng trong 3 tháng sau đó, trước khi điều chỉnh nhẹ trong tháng cuối cùng của năm. Đáng chú ý, trong 3 tháng gần đây cán cân thương mại đã có sự đổi chiều ngoại mục. Trong khi xuất khẩu thực hiện tháng 11 chỉ đạt mức 4,686 tỷ USD, giảm tới 10% từ 5,206 tỷ USD của tháng trước đó, nhập khẩu lại tăng nhẹ và đạt mức kỷ lục 6,767 tỷ USD trong tháng 11/2009. Kinh Tế Vĩ Mô 12
  13. Biểu đồ xuất, nhập khẩu và chênh lệch xuất khẩu so với nhập khẩu qua các tháng năm 2009 - Nguồn: Tổng cục Thống kê. Nhìn vào từng mặt hàng xuất nhập khẩu, tình hình không có biến động lớn. Trong 25 mặt hàng xuất khẩu được liệt kê, so với thực hiện năm 2008, chỉ có dầu thô giảm về lượng (âm 2,4%) do đã dành hơn 2 triệu tấn cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Các mặt hàng còn lại đều tăng. Tuy nhiên, do giá giảm mạnh nên kim ngạch đa số các mặt hàng đều giảm so với năm 2008 (chỉ có 8 mặt hàng tăng). Tương tự, trong 27 mặt hàng nhập khẩu, đa số tăng về lượng (chỉ có 3 mặt hàng giảm), nhưng số mặt hàng tăng về giá trị cũng không nhiều (9 mặt hàng). Nhập khẩu xăng dầu đã giảm 3,5% về lượng và giảm tới 43,8% về giá trị; phân bón tăng 41,9% về lượng và giảm 8,4% về giá trị; sắt thép tăng 13,8% và giảm 22,9%; khí đốt hóa lỏng tăng 11,5% và giảm 24,9%... Liên quan đến hoạt động nhập khẩu vàng trong hai tháng gần đây, theo một nguồn tin từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu vàng tháng 11/2009 đạt trên 337 triệu USD và được tính chung vào nhóm hàng hóa khác, không có thống kê riêng. Theo ước tính của VnEconomy, lượng vàng nhập khẩu tương ứng khoảng 9-10 tấn. Cũng nguồn tin này cho hay, kim ngạch nhập khẩu vàng trong tháng 12/2009 không đáng kể. Như vậy, kết quả xuất nhập khẩu năm 2009 đã khép lại với xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu không theo đúng kịch bản kế hoạch đề ra(nhập siêu phải có tỷ trọng dưới 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước). Tuy nhiên, mức giảm nhập siêu so với năm 2008 ít nhiều đã tạo thuận lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô trong năm khó khăn này. Kinh Tế Vĩ Mô 13
  14. IV. Tình hình nhập siêu năm 2010: Năm 2010 kinh tế thế giới nhìn chung đang thoát ra khỏi khủng hoảng nhưng chưa thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc, một số quốc gia có dấu hiệu bất ổn về kinh tế tài chính. Đây cũng là năm cuối nước ta thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001- 2010. Ở trong nước, một số cân đối kinh tế vĩ mô có biểu hiện chưa ổn định(tỷ giá bất ổn định, đầu cơ hàng hoá, nền kinh tế có độ mở chưa cao…), cùng với hạn hán kéo dài và dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống dân cư. Điều nay ảnh hưởng khá lớn đến ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là nhập siêu. Trong chín tháng năm 2010, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 14,2 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009 (Máy móc thiết bị đạt 3,1 tỷ USD); ASEAN đạt 11,6 tỷ USD, tăng 24,1% (Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt 699 triệu USD); Nhật Bản đạt 6,4 tỷ USD, tăng 23% (Máy móc thiết bị đạt 1,8 tỷ USD); EU đạt 4,5 tỷ USD, tăng 15,1% (Máy móc thiết bị đạt 1,6 tỷ USD; Hoa Kỳ đạt 2,6 tỷ USD, tăng 26,8% (Máy móc thiết bị đạt 551 triệu USD). Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10/2010 ước tính đạt 7,4 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung mười tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 67,3 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 38,2 tỷ USD, tăng 8,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 29,1 tỷ USD, tăng 41,2%. Kim ngạch nhập khẩu mười tháng của hầu hết các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của sản xuất trong nước, trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 10,8 tỷ USD, tăng 9,2%; sắt thép đạt 4,9 tỷ USD, tăng 12,6%; vải đạt 4,3 tỷ USD, tăng 26,5%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 4,1 tỷ USD, tăng 32,7%; chất dẻo đạt 3,1 tỷ USD, tăng 35,1%; nguyên, phụ liệu dệt may, giày dép đạt 2,1 tỷ USD, tăng 37,1%; kim loại thường đạt 2,1 tỷ USD, tăng 64,1%; hóa chất đạt 1,7 tỷ USD, tăng 25,3%; sản phẩm hóa chất đạt 1,6 tỷ USD, tăng 30,7%. Riêng nhập khẩu ô tô đã có xu hướng tích cực, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 1,8% (trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 759 triệu USD, giảm 17,4%). Kinh Tế Vĩ Mô 14
  15. Nhập siêu hàng hóa tháng 10/2010 ước tính đạt 1,1 tỷ USD, bằng 17,6% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 10 tháng, nhập siêu hàng hóa đạt 9,5 tỷ USD, bằng 16,4% kim ngạch xuất khẩu. Số trong kỳ: hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước trong kỳ 2 tháng 10 diễn biến theo chiều hướng tăng về xuất khẩu và giảm về nhập khẩu, góp phần cải thiện thâm hụt thương mại. Cụ thể: Về xuất khẩu: trong kỳ 2 tháng 10/2010 (nửa cuối tháng 10), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới đạt 3,19 tỷ USD, tăng 6,9% so với kỳ 1 tháng 10/2010 (tương ứng tăng 206 triệu USD về số tuyệt đối). Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 1,6 tỷ USD, tăng 2,9 % so với kết quả thực hiện của 15 ngày trước đó và chiếm tới 50,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trong kỳ của cả nước. So với kỳ 1 tháng 10/2010, đóng góp nhiều nhất vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu trong nửa cuối tháng 10 chủ yếu ở các nhóm hàng: gạo và giày dép tăng 48 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 28 triệu USD, thủy sản và xăng dầu tăng hơn 20 triệu USD,… Về nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong nửa cuối tháng 10 là 3,49 tỷ USD, giảm 5,2% so với kết quả thực hiện của 15 ngày trước đó, tương ứng giảm 192 triệu USD về mặt số tuyệt đối. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI là 1,58 tỷ USD, giảm 5,9% và chiếm 45,3% tổng kim ngạch nhập khẩu trong kỳ của cả nước. Kim ngạch trong kỳ giảm chủ yếu do các nhóm hàng chính giảm như: đá quý, kim loại quý Kinh Tế Vĩ Mô 15
  16. và sản phẩm giảm 71 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 45 triệu USD, dầu mazut giảm 24 triệu USD, kim loại thường giảm 23 triệu USD, … Như vậy, với kết quả của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam trong kỳ 2 tháng 10 đã nâng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10 năm 2010 đạt 13,53 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 6,23 tỷ USD, tăng 2,1% và nhập khẩu là 7,3 tỷ USD, tăng 4,8%; nhập siêu trong tháng là 1,08 tỷ USD, tăng 202 triệu USD so với tháng trước và bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu. Số luỹ kế: tính đến hết tháng 10/2010, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt 125 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Nhập siêu của cả nước trong 10 tháng qua là 9,4 tỷ USD và bằng 16,3% kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể: Về xuất khẩu: số liệu thống kê cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy trong 10 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 57,83 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng cùng kỳ của một năm trước đó. Trong đó, trị giá xuất khẩu hàng hoá của khu vực các doanh nhiệp FDI là 20,09 tỷ USD, tăng mạnh tới 40,5% so với cùng kỳ năm 2009. So sánh với cùng kỳ năm 2009, trị giá xuất khẩu của nhiều nhóm hàng trong 10 tháng/2010 tăng cao. Cụ thể: hàng dệt may vượt ngưỡng 9 tỷ USD, tăng 21,2%, tương ứng tăng 1,58 tỷ USD; giày dép các loại: 4,1 tỷ USD, tăng 24,7%, tương ứng tăng 803 triệu USD; thủy sản: 4 tỷ USD, tăng 15,4%, tương ứng tăng 536 triệu USD; máy vi tính & sản phẩm điện tử: 2,87 tỷ USD, tăng 28,7 %, tương ứng tăng 639 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ: 2,7 tỷ USD, tăng 34,7%, tương ứng tăng 702 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: 2,46 tỷ USD, tăng 55%, tương ứng tăng 874 triệu USD; … Về nhập khẩu: tính từ đầu năm đến hết tháng 10/2010, trị giá hàng hoá các doanh nghiệp Việt nam đã nhập khẩu là 67,24 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2009 với 37/42 nhóm hàng nhập khẩu chính đạt tốc độ tăng trưởng dương. Trong đó, có nhiều nhóm hàng có trị giá tăng rất cao, trên 50% như: đá quý, kim loại quý & sản phẩm tăng 2,4 lần; bông tăng 72,5%; kim loại thường tăng 63,1%; sản phẩm từ kim loại thường tăng 60,9%; lúa mì tăng 58%; phương tiện vận tải & phụ tùng tăng 56,7%; cao su tăng 56,3%; … Trị giá nhập khẩu từ khu vực FDI trong 10 tháng là 29 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 43,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Kinh Tế Vĩ Mô 16
  17. Kinh Tế Vĩ Mô 17
  18. V. Tác Động Của Nhập Siêu Đến Nền Kinh Tế: 1. Quan hệ giữa nhập siêu và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1995 đến nay cho thấy chúng ta càng nhập siêu thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Xét trong 2010: CPI tăng nhanh trong 2 tháng đầu năm 2010, mức gia tăng của tháng 3 tuy đã giảm còn 0,75% vẫn là mức cao. Có thể thấy CPI hằng tháng đã tăng nhanh từ tháng 10-2009 đến nay. Tăng lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế là một nguyên nhân chính của tăng CPI. Mức tăng tín dụng có thể được dùng như một chỉ báo của mức tăng lượng tiền trong nền kinh tế. 2. Trong ngắn hạn, tuy Việt Nam vẫn còn những nguồn ngoại tệ khác để bù đắp thiết hụt trong cán cân xuất nhập khẩu, nhưng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định vĩ mô và cán cân thanh toán. Trong dài hạn, nhập siêu sẽ làm giảm dự trữ nguồn ngoại tệ trong nước gay thâm hụt cán cân thương mại, gây áp lực lên đồng nội tệ trong nước, buộc VND phải phá giá. 3. Ngoài tác động của yếu tố tăng giá hàng hoá nhập khẩu và tăng sản lượng sản phẩm các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, điều đáng lo ngại là tình trạng gia tăng nhập siêu ở Việt Nam bắt nguồn từ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế - sản xuất dựa vào gia công lắp ráp và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. 4. Trong 10 năm qua hơn 90% kim ngạch nhập khẩu là dùng cho sản xuất, chỉ chưa tới 10% là nhập khẩu cho tiêu dùng cuối cùng .Qua đó ta thấy nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là để phục vụ sản xuất, nhưng những năm gần đây, hàng tiêu dùng cuối cùng đang tăng nhanh do nhu cầu trong nước và tâm lí thích dùng hàng ngoại của người Việt. Trực tiếp làm giảm sản lượng của quốc gia ,gây ảnh hưởng tới nền kinh tế. Làm tăng áp lực lên các doanh nghiệp trong nước trong viêc canh tranh thị trường trong nước. Gây gia tăng thất nghiệp. Kinh Tế Vĩ Mô 18
  19. VI. Nguyên Nhân Của Nhập Siêu: 1.Giai đoạn 2000-2006: Nhập siêu trong những năm 2000-2006 có nhiều nguyên nhân nhưng có thể điểm qua một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá cao với GDP tăng bình quân 7,5%/năm. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 15,7%/năm và xuất khẩu tăng trên 17%/năm. Mức độ tăng trưởng cao trong khi năng lực tự sản xuất của nền kinh tế còn hạn chế về nhiều mặt thì việc phải nhập khẩu từ máy móc, thiết bị, công nghệ cho đến các nguyên nhiên vật liệu thiết yếu là điều không thể tránh khỏi. - Sau một số năm đình trệ do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, đầu tư trực tiếp nước ngoài dần hồi phục và tăng mạnh trong năm 2004, 2005. Nhiều dự án lớn trong các ngành năng lượng, dầu khí, công nghiệp đã được cấp phép nên nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định và nguyên nhiên vật liệu phục vụ đầu tư, sản xuất và xuất khẩu cao. - Việc thu hút và giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA trong giai đoạn này cũng đã góp phần đáng kể vào việc phát triển đất nước, kèm theo đó là việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ các công trình bằng nguồn vốn này. Trong giai đoạn 2001 - 2005, các nhà tài trợ đã cam kết một số vốn lên đến 14,6 tỷ USD và vốn thực hiện là 7,8 tỷ USD. - Một nguyên nhân không thể không kể là giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là nhiên liệu và nguyên liệu sản xuất và hàng hóa có nguồn gốc dầu mỏ - những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Chúng ta cùng xét giá nhập khẩu bình quân một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005. Kinh Tế Vĩ Mô 19
  20. 2. Giai đoạn 2007 đến nay: - Trước hết về xuất khẩu, có thể nói, trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc tung hoành xuất khẩu sang Việt Nam thì xuất khẩu của Việt Nam qua Trung Quốc là rất khó khăn. Nếu không kể những mặt hàng nguyên liệu như cao su, than, dầu thô… thì hàng xuất của Việt Nam sang Trung Quốc thường là các mặt hàng mà Trung Quốc cũng dư thừa năng lực sản xuất nên khó cạnh tranh nổi. Còn những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như than, dầu thô… thì lại có xu hướng giảm do hạn chế về khả năng khai thác và chủ trương dần hạn chế xuất khẩu tài nguyên. Xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc năm 2009 đã giảm trên 23%. - Về nhập khẩu, một số mặt hàng nhập từ Trung Quốc cho cả sản xuất và tiêu dùng là những mặt hàng Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu như sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, phân bón, linh kiện, phụ tùng ôtô, xe máy… Hàng Trung Quốc lại rẻ và gần Việt Nam nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu từ đây. - Sản xuất trong nước những năm gần đây phát triển khá nhanh nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào công đoạn gia công cuối cùng. Trong khi đó các ngành phụ trợ còn khá yếu. Theo tính toán của Bộ Công nghiệp, ngành công nghiệp hiện lệ thuộc đến 75- 80% vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Do vậy sản xuất trong nước càng phát triển thì nhập khẩu càng tăng và "đóng góp" cho nhập siêu càng nhiều. Đa số các ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao đều có mức tăng nhập khẩu tương ứng như công nghiệp ô tô, xe máy, chế biến gỗ, hàng điện tử và điện gia dụng... - Một điểm không thể không đề cập tới là dù biết rằng đẩy mạnh xuất khẩu là rất quan trọng nhưng ngành thương mại chưa xác định được lợi nhuận thực trong bản thân hoạt động xuất khẩu là bao nhiêu. Theo các chuyên gia kinh tế, nếu không biết rõ lợi nhuận thực của từng sản phẩm đầu vào trong xuất khẩu thì doanh nghiệp cũng khó quyết định chính xác đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng hóa đầu vào nào là mang lại lợi nhuận, từ đó dẫn đến giá trị nhập siêu cao. Chẳng hạn như dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch lên đến vài tỷ USD một năm nhưng lợi nhuận đạt được chưa đầy 30%. Yếu tố tạo nên lợi nhuận này chủ yếu là nhân công rẻ. Vậy đầu tư cho đội ngũ công nhân để nâng cao tay nghề hay đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu trong nước vẫn còn là câu hỏi không dễ trả lời. Mặt khác, do mức độ gia công hàng hóa xuất khẩu còn lớn, nên phụ thuộc nước ngoài cả về số lượng và giá cả. Kinh Tế Vĩ Mô 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2