YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu luận triết học về nho gia
87
lượt xem 22
download
lượt xem 22
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu tham khảo dành cho các bạn sinh viên củng cố kiến thức và nắm vững bài học trong thời gian học tập
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận triết học về nho gia
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc LỜI MỞ ĐẦU N ho giáo là một trong những tư tưởng triết học Trung Hoa có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam và đã từng là quốc giáo trong cả một chặng đường dài của lịch sử Việt Nam. Tuy có nhiều nhược điểm và thiếu sót, nhưng nó đã đóng một vai trò tích cực trong việc xây dựng một nền văn h iến rực rỡ ở nước ta, góp phần xây dựng các triều đại phong kiến vững mạnh, tạo nên sức mạnh to lớn để suốt một ngàn năm bảo vệ đôc lập chủ quyền dân tộc và góp phần tạo nên các giá rị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở n ước ta hiện nay, Đảng và Nhà n ước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, những tư tưởng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà trong đó có những tư tưởng của Nho giáo cần được trân trọng, kế thừa và phát huy. Với đề tài "Triết học Nho giáo nguy ên thủy – kế thừa và phát huy những tư tưởng Nho giáo trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay", tiểu luận nêu tóm tắt những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và ảnh h ưởng của nó đối với xã hội Việt Nam, từ đó vận dụng phát huy những tư tưởng đó vào công cuộc phát triển đất nước trong thời đại hiện đại. Nội dung tiểu luận gồm 2 chương: Chương 1 : Những tư tưởng cơ bản của nho giáo nguyên thủy Chương 2: Nho giáo ở Việt Nam - kế thừa và phát huy những tư tưởng Nho g iáo trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay. Do kiến thức, trình độ còn hạn chế, cũng như sự hạn hẹp về thông tin nên tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, Kính mong nhận đ ược sự góp ý của Thầy và những người quan tâm. Xin chân thành cám ơn Thầy.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO NGUYÊN THỦY 1 .1 SỰ H ÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO Trung Hoa cổ đại thời kỳ từ thế kỷ VII trước CN đến thế kỷ thứ III trước CN (được gọi là thời Xuân thu- Chiến quốc) có nhiều biến động về chính trị, tình h ình xã hội hết sức rối ren, các giá trị, chuẩn mực cộng đồng bị đảo lộn. Đặc đ iểm kinh tế lớn nhất có liên quan đến quá trình biến động đó là sự h ình thành nhanh chóng và phổ biến của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, làm n ảy sinh một loạt những thế lực chính trị mới. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực chính trị đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt “huynh đệ tương tàn”, “nồi da nấu thịt”… Tình hình xã hội như vậy đ ã làm xuất hiện h àng lo ạt những hệ thống triết học khác nhau, có xu h ướng giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị- đạo đ ức của xã hội. Trong đó có những học thuyết ảnh hưởng cho tới sau này và lan rộng sang nhiều quốc gia, dân tộc. Nho giáo xu ất hiện vào khoảng thế kỷ VI trư ớc Công nguyên dưới thời Xuân thu. Những cơ sở của nó được hình thành từ đời Tây Chu, đặc biệt là với sự đóng góp của Chu Công Đán. Đến lượt mình Khổng tử phát triển tư tư ởng Chu Công, h ệ thống hóa lại và tích cực truyền bá, vì vậy Ông được xem là người sáng lập Nho giáo. Khổng tử (551-479TCN), là con một gia đ ình quí tộc nước Lỗ. Khổng tử muốn đ em tài sức của m ình ra giúp vua, chủ trương lập lại trật tự, lễ nghĩa nhà Chu nhưng không được vua n ước Lỗ trọng dụng. Ông đi đến các nước chư hầu khác mong được mang lý tưởng cải tạo xã hội ra giúp nước trị dân, cứu đời, nhưng đ ến đâu cũng không th ành công. Cuối đời, nhận thấy thực sự bất lực trong công việc chính trị, Khổng tử về n ước mở trường dạy học và viết sách. Ông hệ thống hóa những tri thức, tư tưởng đời trư ớc và quan điểm của ông th ành học thuyết đ ạo đức chính trị nổi tiếng, gọi là Nho Giáo. Sau khi Khổng tử chết, nho gia chia làm tám phái nhưng quan trọng nhất là hai phái : Mạnh tử (327-289TCN) và Tuân tử (313-238TCN). Tuân tử phát triển mặt duy vật của Khổng tư, tư trưởng triết học mang đặc sắc chủ nghĩa duy vật thô sơ, không có luận cứ khoa học nên không đứng vững được. Mạnh tử, là người học trò b ảo vệ xuất sắc nhất tư tưởng của Khổng tử. Ông đ ã khai thác, phát triển quan điểm duy tâm của Khổng tử và có những cống hiến riêng của m ình. Tư tưởng Khổng Mạnh là cốt lõi của tư tưởng Nho gia. Mạnh tử đã khép lại một gia đoạn quan trọng – giai đoạn h ình thành Nho giáo, Đó là Nho giáo nguyên thủy hay còn gọi là tư tưởng Khổng - Mạnh.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc Sang thời trung đại, nho giáo được hoàn thiện và bổ sung theo hai hướng: Một là: Vào th ời kỳ nh à Hán (140 -87TCN), nhà nho Đổng Trọng Thư đ ã nhìn th ấy khả năng to lớn của Nho giáo trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị n ên đã tìm cách tô vẽ cho nho giáo theo chiều hư ớng có lợi cho giai cấp này. Từ đây, Nho giáo trở thành h ệ tư tưởng chính thống và công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa suốt 2000 năm lịch sử. Tuy nhiên, trong h ệ tư tưởng chính thống này, Nho giáo chỉ là hình th ức bề ngoài, còn nội dung bên trong của nó, giai cấp phong kiến vẫn cai trị theo đường lối Pháp trị (Ngoại nho, nội pháp). Do vậy mà nho giáo thời kỳ n ày đã lo ại trừ những những giá trị nhân bản và biện chứng của nho gia nguyên thủy Khổng- Mạnh. Chẳng hạn trong quan hệ hai chiều b ình đẳng trong tam cương (Vua tôi, Cha- Con, Chồng-vợ) được thay bằng quan hệ một chiều duy nhất (Trung-Hiếu – Tiết – Ngh ĩa), chỉ đòi hỏi trách nhiệm của kẻ dưới đối với người trên. Vì vậy, Tam cương trở thành những công thức hết sức phi nhân bản “quân xử thần tử, th ần bất tử bất trung”; “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” “phu xướng phụ tùy” và mở rộng trách nhiệm của phụ nữ đối với đ àn ông nói chung qua công thức Tam Tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, Như vậy, với Hán nho, Khổng tử đã được tái sinh lần thứ nhất; nhưng Khổng tử đời này không còn là Kh ổng tử đời Xuân thu nữa. Hai là vào thời Tống (960-1279), xu ất hiện những nh à nho lỗi lạc nh ư Chu Đôn Di (1017-1073), Trình Di (1023 -1085), Trình Hạo, Chu Hy. Học thuyết của Khổng tử đã được hồi sức bởi sự bổ sung những quan niệm triết học của thuyết Am Dương Ngũ h ành, nh ững quan niệm về bản thể của đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia, triết lý nhân sinh của Phật giáo. K INH SÁCH CỦA NHO GIA gồm có 2 bộ Ngũ kinh và Tứ thư Ngũ kinh bao gồm 5 quyển kinh Kinh thi: Sưu tập thơ ca dân gian, trong đó chủ đề chủ yếu là tình yêu nam nữ. Khổng tử muốn dùng nó để giáo dục tình cảm lành mạnh cho con người. Hình thức diễn đạt tư tưởng khúc chiết, rõ ràng. Kinh thư: Ghi lại những truyền thuyết, biến cố về các vua đời trước như vua Nghiêu, Thu ấn, Kiệt, Trụ.. nhằm làm gương cho các đời sau. Đặc biệt, sách ghi lại cách tổ chức hành chính nhà nước. Kinh Lễ: Ghi chép về lễ nghi đời trước mong dùng làm phương tiện duy trì và ổn định trật tự xã hội. Kinh Dịch: Ghi chép, giải thích về những biến đổi của trời đất, con người và xã hội. Kinh Xuân thu: giảng giải về chính trị và lịch sử để giáo dục các vua chúa. Đúng ra bộ sách còn một cuốn thứ sáu là Kinh nh ạc, nh ưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên ghép chung và Kinh Lễ gọi là Nh ạc kí. Vì vậy, Lục kinh th ành ra chỉ còn “Ngũ kinh”. Tứ thư gồm có bốn quyển sách:
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc Luận ngữ: Sách ghi lại các b ài giảng, các lời luận bàn của Khổng tử. Sau khi ông m ất, các học trò đ ã tập hợp những lời dạy của Khổng tử lại và chép thành sách. Đại học: dạy cách làm quân tử Trung Dung: cách sống dung hoà không thiên lệch Mạnh tử: do Mạnh tử viết, bổ sung các quan niệm về nhân lễ, làm rõ b ản chất của con người. 1 .2 QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO NGUYÊN THỦY 1 .2.1 Quan điểm về thế giới: Trong quan điểm của Nho gia về thế giới nó đã dao động giữa duy vật v à duy tâm, giữa vô thần và hữu thần ở chỗ Khổng tử cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn luôn sinh thành và biến hóa không ngừng, sự vận động biến hóa ấy của vũ trụ lại bắt nguồn từ sự liên hệ tương tác giữa hai lực âm dương, thế nhưng trong chững mực khác, Khổng tử lại tin cho thiên mệnh: trời có ý chí chi phối vận m ệnh của xã hội và số phận của mỗi con người, không chỉ tin ở mệnh trời m à còn tin ở quỹ thần. Nguyên nhân là do đứng trước xu thế phát triển của lịch sử và xã hội đã giúp Khổng tử có quan niệm tiến bộ nh ưng do hiện trạng của xã hội và hạn chế của giai cấp, Khổng tử đã hoang mang quay lại với chủ nghĩa duy tâm, tuyên truyền cho sức mạnh của trời, thần thánh hóa quyền lực cầm quyền trên mặt đất nhằm duy trì trật tự xã hội. 1 .2.2 Quan điểm về chính trị đạo đức xã hội Phương pháp luận để giải thích và giải quyết các vấn đề xã hội, Nho giáo có xu hướng coi các quan hệ chính trị- đạo đức là những quan hệ nền tảng của một xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là quan hệ vua trị, cha con, chồng vợ (gọi chung là tam cương). Điều này đã phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia. Với cách giải thích trên đây tức là coi các quan hệ chính trị đạo đức là nền tảng của quan hệ xã hội nó đ ã bộc lộ quan điểm duy tâm của Nho gia ở chỗ đ ã không th ấy cơ sở kinh tế của xã hội. Lý tưởng xã hội của Nho gia Nho gia chủ trương xây dựng xã hội đại đồng, đó là một xã hội có trật tự tôn ti trên dưới, có vua sáng- tôi hiền, cha từ – con hiếu thảo, trong ấm – n goài êm, một xã hội không cần có nền kinh tế phát triển mà chỉ cần công bằng xã hội trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi th ành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ d ân. Có thể thấy lý tưởng trên đây của Nho gia là lý tưởng của tầng lớp trên (giai cấp thống trị) và lý tưởng ấy mang tính duy tâm, ảo tưởng vì nó không đ ề cập đến cơ sở kinh tế của đời sống xã hội.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc Phương thức thực hiện lý tưởng xã hội Nho gia chủ trương lấy giáo dục làm cứu cánh để đạt tới một xã hội lý tưởng đ ại đồng, nhưng nền giáo dục của Nho giáo chỉ tập trung vào việc rèn luyện đ ạo đức cho con người, song những chuẩn mực đạo đức lại được đề cao đến mức đạo thần thánh hóa. 1 .2.3 Quan điểm về con người: Là trọng tâm của triết học nho giáo, cùng các quan điểm về chính trị và đạo đức do yêu cầu giải quyết tình hình chính trị xã hội lúc bấy giờ. Đề cập đến con n gười: số phận và tính người Số phận: số phận con người do mệnh trời qui định (giầu sang do phận, sống chết do số) Tính người: Theo Khổng tử và Mạnh tử (trong Luận Ngữ và Trung Dung) thì con người lúc sanh ra tính nết đều giống nhau ở tính thiện có sẵn do trời phú (quan điểm duy tâm). Sự phú tính ấy về cơ bản là đồng đều, tuy nhiên do hoàn cảnh và môi trường khác nhau n ên tính nết ngư ời này khác người kia. "Tính là gần nhau, tập là xa nhau". Chính vì vậy mà nhiều người đã không giữ được tính n gười mà trời đã phú cho, do đó Nho Gia đã nêu lên sự cần thiết phải lập đạo làm người Để tổ chức xã hội, điều cốt lõi là đào tạo cho đư ợc những người cai trị kiểu m ẫu -người quân tử (quân là cai trị, quân tử là người cai trị). Để trở th ành người quân tử, trước hết cần phải tu thân. Có 3 bước tu thân: Bước 1 : Đạt đạo Đạo là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải biết cách ứng xử trong cuộc sống. Có 5 đạo : Vua- tôi, Cha- con, Chồng – vợ, Anh- Em, Bạn b è. (Quân th ần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Năm đạo đó còn gọi là ngũ luân (luân là cư xử, thứ bậc) Nguyên tắc xử lý 5 mối quan hệ này là nguyên tắc “trung dung” tức là dung hòa giữa các bên. Bước 2: Đạt đức Theo Khổng tử, người quân tử phải có 3 đức: nhân, trí, dũng. Sau này Mạnh tử bỏ dũng và thêm 2 đức tính là Lễ Nghĩa gọi là tứ đức. Sau này Hán nho thêm tín vào đ ể trở th ành “ngũ thường” Nhân: đ ược đề cập với một ý nghĩa sâu rộng nhất, nó được coi là nguyên lý đ ạo đức cơ bản qui định bản tính của con người và những quan hệ giữa người với người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội. Nhân là đức tính hoàn thiện, là gốc đức của con ngư ời, n ên “nhân” chính là đạo làm ngư ời.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc Trong cuộc sống nhân đ ược chia thành 2 phần nguyên tắc: Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác Mình muốn lập thân thì mình cũng giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt” Trí: Theo Khổng tử người muốn đạt được nhân thì phải có “trí”, nhờ có trí con n gười mới sáng suốt, minh mẫn, hiểu đư ợc đạo lý, xét được sự vật hiện tượng, phân biệt được phải trái, thiện ác, và hành động phù h ợp với thiên lý (phù h ợp với quan điểm của pháp gia) “Người không học chẳng những không giúp được ngư ời khác mà còn hại đến m ình” Dũng: muốn đạt được nhân chỉ có trí thì chưa đủ m à phải có dũng khí nữa. “Kẻ nhân tất hữu dũng nhưng người dũng chưa chắc có nhân” Người có dũng không phải là người ỷ vào sức mạnh vì lợi mà bất chấp đạo lý m à người có dũng là người tỏ rõ ý kiến của mình một cách cao minh, có thể h ành động một cách thanh tao khi vận nước loạn lạc, khi người đời gặp hoạn n ạn. Người nhân có dũng mới tự chủ được mình, mới quả cảm xã thân vì ngh ĩa lớn. Người có nhân, trí, dũng thì giàu sang không quyến rũ, nghèo không nao núng, u y quyền không làm họ sợ sệt. Lễ: qui phạm chuẩn mực trong xã hội, là biểu hiện b ên ngoài của nhân. Nghĩa: nói đến những h ành động cao cả. Bước 3: Học thi- thư- lễ- nhạc Ngoài các tiêu chuẩn về đạo và đức, người quân tử còn phải biết thi- thư- lễ- nhạc. Khổng tử nói rằng con người “hưng khởi trong lòng là nhờ học Thi, lập nhân được là nhờ biết Lễ, thành công được là nhờ có Nhạc (Luận ngữ). Nói cách khác, ông đòi hỏi người quân tử không phải là võ biền mà phải có một vốn văn hóa toàn diện: thi – thư- lễ- nhạc Hành động: Tu thân rồi, bổn phận người quân tử là phải h ành động, phải tề gia trị quốc, b ình thiên h ạ. Kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị là hành động theo hai nguyên tắc: nhân trị và chính danh Nhân trị: nhân là tình người; nhân trị là cai trị bằng tình người, coi người như bản thân m ình. Sách luật ngữ kể rằng khi học trò hỏi về Nhân, Khổng tử đáp: “Yêu người”; còn khi hỏi thế nào là “Nhân”, ông trả lời: ‘Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”, “Mình muốn lập thân thì phải giúp người khác lập thân, mình muốn th ành đạt thì ph ải giúp người khác thành đạt”. Chính danh: Chính danh tức là sự vật phải ứng với tên gọi, mỗi người phải làm đúng với chức phận của m ình. Chính danh trong cai trị là ph ải làm sao để “Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”. “Nếu danh không chính
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc thì lời nói không thuận. Lời nói không thuận tất việc chẳng thành”. Do danh thực rối loạn và đ ạo lý bị thay đổi vì vậy cần phải giáo dục đạo đức và thực hiện chủ nghĩa chính danh định phận. Vua ph ải thực hiện chính sách “thượng hiền” để chọn người tài giỏi giúp nước, giúp vua. Vua phải tự m ình làm đ iều thiện, làm gương cho dân, ph ải chịu khó, lo việc giúp dân, nghĩ việc cho dân làm. Vua ph ải thực hiện được 3 điều: Bảo đảm lương th ực cho dân ấm no (túc thực) Xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh để bảo vệ đất nước (túc binh) Tạo ra được lòng tin của nhân dân (Thành tín) Những nội dung trên đã được những người sáng lập tóm gọn trong 9 chứ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên h ạ. Và 9 chữ ấy cũng chỉ nằm trong 2 chữ cai trị m à thôi. 1 .2.4 Quan điểm về giáo dục Khổng tử là nhà giáo dục vĩ đại, tư tư ởng giáo dục của ông không những đ ã có những tác dụng to lớn đối với lịch sử m à cho đ ến ngày nay vẫn còn tỏa sáng. Ông quan niệm giáo dục không chỉ có tính chất mở mang tri thức, giải thích vũ trụ mà giáo dục mở mang cả trí, tình và ý hay trí, nhân, dũng để người ta đạt tới con ngư ời đạo lý. Giáo dục có 3 mục đích: Học để ứng dụng, giúp ích hoặc đời, cho xã hội chứ không phải học để làm quan sai bổng lộc. Học để có nhân cách, học để cho mình chứ không cho ai. Học để tìm tòi đạo lý. Khổng tử có phương pháp giáo dục hết sức đúng đắn m à người đời sau vẫn thực hiện một cách phổ biến. Ông coi trọng giáo dục theo lịch trình, đúng điều kiện tâm sinh lý, nuôi cho tình cảm nảy nở rồi đưa vào khuôn phép, rồi điều hòa các mâu thuẫn đột ở tâm. Bởi vậy Khổng tử cho rằng: " khởi hứng bằng kinh thi, uốn nắn bằng kỹ thuật phép tắc và hoàn thành ở nhân". Sách Luận ngữ ghi lại các lời dạy của ông cho thấy ông khuyến khích theo sở trường, ph ê bình tùy sở đoản của từng người, học thì phải ôn tập "ôn cũ m à biết m ới" Ông cũng đặc biệt chú ý gợi mở trí phán đoán độc lập của học trò, không nhồi nhét áp đặt. Ông nói: "Như vật có bốn góc, chỉ cho một góc mà không tìm được b a góc kia thì ta không dạy nữa". Ông nói với học trò là tự ông tuyệt đối không có 4 điều (Tứ vô) Vô ý: là không có ý riêng, tức là không đoán mò theo chủ quan. Vô tất: là không khẳng định quá đáng.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc Vô cố: là không cố chấp, câu nệ. Vô ngã: là không tự cho mình là chân lý. Tứ vô thể hiện thái độ khách quan trong học tập. Tóm lại, tư tưởng giáo dục của nho giáo khá hoàn thiện, cho đến thời đại ngày n ay vẫn còn nhiều giá trị có thể kế thừa và phát huy.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc CHƯƠNG 2: NHO GIÁO Ở VIỆT NAM – KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY 2 .1 QUÁ TRÌNH THÂM NH ẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO Ở VIỆT NAM Xét về ngọn nguồn, có thể thấy Nho giáo chính là sự tổng hợp của hai truyền thống – văn hóa du mục phương b ắc và văn hóa nông nghiệp phương Nam. Văn hóa du mục phương Bắc có đặc điểm: Tham vọng bình thiên hạ, coi nh ẹ Quốc gia, truyền thống trọng sức mạnh, thể h iện trong chữ “Dũng”. Quan niệm về một xã hội trật tự, ngăn nắp, trên dưới rõ ràng th ể hiện qua thuyết “chính danh” Chất nông nghiệp phương Nam được nho gia nguyên thủy tiếp thu: Đề cao chữ nhân và nguyên lý nhân trị có nguồn gốc từ lối sống trọng tình của n gười phương nam. Việt Nam có truyền thống lâu đời của văn hóa phương Nam cho nên khi tiếp nhận Nho Giáo đ ã tiếp nhận chất nông nghiệp ph ương Nam của Nho gia n guyên thủy. Hán nho đã được các quan lại Trung hoa ra sức truyền bá vào Việt Nam những n ăm đầu công nguyên nhưng không được dân tộc Việt Nam đón nhận, vì đ ây là văn hóa của kẻ xâm lược áp đặt. Đến 1070 Lý Thái Tổ cho lập văn miếu thờ Chu Công và Khổng tử, việc này đ ã xác nh ận Nho giáo chính thức xâm nh ập vào Việt Nam (Tống nho). Đời nhà Trần có Chu Văn An đào tạo được khá đông các học trò và đ ề cao Nho giáo, bài xích Phật giáo. Tuy nhiên đến cuối đời nh à Trần Nho giáo vẫn không được chấp nhận rộng rãi. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh có sự đóng góp to lớn của các nh à Nho cùng với nhu cầu cải cách quản lý đất nước, Triều Lê đã đưa Nho giáo thành quốc giáo, sự phát triển của Nho giáo chuyển sang giai đoạn độc tôn. Từ nhà Lê trở đi, Nho giáo thịnh suy theo các triều đại, đến đời nhà Nguyễn, đ ịa vị của Nho giáo một lần nữa đã được khẳng định để rồi phải mất hẳn đi khi phải đối mặt với sự tấn công của văn hóa ph ương Tây.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc Như vậy, nét độc đáo của văn hóa Việt Nam là khi tiếp thu cái ngoại lai nó tiếp thu từng yếu tố riêng lẻ và cấu tạo lại theo cách của mình. Nho Giáo vào Việt Nam được cải biến cho phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống của m ình. 2 .2 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHO GIÁO VIỆT NAM Thứ nhất, Nho giáo muốn tạo nên một xã hội ổn định. đối với nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam, ước mong về một cuộc sống ổn định, không xáo trộn là một truyền thống lâu đời, không chỉ là nhu cầu của người dân mà còn là nhu cầu của giới cầm quyền, không chỉ trong đối nội mà còn trong đối ngoại. Để duy trì sự ổn định, làng xã Việt Nam đã tạo nên sự lệ thuộc của cá nhân vào gia đ ình, vào tập thể cộng đồng. Nho giáo nhắm đến một xã hội có tôn ti trật tự được xây dựng từ dư ới lên trên, kẻ dưới phải kính trọng và phục tùng người trên. Gia đình theo ý thức hệ gia trưởng, quan niệm cha ra cha, con ra com, anh ra anh, em ra em, vợ chồng ra vợ chồng.. gia đ ình phải hòa thuận, kính trên nhường dư ới, giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống gia đ ình, dòng họ… ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Việt Nam, như tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Tiêu chu ẩn đạo đức đối với người phụ nữ Nho gia cũng ảnh hư ởng đến giá trị đạo đức của người phụ nữ Việt Nam, đó là "Tam tòng, Tứ đức". Để duy trì sự ổn định Quốc Gia, nhà nước Nho giáo tạo ra sự phụ thuộc vào nhà cầm quyền bằng biện pháp kinh tế: nhẹ lượng, nặng bổng lộc; và biện pháp tinh th ần: trọng đức, khinh tài. Thứ hai là trọng tình người, ngư ời Việt Nam rất tâm đắc chữ “nhân” của Nho gia. Tuy nhiên, chữ “nhân” trở th ành nghĩa thương người và đồng nghĩa với “nghĩa”, đối với giới bình dân “nghĩa” có ý nghĩa là “tình”. Tro ng Nho Giáo Việt Nam, việc trọng tình được bổ sung th êm bằng truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp (vốn có trong Nho giáo nguyên thủy nh ưng đến Hán Nho thì đã bị loại trừ. Nhờ truyền thống dân chủ ấy m à Nho Giáo Việt Nam, dù có giữ vị trí độc tôn cũng không loại trừ Phật giáo và hủy bỏ cái gốc của Việt Nam là đạo Mẫu. Tiếp thu chữ hiếu của Nho giáo, người Việt Nam đặt nó trong quan h ệ b ình đẳng với cả cha lẫn mẹ. Thứ ba là xu hư ớng trọng văn. Ở Trung Quốc trọng văn ngang với võ. Ở Việt Nam yếu tố văn đ ược coi trọng hơn cả và coi trọng văn hơn võ. Tuy luôn ph ải đối phó với chiến tranh, nhưng ngư ời Việt Nam ít quan tâm đến các kì thi võ m à ch ỉ ham học chữ, thi văn: "Một kho vàng không b ằng một nang chữ". Người Việt Nam nhìn thấy ở Nho giáo một công cụ văn hóa, một con đường làm nên nghiệp lớn. Thứ tư là tư tư ởng “Trung quân”. Nho giáo Trung quốc rất coi trọng tư tưởng trung quân, tư tưởng yêu nước dường như không đ ề cập tới. Đối với người Việt, tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc lại được đề cao. Chính vì vậy việc đón nhận tư tưởng trung quân đ ược biến đổi và gắn liền với “ái quốc”, ái quốc" được đặt trên tư tưởng trung quân.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc Thứ năm là thái độ đối với nghề buôn. Nho giáo Trung Hoa khuyến khích làm giàu n ếu không trái với “lễ”. Trong khi đó ở Việt Nam do đặc điểm văn hóa nông nghiệp, tính tự trị trọng cộng đồng lại coi rẻ nghiệp buôn bán. Nó bám rễ vào suy ngh ĩ và tình cảm mỗi người khiến cho nghề buôn trong lịch sử Việt Nam không thể phát triển được, nó còn được khái quát hóa thành quan niệm m ang tính chất chính thống và trở thành đường lối trọng nông, ức thương. 2 .3 VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM Trên cơ sở độc lập tự cư ờng dân tộc, người Việt đ ã tiếp thu có chọn lọc, cải b iến các tư tưởng Nho giáo cho phù hợp với ho àn cảnh và truyền thống của m ình xây dựng nên nền nho giáo Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc. Nho giáo được Việt Nam hóa có ảnh hưởng sâu rộng chi phối toàn bộ đời sống kinh tế chính trị văn hóa xã hội Việt Nam và có những đóng góp lớn trong vie củng cố những truyền thống tốt đ ẹp của dân tộc, nâng nó lên thành tư tưởng ổn định, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, tạo nên sức mạnh to lớn để suốt một ngàn n ăm giữ vững độc lập dân tộc và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực Nho giáo cũng chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực, lạc hậu kìm hãm sự phát triển nhu tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ, sự phụ thuộc vào giá trị tập thể bóp nghẹt đi tính sáng tạo cá nhân, tư tưởng trọng nông ức thương, lối học hành trọng về thi cử đỗ đạt tạo nên tư tưởng hư danh, tâm lý coi thường các hoạt động khác có ích cho xã hội…. Đến triều Nguyễn thì tư tưởng Nho giáo dần trở n ên tiêu cực và lỗi thời, không còn đáp ứng được đòi hỏi lịch sử của xã hội lúc bấy giờ, người Việt Nam cần một học thuyết tư tưởng khác cao hơn, khoa học hơn nho giáo. Xã hội Việt Nam ngày nay được xây dựng nên sau Cách Mạng Tháng 8 năm 1945 đánh đổ chế độ thực dân và phong kiến, sau hàng loạt cuộc cải tạo xã hội và đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. xã hội ta đã xác định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đang hướng về các học thuyết tiến bộ và khoa học, ra sức trau dồi các học thuyết đó, mong hội nhập với thế giới hiện đại. Tuy nhiên, một số yếu tố truyền thống dân tộc, những tư tưởng, thói quen, tập tục, lễ nghi mang sắc thái Nho giáo vẫn còn hàng ngày hàng giờ ảnh h ưởng tác động đến con người hiện đại. Anh hưởng đó có phạm vi rộng khắp, từ cá nhân cho đến gia đình và xã hội, từ sinh ho ạt cho đến học tập, công tác. ảnh hưởng đó với cá nhân là trong n ếp nghĩ, tình cảm trong tác phong và phong cách sống; với gia đình là trong gia phong, gia kỷ, gia pháp; với xã hội là trong tinh thần và thái độ của con ngư ời trước nhiệm vụ và việc làm. Tóm lại, có thể nói xã hội Việt Nam ngày nay còn ch ịu ảnh hưởng của Nho giáo cả ở những mặt tích cực và tiêu cực, một số tư tưởng Nho giáo vẫn còn có giá trị thời đại cần được trân trọng kế thừa và nâng cao. Vấn đề đặt ra là ph ại
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc nhận thức, lựa chọn kế thừa và cải tạo những tư tưởng đó như th ế n ào để phục vụ tốt cho quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt nam hiện nay. 2 .4 K Ế THỪA VÀ PHÁT HUY NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY 2 .4.1 Mối quan hệ giữa cá nhân- gia đình-xã hội Con người sống dựa vào cộng đồng, vào xã hội của m ình. Tình cảm cộng đồng, xã hội là tình cảm tốt đẹp nhất của con người nhưng không th ể chỉ nghĩ tới cộng đồng mà không ngh ĩ tới cá nhân. Không thể đặt Tam Cương và Ngũ luân như những xiềng xích trói buộc và đè n ặng con người như trong xã hội phong kiến Phương Đông. Nhưng ngược lại không thể chỉ biết có cá nhân m à b ất chấp lợi ích của công đồng như trong chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa ích kỷ trong xã hội tư bản. Con ngư ời là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động xã hội, của mọi tập thể cũng như mỗi cá nhân. Vấn đề của chúng ta là ph ải nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội "Một người lo cho tất cả, tất cả lo cho một người" Đó là mục tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội và của mọi xã hội phát triển tiến bộ. Nho giáo đặt gia đ ình ở một vị trí quan trọng, chú trọng xây dựng những quan h ệ tình cảm thích ứng với xã hội phong kiến và xã hội có áp bức giai cấp. Xã hội ta cũng đặt gia đình vào một vị trí quan trọng đối với việc xây dựng xã hội m ới và con người mới. Chúng ta khai thác vai trò của gia đình trong sự nghiệp phát triển của đất n ước và cũng có những quan điểm của chúng ta về di sản Nho giáo trong gia đình Việt Nam. Chúng ta thừa nhận gia đình có nhiệm vụ giáo dục những phẩm chất đạo đ ức đầu tiên cho con ngư ời để người con tốt trong gia đình được chuẩn bị để trở thành người dân tốt trong xã h ội. Chúng ta không ngừng củng cố những tình cảm tốt đẹp và sâu sắc giữa cha mẹvà con cái, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau. Tuy nhiên, chúng ta không thể chấp nhận chủ nghĩa gia đình, đặt lợi ích của gia đình, dòng họ lên trên lợi ích của tổ quốc của nhân dân. Cần ngăn chặn tư tưởng gia đình chủ nghĩa, thái độ họ hàng bao che cho nhau, tạo n ên tính ch ất bè phái giữa các dòng họ, giữa lợi ích gia đình và lợi ích xã hội. Cần khôi phục và đ ẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động xây dựng "gia đình văn hóa" với nội dung mới. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề gia đ ình hôm nay vừa đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước vừa khai thác những tru yền thống tốt đẹp của gia đ ình cũ, trong đó có những nhân tố tích cực của Nho giáo. 2 .4.2 Tư tưởng giáo dục con ng ười trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Ngh ị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đ ã chỉ rõ: “Thực sự co i giáo dục, đ ào tạo là quốc sách hàng đ ầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục-đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục – đ ào tạo là đầu tư
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc cho phát triển”… “ Ra sức phấn đấu xây dựng một nền giáo dục tiên tiến có quy mô, trình độ và cơ cấu ngành nghề hợp lý. Đó là n ền giáo dục thấm nhuần sâu sắc tính nhân dân, tính dân tộc và tính hiện đại” Những quan điểm có ý nghĩa triết lý chỉ đạo hành động trên đây không ch ỉ cần được thấm nhuần trong quá trình phát triển giáo dục và khoa học công nghệ m à còn phải được quán triệt cả trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới. Không phải ngẫu nhiên, sau khi cùng một lúc cho ra đời hai nghị quyết về giáo dục- đào tạo và khoa học – công ngh ệ, Đảng Việt Nam lại ban h ành Ngh ị quyết về “Xây d ựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Có thể nói, những nghị quyết quan trọng n êu trên đặt nền móng vững chắc cho chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Trong văn kiện đại hội Đảng IV, tư tương giáo dục, và yếu tố con người “Nhân - Trí – Dũng – Lễ – Ngh ĩa” được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển kinh tế năm 2001-2010 như sau: Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nư ớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tạo chuyển b iến cơ bản to àn diện về giáo dục và đào tạo Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh th ần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp n gười có kiến thức cơ b ản, làm chủ kỷ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công ngh ệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành ngh ề, các chuyên gia và nhà khoa học, nh à văn hóa, nhà kinh doanh, nhà qu ản lý. Chính sách sử dụng lao động và nhân tài phải tận dụng mọi năng lực, phát huy mọi tiềm năng của tập thể và cá nhân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 2 .4.3 Mối quan hệ giữa Nho giáo và kinh tế Nho giáo đ ề cao nông nghiệp đi đôi với việc hạ thấp công nghiệp, thương n ghiệp đ ã có tác dụng tiêu cực không nhỏ và sự kéo d ài tình trạng trì trệ về kinh tế ở Việt Nam. Do vậy, trong quá trình khai thác Nho giáo phải xóa bỏ sự ràng buộc của những tư tưởng coi thường lợi ích vật chất, khinh rẻ kỹ thuật và m ạt sát công, thương nghiệp như nói ở trên, cần dựa vào những quan điểm hợp ly trong Nho giáo để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, vừa khuyến khích vật chất, vừa cổ vũ tinh thần, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, kết hợp sự tu dưỡng đạo đức với việc tính toán làm giàu. Chúng ta khai thác Nho giáo ở m ặt nó khuyến khích làm giàu chính đáng như câu nói của Khổng tử "Nước vô đạo m à anh trở n ên giàu có là một điều đáng xấu hổ, nh ưng nước có đạo mà anh lại không làm giàu được cũng là một điều đáng xấu hổ" thành quan điểm "Dân giàu, nước mạnh" Chúng ta cổ vũ mọi người làm giàu cho mình và cho đ ất nước, không đư ợc làm giàu một cách ph i pháp và bất nghĩa và cũng không đem những khẩu hiệu đạo đức suông để cản trở việc làm giàu.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc 1 .4.4 Văn hóa công ty ảnh hưởng từ triết học Nho giáo Tôn ti trật tự: Trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang hình thành các tổ chức có tôn ti trật tự thứ bậc rõ ràng, xếp ra xếp, nhân viên ra nhân viên. Người lãnh đạo công ty cung cần phải phải thông sáng, phải bồi dưỡng kiến thức “thi – thư – lễ – nhạc” để có đủ khả năng lãnh đạo công ty, đối xử cấp dưới hợp tình hợp lý. Ngược lại, cấp dư ới phải tôn trọng nh ững ý kiến của cấp trên, mối quan hệ này là mối quan hệ hai chiều như tư tưởng Nho giáo nguyên thu ỷ. Nhờ có những tư tưởng này, trong mỗi công ty luôn luôn tạo được môi trường gần gũi, thân mật giữa các thành viên nhưng trong một trật tự kỷ cương. Tư tư ởng Nho giáo về tồn ti trật tự đặc biệt được ảnh hưởng rất sâu sắc trong các công ty Châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt nam cần phải học tập và phát huy thế mạnh nhưng cần phải chú trọng đến cá nhân của mỗi thành viên, khai thác được tính sáng tạo, tránh bị thụ động do trật tự kỷ cương. Do lối sống cộng đồng m à người Việt Nam còn b ản tính ỷ lại vào tập thể, ít phát huy sáng tạo, chúng ta phải có biện pháp khắc phục điểm yếu này. Về con người Trong quan điểm quản trị doanh nghiệp hiện nay, con ngư ời luôn là yếu tố trung tâm của sự tồn tại và phát triển công ty, các công ty Việt Nam hiện nay đ ã nhận thực đ ược điều n ày và có đầu tư đúng mực vào con người. Đào tạo cả kiến thức và văn hóa. Hướng dẫn nhân viên về “Nhân –lễ – n ghĩa- trí – tín”, h iện nay tất cả các công ty đều rất đề cao chữ “tín”, tín nhờ vào chất lư ợng sản phẩm, tín thể hiện qua hoạt động tài chính, tín là một cách ứng xử đối với khách hàng. Các doanh nghiệp lấy chữ tín để tồn tại và phát triển lâu d ài.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc KẾT LUẬN ®° N ho giáo là học thuyết của thời đại phong kiến Phương Đông, phục vụ cho xã hội phong kiến và giai cấp phong kiến. Nho giáo đã từng đóng vai trò to lớn trong lịch sử Việt Nam, có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng tình cảm và sinh hoạt của người Việt Nam. Xã hội Việt Nam hiện nay lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, tư tưởng Nho giáo không còn hợp thời, không còn là nền tảng tư tưởng của xã hội Việt Nam nữa. Tuy nhiên, một số yếu tố nào đó của Nho giáo vẫn còn tồn tại, trở thành truyền thống, thói quen, tập quán, vẫn tiếp tục ảnh h ưởng đến đời sống xã hội Việt Nam.Bản thân học thuyết này cũng chứa đựng những yếu tố có giá trị thời đại, còn có thể phát huy tác dụng trong xã hội ngày nay. Chính vì vậy, ta cần phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá đúng đắn những tư tưởng Nho giáo.Trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tiễn của đất nước, xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, với tinh thần chủ động sáng tạo chúng ta loại trừ những mặt tiêu cực, kế thừa và phát huy yếu tố tích cực của Nho giáo nhằm mục tiêu đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế cùng với phát triển về mọi mặt của đất nước, đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Bộ môn triết học ĐHKT-TPHCM- Đại cương lịch sử triết học- Lưu h ành nội bộ - 2001- trang 30-35 2- Lương Duy Thứ (chủ biên) - Đại cương văn hóa Phương Đông – NXB Giáo dục-1996 - trang 26-36 3- Nguyễn Đăng Duy – Văn hóa tâm linh – NXB Hà n ội – 1996 – Trang 11-53, 246-259 4- Ph ạm Xuân Nam – Triết lý phát triển ở Việt Nam – NXB Khoa học xã hội – 2002 – Trang 281 -337 5- Trần Ngọc Thêm – Cơ sở văn hóa Việt Nam – NXB Giáo dục – 1999 – Trang 20, 254-268 6- Tài liệu học tại lớp. 7- Văn kiện đại hội Đảng VIII, IX – www.org.vn
- Tieåu luaän moân Trieát Hoïc MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................ ................................................................... 1 Chương 1 NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO NGUYÊN THỦY ......... 2-8 1 .1 Sự hình thành và phát triển của Nho giáo .................................................... 2-4 1 .2 Quan điểm triết học của Nho giáo nguyên thủy ............................................ 4-8 1 .2.1 Quan điểm về thế giới ................................................................ ..... 4 1 .2.2 Quan điểm về chính trị đạo đức xã hội ............................................ 4-5 1 .2.3 Quan điểm về con người ................................................................. 5-7 1 .2.4 Quan điểm về giáo dục ................................ ................................ .... 8 Chương 2 NHO GIÁO Ở VIỆT NAM - KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY NHỮNG TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY. ................................ ................................ ............................. 9-15 2 .1 Quá trình thâm nh ập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam........................ 9-10 2 .2 Đặc điểm của Nho giáo Việt Nam ................................................................ 10-11 2 .3 Vai trò của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam ............................................. 11-12 2 .4 Kế thừa và phát huy những tư tưởng của Nho giáo trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay .................................................................................. 12-15 2 .4.1 Mối quan hệ giữa cá nhân-gia đ ình -xã hội ...................................... 12-23 2 .4.2 Tư tưởng giáo dục con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ................................................................................................. 13-14 2 .4.3 Mối quan hệ giữa Nho giáo và kinh tế ............................................ 14 2 .4.4 Văn hóa công ty ảnh h ưởng từ triết học Nho giáo ........................... 14-15 K ẾT LUẬN ....................................................................................................... 16
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn