LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
Trong lĩnh vực lao động, tạo ra điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh <br />
nhằm ngăn ngừa tai nạn, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho <br />
người lao động, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất <br />
nước đặt ra những thách thức mới, đòi hỏi mới về đảm bảo an toàn vệ sinh <br />
lao động cũng được đặt ra đối với một Chính phủ, người sử dụng lao động và <br />
người lao động, đó là phải xây dựng văn hoá an toàn, văn hoá phòng ngừa tai <br />
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong cơ sở lao động.<br />
<br />
Xây dựng văn hóa an toàn là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh <br />
nghiệp về an toàn và sức khỏe cho người lao động. Nó mang lại lợi ích cho <br />
cả người lao động và người sử dựng lao động. Do đó việc xây dựng văn hóa <br />
an toàn lao động trong doanh nghiệp là việc rất cần thiết và doanh nghiệp nào <br />
cũng nên thực hiện. Chính vì thế, bài tiểu luận này em xin nghiên cứu về đề <br />
tài “Vấn đề văn hóa an toàn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam <br />
trong tình hình hiện nay” để làm rõ thực trạng của vấn đề này.<br />
<br />
Bài tiểu luận của em gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan vấn đề Văn hóa an toàn lao động.<br />
Chương 2: Thực trạng về Văn hóa An toàn lao động tại các Doanh nghiệp.<br />
Chương 3: Kiến nghị và đề xuất giải pháp.<br />
Chương I. Tổng quan về văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
1. Một số thuật ngữ liên quan<br />
<br />
1.1. An toàn lao động<br />
An toàn lao động là trạng thái nơi làm việc đảm bảo cho người lao động <br />
được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác <br />
động xấu đến sức khỏe.<br />
1.2. Văn hóa an toàn lao động<br />
Khái niệm văn hóa an toàn đã xuất hiện trên thế giới hàng chục năm trước <br />
đây. Đã có nhiều quốc gia, tác giả có những định nghĩa khác nhau nhưng tựu <br />
chung là đề cập đến ý nghĩa nhân đạo, thái độ, cách ứng xử đối với việc <br />
quản lý có hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động. Đến tháng 6 năm <br />
2003, Hội nghị lao động quốc tế, vấn đề văn hóa an toàn đã được nêu lên đầy <br />
đủ và có hệ thống.<br />
Văn hóa an toàn được hiểu là văn hóa mà ở đó quyền được hưởng một môi <br />
trường làm việc an toàn và vệ sinh của người lao động được các ngành, các <br />
cấp coi trọng. Đó là văn hóa mà trong đó Chính phủ, các cấp chính quyền, <br />
người sử dụng lao động và người lao động với một hệ thống các quyền, trách <br />
nhiệm và nghĩa vụ được tham gia tích cực vào việc đảm bảo một môi trường <br />
làm việc an toàn và vệ sinh; đó là văn hóa mà nguyên tắc phòng ngừa được <br />
đặt lên hàng đầu.[2,4]<br />
Theo định nghĩa của Tổ chức Lao động thế giới thì Văn hóa an toàn lao <br />
động gồm 3 yếu tố: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh của Nhà nước; việc <br />
doanh nghiệp chấp hành pháp luật, tạo điều kiện tốt nhất để thực thi quy <br />
trình, quy phạm an toàn lao động; Sự tự giác, tự thân nêu cao ý thức tự bảo vệ <br />
mình của người lao động.<br />
2. Mục đích xây dựng văn hóa an toàn trong lao động<br />
Xây dựng “văn hoá an toàn lao động” ở doanh nghiệp nhằm tạo ra thói quen <br />
làm việc an toàn, thói quen cư xử có văn hoá (chấp hành một cách tự giác) đối <br />
với việc thực hiện các quy định an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp... <br />
Và vai trò của Công Đoàn Cơ Sở trong lĩnh vực này hết sức quan trọng.<br />
<br />
3. Biểu hiện văn hóa an toàn trong lao động<br />
<br />
Như vậy, xây dựng văn hoá an toàn trong lao động chính là xây dựng các <br />
nội dung phải thực hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động <br />
(TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), phòng chống cháy nổ; xây dựng ý thức, <br />
tác phong thói quen làm việc an toàn; xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực <br />
ứng xử của các thành viên liên quan và tham gia quá trình lao động sản xuất <br />
đối với các vấn đề quy định nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. <br />
Với các biểu hiện cụ thể, đó là thông qua thái độ của người lao động đối <br />
với việc chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động, thái độ với <br />
việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, thái độ của người lao động chấp <br />
hành nghiêm túc các quy trình vận hành thiết bị, ý thức tự bảo vệ mình… Sự <br />
thể hiện của các bên (Người sử dụng lao động, Người lao động) sẽ là hình <br />
ảnh rõ nét và mấu chốt của Văn hoá an toàn.<br />
<br />
4. Lợi ích khi xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp<br />
<br />
4.1. Đối với doanh nghiệp<br />
Giúp doanh nghiệp tạo ra môi trường lao động tốt, bảo đảm an toàn, vệ <br />
sinh lao động, một môi trường văn hóa lành mạnh, vui tươi, phấn khởi cho <br />
người lao động an tâm sản xuất, cuộc sống vật chất ổn định đem lại lợi <br />
ích to lớn cho doanh nghiệp là tạo ra sự tin tưởng của người sử dụng sản <br />
phẩm; sự tín nhiệm của những người hợp tác. Đặc biệt tạo môi trường <br />
thuận lợi cho các nhà đầu tư, đối tác an tâm liên doanh liên kết với doanh <br />
nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.<br />
Văn hoá an toàn góp phần tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trên cơ <br />
sở phát huy nhân tố con người và phát triển con người nhờ giải quyết hài <br />
hoà mối quan hệ lợi ích các bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người lao <br />
động), tạo động lực mới cho phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói <br />
rằng, xây dựng và nâng cao văn hoá an toàn trong doanh nghiệp vừa là <br />
mục tiêu, vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp.<br />
4.2. Đối với người lao động<br />
Văn hóa an toàn lao động tạo ra một môi trường làm việc an toàn, lành <br />
mạnh, và phấn khởi cho người lao động. Qua đó, người lao động không <br />
những được đảm bảo về tính mạng mà còn có tinh thần thoải mái, làm <br />
việc có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cá nhân.<br />
Văn hóa an toàn lao động còn cho người lao động thấy rõ hơn trách nhiệm <br />
của mình trong việc đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc; chủ động <br />
thực hiện tích cực các quy định của pháp luật, các kế hoạch, biện pháp để <br />
cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và BNN, góp phần tăng <br />
năng suất lao động và nâng cao uy tín bản thân cũng như cho doanh <br />
nghiệp.<br />
<br />
5. Sự cần thiết phải xây dựng văn hóa an toàn tại doanh nghiệp<br />
<br />
Văn hoá an toàn góp phần tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trên cơ <br />
sở phát huy nhân tố con người và phát triển con người nhờ giải quyết hài <br />
hoà mối quan hệ lợi ích các bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người lao <br />
động), tạo động lực mới cho phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói rằng, <br />
xây dựng và nâng cao văn hoá an toàn trong doanh nghiệp vừa là mục tiêu, <br />
vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp.<br />
<br />
Văn hoá an toàn được coi là một bộ phận rất cơ bản, chính yếu của văn <br />
hoá doanh nghiệp, bao gồm phát triển nguồn nhân lực, xây dựng môi <br />
trường vật chất và tinh thần lành mạnh, hình thành bầu không khí và kiểu <br />
hành vi ứng xử mang tính nhân bản trong doanh nghiệp… sẽ góp phần <br />
củng cố và nâng cao uy tín, thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp <br />
trong cạnh tranh (trong nước và quốc tế).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề văn hóa an toàn lao động trong các doanh <br />
nghiệp Việt Nam hiện nay<br />
<br />
1. Thành tựu đạt được trong việc xây dựng văn hóa an toàn tại các <br />
<br />
doanh nghiệp<br />
Theo xu hướng hội nhập quốc tế, hiện nay một doanh nghiệp được xem là <br />
có ưu thế cạnh tranh và nhiều cơ hội tiềm năng tăng trưởng khi bên cạnh <br />
những máy móc, thiết bị hiện tại, doanh nghiệp đó còn có môi trường đảm <br />
bảo an toàn lao động và luôn đặt yếu tố an toàn của lực lượng sản xuất lên <br />
trước. Kinh nghiệm từ những nước phát triển cho thấy xây dựng văn hóa an <br />
toàn lao động là một trong những tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp tồn tại <br />
và phát triển bền vững.<br />
<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, <br />
hiện nay các doanh nghiệp đã chủ trương phát động những phong trào để thực <br />
hiện tốt công tác an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động. Có thể kể <br />
đến đó là công ty Vinacomin, nhằm tuyên truyền sâu rộng ý thức chấp hành <br />
pháp luật về công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong <br />
hoạt động sản xuất kinh doanh toàn ngành, sáng 17/3, các đơn vị trực thuộc <br />
Vinacomin đã đồng loạt phát động Tuần lễ Quốc gia an toàn vệ sinh lao <br />
động – phòng chống cháy nổ lần thứ 16 năm 2014 với chủ đề “Suy nghĩ và <br />
hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại <br />
nơi làm việc”.<br />
Những năm qua, công tác bảo hộ lao động đã được các sở, ngành, địa <br />
phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh coi trọng, trở thành <br />
một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất hàng <br />
năm. Trong Tuần lễ Quốc gia an toànvệ sinh lao độngphòng chống cháy nổ <br />
(tháng 3), nhiều doanh nghiệp đã triển khai đồng loạt các phong trào “Xanh<br />
sạchđẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Tuần lễ Quốc gia an toànvệ <br />
sinh lao độngphòng chống cháy nổ”, “Xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh <br />
viên”, “Hội thi an toàn vệ sinh viên”…Những hoạt động này đã góp phần cải <br />
thiện tốt hơn điều kiện lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng <br />
chục ngàn lao động. Theo thống kê, năm 2014, các sở, ban, ngành và doanh <br />
nghiệp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người sử dụng lao động và người <br />
lao động, kết quả có hơn 19.700 lượt người lao động và 940 lượt người sử <br />
dụng lao động, cán bộ phụ trách an toàn lao động được tập huấn về công tác <br />
an toàn vệ sinh lao động. Công tác khám và theo dõi sức khỏe cho người lao <br />
động cũng được các doanh nghiệp quan tâm, có hơn 26.000 người lao động <br />
được khám và theo dõi về sức khỏe, không có trường hợp mắc bệnh nghề <br />
nghiệp.Gần đây, để đảm bảo an toàn lao động và thực hiện cam kết quan tâm <br />
đến sức khỏe người công nhân, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào <br />
trang phục bảo hộ chất lượng cao, đặc biệt là giày, vật dụng có tác dụng bảo <br />
vệ nhiều nhất cho người công nhân. <br />
<br />
2. Những hạn chế của vấn đề văn hóa an toàn tại các doanh nghiệp <br />
<br />
hiện nay<br />
Thực tế từ trước đến nay, an toàn lao động không nhận được sự quan <br />
tâm đích đáng của các chủ doanh nghiệp và ngay đến người lao động, những <br />
người chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ những tai nạn lao động cũng thờ ơ <br />
với chính tính mạng của mình.Và hậu quả để lại đó là những năm gần đây, <br />
tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chưa có chiều hướng giảm.<br />
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tình hình TNLĐ tại nước ta <br />
qua các năm 2010 2014<br />
<br />
<br />
<br />
Năm 2012, cả nước xảy ra khoảng 6.800 vụ tai nạn lao động, tăng gần <br />
15%; số người bị tai nạn gần 7.000 người (tăng 13% so năm 2011). Trong đó, <br />
có 552 vụ tai nạn lao động chết người, làm 606 người chết; gần 1.500 người <br />
bị thương nặng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và hàng trăm nghìn ngày công <br />
lao động.<br />
<br />
Ðây mới chỉ là con số thống kê chưa đầy đủ, ước tính con số thực tế lên tới <br />
gần 40 nghìn vụ mỗi năm. Bởi vì hiện nay nhiều doanh nghiệp (chủ yếu là <br />
các doanh nghiệp vừa và nhỏ) không báo cáo về tai nạn lao động theo quy <br />
định. Năm 2012, cả nước mới có hơn 19 nghìn doanh nghiệp có báo cáo về <br />
tình hình này (chiếm khoảng 5,1% tổng số doanh nghiệp toàn quốc). Tai nạn <br />
lao động xảy ra nhiều và nghiêm trọng ở các ngành có nguy cơ cao, như: cơ <br />
khí, xây dựng, khai thác khoáng sản... tập trung tại các địa bàn trọng điểm <br />
phát triển công nghiệp như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Ðồng <br />
Nai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh...<br />
<br />
Cụ thể đó là nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng chạy theo lợi nhuận mà <br />
không triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về công tác bảo hộ lao <br />
động hoặc thực hiện mang tính hình thức, đối phó với các cơ quan thanh<br />
kiểm tra. Theo đó, công tác huấn luyện về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh <br />
lao động chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Chính vì thế, tình hình tai nạn lao <br />
động ngày càng gia tăng; số vụ và số người chết do tai nạn lao động tăng theo <br />
hàng năm. Nếu năm 2012, toàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn lao động, làm chết 5 <br />
người và bị thương 13 người, thì năm 2013, đã để xảy ra 20 vụ tai nạn lao <br />
động làm chết 8 người và bị thương nặng 9 người.<br />
<br />
3. Nguyên nhân của những hạn chế<br />
<br />
Từ phía các doanh nghiệp<br />
Người sử dụng lao động chưa có các quy trình, biện pháp thiết bị bảo <br />
đảm về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLÐ). Ðiều kiện làm việc ở các doanh <br />
nghiệp, nhất là nhà xưởng, công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp vừa và <br />
nhỏ còn lạc hậu, không an toàn, thậm chí nguy hiểm; <br />
Công tác huấn luyện định kỳ về ATVSLÐ cho công nhân lao động ở nhiều <br />
doanh nghiệp mang nặng tính đối phó; <br />
Nhiều cơ sở che giấu, không khai báo về TNLÐ, biến TNLÐ thành tai nạn <br />
giao thông để giảm nhẹ chi phí hoặc vì bệnh thành tích; <br />
Không tổ chức điều tra các vụ TNLÐ và nếu điều tra thì thường quy kết <br />
trách nhiệm cho người lao động...<br />
Văn hoá an toàn trong doanh nghiệp bao gồm thái độ, suy nghĩ, cách thức <br />
hành vi của mỗi cá nhân, đơn vị và nhóm người hướng tới đảm bảo an toàn <br />
tại nơi làm việc chưa được quan tâm chú ý.<br />
Từ phía người lao động.<br />
Người lao động chưa hình thành được ý thức an toàn, thay đổi những thói <br />
quen để hướng tới an toàn lao động và biết cách dự đoán, đánh giá những rủi <br />
ro khi làm việc.<br />
Không vận hành đúng thao tác do làm công việc không đúng chuyên môn kĩ <br />
thuật.<br />
Do sức khỏe, tâm lí không tốt dẫn đến làm sai các bước thao tác hoặc làm <br />
nhanh, làm ẩu.<br />
III. Đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác xây <br />
dựng văn hóa an toàn tại các doanh nghiệp Việt Nam<br />
Những con số về tai nạn lao động trong những năm qua tại Việt Nam đã dóng <br />
lên hồi chuông báo động về thực trạng yếu kém về văn hóa an toàn lao động <br />
trong các doanh nghiệp Việt. Yêu cầu bức thiết đối với các doanh nghiệp là <br />
cần phải xây dựng một chuẩn văn hóa an toàn lao động, phải xem an toàn lao <br />
động là tiêu chuẩn hàng đầu để xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp phát <br />
triển bền vững. <br />
Về phía Nhà nước<br />
Nhà nước nên xây dựng luật an toàn vệ sinh lao động để nâng cao vị trí pháp <br />
lý của công tác an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt cần quy định rõ quyền, <br />
nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn vệ sinh <br />
lao động. Đồng thời tăng mức xử phạt cũng như có các chế tài mạnh hơn đối <br />
với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn vệ sinh lao động <br />
<br />
Về phía người sử dụng lao động<br />
<br />
Nâng cao nhận thức về an toàn – vệ sinh lao động cho người lao động qua: <br />
tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn – vệ sinh <br />
lao động cho người lao động.<br />
Tăng cường củng cố, ổn định bộ máy làm công tác an toàn – vệ sinh lao <br />
động đảm bảo về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện <br />
để cán bộ làm công tác an toàn – vệ sinh lao động được đào tạo nâng cao.<br />
Cải thiện điều kiện lao động, lựa chọn các công nghệ thiết bị phù hợp đáp <br />
ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe <br />
người lao động.<br />
Xây dựng các quy chế về an toàn vệ sinh lao động trong điều kiện mới; <br />
phát triển hệ thống bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; cơ chế tự kiểm tra giám sát <br />
an toàn tại nơi làm việc…và xây dựng chế tài nhằm nâng cao chất lượng <br />
công tác quản lý an toàn – vệ sinh lao động , xử lý vi phạm.<br />
Tổ chức điều hành sản xuất khoa học, hợp lý…<br />
Đánh giá hiệu quả thực thi nhằm cung cấp thông tin về mức độ thực hiện <br />
các kế hoạch và trách nhiệm giải trình.<br />
Tập huấn cho người lao động ở tất cả các cấp về sức khỏe nghề nghiệp và <br />
an toàn lao động, nhờ đó người lao động có đủ kỹ năng và kiến thức để thực <br />
hiện nhiệm vụ của họ một cách an toàn.<br />
Đánh giá rủi ro nhằm xác định các nguy cơ, rủi ro và cung cấp giải pháp <br />
kiểm soát trước khi công việc được hoàn thành.<br />
Báo cáo và lưu trữ thông tin về tất cả các loại tai nạn lao động, từ các tổn <br />
thương nhẹ cho tới các tai nạn nghiêm trọng.<br />
<br />
Về phía Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam<br />
Việc cần thiết nhất là các tổ chức cần nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn <br />
lao động, góp phần cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho công nhân <br />
lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn:<br />
+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động, các quy định của <br />
Nhà nước về quy phạm, tiêu chuẩn ngành nghề, giúp cho người sử dụng lao <br />
động và người lao động nhận thức được trách nhiệm trong việc hình thành <br />
văn hóa an toàn trên từng cương vị, từ đó thực hiện tốt trách nhiệm và quyền <br />
của mình trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.<br />
+ Thẳng thắn phê bình những doanh nghiệp thực hiện chưa tốt công tác này<br />
+ Đổi mới công tác tập huấn bằng hình thức truyền thông giao lưu, nhân rộng <br />
các điển hình thực hiện có hiệu quả việc áp dụng các cải thiện điều kiện lao <br />
động về cơ sở.<br />
<br />
Về phía người lao động<br />
Chấp hành các quy trình, quy định về an toàn lao động<br />
Xây dựng môi trường làm việc an toàn<br />
Chấp hành nghiêm túc các quy trình vận hành thiết bị<br />
Có ý thức tự bảo vệ mình.<br />
Việc thực hiện các kiến nghị trên cần có sự tham gia kết hợp của cả người <br />
lao động và người sử dụng lao động, và không thể thiếu được những chính <br />
sách tác động từ phía Nhà nước và Tổ chức đại diện người lao động. Có như <br />
vậy thì doanh nghiệp mới có thể xây dựng được một văn hóa an toàn theo <br />
hướng tích cực, giúp doanh nghiệp và người lao động ngày càng phát triển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Đề tài “Vấn đề văn hóa an toàn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam <br />
trong tình hình hiện nay” đã hoàn thành. Đề tài đã chỉ ra được những vấn đề <br />
như sau:<br />
Chương I. Cơ sở lý luận về văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp<br />
Chương II. Đề tài đã nêu lên thực trạng của vấn đề văn hóa an toàn lao động <br />
tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Một số doanh nghiệp đã nhận thức <br />
được tầm quan trọng của văn hóa an toàn trong doanh nghiệp và hưởng ứng <br />
tốt các phong trào nhằm thực hiện tốt công tác an toàn – vệ sinh lao động <br />
trong doanh nghiệp. Tuy nhiên thì tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề <br />
nghiệp qua các năm cũng không giảm xuống. Vì vẫn còn tồn tại rất nhiều <br />
doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến văn hóa an toàn trong <br />
doanh nghiệp, đồng thời thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động cũng <br />
chưa tốt.<br />
Chương III. Trên cơ sở đó đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm <br />
giúp doanh nghiệp xây dựng tốt văn hóa an toàn trong doanh nghiệp, đồng thời <br />
thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động để giảm thiểu các tai nạn lao <br />
động, bệnh nghề nghiệp và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Trong <br />
đó nhấn mạnh việc nâng cao ý thức cho người lao động và người sử dụng lao <br />
động thông qua tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức an <br />
toàn vệ sinh lao động.<br />
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam <br />
tiếp tục triển khai và áp dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Ban KTAT – EVNSPC (2013), Văn hóa an toàn trong lao động tại nơi làm <br />
việc. Được lấy về từ http://www.evnspc.vn/index.php/tuyentruyentietkiem<br />
dien/antoandien/5246vanhoaantoantronglaodongtainoilamviec<br />
<br />
2. Báo Gia Lai, Nhiều doanh nghiệp còn lơ là thực hiện bảo hộ lao động . <br />
Được lấy về từ http://bqlkkt.gialai.gov.vn/News/Xahoi/Nhieudoanhnghiep<br />
conlolathuchienbaoholao.aspx<br />
3. ĐÀO TẠO INHOUSE ĐÀO TẠO DOANH NGHIỆP ĐÀO TẠO THEO <br />
YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP, Văn hóa doanh nghiệp là gì? Được lấy <br />
về từ http://daotaodoanhnghiep.giaiphapvnnp.com/daotaoinhouse/170tin<br />
daotaoinhouse/440vanhoadoanhnghieplagi.html<br />
<br />
4. Nguyễn Nghiệp (2011), Văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh <br />
nghề nghiệp. Được lấy về từ http://www.baomoi.com/Vanhoaphongngua<br />
tainanlaodongvabenhnghenghiep/47/7509470.epi<br />
<br />
5. Nguyễn Tâm (2014), EVN NPC triển khai “Năm văn hóa an toàn và kỷ luật <br />
lao động”. Được lấy về từ http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dienlucviet<br />
nam/evnnpctrienkhainamvanhoaantoanvakyluatlaodong.html<br />
<br />
6.Nguyễn Xuân Nguyên (2013), VĂN HÓA – AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO <br />
ĐỘNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM. Được lấy về từ <br />
http://congnghiepmovietbac.com.vn/index.php?<br />
main=news&menuid=10&catid=12&id=592<br />