Tìm hiểu hoạt động ngân hàng tại Mỹ và châu Âu Thước đo hiệu quả kinh
lượt xem 131
download
Tham khảo tài liệu 'tìm hiểu hoạt động ngân hàng tại mỹ và châu âu thước đo hiệu quả kinh', tài chính - ngân hàng, ngân hàng - tín dụng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu hoạt động ngân hàng tại Mỹ và châu Âu Thước đo hiệu quả kinh
- Tìm hiểu hoạt động ngân hàng tại Mỹ và châu Âu Thước đo hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng thương mại là lợi nhuận, một ngân hàng mà số lợi nhuận hàng năm thu được không đủ bù cho chi phí thì không thể coi là kinh doanh có hiệu quả được. Muốn kinh doanh có hiệu quả phải biết tổ chức bộ máy kinh doanh hợp lý, và quan trọng hơn là phải có đủ nhân viên đáp ứng được yêu cầu của công việc, người lãnh đạo và quản lý ngân hàng phải có khả năng lãnh đạo và quản lý tốt. Tuỳ theo trình độ phát triển của mỗi nước, đặc điểm kinh tế của từng địa phương, quy mô hoạt động của từng ngân hàng, việc bố trí bộ máy kinh doanh của các ngân hàng thương mại có thể có những đặc điểm khác nhau. Tại Mỹ và châu Âu về cơ bản thì ngân hàng thương mại được tổ chức thành ba bộ phận lớn: Trực tiếp kinh doanh, Kế toán kho quỹ và Kế hoạch kiểm tra. Trực tiếp kinh doanh: Đây là bộ phận lớn nhất và quan trọng nhất của ngân hàng. Ngân hàng có thể đứng vững và tồn tại trong cạnh tranh hay không, kinh doanh có hiệu quả hay không, lợi nhuận thu được có lớn hơn chi phí hay không, tất cả tuỳ thuộc vào kết quả làm
- việc của bộ phận này. Chẳng hạn như New York Bank, một ngân hàng lớn tại Mỹ, thường bố trí những nhân viên tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu rộng các quan hệ kinh tế, nhạy bén với sự biến đổi của tình hình, năng nổ, tháo vát, dám nghĩ, dám làm nhưng chín chắn, thận trọng và quyết đoán...gánh vác sự nghiệp này. New York Bank tuyển vào vị trí này không chỉ các nhân viên có trình độ ngân hàng mà còn có cả những nhân viên thuộc các lĩnh vực kinh tế, marketing... Một ngân hàng lớn, kinh doanh đa dạng trong nước và quôc tế thì bộ phận trực tiếp kinh doanh có thể làm những việc như: kinh doanh vốn ngắn hạn (cho vay ngắn hạn), kinh doanh vốn dài hạn (cho vay dài hạn), kinh doanh chứng khoán (mua bán cổ phiếu, trái phiếu các loại), kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kinh doanh đối ngoại (vay hoặc cho vay vốn nước ngoài, các tổ chức tiền tệ tín dụng quốc tế. Đối với các ngân hàng nhỏ thì số nghiệp vụ mà bộ phận này phụ trách sẽ ít hơn và quy mô từng nghiệp vụ cũng nhỏ hơn. Kế toán và kho quỹ: Đây là bộ phận lớn thứ hai của ngân hàng thương mại. Tại Mỹ và châu Âu, bộ phận này có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ của ngân hàng từ khi phát sinh, quá trình phát triển, kết thúc và tồn tại .
- Hàng ngày các nhân viên kế toán và thủ quỹ của các Ngân hàng Mỹ và châu Âu trực tiếp giao dịch với khách hàng về tất cả các nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ, đồng thời cũng phục vụ cho các nhân viên ở bộ phận kinh doanh về số liệu, chứng từ, hồ sơ của những nghiệp vụ có liên quan. Ngân hàng có bao nhiêu nghiệp vụ kinh doanh và dịch vụ thì cả bấy nhiêu hồ sơ kế toán theo dõi, nhờ có số liệu kế toán các nhân viên nghiệp vụ mới am hiểu rõ khách hàng và có quyết định đúng. Số liệu của kế toán còn giúp cho cán bộ kế hoạch kiểm tra và giám đốc ngân hàng theo dõi kết quả kinh doanh, nhận định tình hình và đề ra những chủ trương thích hợp về phương hướng hoạt động của ngân hàng, phát triển nghiệp vụ này, thu hẹp nghiệp vụ khác, quan hệ với các ngân hàng bạn, quan hệ với ngân hàng trung ương. Để làm được những việc trên đòi hỏi phải có những nhân viên kế toán của các ngân hàng phải thành thạo về nghiệp vụ kế toán, am hiểu nghiệp vụ kinh doanh, cẩn thận, cần mẫn, mọi con số đều chính xác, kịp thời, đảm bảo tin cậy, phản ánh đúng thực trạng của tình hình. Kế hoạch kiểm tra: Bộ phận thứ ba này tuy số nhân viên ít hơn nhiều lần so với số nhân viên của hai bộ phận trên, nhưng lại đòi hỏi phải có trình độ cao hơn họ về nhiều mặt. Trong các ngân hàng lớn của Mỹ và châu Âu, đó là những nhân viên phụ trách các việc
- như: thu thập các nguồn thông tin kinh doanh, tài chính, ngân hàng trong khu vực, trong nước và trên thế giới để cung cấp cho ban lãnh đạo; lập kế hoạch, dự báo về các nguồn vốn, các phương hướng kinh doanh; lên cân đối về nhu cầu và khả năng; cân đối thu chi tài chính của ngân hàng; theo dõi sự biến đổi của dự trữ thực tế với mức dự trữ theo luật; dự kiến kế hoạch kinh doanh. Ngày nay hầu hết ngân hàng Mỹ và châu Âu đều sử dụng công nghệ thông tin, lập chương trình tuyến tính để phân bổ các nguồn vốn và tìm ra các nguồn đầu tư có lợi trong tương lai. Những kết quả tính toán này phải được các chuyên gia kinh tế, tài chính, ngân hàng xem xét, phân tích đánh giá, vì việc lập chương trình tuyến tính chỉ là cái bổ trợ, tham khảo cho kết quả nghiên cứu của các chuyên gia.Trong quản trị kinh doanh ngân hàng, máy móc không thể thay thế con người được. Trong bộ phận kế hoạch và kiểm tra còn phải có một số nhân viên chuyên kiểm tra theo dõi việc chấp hành các chủ trương, chính sách, luật lệ, chế độ của nhà nước và của ngân hàng trung ương châu Âu hay Cụ dự trữ liên bang Mỹ. Ngoài ra tại các ngân hàng này còn phải có người phụ trách nhân sự, lo việc nâng cao tay nghề, học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của cả ngân hàng thương mại và thực hiện các chính sách khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, sa thải. Vấn đề quan trọng đối với tất cả nhân viên ngân hàng Mỹ và châu Âu là ai giỏi việc nào phải được giao làm việc ấy, trước khi nhận việc ở bộ phận nào cũng phải được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng chu đáo đến nơi đến chốn. Nhân viên ngân
- hàng dù làm việc gì cũng phải thành thạo tay nghề, cần mẫn, chịu khó, năng nổ, sáng tạo. Mọi người phải quan tâm đến lợi ích của ngân hàng như lợi ích của bản thân mình, do đó mà có thái độ tốt đối với khách hàng, không làm mất khách hàng, tìm mọi cách thu hút được nhiều người đến với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng được địa bàn hoạt động, kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Như vậy, trong một ngân hàng thương mại của Mỹ và châu Âu, tổng số nhân viên được chia thành ba bộ phận khác nhau. Bộ phận trực tiếp kinh doanh bao giờ cũng chiếm số đông nhất trên dưới 50% tổng số nhân viên, hầu hết là nhân viên có trình độ cao, có nghiệp vụ khinh doanh giỏi. Bộ phận kế toán kho quỹ thường chiếm từ 35% đến 40% tổng số nhân viên, làm các việc kế toán, thống kê, điện toán, thu phát tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán,chứng từ có giá, kho quỹ... Bộ phận kế hoạch kiểm tra chiếm khoảng từ 10% đến 15% tổng số nhân viên, ở đây gồm những nhân viên có trình độ cao về nghiệp vụ, kỹ thuật nghiên cứu, quản lý, kiểm tra...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về mô hình Camels trong quản trị rủi ro ngân hàng
6 p | 1652 | 643
-
Quản trị ngân hàng_ Chương 4
9 p | 425 | 316
-
Một số hệ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
5 p | 747 | 300
-
TÌM HIỂU VỀ NGÂN HÀNG
9 p | 1025 | 180
-
CHƯƠNG 1TÌM HIỂU VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIChương này
11 p | 459 | 136
-
Chương 1:Những vấn đề lý luận chung về chất lợng tín dụng trung và dài hạn tại các ngân hàng thương mại
20 p | 354 | 127
-
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
17 p | 375 | 55
-
Quản trị rủi ro, sự hạn chế của ngân hàng nhỏ
3 p | 199 | 53
-
Công ty tài chính có thể sáp nhập với ngân hàng
3 p | 124 | 15
-
Lường trước rủi ro bất khả kháng
3 p | 88 | 8
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 1 - Đặng Thế Tùng
16 p | 95 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1- Vũ Thanh Tùng
19 p | 116 | 8
-
Đề án: Phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng giai đoạn 2006-2010 tại Tp. Hồ Chí Minh
17 p | 106 | 8
-
Ngân hàng chưa muốn buông huy động vàng
3 p | 70 | 7
-
VỐN DÂN CƯ ĐANG ĐỠ NGÂN HÀNG
4 p | 70 | 7
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chương 3 - Đại học Văn Hiến
6 p | 60 | 4
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 0
12 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn