Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 6
lượt xem 28
download
Có rất nhiều công nghệ, sản phẩm phục vụ cho mục đích bảo vệ chống mài mòn ma sát, tăng độ bền mà chúng ta đã biết như : Lựa chọn vật liệu thích hợp cho cặp tiếp súc ma sát. Tạo ra bề mặt có độ nhẵn cao. Dùng vật liệu bôi trơn có phụ gia chống mòn cao cấp. Áp dụng các phương pháp hóa bền bề mặt. Sử dụng vật liệu cơ khí mới để chế tạo chi tiết. Gốm kim loại là một trong những vật liệu mới có triển vọng ứng dụng rộng rãi....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 6
- -1- Chương 6: Ứng dụng gốm kim loại vào lĩnh vực hoá bền chi tiết Có rất nhiều công nghệ, sản phẩm phục vụ cho mục đích bảo vệ chống mài mòn ma sát, tăng độ bền mà chúng ta đã biết như : Lựa chọn vật liệu thích hợp cho cặp tiếp súc ma sát. Tạo ra bề mặt có độ nhẵn cao. Dùng vật liệu bôi trơn có phụ gia chống mòn cao cấp. Áp dụng các phương pháp hóa bền bề mặt. Sử dụng vật liệu cơ khí mới để chế tạo chi tiết. Gốm kim loại là một trong những vật liệu mới có triển vọng ứng dụng rộng rãi. Để chế tạo cả một chi tiết, bộ phận bằng vật liệu gốm kim loại người ta dùng phương pháp luyện kim bột. Chi phí sẽ rất cao. Còn để tạo ra lớp bảo vệ bằng gốm kim loại trên bề mặt chi tiết có thể dùng công nghệ phun nổ, công nghệ phun ion-plasma, vv... Các công nghệ này đều phải có thiết bị, vật liệu chuyên dùng và bí quyết công nghệ kèm theo. Thường ứng dụng chúng khi chế tạo các chi tiết mới trước khi lắp ráp thành máy. Nếu dùng cho các chi tiết bị hao mòn đang ở trong máy móc thì cần phải tháo các chi tiết này ra để xử lý phục hồi và vấn đề sẽ phức tạp hơn nhiều so với xử lý các chi tiết mới. Những công nghệ
- -2- vừa nêu cũng cần chi phí cao. Các nước công nghiệp tiên tiến họ đã áp dụng khá rộng các công nghệ này. Vì vậy công nghệ XADO ra đời với giải pháp là: Thực hiện gốm kim loại hoá bề mặt chi tiết kim loại bằng chính ngay quá trình ma sát trong khi máy móc đang vận hành ở chỗ cần thiết là vùng tiếp xúc ma sát chỗ bị hoặc sẽ bị mòn. XADO vừa thực hiện sửa chữa phục hồi hao mòn vừa hoá bền bề mặt chi tiết kim loại. Không cần bất kỳ một thiết hay công cụ chuyên dụng nào, có thể thực hiện ở mọi nơi mọi người ai cũng có thể làm được.
- -3- II. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU XADO II.1 Lịch sử ra đời của công nghệ XADO Vật liệu XADO ra đời là một công nghệ kỹ thuật mới trong lĩnh vực sửa chữa máy móc thiết bị, là một sự phát triển riêng của tập đoàn “XADO”. Nó đã được cấp bằng sáng chế tại Ucraina, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Đức, SAR và Úc. Hợp chất Revitalizan XADO trong công nghệ XADO được sản xuất theo tiêu chuẩn TYY25612000001.99 Ucraina, là tổ hợp nhiều khoáng chất tự nhiên, chất phụ gia và chất xúc tác (bí quyết Know-how) ở dạng hạt siêu nhỏ (khoảng 5÷10 m ). Nhà máy sản xuất XADO được thành lập năm 1991, địa điểm đặt tại Kharkiv, Ucraina (Đây là một trong những trung tâm của khoa học công nghiệp Đông Âu), XADO tập trung về những lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến. Nhà máy có một phòng nghiên cứu thử nghiệm được cấp chứng chỉ và các thiết bị kĩ thuật tiên tiến được sử dụng trong các quá trình sản xuất. Hiện có khoảng hơn 1500 những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau như: Hóa học, Vật lý, công nghệ vật liệu…, đang làm việc tại nhà máy. Sự ra đời của công nghệ XADO là một phát minh lớn, một thành tựu đáng kể của khoa học thế giới- biến một điều phức tạp, khó thực hiện, đắt tiền thành một điều đơn giản, dễ thực hiện trong điều kiện bình thường. Đây là một công nghệ còn
- -4- non trẻ, ra đời vào khoảng những năm 1970-1972 và đã được sử dụng vào một số ngành trong kỹ thuật quân sự. Mãi đến năm 1999 sản phẩm của công nghệ XADO mới được thương mại hoá trên thị trường thế giới. Nhưng trong khoảng thời gian đó đến nay nó đã mang lại những hiệu quả rất lớn cho người sử dụng. Hiện nay XADO có văn phòng đại diện và chi nhánh ở 32 nước trên thế giới và có mạng lưới cung cấp sản phẩm trên 70 quốc gia. II.2 Cơ sở lý thuyết của công nghệ XADO II.2.1 Bản chất vật lý, nguyên tắc hoạt động của công nghệ XA DO II.2.1.1 Ma sát và vấn đề chống mài mòn
- -5- Ma sát là hiện tượng tự nhiên và luôn gắn liền với chuyển động. Ma sát có thể có lợi hoặc có hại. Chúng ta chỉ xét hiện tượng mài mòn có hại do ma sát trong máy móc cơ khí. Máy móc có thể xem là tổ hợp của nhiều chi tiết tiếp xúc. Khi vận hành giữa các bề mặt tiếp xúc xuất hiện ma sát. Nếu dùng kính hiển vi điện tử quan sát tổ chức tế vi lớp bề mặt chi tiết, thì thấy rằng nó không phải phẳng nhẵn như chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường, mà là một bề mặt gồ ghề gồm những vi đỉnh lồi và những chỗ vi lõm. Trong kỹ thuật độ gồ ghề này được đặc trưng bằng thông số Ra (Roughness) gọi là độ nhám ( hoặc độ bóng). Độ nhám cấp 12 theo TCVN 2511 1995 là Ra=0,04 micromét. Độ nhám càng lớn thì ma sát càng cao. Khi máy móc vận hành, các bề mặt tiếp xúc trượt lên nhau. Các vi đỉnh lồi va đập vào nhau, một số bị gãy vỡ bong tróc văng ra khỏi bề mặt. Các vi đỉnh lồi khác lại sinh ra, lại gãy, liên tục như vậy dẫn đến sự hao mòn và phá hủy dần lớp bề mặt. Ta gọi đây là quá trình mài mòn do ma sát. Kết quả làm cho khe hở lắp ghép giữa hai bề mặt tiếp xúc rộng dần ra từ giá trị chuẩn đạt được sau giai đoạn chạy rốt đa đến giá trị giới hạn. Từ thời điểm này cặp chi tiết bắt đầu làm việc không bình thường, có tải trọng va đập gây nên tiếng kêu gõ và tốc độ mòn tăng lên nhanh. Máy móc không vận hành tiếp được lâu dài, dễ dẫn đến hư hỏng gẫy vỡ chi tiết và các bộ phận, tổn hao nhiều năng lượng-nhiên
- -6- liệu. Đến lúc phải tháo rã sửa chữa đại tu máy, thay thế các chi tiết mòn đến giới hạn. Độ hao mòn ứng với thời điểm khi khe hở rộng đến giá trị giới hạn Sgh, nghĩa là khi bề mặt chi tiết bị mòn đến giá trị giới hạn gọi là độ hao mòn 100%. Các nhà sản suất chế tạo máy thường xác định mốc giới hạn này bằng độ rộng khe hở hoặc bằng thời gian vận hành kèm theo chỉ dẫn sửa chữa thay thế. Trong thực tế người ta có thể xác định độ hao mòn 100% thông qua các thông số kỹ thuật vận hành. Ví dụ, đối với động cơ đốt trong khi áp suất nén cuối kỳ trong xylanh giảm còn khoảng 70% so với áp suất danh định thì coi cụm hơi đã bị hao mòn 100%, phải sửa chữa lớn cụm hơi.
- -7- Tuổi thọ của chi tiết, nói rộng hơn là của máy móc thiết bị là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu vận hành đến trạng thái giới hạn. Tuổi thọ của máy móc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như qui luật mài mòn tự nhiên, lão hóa, ăn mòn, sai sót do vận hành, sửa chữa vv.... Kết quả thống kê cho thấy nguyên nhân máy móc hư hỏng vì bị hao mòn do ma sát là chính, chiếm tới 70-80% . Chi phí sửa chữa đảm bảo kỹ thuật máy móc cơ khí ở tầm quốc gia tính trung bình chiếm đến 1-3% thu nhập quốc dân / năm. Nếu chúng ta có những công nghệ tiên tiến làm giảm hẳn được tác dụng mài mòn của ma sát, tăng được tuổi thọ của máy móc lên vài lần thì sẽ mang lại hiệu quả hết sức lớn lao cho nhân loại. Vì vậy vấn đề chống mài mòn ma sát trong lĩnh vực cơ khí là nội dung có tính chất toàn cầu và luôn là nội dụng gay cấn hàng đầu.Cần phải tìm ra những phương pháp mới đạt hiệu quả chống mài mòn tốt hơn, giá thành thấp và dễ ứng dụng. Đặc biệt rất cần đối với đại đa số máy móc cơ khí hiện hữu vốn được chế tạo từ vật liệu cơ khí thông dụng. Đó là xuất phát điểm sự ra đời của phương pháp sửa chữa phục hồi ngay trong khi đang vận hành máy là công nghệ XADO ra đời.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 1
10 p | 169 | 49
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, ch 16
15 p | 153 | 26
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, ch 12
0 p | 145 | 23
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 7
11 p | 119 | 21
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, ch 10
8 p | 121 | 20
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 21
7 p | 141 | 19
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, ch 18
12 p | 107 | 15
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, ch 17
7 p | 141 | 13
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 9
6 p | 126 | 13
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, ch 2
8 p | 102 | 12
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, ch 11
11 p | 131 | 12
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 8
8 p | 92 | 10
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 4
5 p | 91 | 10
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, ch 20
25 p | 102 | 10
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 3
8 p | 107 | 8
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 5
7 p | 93 | 8
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, ch 14
14 p | 89 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn