TÌM HIỂU KỸ NĂNG THỰC HÀNH MỘT SỐ KỸ THUẬT CẤP CỨU<br />
NHI KHOA CƠ BẢN TẠI CÁC TUYẾN BỆNH VIỆN<br />
Lê Thanh Hải*<br />
TÓM TẮT<br />
Cấp cứu là một trong các hoạt động quan trọng của hệ thống y tế, trong đó kỹ năng cấp cứu của nhân viên y tế có vai trò quan<br />
trọng góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng.<br />
Mục tiêu: Đánh giá kỹ năng tiến hành một số kỹ thuật cấp cứu nhi khoa tại các tuyến bệnh viện.<br />
Đối tượng: bao gồm nhân viên y tế công tác tại 10 bệnh viện nhi, 100 bệnh viện đa khoa tỉnh và 549 bệnh viện huyện.<br />
Phương pháp: mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi và quan sát các kỹ thuật cấp cứu nhi khoa.<br />
Kết quả: Tỷ lệ bệnh viện có cán bộ được tập huấn về cấp cứu nhi tuyến tỉnh là 74,7% và huyện là 64,6%. Tại các bệnh viện<br />
nhi: 100% nhân viên y tế sử dụng thành thạo kỹ thuật cấp cứu nhi khoa cơ bản và nâng cao. Tại các bệnh viện đa khoa tỉnh: 60-70%<br />
bệnh viện thực hiện thành thạo các kỹ thuật cấp cứu cơ bản; 57–63,2% bệnh viện thành thạo các cấp cứu nâng cao. Tại tuyến bệnh<br />
viện huyện: có khoảng 70% bệnh viện thực hiện thành thạo một số kỹ thuật cấp cứu cơ bản. Các cấp cứu nâng cao hay phẫu thuật<br />
điều trị bệnh cấp tính và dị tật ít được áp dụng tại bệnh viện huyện.<br />
Kết luận: cần tiếp tục đào tạo về kỹ năng cấp cứu nhi khoa cơ bản và nâng cao cho nhân viên y tế, đặc biệt tại các bệnh viện<br />
tỉnh và huyện.<br />
Từ khóa: cấp cứu nhi khoa, kỹ năng cấp cứu, cấp cứu cơ bản, cấp cứu nâng cao.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
EVALUATION OF BASIC SKILLS OF PEDIATRIC HOSPITALS IN PEDIATRIC<br />
EMERGENCY<br />
Le Thanh Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 Supplement of No 2 - 2010: 228 - 232<br />
Emergency medical service is one of important activites of health care and emergency skill of medical staffs contributes to<br />
reducing of mortality and permanent injuries.<br />
Aims: to evaluate pediatric emergency skill of medical staffs at the hospitals.<br />
Subjects: medical staffs of ten pediatric hospitals, one hundred provincial hospitals and 549 district hospitals.<br />
Methods: descriptive study, cross-section using questionnaire and observation.<br />
Results: the percentages of provincial and district hospitals in which medical staffs had training in pediatric emergency were<br />
74.7% and 64.6%, respectively. All staffs of pediatric hospitals had good skills of basic and advance life support. 60-70% had good<br />
skills of basic life support and 57-63.2% had good skills of advance life support at the provincial general hospitals. 70% had good skills<br />
of basic life support at the district hospital. It is rare for district hospitals to apply advance life support and pediatric surgery.<br />
Conclusions: It is necessary to continue training in pediatric basic and advance life support for medical staffs at the provincial<br />
and district hospitals.<br />
Keywords: Pediatric emergency, emergency skill, basic life support, advance life support.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cấp cứu trong y tế là hoạt động nhằm duy trì chức năng sống, làm giảm tình trạng nặng để cứu sống người<br />
bệnh và hạn chế di chứng lâu dài(5). Nhiều nghiên cứu đã xác định hiệu quả, tầm quan trọng của chất lượng cấp<br />
cứu và chăm sóc ban đầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) thì hệ thống cấp cứu bao gồm: cấp cứu ở cộng<br />
đồng, cấp cứu khi vận chuyển và cấp cứu tại nơi cơ sở y tế tiếp nhận(1,6,10). Để tăng cường chất lượng công tác cấp<br />
cứu ở cơ sở y tế thì ngoài việc tổ chức hệ thống cấp cứu chuẩn mực, còn cần những nhân viên y tế có năng lực<br />
chuyên môn tốt, thành thạo trong các kỹ thuật cấp cứu(2). Ở nước ta, hệ thống cấp cứu nói chung và cấp cứu nhi<br />
khoa nói riêng đã có từ lâu, tuy nhiên vấn đề tổ chức, nhân lực và trang thiết bị thiết yếu cấp cứu ở một số cơ sở y<br />
tế còn nhiều bất cập, qui trình cấp cứu còn chưa đồng bộ. Năm 1999, tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam<br />
là 36,7%o và dưới 5 tuổi là 42%o; đến năm 2003 tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm xuống còn 21%o và ở trẻ em<br />
dưới 5 tuổi là 32,8%o. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong sơ sinh vẫn ở mức cao chiếm 23% trong số trẻ tử vong dưới 1 tuổi và<br />
11% trong số trẻ tử vong dưới 5 tuổi(11,9). Trên thực tế nhiều trẻ ngay khi sinh ra đã tử vong tại gia đình, trên đường<br />
vận chuyển hoặc khi nhập viện. Kỹ năng cấp cứu của nhân viên y tế góp phần rất quan trọng trong mục tiêu giảm<br />
<br />
* Bệnh viện Nhi Trung Ương<br />
Địa chỉ liên lạc: TS. Lê Thanh Hải<br />
<br />
ĐT: +84 98 906 3658<br />
<br />
Email: haiccl@yahoo.com<br />
128<br />
<br />
tỷ lệ tử vong nhi khoa. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu :<br />
Đánh giá kỹ năng thực hành một số kỹ thuật cấp cứu nhi khoa tại các tuyến bệnh viện.<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
• 10 bệnh viện nhi, 100 bệnh viện đa khoa tỉnh và 549 bệnh viện huyện.<br />
• Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2007 đến hết tháng 12/ 2008.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
- Công cụ nghiên cứu: Bộ câu hỏi cấu trúc có các mục thông tin: về giường bệnh, số lượng nhân viên, tổ chức cấp<br />
cứu; về trang thiết bị, thuốc cấp cứu, các xét nghiệm phục vụ cấp cứu nhi khoa;<br />
- Hình thức thu thập số liệu: gửi phiếu điều tra tới các bệnh viện; quan sát tất cả các kỹ thuật cấp cứu nhi khoa tại<br />
các tuyến bệnh viện và đối chiếu với qui trình chuẩn do Bộ Y tế ban hành.<br />
Xử lý số liệu<br />
Số liệu thu thập được xử lý theo các thuật toán thống kê y học dựa trên phần mềm SPSS 13.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Nhân lực tham gia vào công tác cấp cứu nhi tại các tuyến<br />
Bảng 1. Phân bổ nhân lực tham gia vào công tác cấp cứu nhi tại các tuyến<br />
Bệnh viện Bệnh viện Bệnh viện<br />
Phân bố nhân lực<br />
tỉnh<br />
huyện<br />
nhi<br />
(n = 10)<br />
(n = 95)<br />
(n = 444)<br />
Số nhân viên nhi/ số<br />
2850/<br />
3108/ 39516<br />
nhân viên chung (%)<br />
47690<br />
(7,8%)<br />
(5,9%)<br />
Nhân viên làm cấp cứu 10 (100%)<br />
35 (36,8%) 38 (8,6%)<br />
nhi riêng<br />
Nhân viên ñã ñược tập 10 (100%)<br />
71 (74,7%) 287 (64,6%)<br />
huấn cấp cứu nhi<br />
Bác sĩ chuyên khoa nhi 10 (100%) 74 (77,9%) 158 (35,6%)<br />
Thạc sĩ nhi khoa<br />
10 (100%) 40 (42,1%) 23 (5,2%)<br />
Tiến sĩ chuyên ngành<br />
7 (70%)<br />
7 (7,4%)<br />
5 (1,1%)<br />
nhi khoa<br />
Bác sĩ ña khoa<br />
0<br />
73 (76,8%) 42 (9,5%)<br />
Y sĩ<br />
0<br />
30 (31,6%) 238 (53,6%)<br />
Nhận xét: Tất cả (100%) các bệnh viện nhi có cán bộ làm cấp cứu nhi. Tỉ lệ này ở các bệnh viện đa khoa tỉnh là 36,8%<br />
và rất ít bệnh viện tuyến huyện có nhân viên làm công tác cấp cứu nhi riêng (8,6%).<br />
Kỹ năng sử dụng trang thiết bị cấp cứu nhi và phương tiện vận chuyển bệnh nhân an toàn<br />
Bảng 2. Các kỹ thuật cấp cứu thông thường được sử dụng thành thạo:<br />
Bệnh viện Bệnh viện<br />
tỉnh<br />
nhi<br />
(n = 10)<br />
(n = 95)<br />
Thở ôxy qua mũi<br />
10 (100%) 67 (70,5%)<br />
Bóp bóng, thở ôxy qua 10 (100%)<br />
67 (70,5%)<br />
mask<br />
Hô hấp nhân tạo, ép tim 10 (100%) 66 (69,5%)<br />
Chọc dò, dẫn lưu dịch 10 (100%)<br />
62 (65,3%)<br />
màng phổi<br />
Chọc dò, dẫn lưu khí 10 (100%)<br />
58 (61,1%)<br />
màng phổi<br />
Lấy mạch, huyết áp 10 (100%) 67 (70,5%)<br />
Ghi và ñọc ñiện tim<br />
10 (100%) 65 (68,4%)<br />
Truyền máu<br />
10 (100%) 64 (67,4%)<br />
Truyền dịch<br />
10 (100%) 67 (70,5%)<br />
Các kỹ thuật cơ bản<br />
<br />
Bệnh viện<br />
huyện<br />
(n = 444)<br />
322 (72,5%)<br />
315 (70,9%)<br />
305 (68,7%)<br />
181 (40,8%)<br />
141 (31,8%)<br />
308 (69,4%)<br />
284 (64,0%)<br />
182 (41,0%)<br />
313 (70,5%)<br />
<br />
129<br />
<br />
Đặt ống thông và rửa dạ<br />
dày<br />
Chọc dò màng bụng<br />
Thông nước tiểu<br />
Chọc dò bàng quang<br />
Soi ñáy mắt<br />
Đánh giá mức ñộ hôn<br />
mê<br />
Xử trí chống phù não<br />
Chọc dò tủy sống<br />
Tháo lồng bằng hơi<br />
Cố ñịnh gãy xương<br />
Bó bột gãy xương<br />
Sử dụng Kangaroo<br />
Chiếu ñèn ñiều trị vàng<br />
da<br />
<br />
10 (100%)<br />
<br />
66 (69,5%)<br />
<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
9 (90%)<br />
10 (100%)<br />
<br />
62 (65,3%)<br />
66 (69,5%)<br />
47 (49,5%)<br />
60 (63,2%)<br />
<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
<br />
62 (65,3%)<br />
61 (64,2%)<br />
42 (44,2%)<br />
57 (60,0%)<br />
53 (55,8%)<br />
32 (33,7%)<br />
<br />
63 (66,3%)<br />
<br />
50 (52,6%)<br />
<br />
298 (67,1%)<br />
222 (50,0%)<br />
307 (69,1%)<br />
141 (31,8%)<br />
155 (34,9%)<br />
286 (64,4%)<br />
265 (59,7%)<br />
186 (41,9%)<br />
72 (16,2%)<br />
302 (68,0%)<br />
270 (60,8%)<br />
142 (32,0%)<br />
73 (16,4%)<br />
<br />
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh viện đa khoa tỉnh có nhân viên sử dụng kỹ thuật cấp cứu thông thường nhìn chung cao<br />
so với tuyến bệnh viện huyện, nhưng vẫn thấp hơn tuyến các bệnh viện nhi. Tỉ lệ nhân viên y tế tuyến bệnh viện<br />
huyện sử dụng thành thạo đèn chiếu vàng da sơ sinh và tháo lồng bằng hơi còn thấp (16,4% và 16,2%).<br />
Bảng 3. Các kỹ thuật cấp cứu nâng cao<br />
Các kỹ thuật cấp cứu Bệnh viện Bệnh viện Bệnh viện<br />
huyện<br />
nâng cao<br />
nhi<br />
tỉnh<br />
(n = 10)<br />
(n = 95)<br />
(n = 444)<br />
Đặt nội khí quản trẻ em<br />
Đặt nội khí quản sơ sinh<br />
Sử dụng hệ thống CPAP<br />
Sử dụng máy thở<br />
Nội soi hô hấp<br />
Lấy dị vật khí phế quản<br />
Đặt catheter tĩnh mạch<br />
trung tâm TMTT và ño áp<br />
lực TMTT (CVP)<br />
Chọc dò màng tim<br />
Mở dẫn lưu màng tim<br />
Sốc ñiện<br />
Nội soi tiêu hóa<br />
Thận nhân tạo<br />
Thay máu sơ sinh<br />
Truyền dịch tủy xương<br />
Nuôi dưỡng TM sơ sinh<br />
<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
10 (100%)<br />
3 (30%)<br />
3 (30%)<br />
8 (80%)<br />
<br />
62 (65,3%)<br />
55 (57,9%)<br />
56 (58,9%)<br />
61 (64,2%)<br />
20 (21,1%)<br />
23 (24,2%)<br />
53 (55,8%)<br />
<br />
198 (44,6%)<br />
110 (24,8%)<br />
62 (14,0%)<br />
176 (39,6%)<br />
18 (4,1%)<br />
21 (4,7%)<br />
57 (12,8%)<br />
<br />
8 (80%)<br />
8 (80%)<br />
6 (60%)<br />
4 (40%)<br />
4 (40%)<br />
8 (100%)<br />
8 (80%)<br />
8 (80%)<br />
<br />
34 (35,8%)<br />
19 (20,0%)<br />
43 (45,3%)<br />
39 (41,1%)<br />
16 (16,8%)<br />
15 (15,8%)<br />
14 (14,7%)<br />
46 (48,4%)<br />
<br />
21 (4,7%)<br />
22 (5,0%)<br />
46 (10,4%)<br />
50 (11,3%)<br />
9 (2,0%)<br />
8 (1,8%)<br />
16 (3,6%)<br />
67 (15,1%)<br />
<br />
Nhận xét: Tất cả (100%) bệnh viện nhi có nhân viên y tế thành thạo các thủ thuật cấp cứu nâng cao (đặt nội khí<br />
quản, thay máu sơ sinh và sử dụng CPAP, máy thở). Tuy nhiên tiến hành một số kỹ thuật chuyên sâu về nội soi tiêu hoá,<br />
thận nhân tạo ở một số bệnh viện nhi còn thấp (40%). Tuyến bệnh viện đa khoa tỉnh: Tỉ lệ bệnh viện có nhân viên y tế<br />
thành thạo các thủ thuật cấp cứu nâng cao dao động từ 57 đến 63,2%; các kỹ thuật thay máu sơ sinh, thận nhân tạo, nội<br />
soi tiêu hoá còn thấp hơn (13,8 – 16,8%). Các bệnh viện tuyến huyện ít áp dụng các kỹ thuật cấp cứu nâng cao.<br />
Bảng 4. Phẫu thuật cấp cứu các bệnh cấp tính và dị tật<br />
Các loại phẫu Bệnh viện nhi Bệnh viện<br />
Bệnh viện<br />
thuật<br />
tỉnh<br />
huyện<br />
(n = 10)<br />
(n = 95)<br />
(n = 444)<br />
Mở khí quản<br />
8 (80,0%)<br />
58 (61,1%) 150 (33,8%)<br />
Teo thực quản<br />
3 (30,0%)<br />
9 (9,5%)<br />
6 (1,4%)<br />
Thoát vị hoành<br />
5 (50,0%)<br />
26 (27,4%)<br />
19 (4,3%)<br />
<br />
130<br />
<br />
Hở thành bụng<br />
Viêm phúc mạc<br />
Mổ sọ não<br />
<br />
5 (50,0%)<br />
8 (80,0%)<br />
4 (40,0%)<br />
<br />
34 (35,8%)<br />
59 (62,1%)<br />
28 (29,5%)<br />
<br />
63 (14,2%)<br />
145 (32,7%)<br />
10 (2,3%)<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ các bệnh viện nhi phẫu thuật các bệnh cấp tính và dị tật là 30 – 80%; bệnh viện tỉnh là 9,5 62,1% và rất thấp ở tuyến bệnh viện huyện.<br />
BÀN LUẬN<br />
Nhân lực tham gia vào công tác cấp cứu nhi các tuyến<br />
Trước khi bàn luận về khả năng cấp cứu của cán bộ y tế ở các tuyến tỉnh và huyện hiện nay, chúng tôi đề cập sơ bộ<br />
về tình hình nhân lực tham gia vào công tác cấp cứu nhi khoa. Cán bộ làm công tác nhi khoa ở tuyến tỉnh và huyện còn<br />
thiếu cả về số lượng và chất lượng. Tỉ lệ cán bộ nhi so với cán bộ chung ở bệnh viện đa khoa tỉnh là 5,9%; bệnh viện<br />
huyện là 7,8%. Tỉ lệ các bác sỹ chuyên khoa nhi tại các khoa nhi của bệnh viện đa khoa tỉnh là 77,9% và bệnh viện huyện<br />
là 35,6%. Bảng 1 cho thấy vẫn còn tỉ lệ cao các bác sỹ đa khoa, y sĩ làm công tác nhi tại bệnh viện đa khoa tỉnh (76,8% và<br />
31,6%), đây là đội ngũ những người còn hổng kiến thức cơ bản về chuyên ngành nhi. Tỉ lệ bệnh viện đa khoa tỉnh có cán<br />
bộ chuyên làm công tác cấp cứu nhi còn thấp hơn (36,8%) và tỉ lệ bệnh viện có cán bộ được tập huấn cấp cứu nhi là<br />
74,7%; tỉ lệ này ở tuyến bệnh viện huyện còn thấp hơn nhiều. Trong số 35,6% bệnh viện huyện có bác sỹ chuyên khoa nhi<br />
thì tỷ lệ nhân viên làm về cấp cứu nhi khoa chỉ có 8,6% và 64,6% được huấn luyện về cấp cứu. Mặt khác, hầu hết các y sĩ<br />
và y tá tại các khoa nhi chưa được huấn luyện về cấp cứu nhi. Bên cạnh đó, các khoá đào tạo về cấp cứu nhi còn mang<br />
tính lý thuyết, đôi lúc còn chưa gắn với thực hành. Ngoài ra bệnh nhân nhi phải chuyển viện nhưng không có hồi sức khi<br />
vận chuyển do nhân viên y tế đi kèm theo chưa có kỹ năng vận chuyển bệnh nhân, nhiều trường hợp tự gia đình bệnh<br />
nhân vượt tuyến đã gây nên những hậu quả đáng tiếc. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ tử vong trẻ<br />
em ≤ 1 tuổi giảm chưa đáng kể và thể hiện những bất cập của hệ thống cấp cứu ban đầu trong cộng đồng(3,4,7,8).<br />
Về khả năng cấp cứu hiện nay ở tuyến tỉnh và tuyến huyện<br />
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết bệnh viện đa khoa tỉnh có thể giải quyết được các cấp cứu thông<br />
thường như thở oxy, bóp bóng, hô hấp nhân tạo, chọc dò tủy sống... Tuy nhiên còn ít bệnh viện đa khoa tỉnh có nhân<br />
viên y tế thành thạo các cấp cứu nâng cao như kỹ thuật về nội soi, sốc điện, lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo. Do<br />
đó trong giai đoạn tới các bệnh viện cũng cần chủ động có chính sách, kế hoạch đào tạo cán bộ nhằm nâng cao chất<br />
lượng cấp cứu chuyên khoa và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trung ương như hiện nay.<br />
Một số ít bệnh viện huyện có khả năng làm được một số kỹ thuật cấp cứu nâng cao. CPAP là một phương tiện cấp<br />
cứu sơ sinh phù hợp với tuyến huyện, có thể giải quyết được cấp cứu suy hô hấp và đây cũng là một cấp cứu hay gặp<br />
nhất và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ sơ sinh. Đặt nội khí quản cũng là một thủ thuật cấp cứu suy hô hấp<br />
cần thiết trong nhi khoa và cần được đào tạo tại tuyến huyện vì đây là một thủ thuật không quá khó, không đòi hỏi trang<br />
thiết bị đắt tiền. Tuy nhiên, phải luôn bảo đảm người đặt nội khí quản phải là người được đào tạo tốt và có khả năng<br />
thực hiện thủ thuật một cách thành thạo. Trong các phẫu thuật được phép làm tại tuyến huyện thì chấn thương phần<br />
mềm và viêm ruột thừa được thực hiện ở khoảng 2/3 các bệnh viện huyện. Cán bộ ngoại khoa ở các tuyến huyện cần<br />
được đào tạo thêm để thực hiện những phẫu thuật trong khả năng của bệnh viện, đặc biệt là ở các bệnh nhi. Hầu như<br />
bệnh viện huyện không giải quyết được những trường hợp apxe phổi và cũng rất ít bệnh viện tỉnh tiến hành được phẫu<br />
thuật này.<br />
Trên 50% bệnh viện tỉnh làm được các phẫu thuật theo qui định của bộ y tế. Một số lớn bệnh viện huyện triển khai<br />
được những phẫu thuật của tuyến tỉnh như mở khí quản, viêm phúc mạc. Cần xem xét lại các qui định về phẫu thuật nhi<br />
tại các tuyến để việc đảm bảo hiệu quả của kỹ thuật cũng như tăng cường năng lực cho cán bộ ngoại nhi ở các tuyến<br />
bệnh viện, điều này sẽ góp phần làm giảm tốn kém cho người bệnh.<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỉ lệ bệnh viện có cán bộ làm công tác cấp cứu nhi là 36,8% (bệnh viện tỉnh) và 8,6% (bệnh viện huyện). Tỉ lệ bệnh<br />
viện có cán bộ được tập huấn về cấp cứu nhi tuyến tỉnh là 74,7% và huyện là 64,6%.<br />
Tại các bệnh viện nhi: 100% có nhân viên y tế sử dụng thành thạo kỹ thuật cấp cứu nhi khoa cơ bản và nâng cao;<br />
80% bệnh viện thực hiện mở khí quản, viêm phúc mạc; < 50% bệnh viện phẫu thuật điều trị bệnh cấp tính và dị tật.<br />
Tại các bệnh viện đa khoa tỉnh: 60-70% bệnh viện thực hiện thành thạo các kỹ thuật cấp cứu cơ bản; 57–63,2% bệnh<br />
viện thành thạo các cấp cứu nâng cao; 61% bệnh viện thực hiện được mở khí quản, viêm phúc mạc và < 30% bệnh viện<br />
tiến hành được phẫu thuật teo thực quản, thoát vị hoành, sọ não.<br />
Tại tuyến bệnh viện huyện: có khoảng 70% bệnh viện thực hiện thành thạo một số kỹ thuật cấp cứu cơ bản như bóp<br />
bóng, thở ôxy, lấy mạch – huyết áp. Tuy nhiên tỉ lệ nhân viên y tế ở bệnh viện huyện sử dụng tốt đèn chiếu vàng da sơ<br />
sinh và tháo lồng bằng hơi còn thấp (16,4-16,2%). Các cấp cứu nâng cao hay phẫu thuật điều trị bệnh cấp tính và dị tật ít<br />
được áp dụng tại bệnh viện huyện.<br />
<br />
131<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
American Academy of Pediatrics, Committee on Pediatric Emergency Medicine and American College of<br />
Emergency Physicians, Pediatric Committee (2001). Care of children in the Emergency Department: Guidelines for<br />
Preparedness. Pediatrics 2001; 107: 777 - 81.<br />
Athey J, Dean JM, Ball J, et al. (2001). Ability of hospitals to care for pediatrics emergency patients. Pediatric Emerg<br />
Care 2001.<br />
Chính phủ (2000). Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức<br />
khoẻ sinh sản giai đoạn 2001 - 2010, số 136/2000/QĐ-TTg.<br />
Đinh Phương Hoà, Nguyễn Công Khanh và cs (2003). Nghiên cứu hiện trạng cấp cứu nhi khoa.<br />
Dowd MD and Rivara FP (2004). Emergency Medical Services for Children. In: Behrman, Kliegman and Jenson<br />
(eds). Nelson Textbook of Pediatrics. 17th edition. Saunders, 2004; 263 - 7.<br />
Jones KM, Molyneux E, Philips B., Wieteska (2001). Formulary. In : Advanced Paediatric Life Support. The<br />
Practical Approach. 3rd edition. BMJ Books: 313 - 29.<br />
Nolan T, Angos P, Cunha AJ, Muhe L, Qazi S, Simoes EA (2001). Quality of hospital care for seriously ill children in<br />
less development countries. Lancet 2001; 357 : 106 - 10.<br />
Razzak JA, Kellemann AL (2002) Emergency medical care in developing countries: is it Worthwhile? Policy and<br />
Practice. Bulleting of the WHO 2002; 80 (11): 900 - 5.<br />
Tăng Chí Thượng (2004). Tình hình bệnh tật và tử vong trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 1, đề xuất chiến lược "sống<br />
còn của trẻ em". Báo cáo tại cuộc họp ban điều hành chăm sóc sức khoẻ trẻ em và trẻ sơ sinh, Hà Nội 9/2004.<br />
Varghese M (2000). Technologies, therapies, emotions and empiricism in pre-hospital care. In: Mohan D, Tiwari G,<br />
editor. Injury Prevention and control. London and New York, Taylor and Francis 2000: 249 - 64.<br />
Vũ Quý Hợp và cs (2004). Nghiên cứu tử vong tại bệnh viện nhi Trung ương từ 2001 - 2003.<br />
<br />
132<br />
<br />