intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

87
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học hiện nay, sinh viên bên cạnh việc phải tích cực, chủ động trong quá trình học tập ở trên lớp, họ còn phải dành nhiều thời gian cho việc tự học để có thể tiếp thu được những lượng tri thức nhiều và khó ở trường đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu kỹ năng tự học của sinh viên dân tộc thiểu số Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ

Phạm Văn Cường và đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 105 - 108<br /> <br /> TÌM HIỂU KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRONG PHƯƠNG<br /> THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ<br /> Phạm Văn Cường*, Phạm Thị Tuyết<br /> Khoa TLGD – Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học hiện nay, sinh viên bên cạnh<br /> việc phải tích cực, chủ động trong quá trình học tập ở trên lớp, họ còn phải dành nhiều thời gian<br /> cho việc tự học để có thể tiếp thu được những lượng tri thức nhiều và khó ở trường đại học. Đối<br /> với những sinh viên người dân tộc thiểu số (DTTS), do những khác biệt về lối sống, tính cách, sự<br /> thay đổi phương pháp học tập từ phổ thông lên đại học nên phương thức đào tạo mới này có thể<br /> gây ra nhiều khó khăn cho họ. Trong bài báo, tác giả đã tìm hiểu thực trạng 13 kỹ năng tự học cơ<br /> bản của sinh viên; đồng thời cũng tìm ra 5 nguyên nhân chủ quan và 7 nguyên nhân khách quan<br /> ảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên DTTS theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ<br /> với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, giảng dạy ở các trường đại học có sinh<br /> viên DTTS theo học.<br /> Từ khóa: Kỹ năng, tự học, sinh viên, tín chỉ, dân tộc thiểu số<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Hiện nay có khá nhiều sinh viên khi bước vào<br /> trường đại học thường quan niệm rằng chỉ cần<br /> cố gắng, tích cực học tập là có thể đạt kết quả<br /> tốt. Đành rằng như Edison đã từng nói: “thiên<br /> tài chỉ có 1% là thông minh còn 99% là mồ<br /> hôi và công sức” nhưng sự cần cù để bù khả<br /> năng đó nếu diễn ra không đúng phương pháp<br /> thì hiệu quả học tập cũng sẽ không đạt được<br /> kết quả như mong muốn.<br /> Trong những năm gần đây, theo sự chỉ đạo<br /> của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo,<br /> các trường Đại học trong cả nước đang có<br /> một lộ trình, xu hướng chung đó là: chuyển từ<br /> hình thức đào tạo theo niên chế sang hình<br /> thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hình thức<br /> này đòi hỏi sinh viên cần phải tự học nhiều<br /> hơn. Với những sinh viên dân tộc thiểu số<br /> (SV DTTS), phương thức đào tạo mới này ít<br /> nhiều sẽ gây ra những khó khăn cho họ.<br /> Trường ĐHSP –ĐHTN với nhiệm vụ chủ yếu<br /> là đào tạo giáo viên các cấp cho các tỉnh trung<br /> du và miền núi phía Bắc. Trong trường, hiện<br /> nay có khoảng trên 30% sinh viên là người<br /> DTTS đang theo học ở các hệ đào tạo khác<br /> nhau. Chúng tôi cho rằng, việc tìm hiểu kỹ<br /> *<br /> <br /> Tel: 0982.030.680<br /> <br /> năng tự học của họ trong phương thức đào tạo<br /> mới là một việc làm cần thiết góp phần nâng<br /> cao chất lượng giáo dục và giảng dạy ở đại học.<br /> KHÁI NIỆM CÔNG CỤ<br /> Hiện nay khái niệm kỹ năng (KN) đã có khá<br /> nhiều các nhà Tâm lý học, Giáo dục học trên<br /> thế giới cũng như trong nước đưa ra và hiểu<br /> dưới nhiều góc độ khác nhau. Tựu chung lại,<br /> khái niệm này thường được hiểu theo hai<br /> hướng: Hướng thứ 1: Các tác giả coi KN là<br /> mặt kỹ thuật của thao tác, hành động hay hoạt<br /> động; Hướng thứ 2: Coi KN không đơn thuần<br /> là mặt kỹ thuật của hành động mà nó còn là<br /> một biểu hiện về năng lực của con người. Trong<br /> nghiên cứu của mình chúng tôi đồng tình với<br /> hướng nghiên cứu thứ 2 và lấy khái niệm về<br /> KN trong “Từ điển Tâm lý học” của tác giả Vũ<br /> Dũng (chủ biên) làm khái niệm công cụ.<br /> “KN là năng lực vận dụng có kết quả những<br /> tri thức về phương thức hành động đã được<br /> chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ<br /> tương ứng” [2; tr 131].<br /> Trên cơ sở đó, kỹ năng tự học (KNTH) được<br /> chúng tôi quan niệm: “là phương thức hành<br /> động trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những<br /> tri thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện có<br /> kết quả mục tiêu học tập đã đặt ra, phù hợp<br /> với những điều kiện cho phép”.<br /> 105<br /> <br /> Phạm Văn Cường và đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 105 - 108<br /> <br /> KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Khách thể nghiên cứu<br /> Khách thể nghiên cứu chính gồm 83 SV<br /> DTTS năm thứ nhất (K45) tại các khoa Toán,<br /> Ngữ văn, Vật lý; Khách thể nghiên cứu bổ trợ<br /> gồm 20 giảng viên đang giảng dạy tại các<br /> khoa, lớp được điều tra.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên<br /> cứu như: Nghiên cứu tài liệu, điều tra viết,<br /> quan sát, toán thống kê... Trong đó, phương<br /> pháp điều tra viết là phương pháp cơ bản<br /> nhất. Nó được sử dụng với mục đích để khảo<br /> sát các mặt, các khía cạnh khác nhau trong<br /> hoạt động tự học của SV DTTS.<br /> Kết quả tổng hợp được xử lý trên bảng tính<br /> điện tử Microsoft Excel. Để đánh giá về 3<br /> nhóm KNTH của SV DTTS, chúng tôi phân<br /> ra 3 mức độ như sau:<br /> <br /> Theo quan niệm của các nhà sư phạm thì<br /> KNTH của sinh viên được chia thành 3 nhóm<br /> KN cơ bản: a/ KN kế hoạch hóa hoạt động<br /> tự học gồm: 1. KN lập kế hoạch tự học trong<br /> ngày, tuần, tháng; 2. KN sắp xếp công việc để<br /> thực hiện kế hoạch tự học của bản thân; 3.<br /> KN linh hoạt, mềm dẻo để duy trì kế hoạch tự<br /> học tùy theo đặc điểm tâm – sinh lý của mình;<br /> 4. KN điều chỉnh kế hoạch học tập khi có<br /> nhiệm vụ tự học mới... b/ Nhóm KN tổ chức<br /> thực hiện kế hoạch gồm: 5. KN tìm kiếm, tra<br /> tư liệu từ internet, thư viện, phòng tư liệu; 6.<br /> KN đọc sách thường xuyên vào thời gian rỗi;<br /> 7. KN ghi chép tài liệu đã đọc để thu thập dữ<br /> liệu và lưu giữ thông tin; 8. KN chuẩn bị<br /> trước các vấn đề, bài tập…để tiến hành thảo<br /> luận, thực hành; 9. KN chuẩn bị trước các vấn<br /> đề, bài tập.. để tiến hành thi, kiểm tra; 10. KN<br /> giải các bài tập, bài thu hoạch trong quá trình<br /> tự học... c/ Nhóm KN tự kiểm tra đánh giá<br /> gồm: 11. KN tự đánh giá kết quả học tập của<br /> bản thân so với yêu cầu của môn học; 12. KN<br /> diễn đạt ý kiến của mình trong các buổi học,<br /> thảo luận; 13. KN làm các bài thi, kiểm<br /> tra…Chúng tôi lựa chọn 13 KN cơ bản kể<br /> trên để tiến hành nghiên cứu.<br /> <br /> 1. KN tự học khá, tốt ( X từ 2,4 đến 3,0)<br /> 2. KN tự học trung bình ( X từ 1,7 đến 2,3)<br /> 3. KN tự học yếu, kém ( X từ 1,0 đến 1,6)<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Bảng 1. KN tự học của sinh viên DTTS trường ĐHSP - ĐHTN<br /> Khối Tự nhiên<br /> Mức độ<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> 6<br /> 7,2<br /> 17<br /> 20,5 2<br /> 2,4<br /> <br /> Khối Xã hội<br /> Mức độ<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> SL<br /> %<br /> 14<br /> 16,8 31<br /> 37,3 13<br /> 15,6<br /> <br /> 2,06<br /> <br /> TB<br /> 11<br /> <br /> 9<br /> <br /> 10,8<br /> <br /> 15<br /> <br /> 18<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,2<br /> <br /> 16<br /> <br /> 19,2<br /> <br /> 31<br /> <br /> 37,3<br /> <br /> 11<br /> <br /> 13,2<br /> <br /> 2,15<br /> <br /> 9<br /> <br /> 3<br /> 4<br /> <br /> 10<br /> 10<br /> <br /> 12<br /> 12<br /> <br /> 11<br /> 10<br /> <br /> 13,3<br /> 12<br /> <br /> 4<br /> 5<br /> <br /> 4,8<br /> 6,02<br /> <br /> 17<br /> 20<br /> <br /> 20,4<br /> 24<br /> <br /> 30<br /> 29<br /> <br /> 36<br /> 34,9<br /> <br /> 11<br /> 9<br /> <br /> 13,2<br /> 10,8<br /> <br /> 2,14<br /> 2,19<br /> <br /> 10<br /> 8<br /> <br /> 5<br /> <br /> 15<br /> 18<br /> <br /> 18<br /> 21,6<br /> <br /> 7<br /> 6<br /> <br /> 8,4<br /> 7,2<br /> <br /> 3<br /> 1<br /> <br /> 3,6<br /> 1,2<br /> <br /> 19<br /> 15<br /> <br /> 22,8<br /> 18<br /> <br /> 29<br /> 29<br /> <br /> 34,9<br /> 34,9<br /> <br /> 10<br /> 14<br /> <br /> 12<br /> 16,8<br /> <br /> 2,24<br /> 2,21<br /> <br /> 5<br /> 6<br /> <br /> 15<br /> 14<br /> <br /> 18<br /> 16,9<br /> <br /> 8<br /> 10<br /> <br /> 9,6<br /> 12<br /> <br /> 2<br /> 1<br /> <br /> 2,4<br /> 1,2<br /> <br /> 20<br /> 19<br /> <br /> 24<br /> 22,8<br /> <br /> 28<br /> 29<br /> <br /> 33,7<br /> 34,9<br /> <br /> 10<br /> 10<br /> <br /> 12<br /> 12<br /> <br /> 2,28<br /> 2,26<br /> <br /> 3<br /> 4<br /> <br /> 18<br /> <br /> 21,6<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7,2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,2<br /> <br /> 35<br /> <br /> 42<br /> <br /> 17<br /> <br /> 20,4<br /> <br /> 6<br /> <br /> 7,2<br /> <br /> 2,55<br /> <br /> 1<br /> <br /> 10<br /> 10<br /> <br /> 12<br /> 12<br /> <br /> 12<br /> 14<br /> <br /> 14,5<br /> 16,8<br /> <br /> 3<br /> 1<br /> <br /> 3,6<br /> 1,2<br /> <br /> 22<br /> 19<br /> <br /> 26,5<br /> 22,8<br /> <br /> 31<br /> 28<br /> <br /> 37,3<br /> 33,7<br /> <br /> 5<br /> 11<br /> <br /> 6,02<br /> 13,3<br /> <br /> 2,29<br /> 2,20<br /> <br /> 2<br /> 7<br /> <br /> 3<br /> 11<br /> <br /> 3,6<br /> 13,3<br /> <br /> 16<br /> 12<br /> <br /> 19,2<br /> 14,4<br /> <br /> 6<br /> 2<br /> <br /> 7,2<br /> 2,4<br /> <br /> 12<br /> 22<br /> <br /> 14,5<br /> 26,5<br /> <br /> 28<br /> 29<br /> <br /> 33,7<br /> 34,9<br /> <br /> 18<br /> 7<br /> <br /> 21,7<br /> 8,4<br /> <br /> 1,89<br /> 2,29<br /> <br /> 12<br /> 2<br /> <br /> Các<br /> KN<br /> tự<br /> học<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> 12<br /> 13<br /> <br /> 106<br /> <br /> Chung<br /> <br /> X<br /> <br /> Phạm Văn Cường và đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Nhận xét:<br /> Những số liệu ở bảng 1 cho thấy nhìn chung<br /> SV DTTS năm thứ nhất tại trường ĐHSP –<br /> ĐHTN có KNTH ở mức độ trung bình, một<br /> số KNTH có điểm trung bình thấp hoặc tiệm<br /> cận ở mức yếu, kém như: “KN diễn đạt ý kiến<br /> của mình trong các buổi học, thảo luận” ( X =<br /> 1.89); “KN lập kế hoạch tự học trong ngày,<br /> tuần, tháng” ( X = 2.06). Điều này cho thấy,<br /> SV DTTS thường không có thói quen xây<br /> dựng kế hoạch học tập thường xuyên cho bản<br /> thân mình và thường rụt rè, nhút nhát trong<br /> hoạt động học tập. Độ phân phối của X khá<br /> tập trung. Mức độ chênh lệch giữa điểm<br /> trung bình cao nhất và thấp nhất không<br /> nhiều (0,66).<br /> Kết quả trên cũng cho thấy mức độ chênh<br /> lệch về KNTH giữa Khối Tự nhiên và Xã hội<br /> là khá rõ ràng. Mức độ thực hiện các KNTH ở<br /> khối Xã hội thường cao hơn, tương ứng với<br /> nó là những khó khăn nảy sinh trong việc tự<br /> học lớn hơn (thể hiện ở mức 1 và 3).<br /> Để hiểu sâu hơn về KNTH của SV DTTS<br /> chúng tôi tiếp tục khảo sát: “Một số yếu tố<br /> ảnh hưởng đến KNTH của SV DTTS<br /> trường ĐHSP – ĐHTN”. Kết quả được thể<br /> hiện ở bảng 2.<br /> Nhận xét:<br /> Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh<br /> hưởng đến KN tự học của SV DTTS. Chúng<br /> tôi chọn ra 5 nguyên nhân chủ quan và 7<br /> <br /> 80(04): 105 - 108<br /> <br /> nguyên nhân khách quan. Kết quả thể hiện ở<br /> bảng 2.<br /> Với nhóm nguyên nhân chủ quan qua kết<br /> quả điều tra nhận thấy: Nguyên nhân quan<br /> trọng nhất là Sinh viên chưa có KN tự học<br /> (86,7%), và do thiếu tính tích cực, chủ<br /> động, tự giác trong hoạt động tự học (xếp<br /> thứ 2, chiếm 83,1%).<br /> Với nhóm nguyên nhân khách quan nguyên<br /> nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thích<br /> ứng qua kết quả điều tra là: Khối lượng tri<br /> thức phải tiếp thu nhiều và khó (Xếp thứ bậc<br /> 1, chiếm 93,9%), tiếp theo là những nguyên<br /> nhân như: “Sự khác biệt về phương pháp tự<br /> học ở Đại học và phổ thông”, và “Mức độ gắn<br /> bó, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè trong lớp<br /> chưa cao” (xếp thứ bậc 2, chiếm 84.3%).<br /> MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT<br /> Căn cứ vào kết quả nghiên cứu như trên, chúng<br /> tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:<br /> Đối với mỗi giảng viên cần đổi mới mạnh mẽ<br /> phương pháp dạy học theo hướng phát huy<br /> tính tích cực, chủ động, tự giác của người học.<br /> Trong dạy học người giảng viên không chỉ<br /> chú ý dạy nội dung tri thức, (tức “CÁI”) mà<br /> quan trọng hơn phải dạy phương pháp lĩnh<br /> hội tri thức ấy (hay “CÁCH”) cho người học.<br /> Như vậy, với người học cũng không chỉ học<br /> “CÁI” mà họ còn phải học “CÁCH trong<br /> CÁI” để hình thành năng lực tự học.<br /> <br /> Bảng 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến KN tự học của sinh viên DTTS trường ĐHSP - ĐHTN<br /> <br /> CHỦ<br /> QUAN<br /> <br /> KHÁCH<br /> QUAN<br /> <br /> Yếu tố ảnh hưởng<br /> 1. Sinh viên chưa có KN tự học<br /> 2. Chán ghét việc tự học và nghề nghiệp đã chọn<br /> 3. Chưa tìm thấy động cơ thúc đẩy việc tự học<br /> 4. Ý thức vượt khó trong hoạt động tự học chưa cao<br /> 5. Thiếu tính tích cực, chủ động, tự giác trong hoạt động tự học<br /> 1. Khối lượng tri thức phải tiếp thu nhiều và khó<br /> 2. Điều kiện kinh tế, vật chất, trang thiết bị phục vụ cho tự học còn<br /> hạn chế<br /> 3. Sự khác biệt về phương pháp tự học ở Đại học và phổ thông<br /> 4. Sự quan tâm, gần gũi giữa giảng viên và sinh viên còn hạn chế<br /> 5. Không có sự quan tâm của gia đình và sự quản lý chặt chẽ của<br /> nhà trường<br /> 6. Mức độ gắn bó, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè trong lớp chưa cao<br /> 7. Thời gian chi phối vào các hoạt động khác khá nhiều<br /> <br /> SL<br /> 72<br /> 40<br /> 20<br /> 38<br /> 69<br /> 78<br /> <br /> %<br /> 86.7<br /> 48.2<br /> 24.1<br /> 45.8<br /> 83.1<br /> 93.9<br /> <br /> TB<br /> 1<br /> 3<br /> 5<br /> 4<br /> 2<br /> 1<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6.0<br /> <br /> 6<br /> <br /> 70<br /> 55<br /> <br /> 84.3<br /> 66.3<br /> <br /> 2<br /> 3<br /> <br /> 48<br /> <br /> 57.8<br /> <br /> 4<br /> <br /> 70<br /> 20<br /> <br /> 84.3<br /> 24.1<br /> <br /> 2<br /> 6<br /> <br /> 107<br /> <br /> Phạm Văn Cường và đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Trang bị cho người học những KNTH cần<br /> thiết ngay từ khi mới bước chân vào giảng<br /> đường đại học để các em có khả năng thích<br /> ứng với hoạt động học tập ở môi trường học<br /> tập mới, có khả năng tiếp thu được những<br /> khối lượng tri thức nhiều và khó ở đại học.<br /> Tăng cường vai trò của đội ngũ cố vấn học<br /> tập, trợ lý sinh viên nhất là trong việc hướng<br /> dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động học tập ở<br /> trên lớp và hoạt động tự học của các em.<br /> Dạy học phải khơi dậy được ở người học tình<br /> cảm với môn học, giúp họ xác định được<br /> động cơ, mục đích học tập đúng đắn.<br /> Với những SV DTTS cần có những nghiên<br /> cứu sâu để hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của<br /> họ, từ đó có được những biện pháp tác động<br /> tối ưu, hiệu quả.<br /> <br /> 80(04): 105 - 108<br /> <br /> Tóm lại, chất lượng đào tạo là một trong<br /> những nhân tố cơ bản quyết định số lượng<br /> sinh viên theo học của mỗi trường đại học và<br /> việc nâng cao chất lượng đào tạo là một chiến<br /> lược phát triển bền vững, sống còn trong giai<br /> đoạn phát triển trước mắt. Chúng tôi hy vọng<br /> những kết quả nghiên cứu bước đầu sẽ góp<br /> phần xây dựng biện pháp tác động hợp lý đến<br /> SV DTTS, đồng thời nâng cao chất lượng<br /> quản lý và đào tạo ở các trường đại học.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Hoàng Anh - Đỗ Thị Châu (2008). Tự học của<br /> sinh viên. Nxb Giáo dục.<br /> [2]. Vũ Dũng (chủ biên) (2009) ,Từ điển Tâm lý<br /> học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.<br /> <br /> SUMMARY<br /> LEARN SELF-STUDY OF ETHNIC MINORITY STUDENT THAI NGUYEN<br /> COLLEGE OF EDUCATION –THAI NGUYEN UNIVERSITY IN THE CREDIT<br /> TRAINING METHOD<br /> Pham Van Cuong*,<br /> Pham Thi Tuyet<br /> College of Education - TNU<br /> <br /> Nowadays, in the training according to academic credit system of universities, students not only<br /> have to be active in class but also spend a lot of time learning by themselves in order to acquire a<br /> lot of interesting but difficult knowledge there. Because of some differences in lifestyle, characters<br /> as well as the changes in their way of studying at universities in comparison with that at high<br /> schools, students in general and those who belong to some ethnic groups in particular have<br /> encountered some obstacles. In this article, the author has explored thirteen basic skills of learner<br /> autonomy; furthermore, five subjective reasons as well as seven objective ones which affect ethnic<br /> students’ autonomy are also mentioned with the hope to improve the quality and effectiveness of<br /> training and teaching in universities where ethnic students are learning.<br /> Keywords: skill, self-study, student, credit, ethnic minority people<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0982.030.680<br /> <br /> 108<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2