intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với tổn thương mô bệnh học gan ở bệnh nhân viêm gan virut b mạn tính

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

68
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng với tổn thương mô bệnh học gan ở bệnh nhân (BN) viêm gan virut B (VGVRB) mạn tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với tổn thương mô bệnh học gan ở bệnh nhân viêm gan virut b mạn tính

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018<br /> <br /> TÌM HIỀU MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,<br /> CẬN LÂM SÀNG VỚI TỔN THƯƠNG MÔ BỆNH HỌC GAN<br /> Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRUT B MẠN TÍNH<br /> Trịnh Công Điển*; Hoàng Vũ Hùng*; Nguyễn Văn Đông**<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: tìm hiểu mối liên quan giữa một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng với tổn<br /> thương mô bệnh học gan ở bệnh nhân (BN) viêm gan virut B (VGVRB) mạn tính. Đối tượng và<br /> phương pháp: nghiên cứu 70 BN được chẩn đoán VGVRB, điều trị nội trú tại Khoa Truyền<br /> nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 (01 - 2014 đến 3 - 2017). Kết quả: BN VGVRB mạn tính hoạt<br /> động mức độ nhẹ 54,3%, mức độ vừa 45,7%. 44,8% BN ở nhóm VGVRB mạn tính mức độ nhẹ<br /> có hoạt độ AST tăng > 80 U/l, trong khi tỷ lệ này ở nhóm VGVRB mạn tính mức độ vừa là<br /> 68,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng<br /> ở nhóm BN viêm gan mạn tính mức độ vừa cao hơn so với nhóm BN viêm gan B mạn tính mức<br /> độ nhẹ, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Nhóm BN viêm gan mạn tính mức độ<br /> vừa có hoạt độ AST cao hơn so với nhóm BN viêm gan B mạn tính mức độ nhẹ.<br /> * Từ khóa: Viêm gan virut B mạn tính; Mô bệnh học; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.<br /> <br /> Study of the Relationship between some Clinical, Subclinical<br /> Manifestations and Histopathological Liver Injury in Patients with<br /> Chronic Hepatitis B Virus<br /> Summary<br /> Objectives: To study the relationship between some clinical and subclinical manifestations<br /> and histopathological liver unjury in patients with chronic hepatitis B (CHB) virus. Subjects and<br /> methods: 70 patients with CHB were treated at Department of Infectious Diseases, 103 Military<br /> Hospital from January 2014 to March 2017. Results: There were 54.3% of patients with mild<br /> chronic hepatitis and those of moderate 45.7%. The enzyme AST of patients with mild chronic<br /> hepatitis, which increased above 80 U/L, were 44.8% while those of moderate chronic hepatitis<br /> were 68.8%, the difference was statistically significant. Conclusions: The clinical symptoms of<br /> mild chronic hepatitis patients were significantly higher than those of moderate chronic hepatitis<br /> patients, however the difference was not significant. The enzyme AST of mild chronic hepatitis<br /> patients was higher than those of moderate chronic hepatitis patients.<br /> * Keywords: Chronic hepatitis B virus; Histopathology; Clinical, subclinical manifestations.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> ** Bệnh viện Đa khoa Vân Đình - Hà Nội<br /> Người phản hồi (Corresponding): Trịnh Công Điển (drdien.Tc@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 17/10/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/12/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 18/01/2018<br /> <br /> 51<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh viêm gan do virut viêm gan B là<br /> bệnh nguy hiểm, gặp ở đa số các quốc<br /> gia trên thế giới, để lại hậu quả nghiêm<br /> trọng như viêm gan mạn tính, xơ gan mất<br /> bù và ung thư tế bào gan [7, 8]. Biểu hiện<br /> lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nghèo<br /> nàn và ít thay đổi theo thời gian. Tổn thương<br /> mô bệnh học gan là tiêu chuẩn vàng trong<br /> chẩn đoán xác định bệnh viêm gan mạn<br /> tính. Tuy nhiên, cho đến nay mối liên quan<br /> giữa các triệu chứng lâm sàng, cận lâm<br /> sàng với tổn thương mô bệnh học gan ở<br /> BN VGVRB mạn tính chưa thật sự rõ ràng<br /> và còn có nhiều tranh cãi. Do đó, chúng<br /> tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:<br /> Tìm hiểu mối liên quan giữa một số triệu<br /> chứng lâm sàng, cận lâm sàng với tổn<br /> thương mô bệnh học gan ở BN VGVRB<br /> mạn tính.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> <br /> - BN tổn thương gan do căn nguyên<br /> không phải HBV.<br /> - BN không đủ tiêu chuẩn để làm sinh<br /> thiết gan theo Hướng dẫn của Bộ Y tế<br /> (2014) (tỷ lệ PT < 70% và/hoặc tiểu cầu<br /> < 70 G/l) [3].<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> Căn cứ vào kết quả mô bệnh học gan,<br /> chia BN nghiên cứu thành 2 nhóm:<br /> + Nhóm 1: 38 BN VGVRB mạn tính<br /> mức độ nhẹ (HAI: 4 - 8 điểm).<br /> + Nhóm 2: 32 BN VGVRB mạn tính<br /> mức độ vừa (HAI: 9 - 12 điểm).<br /> Tiến hành so sánh và phân tích mối<br /> liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng,<br /> cận lâm sàng với mức độ tổn thương mô<br /> bệnh học gan giữa 2 nhóm.<br /> Các chỉ số nghiên cứu dịch tễ, lâm<br /> sàng và cận lâm sàng được ghi chép vào<br /> bệnh án nghiên cứu thiết kế sẵn. Xử lý số<br /> liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.<br /> <br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 70 BN được chẩn đoán VGVRB mạn<br /> tính, điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh<br /> viện Quân y 103 từ 01 - 2014 đến 3 - 2017.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 1. Kết quả mô bệnh học gan của BN<br /> nghiên cứu.<br /> <br /> BN được chẩn đoán VGVRB mạn theo<br /> tiêu chuẩn của Hiệp hội Gan mật Mỹ<br /> (AASLD) (2009) [8] và Bộ Y tế 2014 [3].<br /> <br /> Bảng 1: Mức độ viêm gan mạn tính<br /> qua hình ảnh mô bệnh học.<br /> <br /> - HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+)<br /> và anti-HBc - IgG (+).<br /> <br /> Mức độ viêm gan<br /> <br /> - Xét nghiệm AST, ALT tăng (tăng<br /> từng đợt hoặc liên tục > 6 tháng).<br /> - Điểm mô bệnh học gan HAI ≥ 4<br /> (được xác định bằng sinh thiết gan).<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - Tuổi < 16 hoặc có bệnh lý kết hợp<br /> (bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính,<br /> bệnh lý hệ thống…).<br /> 52<br /> <br /> Chỉ số mức<br /> độ hoạt động<br /> (tổng điểm)<br /> 0<br /> <br /> Số<br /> Tỷ lệ<br /> lượng<br /> (%)<br /> (n = 70)<br /> <br /> Không hoạt động<br /> <br /> 0<br /> <br /> 1-3<br /> <br /> Viêm gan mạn hoạt<br /> động mức độ tối thiểu<br /> <br /> 0<br /> <br /> 4-8<br /> <br /> Viêm gan mạn hoạt<br /> động mức độ nhẹ<br /> <br /> 38<br /> <br /> 54,3<br /> <br /> 9 - 12<br /> <br /> Viêm gan mạn hoạt<br /> động mức độ vừa<br /> <br /> 32<br /> <br /> 45,7<br /> <br /> 13 - 18<br /> <br /> Viêm gan mạn hoạt<br /> động mức độ nặng<br /> <br /> 0<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 70<br /> <br /> 100<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018<br /> Kết quả mô bệnh học qua sinh thiết<br /> gan cho thấy tỷ lệ BN VGVRB mạn tính<br /> hoạt động mức độ nhẹ 54,3%, mức độ<br /> vừa 45,7%, không gặp mức độ nặng.<br /> Cả 70 BN nghiên cứu đều đầy đủ hình<br /> ảnh tổn thương mô bệnh học như trong<br /> tài liệu giáo khoa [1, 2]. Hoàng Tiến<br /> Tuyên và CS [6] gặp tổn thương hoại<br /> tử mối gặm, hoại tử bắc cầu quanh<br /> khoảng cửa, hoại tử đa tiểu phân thùy<br /> <br /> ở 100% BN nhưng với mức độ khác<br /> nhau, mức độ vừa và nặng chiếm<br /> 62,2% (vừa 31,1%; nặng 31,1%).<br /> Tương tự, thoái hóa tiểu thùy và hoại<br /> tử ổ mức độ vừa và nặng chiếm 66,7%<br /> (vừa 37,8%). Viêm khoảng cửa có đa<br /> số BN, trong đó mức độ vừa 28,9% và<br /> nặng 33,3%. Kết quả có sự khác biệt là<br /> do đối tượng và thời gian nghiên cứu<br /> khác nhau.<br /> <br /> 2. Mối liên quan giữa một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng với mức độ<br /> tổn thương mô bệnh học gan.<br /> <br /> Biểu đồ 1: Liên quan giữa một số triệu chứng lâm sàng với mức độ<br /> tổn thương mô bệnh học gan.<br /> (p1,2 > 0,05)<br /> Các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, chán ăn, vàng da vàng mắt, đau tức hạ sườn<br /> phải, nước tiểu vàng, gan to) ở nhóm BN VGVRB mạn tính mức độ vừa nhiều hơn so<br /> với nhóm mức độ nhẹ. Điều này phản ánh diễn tiến của bệnh VGVRB mạn tính<br /> thường thầm lặng, các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, chỉ khi bệnh có biểu hiện<br /> bùng phát hoặc tình cờ người bệnh đi khám sức khỏe hoặc khám và điều trị một bệnh<br /> khác mới phát hiện được [2, 4].<br /> 53<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018<br /> Bảng 2: Liên quan giữa xét nghiệm huyết học với mức độ tổn thương mô bệnh học gan.<br /> Xét nghiệm<br /> <br /> Nhóm 1<br /> <br /> Nhóm 2<br /> <br /> (số lượng trung bình)<br /> <br /> (n = 38)<br /> <br /> (n = 32)<br /> <br /> 5,07 ± 0,63<br /> <br /> 5,15 ± 0,69<br /> <br /> 0,633<br /> <br /> HST (g/l)<br /> <br /> 149,21 ± 14,85<br /> <br /> 150,09 ± 12,01<br /> <br /> 0,801<br /> <br /> HCT (%)<br /> <br /> 46,02 ± 4,53<br /> <br /> 45,32 ± 3,48<br /> <br /> 0,510<br /> <br /> BC (G/l)<br /> <br /> 7,22 ± 2,49<br /> <br /> 6,57 ± 1,78<br /> <br /> 0,259<br /> <br /> 193,69 ± 47,26<br /> <br /> 177,98 ± 46,18<br /> <br /> 0,193<br /> <br /> Hồng cầu (T/l)<br /> <br /> Tiểu cầu (G/l)<br /> <br /> p<br /> <br /> Không có sự khác biệt về số lượng trung bình các chỉ số huyết học giữa hai nhóm<br /> BN VGVRB mạn tính mức độ nhẹ và VGVRB mạn tính mức độ vừa.<br /> Bảng 3: Liên quan giữa một số chỉ số sinh hóa với mức độ tổn thương mô bệnh học gan.<br /> Xét nghiệm<br /> (giá trị trung bình)<br /> <br /> Nhóm 1<br /> (n = 38)<br /> <br /> Nhóm 2<br /> (n = 32)<br /> <br /> p<br /> <br /> Protein toàn phần (g/l)<br /> <br /> 73,11 ± 4,89<br /> <br /> 73,93 ± 5,60<br /> <br /> 0,538<br /> <br /> Albumin (g/l)<br /> <br /> 40,37 ± 3,48<br /> <br /> 40,77 ± 3,66<br /> <br /> 0,659<br /> <br /> 155,34 ± 167,61<br /> <br /> 205,46 ± 167,49<br /> <br /> 0,244<br /> <br /> Bilirubin toàn phần (µmol/l)<br /> <br /> 24,16 ± 37,40<br /> <br /> 16,09 ± 7,63<br /> <br /> 0,284<br /> <br /> Bilirubin trực tiếp (µmol/l)<br /> <br /> 9,97 ± 21,89<br /> <br /> 4,85 ± 4,15<br /> <br /> 0,244<br /> <br /> Ure (mmol/l)<br /> <br /> 4,98 ± 1,42<br /> <br /> 6,54 ± 9,13<br /> <br /> 0,302<br /> <br /> Creatinin (µmol/l)<br /> <br /> 89,13 ± 12,71<br /> <br /> 89,04 ± 16,54<br /> <br /> 0,980<br /> <br /> PT (%)<br /> <br /> 87,86 ± 12,01<br /> <br /> 91,17 ± 14,73<br /> <br /> 0,328<br /> <br /> GGT (U/l)<br /> <br /> Không có sự khác biệt về giá trị trung<br /> bình của một số chỉ số sinh hóa giữa hai<br /> nhóm VGVRB mạn tính mức độ nhẹ và<br /> mức độ vừa. AST và ALT là các enzym<br /> được dùng để đánh giá tổn thương hoại<br /> tử tế bào gan. Bản chất của quá trình<br /> viêm gan chính là hoại tử tế bào gan do<br /> nhiều nguyên nhân, trong đó có virut viêm<br /> gan B. Tuy nhiên, hoạt độ AST và ALT<br /> thay đổi khác nhau tùy theo giai đoạn<br /> bệnh. Trong tế bào gan, AST tập trung<br /> nhiều ở các ty thể, nằm sâu hơn so với<br /> màng tế bào. AST không chỉ có ở tế bào<br /> 54<br /> <br /> gan mà còn hiện diện trong tế bào cơ tim,<br /> cơ vân và một số tế bào khác. Vì vậy, ở<br /> giai đoạn cấp của bệnh viêm gan, hoạt độ<br /> AST tăng ít và enzym này chỉ tăng cao khi<br /> có viêm gan mức độ nặng, viêm gan kéo<br /> dài, viêm gan mạn tính. Trong khi đó, ALT<br /> là enzym nằm chủ yếu trong bào tương<br /> của tế bào gan. Ở giai đoạn cấp của bệnh<br /> viêm gan, hoạt độ ALT tăng cao, tăng<br /> sớm và cao hơn so với AST. Ngược lại,<br /> trong viêm gan mạn tính và xơ gan<br /> thường thấy hoạt độ AST cao hơn ALT<br /> [5, 9].<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2018<br /> Bảng 4: Liên quan giữa thay đổi hoạt độ AST với mức độ tổn thương mô bệnh<br /> học gan.<br /> Hoạt độ AST<br /> (U/l)<br /> <br /> Nhóm 1<br /> (n = 38)<br /> <br /> Nhóm 2<br /> (n = 32)<br /> <br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> Bình thường (< 37)<br /> <br /> 5<br /> <br /> 13,1<br /> <br /> 10<br /> <br /> 31,2<br /> <br /> 37 - 80<br /> <br /> 16<br /> <br /> 42,1<br /> <br /> 0<br /> <br /> > 80<br /> <br /> 17<br /> <br /> 44,8<br /> <br /> 22<br /> <br /> 68,8<br /> <br /> 38<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 32<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> 0,034<br /> <br /> 68,8% BN VGVRB mạn tính mức độ vừa có hoạt độ AST > 80 U/l, cao hơn so với<br /> nhóm VGVRB mạn tính mức độ nhẹ (44,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <<br /> 0,05). Như vậy, bước đầu cho thấy có mối liên quan giữa mức độ tổn thương mô bệnh<br /> học gan với thay đổi enzym AST: BN viêm gan mạn tính mức độ vừa có hoạt độ AST<br /> cao hơn so với BN VGVRB mạn tính mức độ nhẹ.<br /> Bảng 5: Liên quan giữa thay đổi hoạt độ ALT với mức độ tổn thương mô bệnh<br /> học gan.<br /> Hoạt độ ALT<br /> (U/l)<br /> <br /> Nhóm 1<br /> (n = 38)<br /> <br /> Nhóm 2<br /> (n = 32)<br /> <br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> n<br /> <br /> Bình thường (< 40)<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> 0<br /> <br /> 40 - 80<br /> <br /> 8<br /> <br /> 21,1<br /> <br /> 11<br /> <br /> 34,4<br /> <br /> > 80<br /> <br /> 28<br /> <br /> 73,7<br /> <br /> 21<br /> <br /> 65,6<br /> <br /> 38<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 32<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> <br /> 0,707<br /> <br /> Không có sự khác biệt giữa nhóm BN VGVRB mạn tính mức độ nhẹ với mức độ<br /> vừa về thay đổi hoạt độ enzym ALT.<br /> KẾT LUẬN<br /> - Tần suất xuất hiện các triệu chứng<br /> lâm sàng ở nhóm BN viêm gan B mạn<br /> tính mức độ vừa cao hơn so với nhóm<br /> mức độ nhẹ, tuy nhiên sự khác biệt chưa<br /> có ý nghĩa thống kê.<br /> - Có mối liên quan giữa mức độ tổn<br /> thương mô bệnh học gan với thay đổi<br /> hoạt độ enzym AST: nhóm BN viêm gan B<br /> <br /> mạn tính mức độ vừa có hoạt độ<br /> AST > 80 U/l cao hơn so với nhóm BN<br /> viêm gan B mạn tính mức độ nhẹ (68,8%<br /> so với 44,8%, p < 0,05).<br /> - Không có mối liên quan giữa mức độ<br /> tổn thương mô bệnh học gan với thay đổi<br /> các chỉ số xét nghiệm huyết học, hoạt độ<br /> ALT, bilirubin, protein và albumin ở BN<br /> viêm gan B mạn tính.<br /> 55<br /> 55<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2