TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN
lượt xem 198
download
"Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, 'Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội.... Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội. Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ "Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, 'Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội.... Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội. Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội. Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng nghìn đời nay, là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, Tết từ ngày xưa đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên qua bốn mùa . Tết còn là cơ hội để mọi người Việt tưởng nhớ về tổ tiên, cội nguồn, gặp gỡ bà con họ hàng, thắt chặt mối quan hệ thân tình trong gia đình, bạn bè. Ngoài ra nó còn là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí với các hoạt động lễ hội, du xuân vui vẻ và hấp dẫn. 2. NỘI DUNG 2.1. Lịch sử Nguồn gốc ra đời Tết Nguyên Đán có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu năm, tức tháng Giêng, nhằm tháng Dần. Nhà Thương, thích màu trắng, lấy tháng Sửu (con trâu), tháng chạp làm tháng đầu năm. Qua nhà Chu (1050- 256 trước công nguyên), ưa sắc đỏ, chọn tháng Tý (con chuột), tháng mười một làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên, theo ngày giờ, lúc mới tạo thiên lập địa: nghĩa là giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người mà đặt ra ngày tết khác nhau. Đến đời Đông Chu, Khổng Phu Tử ra đời, đổi ngày tết vào một tháng nhất định: tháng Dần. Mãi đến đời Tần (thế kỷ III trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi (con lợn), tức tháng Mười. Cho đến khi nhà Hán trị vì, Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần (tức tháng Giêng) như đời nhà Hạ, và từ đó về sau, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn nhà vua nào thay đổi về tháng Tết nữa. Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loại Người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng Một cho đến hết ngày mồng bảy. Quan niệm ngày tết PHONG TỤC NGÀY TẾT 1
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 Người Việt tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết. Tết ở 3 miền Bắc, Trung, Nam ở Việt Nam cũng có những điều khác nhau. 2.2. Các giai đoạn chính trong Tết 2.2.1. Những ngày cuối năm Trang trí, sắm tết Mâm ngũ quả: Ngũ, con số 5 là con số chỉ trung tâm. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5. Phổ biến, chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), ngũ sắc, ngũ vị, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả. Quả (trái) - biểu tượng của sung túc. Trái cây nói chung là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quả thường chứa nhiều hạt, biểu tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khởi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi … Xuất phát từ quan niệm về chuộng số lẻ của văn hóa phương Đông, về bộ ngũ hoàn hảo (ngũ hành, ngũ vị, ngũ sắc…), về sự đầy đủ (như bàn tay 5 ngón)… mà mâm trái cây dâng cúng tổ tiên và chưng ngày tết của người Việt được gọi là mâm ngũ quả, dù hiện nay không chỉ có 5 loại trái cây mà đến cả trên chục loại! Và tùy theo vùng miền mà số lượng và loại trái chưng cũng khác nhau. Ví dụ như theo âm tiết Nam bộ thì mâm ngũ quả nên có cầu - vừa- đủ - xài - sung (bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung hoặc chùm nho), nhưng lại không chưng nải chuối (sợ bị “chúi” cả năm) hay trái cam (sợ quýt làm cam chịu) như là ở miền Bắc (vốn chưng khá nhiều loại quả, miễn sao tươi tắn đẹp mắt là được). Xét về mặt âm dương - ngũ hành thì một mâm ngũ quả hài hòa nên có các yếu tố bổ sung, tương hỗ cho nhau, như bản chất cuộc sống trong tự nhiên và xã hội đòi hòi như vậy. Cần cân đối giữa những trái cây có màu xanh hay màu nhạt, dịu mát tượng trưng cho âm với các trái màu nóng như đỏ cam, vàng rực… tượng trưng cho dương. Người Việt cũng thiên nhiều về hai hành thổ (sinh kim, tiền tài) và mộc (phát triển, nảy lộc, bám rễ lâu bền) nên mâm ngũ quả chủ yếu là các trái có vị ngọt (thuộc thổ) như lê, dưa hấu, đu đủ, xoài… và những trái có vị chua (thuộc mộc) như bưởi, cam. PHONG TỤC NGÀY TẾT 2
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 Tranh Tết Tranh Tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa kia. Tranh Tết là một phần hồn Việt trong lành, nhân hậu và đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh sâu sắc. Những màu sắc rực rỡ như khơi gợi nên cảm giác mới mẻ ấm cúng rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình của người Việt. Những bức tranh Tết đều có hàm ẩn những nội dung cao xa, những ý nghĩa thâm thúy, mang nặng tính chất đặc thù dân tộc, có tính cách giáo dục, trào lộng, đôi khi còn lồng vào những nét châm biếm nhẹ nhàn. Có thể phân loại tranh Tết như sau: Tranh chúc tụng: Tranh gà, tranh lợn, tướng quân, tiến sĩ, Phúc-Lộc-Thọ (hình vẽ hoặc chữ) mỗi bức tranh đều có ý nghĩa của những lời chúc: an lành, giàu sang, tăng phẩm hàm chức tước hoặc đông con. Tranh để thờ phượng: như táo quân, Phật Bà, Thổ công, tứ bình (4 loại hoa hay quả), tứ linh (lân, long, qui, phượng), tứ thời (xuân, hạ, thu, đông). Tranh lịch sử: Vẽ các anh hùng liệt nữ như Lý thường Kiệt, Hai bà Trưng, Bà Triệu, Trần hưng Đạo, Ngô Quyền v v.. Tranh giáo dục: cóc đi học, Nhị thập tứ hiếu (24 người giữ đạo hiếu), tranh ngụ ngôn. Tranh trào lộng: Chuột đỗ trạng nguyên, chuột vinh qui, đám cưới chuột, chuột mèo hóa giải, hái dừa, thầy đồ cóc.v.v. Về phương diện nghệ thuật tạo hình là loại nghệ thuật phổ biến, đơn giản. Đường nét giản dị và tùy tiện, tạo cho tranh một thể hiện mộc mạc dể cảm. Màu sắc rực rỡ và chú trọng nhất là đường nét đen chạy viền, bố cục không gò bó theo luật tương xứng. Tranh Tết VN là loại tranh mộc mạc chân chất đi thẳng vào lòng người những cảm xúc khi thì tôn nghiêm thờ phượng, khi thì bình lặng suy tư, khi thì khuyên bảo hoặc châm biếm nhẹ nhàng. Làm cho lòng người nồng ấm thêm một niềm tin, một chút kiêu hảnh bởi dòng giống Tổ Tiên, hoặc thêm một tiếng cười hồn nhiên giòn giã trong ba ngày Tết. Câu đối Câu đối tết thường viết trên nền giấy đỏ, mực đen với ý nghĩa màu đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy, hạnh phúc phù hợp với không khí thiêng liêng của ngày Tết cổ truyền. Câu đối thường được treo ở chỗ trang trọng, nhiều người thấy như: cửa ra vào nhà, hai bên bàn thờ ... Câu đối xưa được viết bằng chữ Hán, Nôm bởi những người học hành, chữ nghĩa giỏi mà dân gian thường gọi là Ông Đồ... ngày nay câu đối tết còn được PHONG TỤC NGÀY TẾT 3
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 viết bằng chữ Quốc ngữ, nhưng theo phong cách thi pháp. Câu đối được chia thành 2 loại: loại mang tính quy phạm loại mang tính thi ứng. Câu đối mang tính quy phạm, thường làm ở trường thi, làm để giáo huấn, thờ phụng… Câu đối mang tính chất thi ứng, thường làm trong các dịp hội hè, vãn đàm, hý lộng…, lại chia thành các loại nhỏ như: Châm biếm - đả kích, thử tài trí, ứng phó. Câu đối ngày xuân là một thú chơi tao nhã cho mọi người, mọi nhà, từ nông dân đến trí thức, từ kẻ nghèo hèn đến bậc đế vương, từ trẻ nhỏ đến người già. Chính vì thế, ngày xuân, nếu thiếu một đôi câu đối đỏ treo trong nhà chắc hẳn là ngày Tết chưa toàn vẹn. Đôi câu đối khiến người ta cảm thấy Tết cổ truyền trở nên thiêng liêng hơn, trang trọng hơn, và đặc biệt hơn những ngày bình thường khác. Một số câu đối quen thuộc của dân gian ta: “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” “ Năm mới hạnh phúc bình an đến Ngày xuân vinh hoa phú quý về” “ Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu Ủa! Tết! Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc Ồ! Xuân!” Hoa Tết Đã thành thông lệ, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về người người, nhà nhà lại náo nức sắm sửa cho gia đình mình những chậu hoa, cây cảnh vừa ý để đón năm mới thêm khí thế. Tết đến, xuân về cũng là dịp trăm hoa đua nở, khoe sắc làm đẹp cho đời. Hoa là thứ không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, thế nên chắc cũng chẳng phải "ngoa" khi nói rằng người Việt còn ăn Tết... bằng hoa. Trong không khí giao hòa của trời đất vào xuân, hoa như đem đến cho con người sức sống mới và những gì tươi đẹp nhất của một mùa xuân. Hoa cho ngày Tết nhiều không kể xiết. Nếu chỉ dạo qua một vòng Chợ hoa, bạn sẽ thấy vô vàn những loài hoa đang đua nhau khoe sắc rực rỡ như đào, mai, lay ơn, lily, cúc, vạn thọ, phong lan, thược dược, xương rồng, quất kiểng… Nhưng nói đến Tết, đào và mai vẫn chiếm được nhiều cảm tình nhất. Với miền Bắc, hoa đào được coi là biểu tượng thiêng liêng của ngày Tết. Nó không chỉ làm cho nhà cửa thêm phần đẹp đẽ, ấm cúng, mà màu đỏ thắm của hoa theo quan niệm dân gian còn đem lại sự may mắn cho cả năm. Ðào ở miền Bắc cũng có nhiều giống khác nhau như: đào bích, đào phai, đào bạch và đào thất thốn hay còn gọi là đào thế. PHONG TỤC NGÀY TẾT 4
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 Còn người miền Nam một cái Tết không thể thiếu nhành mai. Khác với đào, mai phương Nam dường như mang một phong cách trẻ trung và năng động hơn, biểu tượng cho cái đẹp bừng nở, sự hưng vượng trong năm mới Ngược lên Tây Bắc, mùa xuân về cũng là thời điểm hoa mai, hoa mận đang nở trắng cả một vùng trời. Sau đào và mai, lay ơn và cúc là các loại hoa được người dân ở cả 3 miền ưa thích. Còn đối với các bậc cao niên, nho nhã, mai trắng hay phong lan ta lại là một trong số ít loại hoa được chọn làm tâm điểm cho "bữa tiệc hoa" ngày Tết. Tuy nhiên, trong cái sung túc thời nay, người Sài Gòn và Hà Nội sành chơi đã tìm đến các loài hoa "cao cấp" hơn như lily, tulip hay lan ngoại. Riêng với người Huế, ngày Tết lại không thể thiếu một giò lan ta treo lủng lẳng trước hiên nhà. Một năm có 365 ngày, dù bận rộn đến đâu, người Việt Nam đều hướng về những ngày Tết với ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng nhất. Và tất nhiên, ai nấy cũng đều mong muốn tìm chọn cho nhà mình một chậu hoa thật đẹp và rực rỡ để trưng bày trong những ngày này. Đó dường như là một nét đẹp truyền thống gắn với bản sắc văn hóa của dân tộc. Ông Táo về trời Theo phong tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu mọi việc dưới trần với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình Việt đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa ông Táo. Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán, không khí tết cũng rộn ràng, nhộn nhịp từ đó. Lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp được coi là mang tính cách chuyển giao năm cũ, đón chào năm mới. Người ta chuẩn bị chu đáo cho chiều 30 là thời điểm đón ông Công ông Táo trở về trần gian làm nhiệm vụ năm mới. Ban thờ Thổ Công thường bày biện khá đơn giản gồm bộ 3 chiếc mũ. Chiếc mũ ở giữa là mũ đàn bà, hai bên là mũ đàn ông. Bộ mũ (dù ba chiếc hay một chiếc) đều kèm theo chiếc áo và đôi hia đính vào bệ giấy hoặc khi cúng được kê trên bệ là vài trăm thoi vàng mã. Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt Nam người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trời. Con cá chép này sẽ sau đó được "phóng sinh" (thả ra ao, hồ hay sông). Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo Quân. Thăm mộ tổ tiên Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp con cái trong gia đình tề tựu đông đủ, tụ họp ở nghĩa địa đi thăm, sửa sang quét dọn mồ mả tổ tiên và những thân quyến quá cố, đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh, hương hồn tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. PHONG TỤC NGÀY TẾT 5
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 Tất niên Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng, bày biện bàn thờ, với hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó, trang hoàng nhà cửa với hoa, cành đào, chậu quất.. . Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ xong thì gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên. Theo quan niệm của người Việt, bữa cơm tất niên sẽ được tổ chức vào chiều ngày 30 tết, lúc đó mọi công việc chuẩn bị cho ngày tết đã cơ bản xong, bánh chưng đã được vớt ra và bày biện ngay ngắn trên bàn thờ, nhà cửa cũng đã gọn gàng, sạch sẽ. Ngoài ý nghĩa tiễn biệt năm cũ, việc các gia đình sửa soạn bữa cơm tất niên còn để mời ông Công, ông Táo trở về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc tư gia. Đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình. Ở một số nơi, chiều ngày 30, trước lúc diễn ra bữa cơm tất niên, các gia đình thường ra mộ thắp hương mời ông bà, tổ tiên về ăn tết cùng con cháu, nhưng cũng có nhiều nơi không có phong tục này mà chỉ thắp hương tại nhà. Có thể nói, bữa cơm tất niên là nét văn hoá, in đậm trong tâm trí người Việt và trở thành sợi dây vô hình, liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng mỗi khi tết đến, xuân về. Bữa cơm tất niên kết thúc, cũng là lúc mọi người chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa. 2.2.2. Giao thừa Thời khăc chuyên giao năm cũ sang năm mới là thời điêm quan trong, trời đất giao ́ ̉ ̉ ̣ hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà chuân ̉ bị chu đao để đon người đên xông đât, mang tai thân vao nha. ́ ́ ́ ́ ̀ ̀ ̀ ̀ Cúng ngoài trời Theo như câu chuyện truyền miệng của các cụ ta kể lại, tục cúng giao thừa ngoài trời là thể hiện tấm lòng thành kính của người hạ giới với các vị thần trên Thiên đình. Hàng năm sẽ có một vị thần được cử xuống hạ giới để cai quản công việc và đến giờ phút cận kề năm mới vị thần ấy sẽ quay về trời để vị thần khác xuống nhân gian tiếp quản. Vì thế, lễ cúng giao thừa chính là hình thức “tiễn cũ, đón mới” các vị thần tôn kính ngự trị trên trời. Để lí giải vì sao lễ cúng giao thừa lại được thực hiện ở ngoài trời, người xưa đã có những quan niệm hết sức thú vị. Trên Thiên đình thường tập hợp rất đông quan quân. Mỗi năm sau khi đã hoàn thành công việc dưới hạ giới, các quan quân này sẽ quay về trời để bàn giao mọi việc. Và sang năm mới, Thiên đình sẽ thay toàn bộ đội quan quân khác mà đứng đầu là một vị có chức quyền và vị trí như quan toàn quyền.Việc bày biện mâm cỗ cúng ngoài trời theo các cụ hình dung là để quan quân “tiện đường” ghé vào thưởng thức chút đồ ăn thức uống trong lúc quân đi, quân về tấp nập. Bàn giao việc cũ, tiếp quản việc PHONG TỤC NGÀY TẾT 6
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 mới diễn ra nhanh chóng và gấp rút, chính vì vậy các quan không thể vào nhà mỗi người dân để “nhâm nhi” và “thưởng thức” hương vị của các món ăn do gia chủ chế biến. Thậm chí có những vị chỉ đi ngang qua và chứng kiến tấm lòng thành của chủ nhà. Vào những giờ phút giao thừa gần kề, mọi nhà chuẩn bị sắp lễ đưa ra ngoài trời để cúng. Mâm cỗ đầy đặn và sinh động với rất nhiều màu sắc của đồ ăn thức uống như đĩa xôi, con gà luộc, hoa quả, bánh kẹo… Và hơn lúc nào trong giờ phút ấy để người dân bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn và ước nguyện về một năm mới sẽ tốt đẹp, may mắn. Với mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời số lượng và chất lượng cũng phụ thuộc vào từng vùng miền khác nhau, vào sự giàu có, sung túc hay khó khăn của mỗi gia đình. Những nhà khá giả sẽ sắm sửa mâm cỗ cúng đầy đủ với các lễ vật, món ngon, sơn hào hải vị… để tiếp đón các vị quan thần và mong muốn sẽ có một cuộc sống giàu có hơn, phú quý hơn. Còn với các gia đình cơ hàn, vất vả quanh năm ruộng vườn, đồng áng thì chút “lễ mọn” như cây nhà lá vườn cũng là để gửi gắm cả tấm chân tình, sự tôn kính và ước nguyện cho năm mới với những điều may mắn, sức khỏe đến với mọi thành viên trong gia đình. Cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi nhưng lễ cúng giao thừa ngoài trời từ thôn quê đến thành thị vẫn được lưu giữ. Không chỉ là vấn đề tâm linh mà đó còn là nét đẹp trong văn hóa cội nguồn dân tộc. Cúng trong nhà Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm. Cỗ mặn gồm: bánh chưng, giò- chả, xôi đậu xanh, thịt gà, các món mặn khác tùy nhu cầu gia đình. Cỗ ngọt gồm bánh kẹo, mức tết, các loại đồ uống... Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. 2.2.3. Những ngày đầu năm Xuất hành- hái lộc- xin quẻ Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... PHONG TỤC NGÀY TẾT 7
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 Tại miền Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân. Ngoài ra, đầu năm mọi người còn vào chùa xin quẻ để kén hướng xuất hành, biết trước công việc năm mới sẽ ra sao, gia đình, vận may sẽ như thế nào... Chúc Tết Sáng mồng Một Tết, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm một tuổi), trong ba ngày Tết, những thân bằng quyến thuộc hoặc nhữngngười phải chịu ơn người khác thường phải đi chúc Tết và mừng tuổi gia chủ; sau đó xin lễ ở bàn thờ Tổ tiên của gia chủ. Lì xì Ngoài những lời chúc Tết thông thường, thì người Việt Nam còn có phong tục đẹp xưa nay, đó là mừng tuổi, mừng tuổi bằng lời nói và mừng tuổi bằng hiện vật, mà cụ thể là tiền gọi là tiền mừng tuổi. Không ai mừng tuổi bằng hiện vật cồng kềnh khó mang như là mừng đám cưới, và nếu chỉ mừng tuổi bằng lời nói thôi cũng không hoàn toàn là mừng tuổi. Trước hết mừng tuổi chủ yếu là những người thân nói với nhau, trong gia đình thì con cháu mừng tuổi ông bà cao niên, rồi người cao niên lại mừng tuổi người dưới, mà ưu tiên nhất là những người bé tức tuổi thiếu niên và nhi đồng, với những lời tốt đẹp như hay ăn chóng lớn, học hành tấn tới, khỏe mạnh… Tiền mừng tuổi không bao giờ là số tiền lớn có mệnh giá quá to, mà chỉ là những tờ bạc lẻ, mệnh giá thấp. Tục lệ cho tiền vào phong bao đỏ là lì xì của người Trung Quốc, người Hoa kiều lan truyền sang người Việt Nam. Các cụ già mừng tuổi cho các con cháu thường là dùng những tờ giấy bạc thật mới, chưa có nếp gấp nào, và gồm nhiều loại tiền có mệnh giá khác nhau để ngụ ý rằng sang năm mới, tuổi mới sẽ có nhiều loại tiền như thế trong cuộc sống. Ông bà cao niên được mời ngồi lên chỗ trang trọng nhất trong nhà để các con cháu quây quần xung quanh mừng năm mới và mừng tuổi các cụ. Liền ngay sau đó là ông bà mừng tuổi lại cho con cháu, vừa là lời chúc Tết vừa trao tiền mừng tuổi. Khách đến xông nhà chúc Tết cũng thường chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con chủ nhà và chủ nhà cũng đáp lễ, mừng tuổi cho con nhỏ của khách đi theo. PHONG TỤC NGÀY TẾT 8
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 Thăm viếng Tuc thăm viêng: là lúc chủ nhà tiếp đón bạn bè quyến thuộc đến thăm, và cũng đi ̣ ́ thăm trả lễ. Thông thường ngày mùng một được dành để chúc thọ những bậc trưởng thượng, họ hàng. Ngày mùng 2 dành cho thầy cô giáo, ngày mùng 3 là để thăm hỏi vui chơi với bạn bè. Thăm viếng: họ hàng, hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp Thăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công... Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau tai qua nạn khỏi hay của đi thay người nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Đến thăm những người hàng xóm của mình, những gia đình sống gần với gia đình mình, chúc họ những câu tốt lành đầu năm mới. Những chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới. Đến thăm những người bạn bè, đồng nghiệp, những người thân thiết với mình để chúc họ những câu tốt lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn. Kiêng cữ Việc kiêng kỵ được chú ý đầu tiên là chuyện xông nhà, xông đất. Kiêng người đến xông nhà kỵ với tuổi chủ nhà, hoặc những người trong năm cũ bị hoạn nạn, rủi ro như cháy nhà, mất của, bị kiện tụng, đau ốm, hoặc gia đình có tang, vợ chồng không song toàn, bất hòa... nếu không sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình. Nếu cần gia chủ sẽ tự xông nhà mình (nếu năm đó không kỵ tuổi) hoặc hẹn trước một ai đó hợp tuổi (kể cả người trong nhà) và người đó phải ở ngoài nhà trước thời khắc giao thừa. Trong ngày đầu xuân: Kiêng không quét nhà, người Việt quan niệm đầu năm mới chỉ nhận vào, không cho đi. Và, nếu quét nhà là quét đi những điều may mắn và của cải. Kiêng cho lửa (đỏ, hên), kiêng cho nước (may mắn, tiền bạc) trong ngày xuân, đặc biệt trong ngày mùng Một Tết. Kiêng làm đổ vỡ vật dụng, kiêng to tiếng, đánh chửi súc vật, kiêng va chạm tình cảm...Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ và thu hút sự chú ý, tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới, như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh. Kiêng đi chúc Tết vào sáng Mồng Một Tết nếu không được gia chủ mời vì sợ sẽ mang đến điều không tốt đẹp cho chủ nhà trong năm mới. Theo phong tục xông đất, người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng một Tết chính là người quyết định đem lại sự may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong cả năm. Ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, PHONG TỤC NGÀY TẾT 9
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít. Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn. Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của. Người Nam bộ có thói quen mời những người có tên đẹp như Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Lợi, Phú Quý… đến xông nhà để cả năm được thuận lợi.Trước khi bước sang năm mới, ở nông thôn, nhà nào cũng đổ đầy nước vào bể, chum, vại. Người ta tin rằng trong năm mới, của cải sẽ nhiều như nước. 2.2.4. Ẩm thực Thành ngữ Việt Nam có câu Đói giỗ cha, no ba ngày Tết. Tết đến, dù nghèo khó đến đâu thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở để có đủ ăn trong ba ngày Tết. Hơn thế nữa, dù có đói khát quanh năm thì đến Tết, mọi người mà nhất là trẻ em thường được ăn uống no đủ. Bữa ăn ngày Tết thường có nhiều món, đủ chất hơn và sang trọng hơn bữa ăn ngày thường. Vì vậy mà người ta cũng thường gọi là "ăn Tết". Ngoài cơm, ngày Tết còn có nhiều món ngon khác. Bánh truyền thống: bánh chưng, bánh dầy, bánh tét... Đây là các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam. Bánh chưng và bánh dầy còn được gắn với các sự tích cổ của các vua Hùng, tổ tiên của người Việt. Mứt: Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là, mứt lạc, mứt me... Bánh kẹo: Kẹo bánh thì đa dạng hơn như: Kẹo bột, kẹo dồi, kẹo vừng (mè), kẹo thèo lèo, kẹo dừa, kẹo cau, kẹo đậu phụng (kẹo cu-đơ), bánh chè lam... Ngoài ra, Tết còn có hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ rang... Thức uống: Phổ biến nhất vẫn là rượu. Các loại rượu truyền thống của dân tộc như rượu nếp thơm, nếp cái hoa vàng (người Kinh), nếp nương (người Thái), nếp cẩm (người Mường), rượu San lùng, rượu ngô (người H'Mong, người Dao), rượu Mẫu sơn (người Tày, nguời Nùng), ruợu Bàu đá (Trung bộ), rượu đế (Nam Bộ)... thường được dùng. Sau bữa ăn, người ta thường dùng trà xanh. Ngày nay còn có thêm các loại ruợu của phương Tây, bia và các loại nước ngọt. Ngoài ra, các gia đình miền Nam thường có thêm nồi thịt kho nước dừa (thịt kho rệu) và nồi khổ qua hầm và nem bì, dưa giá miền Nam, củ kiệu ngâm, để ăn mấy ngày tết. Ngày trước miền Bắc có chè kho ngày Tết, hiện nay ít được biết đến, cơm rượu và thịt đông, dưa hành. Miền Trung có dưa món và món tré, giống giò thủ của miền Bắc nhưng nhiều vị củ riềng, thịt chua và tai heo. 3. KẾT LUẬN PHONG TỤC NGÀY TẾT 10
- TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN- NHÓM 1 Tết là phong tục được truyền từ đời này sang đời khác, trải qua thời gian Tết càng khẳng định vai trò không thể thiếu đối với người Việt, với những đặc trưng những phong tục phong phú và đa dạng, phù hợp với nước ta, Tết mang một ý nghĩa to lớn đối với đời sống cộng đồng, góp phần phong phú thêm phong tục tập quán quê hương. PHONG TỤC NGÀY TẾT 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu Non nước Phú Yên: Phần 1
120 p | 291 | 58
-
Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của dân tộc Lào
7 p | 207 | 20
-
tìm hiểu phong tục thờ cúng của người việt ứng dụng trong cuộc sống và kinh doanh: phần 1
239 p | 106 | 17
-
Góp phần tìm hiểu một số phong tục tập quán các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
244 p | 119 | 14
-
Tìm hiểu văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ: Phần 1
178 p | 14 | 7
-
Tìm hiểu văn hóa Chăm Hroi: Phần 1
97 p | 20 | 7
-
Tìm hiểu phong tục tập quán các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Phần 2
125 p | 78 | 7
-
Tìm hiểu phong tục tập quán khi đứa trẻ dân tộc Thái chào đời: Phần 1
257 p | 26 | 6
-
Tìm hiểu phong tục tập quán khi đứa trẻ dân tộc Thái chào đời: Phần 2
482 p | 26 | 6
-
Tìm hiểu phong tục tập quán các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Phần 1
119 p | 121 | 6
-
Bước đầu tìm hiểu đời sống tâm linh trong Du kí Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX
11 p | 69 | 5
-
Bài giảng Đất nước học: Phong tục tập quán (Lễ tết)
39 p | 47 | 4
-
Bài giảng Phong tục tập quán, lễ hội Việt Nam
13 p | 44 | 4
-
Bước đầu xác định một số tập quán có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người Dao ở một số bản vùng cao của tỉnh Bắc Cạn
0 p | 52 | 3
-
Phong tục tập quán Châu Phi
11 p | 117 | 2
-
Phong tục tập quán Đông Phi
9 p | 57 | 1
-
Phong tục tập quán Nam Phi
10 p | 65 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn