intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về bệnh vẩy nến (Kỳ 2)

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

184
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiên lượng bệnh Vẩy nến là bệnh không lây lan, chỉ gây khó chịu, trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc. Vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát. Nếu có, chỉ là một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền lo âu vì da “chẳng giống ai”… Bệnh nhẹ khi dưới 2% da bị ảnh hưởng; trung bình khi da có dấu hiệu bệnh từ 3 đến 10% và nặng khi vảy bao phủ 10% da. Tế bào ở các vảy tăng sinh rất mau, chưa kịp rụng đã ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về bệnh vẩy nến (Kỳ 2)

  1. Tìm hiểu về bệnh vẩy nến (Kỳ 2) Tiên lượng bệnh Vẩy nến là bệnh không lây lan, chỉ gây khó chịu, trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc. Vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát. Nếu có, chỉ là một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền lo âu vì da “chẳng giống ai”…
  2. Bệnh nhẹ khi dưới 2% da bị ảnh hưởng; trung bình khi da có dấu hiệu bệnh từ 3 đến 10% và nặng khi vảy bao phủ 10% da. Tế bào ở các vảy tăng sinh rất mau, chưa kịp rụng đã ra lớp khác nên các vảy chùm đè lên nhau. Bệnh gây khó chịu nhất khi xuất hiện ở da đầu, bìu dái, bàn tay, bàn chân và móng tay. Vẩy nến ở lòng bàn tay, bàn chân gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi đi đứng, lao động chân tay. Xương khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, lưng quần và cổ cũng thường bị ảnh hưởng và gây ra trở ngại di động, lao động của người bệnh. Vẩy nến là bệnh mãn tính, tồn tại suốt đời. Bệnh nhân cần thường xuyên điều trị, đôi khi bệnh trầm trọng, cần nhập viện, khá tốn kém. Điều trị Điều trị vẩy nến là cả một thách thức với mục đích chính là gián đoạn sự tăng sinh quá nhanh của tế bào biểu bì, giảm viêm da, vẩy nến. Có nhiều phương thức trị liệu khác nhau. Bác sĩ sẽ lựa phương thức thích hợp cho từng bệnh nhân và tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Hiện nay không có trị liệu dứt được bệnh vẩy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời và khuyên bệnh nhân chuẩn bị tâm lý “sống chung” với bệnh này: Thuốc thoa ngoài da: với dạng bệnh nhẹ, thuốc thoa trên da có thể giải quyết vấn đề. Bệnh nặng hơn, cần phối hợp với thuốc uống hoặc chích.
  3. - Thuốc corticosteroid như Ultravate, Tenovate, Psorcon, ASADA… rất công hiệu và thường được dùng ở trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình. - Thuốc Donovex thuộc nhóm vitamin D tổng hợp làm giảm viêm và ngăn sự tăng sinh tế bào da. - Thuốc Retinoid từ vitamin A acid như Tazorac. - Nhựa than đá (coal tar) được dùng để trị vẩy nến từ thuở xa xưa để giảm viêm ngứa. Thuốc khá công hiệu, ít tác dụng phụ nhưng có mùi khó chịu lại dính quần áo khó coi. - Thuốc nam có thể dùng cành cây lá Cách, cành rau Sưng, Sầu đâu ăn gỏi (Azadiracta indica) lá một lần kép tươi, đầu gốc đốt vào bếp, sẽ xì bọt ra đầu kia, hứng lấy để bôi mỗi ngày. Quang trị liệu với ánh sáng mặt trời, các tia tử ngoại B (UBV), quang hóa trị liệu PUVA (thoa Psoralen và chiếu tia tử ngoại A), laser xung nhuộm màu tía (pulsed dye laser). Dược phẩm: có nhiều dược phẩm trị bệnh vẩy nến, bác sĩ sau khi xác định bệnh sẽ cho dùng: + Rheumatrex (methotrexate), dùng trong trường hợp bệnh nặng, tái phát và không bớt sau khi dùng các phương thức khác. Thuốc phải do bác sĩ quyết định và
  4. theo dõi sau khi đã chẩn định bệnh bằng sinh thiết mô bào. Thuốc có nhiều tác dụng phụ mạnh. + Neoral (cycloporin) dùng khi bệnh nặng, không thuyên giảm với PUVA, Retinoid hoặc Methotrexate. Thuốc có thể gây ra cao huyết áp và bệnh thận. + Retinoid uống (Acitretin), Tegison cho các trường hợp vẩy nến trầm trọng. + Dược phẩm sinh học alefacept (Amevive), etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade). Đây là các thuốc chích có tác dụng trên tế bào miễn dịch T để trị bệnh được nghi là do miễn dịch gây ra và được dùng khi các trị liệu khác không thành công. Tóm lại, vẩy nến là bệnh hơi khó trị, cần kiên nhẫn. Bác sĩ chọn lựa thuốc, bệnh nhân cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình. - Tắm mỗi ngày để loại bỏ vảy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm. - Pha dầu tắm như Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật trong bồn nước, ngâm mình khoảng 15 phút cho da mềm. - Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
  5. - Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định. - Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu. - Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng. - Tránh gãi chỗ ngứa. Có thể dùng máy sấy tóc để sấy nóng ấm chống ngứa chứ đừng gãi. Đôi khi người bệnh cũng đành “sống chung” với vẩy nến - một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo như nhiều bệnh khác. BS. NGUYỄN Ý ĐỨC - BS. VĨNH PHÚ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1