intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao - Hội thảo văn hóa 2024

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:752

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn tài liệu "Hội thảo văn hóa 2024 Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" gồm các bài phát biểu và tham luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các văn nghệ sĩ về các vấn đề liên quan đến chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao; làm rõ hơn các cơ sở chính trị, cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn quan trọng trong chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao - Hội thảo văn hóa 2024

  1. HỘI THẢO VĂN HÓA 2024 CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO Tài liệu Hội thảo Quảng Ninh, tháng 5 năm 2024
  2. LỜI NÓI ĐẦU Thiết chế văn hóa, thể thao là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa, thể thao của Nhân dân, góp phần quan trọng hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực văn hóa đi đôi với đổi mới nội dung, phương thức quản lý, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả đầu tư cao trong lĩnh vực văn hóa. Đổi mới, hoàn thiện các thiết chế văn hóa từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm hiệu quả...”. Nhằm góp phần tiếp tục quán triệt và triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam; tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, doanh nghiệp và những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao về việc thực hiện chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, hướng tới việc thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”. Cuốn Tài liệu Hội thảo Văn hóa 2024 này gồm các bài phát biểu và tham luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các văn nghệ sĩ về các vấn đề liên quan đến chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao; làm rõ hơn các cơ sở chính trị, cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn quan trọng trong chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao. Xin trân trọng giới thiệu cuốn Tài liệu Hội thảo văn hóa năm 2024. BAN TỔ CHỨC
  3. i MỤC LỤC Trang I. THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO 1. Báo cáo đề dẫn Hội thảo Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng .......... 01 Ủy viên Bộ Chính trị Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2. Tình hình thực hiện chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch .......... 08 3. Một số vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển thiết chế văn hóa Ban Tuyên giáo Trung ương .......... 36 4. Việc thực hiện xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cho công nhân, viên chức, người lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam .......... 41 5. Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao cho thanh thiếu nhi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh .......... 47 6. Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn Thành phố Hà Nội Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội .......... 54 7. Một số vấn đề về huy động nguồn lực xã hội trong sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh .......... 65 8. Công tác xã hội hóa trong xây dựng, phát huy hiệu quả hoạt động của các \ thiết chế văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh .......... 68 9. Giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách hợp tác công – tư (PPP) trong quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao tại các đơn vị sự nghiệp thể thao TS. Lê Minh Nam .......... 75 Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội 10. Giải pháp tích hợp quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 KTS. Phạm Thị Nhâm .......... 85 Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  4. ii Trang 11. Kinh nghiệm về đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao ở Trung Quốc TS. Trần Thị Thủy ......... 88 Viện Nghiên cứu Trung Quốc II. BÁO CÁO, THAM LUẬN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG 12. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về thiết chế văn hóa, thể thao Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội ......... 99 13. Thực trạng và giải pháp xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 Hội đồng Dân tộc của Quốc hội ....... 108 14. Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ....... 116 15. Thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao giai đoạn 2013 - 2023 Bộ Tài chính ....... 130 16. Thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao giai đoạn 2013 - 2023 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ....... 141 17. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ....... 148 18. Hoạt động của các trung tâm văn hóa nước ngoài tại Việt Nam: thực trạng và kiến nghị Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ....... 153 19. Chính sách quản lý, sử dụng tài sản công ở thiết chế văn hóa, thể thao - thực trạng và kiến nghị Cục Quản lý Công sản – Bộ Tài chính ....... 168 20. Giải pháp về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của rạp xiếc Liên đoàn Xiếc Việt Nam ....... 174 21. Giải pháp về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ....... 181 22. Thực trạng hoạt động của hệ thống rạp chiếu phim hiện nay và một số đề xuất, kiến nghị Trung tâm Chiếu phim quốc gia ....... 188 HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  5. iii Trang 23. Việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến thiết chế thể thao tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia Khu Liên hợp thể thao quốc gia ........ 193 III. BÁO CÁO, THAM LUẬN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG 24. Tích hợp thiết chế văn hóa, thể thao trong quy hoạch tỉnh Quảng Ninh Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ........ 203 25. Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao ở Sơn La Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ........ 213 26. Thực trạng và giải pháp thực hiện quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ........ 221 Giải pháp quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trong quy hoạch 27. tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ........ 227 28. Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Ninh Bình – thực trạng và giải pháp Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ........ 235 29. Giải pháp huy động nguồn lực xã hội trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao ở Thành phố Đà Nẵng Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng ........ 241 30. Thực trạng đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao tỉnh Kon Tum Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ........ 250 31. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ........ 256 32. Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình xã hội hóa các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể dục, thể thao Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ........ 260 33. Một số vấn đề về chính sách và nguồn lực phát triển thiết chế văn hóa, thể thao ở tỉnh Bình Dương Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ........ 263 34. Thực trạng thiết chế văn hóa, thể thao dành cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ........ 277 HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  6. iv Trang Thực trạng về xây dựng, quản lý và sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao trên 35. địa bàn tỉnh An Giang Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ....... 281 36. Thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ....... 287 37. Thực trạng về đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống công viên, vườn hoa trên địa bàn Thành phố Hà Nội Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội ....... 290 38. Kinh nghiệm của Hà Giang trong việc thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực bảo tàng và một số đề xuất, kiến nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang ....... 300 39. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc trong xây dựng, tổ chức hoạt động phát huy vai trò thiết chế văn hóa, thể thao trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc ....... 306 40. Một số kinh nghiệm phát triển bảo tàng tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế ....... 310 IV. THAM LUẬN CHUYÊN GIA 41. Tác động của chuyển đổi số đối với hoạt động các thiết chế văn hóa – Một số vấn đề đặt ra và đề xuất, kiến nghị ThS. Nguyễn Tuấn Anh ....... 321 Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam 42. Thiết chế văn hóa, thể thao dành cho thanh niên: cơ chế, chính sách và thực trạng quản lý, khai thác, sử dụng hiện nay TS. Nguyễn Tuấn Anh ....... 332 Viện Nghiên cứu Thanh niên 43. Nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao cấp phường, xã, thôn bản - thực trạng và vấn đề đặt ra TS. Hoàng Thị Bình ....... 342 Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam 44. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo tàng Quảng Ninh Bảo tàng Quảng Ninh ....... 356 45. Mô hình hoạt động của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh và một số đề xuất, kiến nghị Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ....... 362 46. Phát huy vai trò của thiết chế văn hóa cổ truyền trong xã hội đương đại GS.TS. Nguyễn Chí Bền ....... 371 Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  7. v Trang 47. Chính sách thuế đối với hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao giai đoạn 2013 – 2023; vướng mắc, bất cập trong thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ- CP, Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và giải pháp Bà Nguyễn Thị Cúc ........ 378 Chủ tịch Hội Tư vấn thuế 48. Vai trò của thiết chế văn hóa, thể thao trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở PGS.TS. Phạm Duy Đức ........ 392 Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 49. Thực hiện chính sách phát triển thiết chế văn hóa, thể thao ở Việt Nam hiện nay - vấn đề và giải pháp PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà – ThS. Đinh Giang ........ 400 Tạp chí Cộng sản 50. Thiết chế văn hóa, thể thao cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay PGS.TS. Lê Thị Thanh Hà ........ 410 Viện Xã hội học và phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 51. Cơ chế, chính sách phát triển thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở: từ trường hợp tỉnh Thừa Thiên Huế TS. Phan Thanh Hải ........ 416 Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế 52. Chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa, thể thao ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số TS. Lương Thị Thu Hằng ........ 428 Phó Tổng Biên tập Tạp chí Dân tộc 53. Nguồn lực phát triển thiết chế văn hóa, thể thao nhìn từ góc độ phát huy vai trò của vốn xã hội TS. Vũ Thị Thu Hằng - ThS. Nguyễn Thị Vân Anh ........ 434 Viện Triết học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 54. Phát huy các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao trong bối cảnh hiện nay PGS.TS. Cao Thu Hằng* – TS. Đỗ Thị Bích Thảo** ........ 441 * Tạp chí Cộng sản, ** Học viện An ninh nhân dân 55. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức bộ máy, nhân sự, chế độ đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ThS. Vi Thanh Hoài – CN. Lê Anh Tuấn ........ 450 Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  8. vi Trang 56. Phát huy hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất thể thao tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội - thực trạng và một số khuyến nghị TS. Nguyễn Mạnh Hùng ....... 457 Giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội 57. Cơ chế, chính sách cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao dành cho trẻ em, thực trạng và giải pháp TS. Nguyễn Hải Hữu ....... 463 Nguyên Cục trưởng Cục Trẻ em Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 58. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các thiết chế văn hóa ở Việt Nam TS. Mai Thị Thuỳ Hương ....... 470 Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam 59. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà hát Cải lương Việt Nam TS. NSND. Triệu Trung Kiên ....... 478 Nhà hát Cải lương Việt Nam 60. Thực trạng hoạt động của Bảo tàng Gốm cổ sông Hương và một số kiến nghị về chính sách, pháp luật GS.TS. Thái Kim Lan ....... 484 Bảo tàng gốm cổ Sông Hương 61. Chính sách, nguồn lực cho phát triển hệ thống nhà hát hiện nay - thực trạng và kiến nghị các giải pháp phát triển nhà hát trong thời gian tới GS.TS. Từ Thị Loan ....... 496 Nguyên Quyền Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam 62. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa tư nhân Bà Trương Uyên Ly ....... 508 Giám đốc Hà Nội Grapevine 63. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thiết chế thư viện tỉnh hiện nay PGS.TS. Trương Đại Lượng ....... 515 Đại học Văn hóa Hà Nội 64. Chuyển đổi số ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - thực trạng và một số đề xuất, kiến nghị TS. Nguyễn Anh Minh ....... 522 Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 65. Đánh giá chính sách, pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa, thể thao ở nước ta giai đoạn 2013 - 2023 Ông Ngô Tự Nam ....... 529 Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  9. vii Trang 66. Việc chuyển đổi số thư viện: thực trạng và một số đề xuất, kiến nghị ThS. Kiều Thúy Nga ........ 539 Vụ trưởng Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 67. Một số vấn đề về quy hoạch, xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế thư viện ở nước ta giai đoạn 2013 – 2023 TS. Vũ Dương Thuý Ngà ........ 547 Nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 68. Thực trạng hoạt động của hệ thống công viên tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2023 TS. Nghiêm Thị Thu Nga ........ 565 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 69. Xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay PGS.TS. Nguyễn Thu Nghĩa ........ 576 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 70. Mô hình và giải pháp phát triển thể dục, thể thao quần chúng khu vực nông thôn mới PGS.TS. Bùi Ngọc ........ 583 Viện Khoa học Thể dục, Thể thao 71. Đổi mới hoạt động hệ thống Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh “Nơi chắp cánh những ước mơ” Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh ........ 595 72. Thực trạng và giải pháp tích hợp quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở Việt Nam trong quy hoạch tổng thể quốc gia PGS.TS. Phạm Lan Oanh ........ 601 Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam 73. Phát huy hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh TS. Nguyễn Hồ Phong* - ThS. Nguyễn Hoàng Anh** ........ 609 * Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, ** Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh 74. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay TS. Nguyễn Huy Phòng ........ 620 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 75. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thiết chế nhà hát ở Trung ương hiện nay PGS.TS. Nguyễn Thị Anh Quyên ........ 632 Đại học Văn hóa Hà Nội HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  10. viii Trang 76. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cho công nhân ở Đồng Nai TS. Nguyễn Văn Quyết ....... 639 Nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai 77. Lý luận về thiết chế văn hóa, thể thao và kinh nghiệm xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao của một số quốc gia trên thế giới TS. Lương Huyền Thanh ....... 646 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 78. Thực trạng tổ chức, hoạt động của bảo tàng và một số đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa Ông Nguyễn Hữu Toàn ....... 658 Nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa 79. Chính sách, pháp luật đất đai cho thiết chế văn hóa, thể thao PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến ....... 668 Đại học Luật Hà Nội 80. Vai trò của thiết chế văn hóa, thể thao tư nhân và vấn đề đặt ra trong công tác quản lý TS. Nguyễn Thị Tuyến ....... 682 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 81. Phát triển thiết chế văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay PGS.TS. Lê Trọng Tuyến* – TS. Hoàng Ngọc Sơn** ....... 696 * Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, ** Học viện Lục quân, Bộ Quốc phòng 82. Đổi mới cơ chế để tăng cường vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao Ông Đậu Anh Tuấn ....... 702 Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 83. Chính sách đầu tư cho thiết chế văn hóa giai đoạn 2013 - 2023 TS. Đặng Thị Tuyết ....... 712 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 84. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hoạt động của thiết chế văn hóa trong bối cảnh hiện nay TS. Nguyễn Thanh Xuân ....... 724 Đại học Văn hóa Hà Nội HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  11. PHẦN I THAM LUẬN TRÌNH BÀY TẠI HỘI THẢO HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  12. 1 BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO “CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO” Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Thưa toàn thể các đại biểu tham dự Hội thảo! Hôm nay, tại thành phố Hạ Long tươi đẹp và mến khách, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, Tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội thảo Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao. Hội thảo này là một trong chuỗi các hoạt động thiết thực để triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về khơi dậy, phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam; tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 về chấn hưng văn hóa dân tộc; đồng thời, đây cũng là Hội thảo về văn hóa thứ 2 do Quốc hội chủ trì, tiếp nối sự thành công của Hội thảo Văn hóa năm 2022. Nếu như Hội thảo Văn hóa năm 2022 chúng ta bàn về một vấn đề có tính then chốt trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam, đó là “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” thì Hội thảo văn hóa năm nay, chúng ta tiếp tục thảo luận về một vấn đề cụ thể hơn, thiết thực và cấp bách đối với nền văn hóa dân tộc, đó là “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”. Thưa quý vị đại biểu khách quý! Thiết chế văn hóa, thể thao có một vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc. Đây là nơi diễn ra các hoạt động sáng tạo, phổ biến, thực hành và hưởng thụ các giá trị văn hóa; nơi rèn luyện, nâng cao năng lực thẩm mỹ và thể lực của các tầng lớp nhân dân, giúp con người Việt Nam khỏe về thể chất, đẹp về tinh thần, phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ. Đồng thời, đây cũng là địa chỉ quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và lan tỏa các giá trị văn hóa mới của thời đại, của dân tộc. Thiết chế văn hóa, thể thao còn là không gian thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa; lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Thiết chế văn hóa, thể thao cũng là nơi diễn ra các mắt khâu của ngành công nghiệp văn hóa, từ ươm mầm cho những ý tưởng sáng tạo đến sản xuất, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm này. Thiết chế văn hóa, thể thao không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, mà còn có thể là nơi tổ chức các hoạt động chính trị, xã hội. Hơn nữa, thiết chế văn hóa, thể thao còn góp phần kiến tạo nên bộ mặt cảnh quan của các địa phương. Tại các đô thị, một số thiết chế văn hóa, thể thao đang trở thành điểm nhấn, góp phần kiến tạo bản sắc của các không gian kiến trúc đô thị. Còn ở nông thôn, các thiết chế văn hóa, thể thao cũng góp phần tạo nên diện mạo của nông thôn mới. Có thể nói, thiết chế văn hóa, HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  13. 2 thể thao là bộ phận không thể thiếu trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh hiện nay. Trong những năm qua, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao của đất nước, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ trung ương tới cơ sở, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội đã thông qua nhiều luật, pháp lệnh; Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, quyết định, chiến lược, … để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao. Đặc biệt ngày 11/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2164/QÐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030. Đây là những định hướng chính trị và cơ sở pháp lý quan trọng để các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn triển khai xây dựng và phát triển thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn cả nước. Nhiều chính sách về quy hoạch, về đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, tổ chức bộ máy, nhân sự của các thiết chế văn hóa, thể thao cho đến chính sách xã hội hóa trong xây dựng, vận hành các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp đã được ban hành, tổ chức triển khai thực hiện. Chính vì vậy, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từng bước được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phục vụ nhiệm vụ chính trị và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ Trung ương đến cơ sở được xây dựng. Các thiết chế văn hóa như Thư viện quốc gia, Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, bảo tàng hoạt động khá hiệu quả1. Hệ thống rạp chiếu phim, nhà hát, trung tâm biểu diễn nghệ thuật ngày càng hiện đại. Thiết chế văn hóa từ cấp tỉnh đến thôn, làng, bản, ấp được kiện toàn2. Bên cạnh đó, các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ thanh thiếu niên, nhi đồng, phục vụ công nhân, viên chức và người lao động cũng được quan tâm đầu tư xây dựng3. Hệ thống nhà thi đấu, sân vận động, sân thể thao các cấp cũng được xây dựng, nâng cấp, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế4. Nhìn tổng thể, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các cấp về cơ bản đã thực hiện tốt chức năng tổ chức các hoạt động chuyên môn và hướng dẫn nghiệp vụ, các câu lạc bộ sở thích, xây dựng và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Điều kiện vật chất, trang thiết bị tại các thiết chế này cũng được cải thiện; nội dung, 1 Cả nước hiện có 197 bảo tàng (gồm 127 bảo tàng công lập và 70 bảo tàng ngoài công lập). Các bảo tàng này đang là nơi lưu giữ và phát huy giá trị trên 4 triệu hiện vật, trong đó có 265 bảo vật quốc gia. 2 Tính đến hết tháng 3/2023, cả nước có 66 thiết chế văn hóa cấp tỉnh, 689/705 quận, huyện có Trung tâm văn hóa – thể thao hoặc Nhà văn hóa, đạt tỷ lệ khoảng 97,7%; 8.207/10.598 xã, phường, thị trấn có Trung tâm văn hóa – thể thao, đạt tỷ lệ 77,4% trong đó có 5.625 đạt chuẩn (tỷ lệ 53%); 69.070/90.508 làng, thôn, bản, ấp … có Nhà văn hóa, đạt tỷ lệ khoảng 76,3% trong đó có 44.836 đạt chuẩn (tỷ lệ 49,5%). 3 Cả nước có 56 Cung, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi cấp tỉnh và 106 Nhà thiếu nhi cấp huyện. 50 thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, viên chức và người lao động. 4 Có gần 600 công trình đủ tiêu chuẩn thi đấu thể thao cấp quốc gia và quốc tế; 371 sân vận động có khán đài; 222 nhà thi đấu có khán đài đủ tiêu chuẩn cấp quốc gia; 69 bể bơi có khán đài đủ tiêu chuẩn thi đấu cấp quốc gia; 11.923 cụm sân thể thao khác, như trường bắn, sân quần vợt, công trình tổ chức thi đấu theo từng môn thể thao. Về các công trình thể dục, thể thao cấp tỉnh, huyện quản lý, như sân tập luyện gồm có: 627 sân điền kinh; 10.1010 nhà tập; 4.110 sân bóng đá, … HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  14. 3 hình thức hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao ngày càng phong phú, đa dạng. Nhìn chung, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các cấp bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, công tác quy hoạch cũng như sự vận hành của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Chưa có cơ chế rõ ràng cho việc hợp tác công tư trong xây dựng, khai thác các thiết chế văn hóa, thể thao. Chính vì vậy, chưa thu hút được các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống thiết chế này. Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu các thiết chế văn hóa, thể thao diễn ra ở nhiều địa phương. Một số thiết chế văn hóa, thể thao hoạt động kém hiệu quả, không thu hút được sự tham gia của người dân. Đây là một sự lãng phí lớn ngân sách nhà nước. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng đang thiếu những thiết chế văn hóa, thể thao hiện đại, có thể trở thành những biểu tượng văn hóa của đất nước, của các địa phương. Ngoài ra, cơ sở vật chất của không ít thiết chế văn hóa, thể thao còn nghèo nàn, lạc hậu. Kinh phí cho hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao rất hạn hẹp. Nhiều thiết chế văn hóa, thể thao gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình từng bước phải tự chủ tài chính. Quỹ đất sử dụng của nhiều thiết chế văn hóa, thể thao chưa đạt quy định. Bộ máy hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao kém hiệu quả. Nhân lực tại nhiều thiết chế văn hóa, thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động tại thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ở nhiều địa phương chưa được coi trọng, thiếu tính chủ động, sáng tạo. Nhiều quy định về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của các thiết chế văn hóa, thể thao không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Thiếu sự liên thông, kết nối, đồng bộ giữa các chính sách. Không ít văn bản quy phạm pháp luật còn nặng về hướng dẫn chung chung, chưa thể chế hóa đầy đủ, chi tiết vì thế khó khăn trong áp dụng triển khai. Một số nội dung liên quan đến các hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao chưa được điều chỉnh bởi văn bản quy pháp pháp luật. Chưa thực sự chú ý tới tính đặc thù của lĩnh vực văn hóa trong ban hành chính sách. Kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo các thiết chế văn hóa, thể thao còn hạn chế. Việc xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ công tác tại hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở còn chậm, thiếu. Để khắc phục những yếu kém nói trên, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh cần: “Tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực văn hóa đi đôi với đổi mới nội dung, phương thức quản lý, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải; kém hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả đầu tư cao trong lĩnh vực văn hóa. Đổi mới, hoàn thiện các thiết chế văn hóa từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm hiệu quả”5. Thưa quý vị đại biểu, thưa các nhà khoa học, các nhà quản lý tham dự Hội thảo! 5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.146-147. HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
  15. 4 Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, có nhiều vấn đề đang đặt ra từ phương diện chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao, trong đó nổi lên mấy vấn đề sau: Thiết chế văn hóa, thể thao ra đời trước hết là để đáp ứng nhu cầu văn hóa, nhu cầu tinh thần và thể chất của mọi tầng lớp nhân dân, tạo nền tảng để đảm bảo nguồn nhân lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như phát triển con người toàn diện. Chính vì vậy, quá trình xây dựng và ban hành chính sách thúc đẩy hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao trước hết phải chú ý tới tính tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả. Một thiết chế văn hóa, thể thao bao gồm nhiều yếu tố: từ cơ sở vật chất, trang thiết bị đến bộ máy, nhân sự, kinh phí hoạt động và cơ chế vận hành. Các chính sách, nguồn lực để phát triển thiết chế văn hóa, thể thao cũng cần tính đúng, tính đủ các yếu tố này. Chỉ quan tâm đến yếu tố này, xem nhẹ yếu tố kia đều có khả năng làm suy giảm tính hiệu quả, gây ra sự lãng phí các nguồn lực. Tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả còn phải được xem xét trong mối quan hệ giữa chính sách, nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao với các chính sách, nguồn lực cho phát triển các lĩnh vực khác và đặt trong tổng thể chính sách phát triển đất nước, chính sách phát triển của các địa phương. Bên cạnh đó, các chính sách, nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao cũng phải hết sức chú trọng đến tính phù hợp, bản sắc và hiện đại. Tính phù hợp, bản sắc và hiện đại này phải được thể hiện ở kiến trúc, chức năng, công năng, thể hiện ở trong các hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao. Cần khắc phục tình trạng đồng phục hóa các thiết chế văn hóa cơ sở. Từ cơ sở vật chất đến việc lựa chọn tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao phải tính đến đặc thù văn hóa của địa phương, đến nhu cầu văn hóa của người dân; đồng thời cũng cần chú trọng đến bối cảnh thời đại, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động của các thiết chế văn hóa. Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao là sự hiện thực hóa quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa phát triển văn hóa với phát triển con người. Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao xét cho đến cùng là vì mục tiêu phát triển con người một cách toàn diện. Do đó, chăm lo phát triển hệ thống thiết chế văn hóa là công việc phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Nhà nước, cũng cần phát huy vai trò của thị trường và xã hội trong phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao để vừa đảm bảo được các hiệu ích xã hội nhưng cũng vừa có thể khai thác được hiệu ích kinh tế của một số thiết chế văn hóa, thể thao. Thưa quý vị đại biểu tham dự Hội thảo! Việc quan tâm xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, một xã hội phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, nơi mọi người dân có quyền được thụ hưởng những thành quả tốt đẹp của sự phát triển. Để thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa, con người, phát huy những thành quả đã có, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khai thông những điểm nghẽn trong chính sách, nguồn lực phát triển HỘI THẢO VĂN HÓA 2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2