intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về Danh nhân lịch sử: LÝ THÁI TÔNG

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

89
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Thái tổ Lý Công Uẩn, lên ngôi vào đúng tuổi thanh niên cường tráng: 28 tuổi (ông sinh nǎm 1000 lên ngôi nǎm l028). Người thời bấy giờ thường hay truyền tụng những sự việc lạ lùng về con người này và về những chuyện lạ xảy ra trong tuổi thiếu thời của ông. Họ nói rằng sau gáy ông có đến 7 cái nốt ruồi tụ lại như chòm sao thất tinh (Sao Bắc Đẩu). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về Danh nhân lịch sử: LÝ THÁI TÔNG

  1. LÝ THÁI TÔNG (LÝ PHẠT MÃ) 1028-1054 Vua Lý Thái Tông tên là Lý Phật Mã và có tên khác là Lý Đức Chính, là con trai trưởng của vua Thái tổ Lý Công Uẩn, lên ngôi vào đúng tuổi thanh niên cường tráng: 28 tuổi (ông sinh nǎm 1000 lên ngôi nǎm l028). Người thời bấy giờ thường hay truyền tụng những sự việc lạ l ùng về con người này và về những chuyện lạ xảy ra trong tuổi thiếu thời của ông. Họ nói rằng sau gáy ông có đến 7 cái nốt ruồi tụ lại nh ư chòm sao thất tinh (Sao Bắc Đẩu). Như thế là ông có tướng lạ. Lúc bé, chơi đùa với bọn trẻ trong cung, ông th ường bắt chúng dàn hàng tả hữu trước sau để làm quân hầu hộ vệ cho mình. Ông cho một vị đạo sĩ cái áo. Đạo sĩ treo cái áo trong quán, nửa đ êm thấy rồng vàng hiện ra. Người ta tin rằng đó là điềm báo hiệu ông rất xứng đáng nối ngôi thiên tử. Nhà vua Lý Công Uẩn cũng rất chú ý đến ng ười con trai của mình và có ý thức gây dựng cho con ngay từ khi mới tr ưởng thành. Ông cho Phật Mã được chính thức có danh hiệu l à Đông Cung Thái t ử, phong làm Khai Thiên vương, lập phủ ở phía ngoài nội cung để phật Mã được làm quen với các quan lại và dân chúng. Lúc ấy, Phật Mã mới có 13 tuổi (1012) . Nǎm 20 tuổi, Phật Mã đã được giao làm nguyên soái, cầm quân vào Nam đánh Chiêm Thành, tiến mãi đến núi Long Tị (nay thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Nǎm 24 tuổi, lại
  2. cầm quân đi đánh Phong Châu. Hai nǎm sau, đi đánh Diễn Châu. Nǎm 1027 lại lên phía Bắc, đánh châu Thát Nguy ên (nay là huyện Tràng Định, Lạng Sơn). Suốt thời gian ở tuổi thanh niên, Lý Phật Mã đã được rèn luyện trên trường chinh chiến và đã bộc lộ tài nǎng thao lược của mình: đánh đâu thắng đó . Ông đã là võ tướng trước khi là Hoàng đế. Nǎm Mậu Thìn ( 1028) vua Lý Thái Tổ mất. Theo đúng di chiếu thì Đông cung Thái tử Lý Phật Mã được lên ngôi. Anh em trai trong gia đình Lý Công Uẩn cũng khá đông, và người nào cũng có tài vũ dũng. Khi còn sống, Lý Thái Tổ không chỉ giao cho Phật Mã đi chỉ đạo các chiến dịch, mà các em của Phật Mã cũng đều được cho đi lập các chiến công. Vì vậy, Vua Thái Tổ vừa mất ch ưa làm lễ tế táng, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chính Vương đã mang quân bản bộ đến vây thành để tranh ngôi của Thái tử. Đông Chính Vương phục ở Long Thành, Dực Thánh Vương và Võ Đức Vương phục cửa Quảng Phúc. Họ quyết chờ khi Phật M ã xuất hiện thì cùng xông ra đánh úp, nếu thắng lợi thì tính đến việc chia quyền cho nhau. Phật Mã biết âm mưu của mấy người em phản loạn ấy. Ông vội v àng tổ chức việc phòng giữ cung cấm, rồi cho gọi các t ướng tá bộ hạ của mình vào bàn cách đối phó. Ông không muốn giữa lúc vua cha từ t rần, anh em một nhà lại quay ra xung đột, tranh giành quyền lực với nhau. Ông nói: Ta lấy làm xấu hổ
  3. là tiên đế mới mất chưa quàn, mà cốt nhục đã giết nhau, há chẳng để cho, muôn đời chê cười sao? Thực hiện ý định của mình, ông cho người ra khuyên các em nên hạ khí giới, cùng vào chịu tang cha, thực hiện di chiếu, không nên gây bạo loạn. Nhưng ba vị vương tử kia nhất định không nghe. Họ vẫn tiếp tục bao vây cung điện, xua quân tràn vào gấp gáp và mãnh liệt. Lý Phật Mã vừa lo vì nhiệm vụ, vừa buồn vì tình anh em, không biết giải quyết thế nào. Những tướng tá tâm phúc của ông đều ào lên, nhất định đòi ông phải đích thân ra tay trừng trị bọn phản nghịch. Có người nói: - Không nghĩ nghĩa cha con, không nghĩ t ình cốt nhục, chỉ chǎm chǎm việc cướp ngôi, những người như thế đã trở thành giặc rồi, sao có thể xem là anh em được nữa? Lý Phật Mã vẫn kiên trì: - Ta muốn thuyết phục các v ương cho họ tự ý rút quân thì họ sẽ không gây ra tội ác, chứ kéo quân ra giao chiến với nhau thì còn mặt mũi nào! Thấy Lý Phật Mã cứ dùng dằng mà quân tướng của ba hoàng tử kia thì đánh vào cung gấp lắm, các t ướng Lê Nhân Nghĩa, Quách Thịnh, Dương Bình.v.v... cùng đứng lên, kiên quyết giục phải ra quân. Tr ước tình thế này Lý Phật Mã không biết làm thế nào. Ông lắc đầu nói : - Ta chỉ đành vào làm lễ thành phục
  4. trước linh cữu của tiên đế thôi, mọi việc l àm thế nào do các tướng định liệu lấy. Ông vừa dứt lời một võ tướng đã rút gươm chạy như bay ra ngoài cung, xông thẳng vào chỗ Võ Đức Vương đang đứng. Viên tướng ấy thét lên: Các hoàng tử muốn tranh giành ngôi báu, không nghĩ đến Hoàng đế vừa lâm chung, không vâng lời di chiếu, rõ ràng đã là quân phản nghịch. Tôi xin dâng các ngài thanh ki ếm này. Lưỡi kiếm vung lên, đầu Võ Đức Vương đã rơi xuống. Bọn tướng sĩ của phe phản nghịch bỏ chạy tán lo ạn. Mấy đội phục binh khác cũng hoảng hốt, vội vàng tháo lui, bị giết vô số . Hai hoàng tử kia là Đông Chính Vương và Dực Thánh Vương đều trốn được. Viên tướng ấy chính là Lê Phụng Hiểu, người Bǎng Sơn (thôn Bưng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Lý Phật Mã rất cảm ơn các tướng. Ông lên ngôi đã thưởng cho tất cả mọi ng ười. Riêng Lê Phụng Hiểu được một đặc ân. Về quê nhà mình, Lê Phụng Hiểu đứng trên núi Bǎng Sơn quǎng con dao ra. Dao rơi xuống đâu, thì ông được lấy đất ở đó l àm nơi lập nghiệp của mình. Dao ném xa đến hơn mười dặm, ruộng thưởng cho Lê Phụng Hiểu kéo dài đến thôn Đa Mi, lệ thưởng này gọi là lệ thác đao điền, bắt đầu từ sự việc này.
  5. Phật Mã chính thức lên ngôi, lấy niên hiệu là Thiên Thành khi ông vừa tròn 28 tuổi. Thấy tình hình mưu phản vừa qua của bọn em út mình, Lý Phật Mã nghĩ ngay đến việc phải có một hình thức thích hợp, một hiệu pháp tâm linh để ràng buộc mọi người, cố kết nhân âm. Và đây là việc làm đầu tiên của ông khi vừa lên ngôi báu. Ông cho dựng miếu thờ thần Đồng Cỏ (vị thần trống đồng ở núi Đan-nê Thanh Hóa). Miếu đặt ở bên hữu thành Đại La, sau chùa Thánh Thọ (Yên Thái-Hà Nội). Vua cho đắp đàn ở trong miếu, cắm cờ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị đọc lời thề rằng: "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu, bất trung xin thần l àm tội". Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị c ùng uống máu ǎn thề, từ đó thành lệ, hàng nǎm vào dịp đầu xuân, vua quan các triều đại đều phải dự lễ thề này. Đã trở thành vua, sử gọi ông là Lý Thái Tông, song ông vẫn tiếp tục phát huy sở trường chiến đấu của mình. Suốt 27 nǎm ở ngôi - khi mất chưa vào lớp người sáu chục tuổi, ông sẵn sàng thân chinh ra nhiều mặt trận. Nǎm 33 tuổi, ông đi đánh Châu Định Nguyên, nǎm 35 tuổi đánh Châu ái, nǎm 39 tuổi đánh Nông Tồn Phúc, nǎm 42 tuổi đánh Nùng Trí Cao, nǎm 44 tuổi vào tận phía Nam đánh Chiêm Thành. Mỗi lần đánh trận, l à mỗi lần ông ghi thêm những chiến công chói lọi. Trong cu ộc sống ông luôn luôn tỏ ra l à một con người trẻ trung với phong cách và đức tính của một thanh niên. Người ta thường nghĩ rằng tuổi trẻ là tuổi thường độ lượng hào phóng. Nếu điều đó đúng, thì quả là
  6. hợp với Lý Thái Tông. Sử sách ngày xưa cho rằng vào thời kỳ đạo Phật đang được thịnh hành ở nước ta nên nhiều ông vua đã thiên về nhân đạo, về l òng từ bi mà có những việc làm nhân nghĩa khiến cho người đời sau phải khâm phục. Lý Thái Tông thực sự là một ông vua có một tấm lòng bao dung, nhân hậu đối với anh em, bạn bè và cả đối phương nữa. Vừa có tấm lòng bao dung, ông luôn chú ý đến luật pháp để giữ vững kỷ c ương nề nếp. Đặc biệt, vào thế kỷ XI, Lý Thái Tông đã chú ý đến luật pháp và cho hình thành vǎn bản hẳn hoi: Sử ghi rõ việc ban Hình luật: "Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật vǎn, cốt l àm cho khắc nghiệt, thậm chí có ng ười bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót sai trung thư san định luật lệnh, châm ch ước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biến thành điều khoản, l àm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên m ới đổi niên hiệu là Minh Đạo, và đúc tiền Minh Đạo". Ông biết tìm kiếm những người phò tá trung thành, do đó mới thu hoạch được nhiều thắng lợi. Cũng trong biện pháp d ùng người, có thể nói Lý Thái Tông thực sự là sáng suốt. Những viên quan được ông sử dụng, không ai lơ là trách nhiệm của mình, và đều giúp cho ông thành công trong mọi chủ trương. Sử còn chép một sự
  7. kiện chứng tỏ ông nhận xét ng ười rất tài tình sáng suốt. Một viên tướng trong kinh có âm mưu làm phản. Ông quan sát người này và ngầm nói với các phi tần rằng người ấy thể nào cũng làm phản. Quả nhiên, sau chiến dịch ở ái Châu, viên quan có tên là Nguyễn Khánh ấy đã cùng với đồng đảng lộ rõ hình tích, đều bị ông bắt giam trị tội, các phi tần đều ca ngợi Lý Thái Tông: "Thánh nhân thấy được chỗ chưa hiện hình, biết trước việc chưa xảy ra, nay chính nhà vua cũng như bậc thánh ấy". Tuổi thanh niên là tuổi yêu vǎn nghệ, giàu sáng tạo . Ông vua trẻ Lý Thái Tông cũng không kém mọi người về phương diện này. Sử có chép là khi đánh Chiêm Thành thắng trận, nhà vua rút quân về có đem theo các cung nữ n ước này thành thạo hát múa khúc điệu Tây Thi ên. Chưa rõ những điệu ca vũ này như thế nào, nhưng Tây Thiên là danh t ừ riêng chỉ ấn Độ. Đến nước người, biết học tập nghệ thuật của người - dù nước ấy là nước chiến bại, - đó là một thái độ, một quan niệm đúng. Sau này, ảnh hưởng nhạc Chiêm Thành vào Việt Nam sẽ được đậm hơn, và giờ đây ta c òn phải ra công tìm hiểu, nhưng công lao trước nhất là phải kể từ Lý Thái Tông với những b ước đi ban đầu. " Công lao đối với nghệ thuật Việt Nam của Lý Thái Tông, không chỉ dừng ở đó. Giờ đây, chúng ta thường nhắc đến Chùa Một Cột, xem đó là một niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam, là một biểu tượng của những nét diệu kỳ đất Việt. Không nên quên rằng, Chùa Một Cột được xây dựng là do sáng kiến của Lý Thái Tông. Nhà vua
  8. kể rằng, -trong một giấc chiêm bao, ông thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa. Sau đó vua đã cho dựng cột đá, làm tòa sen đặt lên như đã thấy trong mộng. Cột đá t òa sen ấy đã trở thành ngôi chùa, lúc đó (nǎm 1049) được lấy tên là chùa Diên Hựu. Cứ cho giấc mộng ấy là có thật đi nữa, song từ đó mà hình dung ra cách thức của một ngôi chùa với hình dáng độc đáo ấy, thì quả là sáng tạo (Gần 100 nǎm sau, lần tr ùng tu nǎm 1105, ta m ới đào hồ Liên Hoa đài ở chung quanh cột) . Nhưng công đầu thuộc về vua Lý Thái Tông: Sử sách còn cho biết thêm rằng, ông vua trẻ Lý Thái Tông, d ù ở ngôi cao, vẫn luôn luôn gắn bó với sản xuất, với lao động. Vào nǎm ông 38 tuổi, tháng 2, ông ngự ở cửa Bồ Hải cày ruộng tịch điền. Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày xuống ruộng. Các qua n ta hữu có người can rằng: "Đó l à công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế?" Vua nói: "Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo?". Nói xong đẩy c ày ba lần rồi thôi. Vào nǎm 1040, ông dạy cho cung nữ dệt được gấm vóc. "Tháng ấy, (tức là tháng hai cùng nǎm) xuống chiếu phát hết gấm vóc của n ước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở l ên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc". Phát hết như vậy, để trong kho không còn vải vóc ngoại quốc nữa, từ nay chuyên dùng vải của nước mình, không dùng gấm vóc của nước Tống nữa. Cả hai việc trên đây, sử gia Ngô Sĩ Liên đã đánh giá rất cao. Ông cho rằng nhà
  9. vua đã nêu gương cho thiên hạ, có đức tính kiệm ước, dẫn đến dân đông, của giàu: "Trong cái tốt lại còn cái tốt nữa". Vua Lý Thái Tông trị vì được 27 nǎm, đến nǎm Giáp Ngọ (1054) thì mất thọ 55 tuổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0